Điều kiện được làm kế toán ngân hàng?



 Tôi đang là sinh viên năm 4 khoa kế toán - tài chính. Tôi đang lo không biết khi ra trường có thể xin vào làm kế toán ngân hàng không vì hiện tại đang học chủ yếu là kế toán doanh nghiệp và tôi chỉ học một môn kế toán ngân hàng.

TTO - * Tôi đang là sinh viên năm 4 khoa kế toán - tài chính. Tôi đang lo không biết khi ra trường có thể xin vào làm kế toán ngân hàng không vì hiện tại đang học chủ yếu là kế toán doanh nghiệp và tôi chỉ học một môn kế toán ngân hàng.

Tôi nghe nói trong ngành kế toán ngân hàng có phân ra hai loại là kế toán giao dịch (giao dịch viên) và kế toán tổng hợp. Nếu muốn làm kế toán tổng hợp thì tôi phải học thêm những môn nào?

Tôi có nên học khóa nghiệp vụ kế toán hiện đại tại Trường ĐH Ngân hàng nữa không? Và mức lương của một sinh viên mới ra trường như tôi là bao nhiêu ở vị trí kế toán tổng hợp?

(mynameis…@...)

- Tư vấn của bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - trưởng nhóm tư vấn nghề nghiệp Kiemviec.com:

Chào bạn. Trong hệ thống ngân hàng thường có các chức danh sau liên quan đến kế toán như: giao dịch viên, kế toán viên, kế toán thanh toán, kế toán tổng hợp, kiểm soát viên, nhân viên lưu trữ chứng từ…
dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại long biên
Nếu ứng tuyển vào các vị trí này (tùy từng vị trí) sẽ có yêu cầu tiêu chuẩn về năng lực (kiến thức, kỹ năng) cụ thể cho mỗi vị trí từ nhà tuyển dụng.

Thường sinh viên mới ra trường sẽ yếu về kỹ năng và chưa có kinh nghiệm nên việc ứng tuyển vào vị trí kế toán tổng hợp rất khó (đòi hỏi phải có kinh nghiệm, nắm bắt được nghiệp vụ và những quy định về kế toán của Nhà nước và của doanh nghiệp/ngân hàng dự tuyển).

Còn về mức lương, tùy vào từng vị trí tuyển dụng, tùy vào từng ngân hàng và thời điểm sẽ có các mức lương khác nhau. Bên cạnh đó, năng lực và kỹ năng/nghiệp vụ của ứng viên cũng là yếu tố quyết định mức lương.
Trung tâm dạy kế toán tổng hợp Tại đà nẵng
Hiện nay, mặt bằng lương chung cho sinh viên mới ra trường từ 3,5-4,5 triệu đồng/tháng. Bạn nên tìm hiểu càng nhiều thông tin về doanh nghiệp/ngân hàng mà bạn dự tuyển liên quan những chính sách phúc lợi, chính sách đào tạo hoặc chế độ dành cho nhân viên. Vì bên cạnh mức lương, môi trường làm việc cũng là yếu tố quan trọng không kém giúp bạn phát triển và thăng tiến trong nghề nghiệp.

Chúc bạn thành công với công việc mong đợi!

- Tư vấn của ông Mai Đức Công - chuyên viên tuyển dụng Ngân hàng TMCP Đại Á:

Muốn dự tuyển vào các vị trí nhân viên kế toán ngân hàng, yêu cầu trước tiên là ứng viên đó phải có kiến thức chung về nghiệp vụ kế toán tốt. Ngoài ra ứng viên phải tự tìm hiểu thêm các kiến thức về lĩnh vực kế toán ngân hàng hoặc có thể đi học thêm các khóa ngắn hạn về kế toán ngân hàng do Đại học Ngân hàng hoặc Đại học Kinh tế tổ chức.

Bên cạnh đó, ứng viên phải tìm hiểu thêm về các quy định của pháp luật liên quan tài chính kế toán ngân hàng (Luật ngân hàng, Luật các tổ chức tín dụng, Luật doanh nghiệp…), tìm hiểu các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng; học tập, rèn luyện các kỹ năng về tiếng Anh, vi tính, kỹ năng mềm…
 Như vậy không hẳn cứ ra trường là bạn phải dự tuyển vào kế toán tổng hợp, có thể đi đường vòng (dự tuyển vào kế toán viên, giao dịch viên…) để được tiếp cận môi trường ngân hàng, tích lũy kinh nghiệm, trau dồi, bổ sung kiến thức. Sau đó nếu năng lực tốt, bạn sẽ chủ động đề xuất hoặc trưởng bộ phận sẽ có đề xuất với bạn.

Tuy nhiên, một điều kiện bắt buộc khi dự tuyển vào ngân hàng là phải có ngoại hình, đặc biệt chú trọng đến ngoại hình đối với các vị trí có liên quan, tiếp xúc với khách hàng thường xuyên.

Dịch vụ làm báo cáo tài chính tại quận 2
[Read More...]


Hướng dẫn xử lý hóa đơn mua của doanh nghiệp bỏ trốn



Hướng dẫn xử lý hóa đơn mua của doanh nghiệp bỏ trốn – Hiện nay nhiều DN mua hàng nhận hóa đơn của những DN đã ngừng KD hoặc bỏ trốn để lại nhiều phiền toái và hậu quả. Nếu phát hiện hóa đơn phát sinh sau khi DN bán hàng bỏ trốn thì DN có được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và được đưa vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN hay không? Cách xử lý hóa đơn mua của DN bỏ trốn như thế nào? Và khi phát hiện ra thì có chịu trách nhiệm trước pháp luật hay không?  Bài viết dưới đây hướng dẫn cách xử lý hóa đơn mua của doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng kinh doanh.


A. Kiểm tra DN bỏ trốn, ngừng hoạt động trước khi xử lý hóa đơn mua của công ty bỏ trốn:
Để phát hiện nhà cung cấp của mình có thuộc diện đã bỏ trốn, ngừng hoạt động hay không, DN có thể thực hiện các cách sau:

– DN tự xác minh các thông tin của công ty có nghi ngờ bỏ trốn, giải thể,…bằng cách đến trực tiếp địa điểm kinh doanh hoặc xin xác minh của họ.

– Cập nhật thông báo của cơ quan thuế về danh sách các DN bỏ trốn, ngừng hoạt động. DN tự tra cứu để biết rõ danh sách hoặc gõ mã số thuế của công ty đang có nghi ngờ là bỏ trốn.

Nhưng, các cách trên đều chỉ có tính tương đối. Vì, cơ quan thuế chỉ có thông báo danh sách khi DN đã thực sự bỏ trốn, giải thể, phá sản sau một thời gian. Còn nếu tự xác minh thì mất khá nhiều thời gian do nguyên nhân về khoảng cách địa lý.

Vì vậy, DN chỉ nên mua hàng của những công ty quen biết hoặc cần tìm hiểu rõ thông tin về nhà cung cấp trước khi mua hàng để tránh rủi ro gặp phải hóa đơn mua của công ty bỏ trốn, ngừng hoạt động.

B. Xử lý hóa đơn mua của DN ngừng kinh doanh hoặc bỏ trốn
1. Nếu hóa đơn phát sinh trước ngày DN bỏ trốn theo thông báo của cơ quan thuế và cơ quan thuế hoặc các cơ quan chức năng khác chưa đủ căn cứ để kết luận đó là hóa đơn bất hợp pháp thì cơ quan thuế phải thực hiện kiểm tra xác định đúng có hàng hóa, dịch vụ mua vào và yêu cầu cơ sở kinh doanh chứng minh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về:
Học kế toán tổng hợp Tại thủ đức
+ Việc mua bán là có thật, có hợp đồng mua bán, văn bản chứng từ thanh lý hợp đồng (nếu có)

+ Phiếu xuất kho

+ Phiếu nhập kho

+ Chứng từ thanh toán tiền; hàng hóa, dịch vụ mua vào của cơ sở bỏ trốn được sử dụng để phục vụ hoạt động kinh doanh đã bán ra

+ Và đã kê khai thuế, có hạch toán kế toán đầy đủ, đúng quy định

=>Nếu chứng minh được những điều trên Thì DN được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn mua hàng đó và tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Bạn đang xem: Hướng dẫn xử lý hóa đơn mua của doanh nghiệp bỏ trốn

2. Hóa đơn phát sinh sau ngày DN bỏ trốn
Trong trường hợp hóa đơn phát sinh sau ngày DN bỏ trốn thì DN không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

3. Khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với DN trung gian ngừng kinh doanh, bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh có dấu hiệu mua bán hóa đơn bất hợp pháp nhưng chưa có kết luận chính thức của cơ quan thuế hoặc các cơ quan chức năng thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 13706/BTC-TCT và Công văn số 1752/BTC-CTCcụ thể đối với một số trường hợp thực hiện như sau:
3.1. Nếu DN chưa thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT
Khi DN chưa thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT thì Cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho DN biết để tạm dừng kê khai khấu trừ thuế GTGT đối với các hóa đơn có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chờ kết quả chính thức cơ quan có thẩm quyền.

dịch vụ kế toán trọn gói giá rẻ tại quận 3
3.2. Nếu DN đã kê khai khấu trừ thuế GTGT
a. Trường hợp khi DN đã kê khai khấu trừ thuế GTGT rồi thì cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để kê khai điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã khấu trừ tại chỉ tiêu 37 Mẫu số 01/GTGT.

b. Trường hợp DN khẳng định việc mua bán hàng hóa và hóa đơn GTGT đầu vào sử dụng kê khai khấu trừ là đúng quy định thì:

– DN phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật.

– Cơ quan thuế kiểm tra những nội dung sau:

+ Kiểm tra, xác minh về hàng hóa: Hợp đồng mua bán hàng hóa (nếu có); hình thức giao nhận hàng hóa; địa điểm giao nhận hàng hóa; phương tiện vận chuyển hàng hóa; chi phí vận chuyển hàng hóa; chủ sở hữu hàng hóa và nguồn gốc hàng hóa (trước thời điểm giao nhận hàng hóa).

+  Kiểm tra xác minh về thanh toán: Ngân hàng giao dịch; đối tượng nộp tiền vào tài khoản để giao dịch; số lần thực hiện giao dịch; hình thức thanh toán; chứng từ thanh toán.

+  Kiểm tra xác minh về xuất khẩu hàng hóa: Tờ khai hải quan có xác nhận thực xuất của Cơ quan hải quan; chứng từ thanh toán qua ngân hàng; Vận đơn (nếu có).

– Nếu xác minh được việc mua bán hàng hóa là có thực và đúng với quy định của pháp luật thì DN được khấu trừ, hoàn thuế GTGT; đồng thời doanh nghiệp phải cam kết nếu trong các hồ sơ, tài liệu DN xuất trình cho cơ quan Thuế sau này phát hiện có sai phạm, DN phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại thái bình
3.3. Nếu việc tạm dừng khấu trừ thuế dẫn đến tăng số thuế GTGT phải nộp
Cơ quan thuế có trách nhiệm tổng hợp, theo dõi các trường hợp này, chưa yêu cầu nộp và chưa tính phạt nộp chậm, chờ kết luận chính thức của Cơ quan có thẩm quyền.
[Read More...]


Những kỹ năng cần có của kế toán quản trị



  Theo Hiệp hội Kế toán Quản trị Công chứng Anh Quốc (CIMA), ngoài kĩ năng chuyên môn, kế toán quản trị còn cần kĩ năng kinh doanh, quản lý con người và kĩ năng lãnh đạo để trở thành cộng sự tài chính (finance business partnering) đắc lực của DN.


Kỹ năng chuyên môn (kỹ năng cứng - core accounting skills)

Là những kỹ năng cơ bản mà các chuyên viên kế toán quản trị, tài chính cần có cho đặc thù công việc và ngành của mình như: Phân tích báo cáo tài chính, kế toán và quản trị chi phí, lập kế hoạch - kiểm soát, lập và phân tích báo cáo báo cáo quản trị, tài chính doanh nghiệp và quản trị nguồn ngân sách, quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ, thuế và hệ thống thông tin kế toán…
Trung tâm dạy kế toán thực tế Tại vĩnh phúc
Kỹ năng Kinh doanh (business skills)

Nhà quản trị tài chính chuyên nghiệp ngày nay cần thêm kỹ năng kinh doanh để giúp họ có thêm sự nhạy bén dễ dàng thích ứng nhanh với sự thay đổi của trị tường.

Các kỹ năng kinh doanh bao gồm lập kế hoạch chiến lược và kiểm soát việc thực hiện chiến lược, phân tích và đánh giá môi trường vĩ mô và các tác động của chúng lên tổ chức, quản trị hệ thống và hoạt động, quản lý các mối quan hệ và quản lý dự án và am hiểu về môi trường luật pháp và tác động lên doanh nghiệp

Kỹ năng con người (People skills)

Chưa từng được biết đến và nhìn nhận đánh giá ở những năm trước đây, kỹ năng con người giờ đây được xem như một trong những kỹ năng hết sức quan trọng và cần thiết giúp người làm kế toán quản trị, tài chính phát huy hết năng lực và hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp.Kỹ năng con người bao gồm năng lực mở rộng vòng tròn ảnh hưởng của mình lên người khác và tổ chức (ability to influence), kỹ năng đàm phán và thương lượng, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, giao tiếp, thuyết trình, xây dựng các mối quan hệ và làm việc theo nhóm…

Giao tiếp /diễn đạt/ thuyết trình trong tổ chức được xem như một năng lực cơ bản của kế toán quản trị chuyên nghiệp ngày nay. Để được mọi người tin tưởng và đặt niềm tin, chuyên gia tư vấn cho các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực tài chính, kế toán chắc chắn sẽ phải có khả năng diễn đạt tốt.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải phòng Ngoài việc xử lý các số liệu, họ cũng là người thuyết trình trước các nhà lãnh đạo, trước những nhân viên nơi mình làm việc về “sức khoẻ”- tình hình tài chính của đơn vị, là người sẽ đưa ra những tư vấn cho các nhà quản trị. Để lời nói của mình là những “lời nói vàng” thì khả năng diễn đạt và giao tiếp là không thể thiếu.

Nếu kỹ năng chuyên môn có thể được đào tạo theo các lớp học bài bản, thì kỹ năng con người đòi hỏi sự rèn luyện, đúc rút từ kinh nghiệm làm việc và thể hiển chỉ số thông minh cảm xúc (EQ) của mỗi cá nhân. Kỹ năng con người đã được vào khung năng lực (competence framework) của CIMA/CGMA dành cho kế toán quản trị như một trong 4 kỹ năng có mức độ quan trọng tương đương nhau.

Kỹ năng lãnh đạo (leadership skills)

Kỹ năng lãnh đạo không chỉ dành cho CFO, CEO hay nhà sáng lập. Mỗi cá nhân có thể thể hiện năng lực lãnh đạo và thực hiện vai trò lãnh đạo của mình trong nhóm làm việc và tổ chức. Đó là các kỹ năng hướng dẫn và cố vấn đồng nghiệp (coaching and mentoring), dẫn dắt làm tăng hiệu quả hoạt động dần tới mục tiêu (driving performance), quản trị sự thay đổi và năng lực động viên và truyền cảm hứng…

dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại quận tân bình Trên tất cả các kỹ năng trên, doanh nghiệp đánh giá cao vai trò của việc tuân thủ các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp, tính liêm chính và chuyên nghiệp của các cá nhân bởi đây là đặc điểm nghề hết sức đặc trưng, là nền tảng căn bản để đảm bảo sự phát triển ổn định bền vững của doanh nghiệp và sự nghiệp của mỗi cá nhân.

Theo Vietnamnet
[Read More...]


Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất năm 2018



Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại điều 11 của Thông tư 78/2014/TT-BTC theo đó:
Kể từ ngày 01/01/2016, trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% chuyển sang áp dụng thuế suất 20%.

(Theo khoản 1 điều 11 của Thông tư 78)

Vậy là bắt đầu từ năm 2016, Các doanh nghiệp thông thường áp dụng mức thuế suất thuế TNDN là 20% (Không phân biệt doanh thu trên hay dưới 20 tỷ)

Học kế toán thực tế Tại cầu giấy Trước năm 2016, Kể từ ngày 01/01/2014 đến hết năm 2015, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% hoăc 22% tùy theo doanh thu năm trước liền kề của từng doanh nghiệp:

1. Cách xác định mức Thuế suất thuế TNDN như sau:

Tổng doanh thu năm trước liền kề

Mức thuế suất thuế TNDN

Từ 20 tỷ trở xuống 20%

Trên 20 tỷ 22%
2. Cách xác định tổng doanh thu năm trước liền kề:

Căn cứ để xác định: Tổng doanh thu năm trước liền kề là:
+ Tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ - chỉ tiêu mã số [01]
+ và Doanh thu hoạt động tài chính - chỉ tiêu mã số [08]
trên Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ tính thuế năm trước liền kề theo
Mẫu số 03-1A/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại gia lâm Ví dụ: Công ty Hà Nội có doanh thu bán hàng hóa cung cấp dịch vụ mã [01] và doanh thu hoạt động tài chính mã [08] trên Phụ lục 03-1A/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN năm tài chính 2013 không quá 20 tỷ đồng thì  thuế suất thuế TNDN năm 2014 là 20%.
(Nếu tổng doanh thu năm 2014 xác định theo hướng dẫn nêu trên mà trên 20 tỷ đồng thì năm 2015 Công ty Hà Nội áp dụng thuế suất thuế TNDN 22%.)
Chú ý: Đối với doanh nghiệp có năm trước liền kề không đủ 12 tháng, tổng doanh thu năm làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% quy định tại khoản này là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề được xác định căn cứ vào chỉ tiêu mã số [01] và chỉ tiêu mã số [08] trên Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ tính thuế năm trước liền kề theo Mẫu số 03-1A/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN chia cho số tháng thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm, nếu doanh thu bình quân của các tháng trong năm không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì năm sau doanh nghiệp được áp dụng thuế suất thuế TNDN 20%.
Ví dụ: Công ty Hà Nội áp dụng kỳ tính thuế theo năm dương lịch, năm dương lịch 2014 xin tạm nghỉ kinh doanh 3 tháng, bắt đầu kinh doanh từ ngày 01/4/2014 đến hết ngày 31/12/2014, có doanh thu bán hàng hóa cung cấp dịch vụ mã số [01] và doanh thu hoạt động tài chính mã [08] trên phụ lục 03-1A/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN năm 2014 là 18 tỷ đồng, doanh thu bình quân tháng năm 2014 là 18 tỷ đồng chia (:) 9 tháng bằng (=) 2 tỷ đồng thì năm 2015 Công ty Hà Nội không được áp dụng thuế suất thuế TNDN 20%, phải áp dụng thuế suất thuế TNDN 22%, nếu doanh thu bình quân tháng năm 2014 không quá 1,67 tỷ đồng thì năm 2015 Công ty Hà Nội áp dụng thuế suất thuế TNDN 20%.
Kể từ ngày 01/01/2016, trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% chuyển sang áp dụng thuế suất 20%. ( Theo khoản 1 điều 11 TT 78)

Mức thuế suất thuế TNDN 2018

3. Doanh nghiệp mới thành lập thực hiện kê khai tạm tính quý theo thuế suất 20%:

(trừ trường hợp thuộc diện được hưởng ưu đãi về thuế)
Đến khi kết thúc năm tài chính (hết ngày 31/12 - đối với các doanh nghiệp áp dụng năm tài chính theo năm dương lịch) nếu doanh thu bình quân của các tháng trong năm không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì doanh nghiệp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính theo thuế suất 20%. Doanh thu được xác định căn cứ vào chỉ tiêu tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp chỉ tiêu mã số [01] và chỉ tiêu mã số [08] trên Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo Mẫu số 03-1A/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN. Doanh thu bình quân của các tháng trong năm đầu tiên không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì năm tiếp theo doanh nghiệp được áp dụng thuế suất thuế TNDN 20%.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại hai bà trưng 4. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam từ 32% đến 50%. Căn cứ vào vị trí khai thác, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ doanh nghiệp có dự án đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí gửi hồ sơ dự án đầu tư đến Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể cho từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm (bao gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí) áp dụng thuế suất 50%; Trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 40%.
[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page