Điều kiện và mức hưởng chế độ thai sản dành cho nam



Câu hỏi:
Tôi có đi làm tại công ty từ 9/2015 có tham gia bảo hiểm. Nay vợ tôi sinh cháu nhưng không đóng bảo hiểm xã hội. Như vậy tôi có được hưởng chế độ thai sản dành cho nam hay không ?

Tôi cần phải nộp những giấy tờ gì để được hưởng chế độ đó? Và mức hưởng như thế nào?

 



Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý: 

Luật bảo hiểm xã hội 2014 
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại vĩnh phúc

- Quyết định 636/QĐ- BHXH

2. Luật sư tư vấn:
Điều kiện hưởng :

Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
…..
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.”

Về thời gian hưởng chế độ thai sản đối với chồng bạn theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014 là:

“2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con”.

Vậy, tùy từng trường hợp khác nhau mà chồng bạn được hưởng chế độ nghỉ khác nhau theo quy định và thời gian nghỉ này sẽ tính cả ngày lễ, ngày tết và ngày nghỉ hàng tuần.

Về mức hưởng chế độ thai sản

- Mức hưởng: Theo khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014: 1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

Như vậy, mức hưởng được tính theo công thức sau :

Mức hưởng = Bình quân Lương đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc /24 x số ngày được nghỉ.

Ngoài ra, chồng bạn còn được hưởng chế độ trợ cấp một lần khi có vợ sinh con hoặc nhận con nuôi theo quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 nếu đáp ứng đủ điều kiện sau đây: 

“Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận 8
[…] Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”

Trợ cấp 1 lần = 2 x 1.300.000 = 2.600.000. Theo Điều 9 Quyết định 636/QĐ- BHXH ngày 22/4/2016. Từ ngày 1/7/2018 Mức lương cơ sở sẽ là 1.390.000đ/ tháng.

Thủ tục, hồ sơ hưởng chế độ thai sản, cần chuẩn bị các giấy tờ sau: 

- Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con;

- Giấy xác nhận của cơ sở y tế trong trường hợp sinh con dưới 32 tuần tuổi hoặc sinh con phải phẫu thuật.

- Đối với doanh nghiệp nơi người lao động đang làm việc cần chuẩn bị: Mẫu C70a-HD theo Quyết định 636.

- Thời hạn nộp hồ sơ: Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc, phải nộp hồ sơ cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của NLĐ) phải nộp cho Cơ quan BH. Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của nam được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Hướng dẫn kê khai mẫu C70a-HD

- Lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con:

=> Hướng dẫn chi tiết kê khai C70a-HD:

01.JPG
02.JPG

Cột A, B: Ghi số TT, Họ tên đầy đủ người hưởng mới phát sinh.

Cột 1: Ghi số sổ BHXH hoặc số định danh người hưởng.

Cột 2: Tình trạng: ghi ngày nghỉ hàng tuần nếu khác Thứ 7 & Chủ nhật; và ghi thêm số con được sinh/số CMTND hoặc số hộ chiếu hoặc số thẻ căn cước của người mẹ/phương thức sinh con hoặc số tuần tuổi của con (nếu con dưới 32 tuần tuổi);

VD: LĐ làm việc tại siêu thị, ngày nghỉ hàng tuần là thứ 2; vợ sinh 3 con phải phẫu thuật; số CMT của vợ là 123456789

Thì ghi: Thứ 2/3/CMT123456789/PT

Cột 3: Thời điểm: Để trống theo hướng dẫn Quyết định 636/QĐ-BHXH

Cột 4: Từ ngày: Ngày đầu tiên nghỉ hưởng chế độ

Cột 5: Đến ngày: Ngày cuối cùng nghỉ hưởng chế độ

Cột 6: Tổng số: Tổng số ngày nghỉ hưởng chế độ tính theo ngày làm việc, không tính nghỉ cuối tuần, lễ, tết

Cột 7: Hình thức nhận trợ cấp:

+ Để trống: cơ quan BHXH chuyển khoản cho đơn vị, NLĐ nhận tiền mặt trực tiếp từ đơn vị

+ CK + Thông tin tài khoản của NLĐ nam: cơ quan BHXH chuyển khoản trực tiếp cho cá nhân NLĐ nam khi được duyệt chế độ

+ DVBH: Lao động nam nhận tiền qua tổ chức dịch vụ bảo hiểm

Theo luatminhkhue

dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại quận gò vấp


Responses

0 Respones to "Điều kiện và mức hưởng chế độ thai sản dành cho nam"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page