Doanh nghiệp đặc thù còn vướng trong thực hiện Luật Quản lý thuế sửa đổi



Theo phản ánh của một số DN hoạt động trong một số ngành nghề đặc thù, việc thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế (Luật Quản lí thuế sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7 vẫn còn có những vướng mắc…

Vướng thời điểm nộp thuế

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại minh khai hai bà trưng Để Luật Quản lý thuế sửa đổi có thể triển khai ngay khi bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-7-2013, trong khi chờ các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật được ban hành, ngày 28-6, Bộ Tài chính đã có công văn số 8356/BTC-TCHQ hướng dẫn việc xác định trước mã số, trị giá và thời hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế sửa đổi. Theo phản ánh của DN, công văn 8356 đã giải quyết cơ bản những vướng mắc dự kiến phát sinh khi Luật có hiệu lực.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực hoạt động của một số ngành nghề đặc thù, theo các DN phản ánh thì vẫn còn có những vướng mắc.

Bà Đặng Phương Dung, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, để giải quyết vấn đề ân hạn thuế thì không phải DN nào cũng có cơ sở sản xuất trong nước để được hạn nộp thuế 275 ngày. Tuy nhiên, công văn số 8356/BTC-TCHQ đã quy định “trường hợp công ty mẹ NK, cung ứng cho công ty thành viên hoặc công ty thành viên NK cung ứng cho công ty thành viên khác thì các đơn vị trực thuộc công ty mẹ, công ty thành viên và công ty thành viên khác có cơ sở sản xuất hàng XK và đáp ứng các điều kiện theo công văn”. Theo bà Dung, quy định như vậy là đã giải quyết được vướng mắc mà DN đã nêu.

Trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, theo ông Nguyễn Khánh Hưng- Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), việc quy định về thời hạn nộp thuế tại Điều 42 Luật Quản lý thuế sửa đổi không khả thi đối với DN xăng dầu, vì chưa đủ ngày tính giá nên bắt buộc DN sẽ phải kê khai và nộp bổ sung hoặc xin hoàn thuế sau khi có giá chính thức. Điều này gây nhiều khó khăn cho DN vì luôn trong tình trạng phải nộp tiền chậm nộp thuế hoặc phải xin hoàn thuế do không thể xác định được trị giá lô hàng tại thời điểm mở tờ khai hải quan như quy định tại Điều 106 của Luật.

Hơn nữa, đối với dầu thô vào thời điểm mở tờ khai hải quan, DN mới được đăng ký số tờ khai hải quan. Sau khi cơ quan Hải quan xác nhận hàng hóa được thông quan, số tờ khai hải quan nêu trên mới chính thức có hiệu lực (thời điểm thông quan hàng hóa chính là thời điểm lập tờ khai hải quan). Do vậy, trong trường hợp nếu nộp thuế bằng ngoại tệ, tại thời điểm nộp thuế DN chưa thể có số tờ khai hải quan và tờ khai hải quan sao y để trình ngân hàng cho phép sử dụng ngoại tệ để nộp thuế.

Vì vậy, đại diện của PV Oil đề nghị cho DN được thực hiện nộp thuế trong vòng 30 ngày kể từ ngày lập tờ khai hải quan (như trước đây) đối với hoạt động kinh doanh sản phẩm dầu. Đối với mặt hàng dầu thô, cho phép DN tiếp tục áp dụng Thông tư 32/2009/TT-BTC và Thông tư 155/2011/TT-BTC hướng dẫn thời hạn nộp thuế XK là 35 ngày kể từ ngày cơ quan Hải quan xác nhận dầu thô hoặc kể từ ngày tài khoản hải quan (đối với dầu thô bán tại thị trường nội địa) và Thông tư 205/2010/TT-BTC quy định trị giá tính thuế đối với hàng hóa XNK chưa có giá trị chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

dịch vụ chữ ký số tại quận gò vấp Còn theo ông Trần Văn Thịnh, Tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Luật Quản lý thuế sửa đổi yêu cầu DN phải nộp thuế trước rồi kiểm tra hàng hóa. Điều này sẽ làm chi phí của tập đoàn tăng xấp xỉ 12%. Trong khi đó, mặt hàng xăng dầu là mặt hàng kinh doanh đặc thù, theo giá tạm tính, có hao hụt tự nhiên nên để đảm bảo nộp thuế chính xác trước khi thông quan rất khó khăn. Do đó, ông Thịnh đề nghị, đưa hoạt động NK xăng dầu vào luồng Xanh, cho thông quan trước, xin nộp thuế sau từ một đến hai ngày.

Sẽ giải quyết ngay những vướng mắc

Đánh giá về hiệu quả quy định giãn, giảm thuế cho DN trong Luật Quản lí thuế sửa đổi nhiều DN cho rằng, các loại thuế GTGT, TNDN, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất… được giãn, giảm, gia hạn về thời gian nộp đáng kể là sự khuyến khích DN hoạt động tốt trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn hiện nay. Ngoài ra, bà Hoàng Phương Trang, Giám đốc Công ty CP Thương mại Thanh Hoa cho biết, việc đơn giản hóa thủ tục cho người nộp thuế theo quy định tại luật Quản lý thuế sửa đổi giúp DN giảm nhiều chi phí. Quy định bỏ “Chứng từ nộp thuế” trong hồ sơ hoàn thuế, cùng với đó DN chỉ phải nộp một bộ hồ sơ hoàn thuế cho cơ quan quản lý thuế đã giản tiện nhiều thủ tục cho DN trong hoàn thuế”-bà Trang đánh giá.

Trước những vướng mắc của một số DN trong những ngày đầu triển khai Luật Quản lý thuế sửa đổi, đại diện Cục Thuế XNK- Tổng cục Hải quan cho biết, Tổng cục Hải quan sẽ tập hợp tất cả những vướng mắc của DN và sẽ trình Bộ Tài chính phương án xử lý để giải quyết ngay những vướng mắc cho DN…
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hai bà trưng Theo baohaiquan


[Read More...]


Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của Cục thuế TP. Hà Nội



Sáng 15/7, Cục Thuế TP. Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai giải pháp thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thái bình Là một trong hai địa bà có số thu ngân sách chiếm tỷ trọng lớn nhất cả nước, góp phần quan trọng đến việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của toàn ngành Thuế, hội nghị đã giành được sự quan tâm tới dự của Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Trần Văn Phu.

Trong bối cảnh cả nước vẫn phải tiếp tục đối mặt với chồng chất những khó khăn, thách thức thì hoạt động sản xuất kinh doanh ở một địa bàn trung tâm như Thủ đô Hà Nội không tránh khỏi những ảnh hưởng nặng nề. Minh chứng rõ nhất là trong nửa đầu năm 2013, Hà Nội có 5.830 doanh nghiệp (DN) ngừng hoạt động; kể cả trong số tờ khai thuế Giá trị gia tăng và Thu nhập DN mà DN nộp trong thời gian này, có tới 81,1% và 78,5% không phát sinh thuế phải nộp.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ cũng như chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân Thành phố về việc ưu tiên tháo gỡ khó khăn cho DN, hỗ trợ thị trường, Cục Thuế Hà Nội đã đặt mục tiêu xử lý nhanh các giải pháp miễn, giảm, gia hạn nộp thuế cũng như giải quyết các vướng mắc cho DN.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại thanh trì Chính vì vậy, khi cộng đồng DN trên địa bàn được hỗ trợ 9.903 tỷ đồng từ các giải pháp ưu đãi thuế thì thu ngân sách trong 6 tháng đầu năm của ngành thuế Thủ đô cũng bị sụt giảm tương ứng. Những nguyên nhân này đã lý giải phần nào về kết quả thu ngân sách đạt thấp của Hà Nội, với 6 tháng thu được 57.799 tỷ đồng, đạt 38,6% dự toán pháp lệnh, bằng 90,3% cùng kỳ năm trước và chỉ có 4/14 khoản thu, sắc thuế đạt trên 50% dự toán; 7/36 đơn vị thu có tỷ lệ thực hiện dự toán đạt trên 50%.

Đánh giá kết quả này sẽ không chỉ ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của riêng Cục Thuế Hà Nội mà của cả chung toàn Ngành, hội nghị đã giành phần lớn thời gian để phân tích các nguyên nhân giảm thu, bàn giải pháp tháo gỡ vướng mắc, ổn định nguồn thu; trong đó những chỉ đạo trực tiếp từ Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng và Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn được xác định là định hướng căn bản trong việc triển khai nhiệm vụ của ngành Thuế Thủ đô trong những tháng còn lại của năm.
dịch vụ chữ ký số tại hải phòng Theo tapchitaichinh


[Read More...]


Luôn nỗ lực để đưa ra dự toán thu chi tích cực, sát thực tiễn



Sáng 19-7, cuộc họp báo thường kỳ quý II-2013 của Bộ Tài chính đã diễn ra dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh. Nhiều vấn đề xung quanh dự toán thu chi ngân sách, giá xăng dầu và các loại phí được các phóng viên quan tâm đặt ra.

Miễn, giảm thuế làm giảm thu 17.613 tỷ đồng

Điểm lại việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tài chính trong 6 tháng qua, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, tổng thu NSNN đạt 43,7% dự toán, tăng 4,5% mức thực hiện cùng kỳ năm 2012.

Chi NSNN đạt 45,9% dự toán, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 44,5% dự toán, chi trả nợ và viện trợ đạt 49,7% dự toán, chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quản lý hành chính đạt 48,4% dự toán.

Bội chi NSNN 6 tháng đầu năm bằng 57% mức bội chi Quốc hội quyết định đầu năm.

Đối với việc gia hạn thuế: Tổng số có 105.037 người nộp thuế được gia hạn thuế GTGT với tổng số tiền là 4.428 tỷ đồng, 45.037 người nộp thuế được gia hạn thuế TNDN với số tiền là 952 tỷ đồng.

Dự kiến số giảm thu NSNN do thực hiện chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế năm 2013 khoảng 17.613 tỷ đồng (thuế GTGT khoảng 375 tỷ đồng; thuế TNDN khoảng 1.538 tỷ đồng; thuế BVMT đối với túi nilon khoảng 700 tỷ đồng; tiền thuê đất và tiền sử dụng đất khoảng 15.000 tỷ đồng); năm 2014 khoảng 17.580 tỷ đồng (thuế GTGT khoảng 500 tỷ đồng; thuế TNDN khoảng 2.080 tỷ đồng; tiền thuê đất và tiền sử dụng đất khoảng 15.000 tỷ đồng).

Dự toán đã được tính kỹ

Gần 20 câu hỏi được các phóng viên đặt ra tại cuộc họp báo đều xoay quanh những vấn đề đang được dư luận xã hội quan tâm.

Trước thắc mắc về việc liệu số thu NSNN không đạt có phải do việc lập dự toán không lường hết khó khăn của sản xuất kinh doanh, Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh giải đáp: Với chức năng của mình, ngành Tài chính luôn nỗ lực, cố gắng, với tinh thần bám vào pháp luật, bám vào thực tiễn sản xuất kinh doanh để hàng năm đưa ra dự toán thu chi tích cực nhất, sát thực tiễn nhất.

Tuy nhiên, từ trước đến nay, việc xây dựng dự toán thường được tiến hành từ tháng 7 năm trước và lẽ dĩ nhiên, từ những nguyên nhân nội tại cũng như những tác động bên ngoài, bức tranh năm sau khi được nhìn nhận tại thời điểm này không thể tuyệt đối chính xác 100% được- Thứ trưởng Minh khẳng định.

Tăng viện phí, học phí để nâng chất lượng

Xung quanh băn khoăn của báo chí về việc thu Quỹ Bảo trì đường bộ, Thứ trưởng Minh nhấn mạnh, cơ quan quản lý đã cân nhắc rất kỹ trước khi ban hành chính sách.

"Các bạn sẽ thấy, với việc thu Quỹ Bảo trì đường bộ, một thời gian ngắn nữa thôi, số tiền đó sẽ được sử dụng để nâng cao chất lượng đường sá của chúng ta lên"- Thứ trưởng Minh nói.

Bên cạnh việc thu Quỹ, tất cả các trạm thu phí của NSNN đã được xóa bỏ, chỉ còn lại một số trạm thu phí BOT không phải xây dựng bằng vốn NSNN mà do tư nhân đầu tư với mức đầu tư rất lớn thì buộc phải giữ lại để cho nhà đầu tư thu lại vốn.

Về bản chất, số tiền Quỹ để phục vụ bảo trì, duy tu những tuyến đường bộ do NSNN xây dựng, còn người tham gia giao thông có quyền lựa chọn có đi trên các tuyến đường BOT hay không, nếu có thì phải đóng phí qua trạm.

Trả lời câu hỏi "Viện phí, học phí tới đây theo lộ trình sẽ coi là giá dịch vụ và tính bằng giá thị trường. Điều này có phù hợp khi dân còn khó khăn?", Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh khẳng định, cần phải tăng để cải thiện chất lượng dịch vụ.

Về viện phí, Thứ trưởng cho biết: "Chúng ta sau hơn 17 năm mới điều chỉnh. Giá trong khung điều chỉnh này đều là những dịch vụ cơ bản, trước đây còn một số loại giá 1.000- 2.000 đồng, nay không phù hợp và cần phải thay đổi".

Việc nâng viện phí cũng nhằm mục đích để tất cả mọi người cùng được hưởng dịch vụ khám, chữa bệnh tốt nhất, khắc phục tình trạng tất cả vào viện đều trả giá rất thấp và chỉ được hưởng dịch vụ tương đương với mức viện phí đó.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà đông Thứ trưởng chia sẻ, Bộ Tài chính đã tính toán kỹ và hết sức thận trọng trong việc điều chỉnh mức viện phí và theo lộ trình, cũng phải đến 2020 mới sát với giá thị trường.

Như vậy, những người có điều kiện sẽ được mua dịch vụ với mức khá hơn, đỡ bức xúc. Ngược lại, với người nghèo, người thuộc diện chính sách, Nhà nước đã có chính sách bảo hiểm y tế (người nghèo hỗ trợ 100%, người cận nghèo 70%) nên vẫn được hưởng chất lượng tốt hơn mà không ảnh hưởng đến mức đóng góp.

Trong quá trình tăng, Chính phủ vẫn sẽ tiếp tục kiên trì chính sách đóng góp cho các cơ sở giáo dục một nguồn nhất định để hỗ trợ cho các đối tượng học sinh, sinh viên nghèo, đối tượng chính sách để đảm bảo chất lượng học tập. Bên cạnh đó, việc mở rộng đối tượng cho vay tín dụng cho sinh viên cũng đang được triển khai tích cực.

Điều chỉnh giá thận trọng, có lộ trình, xóa bỏ quan điểm lo dân không đóng góp được mà không tăng dẫn đến chất lượng kém sẽ là tinh thần đổi mới sự nghiệp công trong thời gian tới đây.

Giá xăng có tăng đúng tần suất?

Đây là câu hỏi được nhiều phóng viên quan tâm sau đợt tăng giá xăng hôm 17-7. Đây là lần tăng giá xăng dầu thứ 3 liên tiếp trong hơn 30 ngày, với mức tăng tổng cộng 1.240 đồng/lít.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hai bà trưng Ông Nguyễn Anh Tuấn- Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính khẳng định, việc điều chỉnh giá xăng dầu được thực hiện hoàn toàn nghiêm túc, hợp lý, bám sát với giá thế giới, lộ trình tăng giá hoàn toàn phù hợp với Nghị định 84 về quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu.

Theo ông Tuấn, tần suất doanh nghiệp được phép tăng giá xăng dầu tối thiểu là 10 ngày. Đối với điều chỉnh giá giảm, doanh nghiệp có thể được phép bất kỳ lúc nào tính toán hợp lý, tối thiểu 10 ngày doanh nghiệp không giảm thì cơ quan chức năng sẽ có yêu cầu.

Hơn nữa thời điểm tăng giá xăng dầu vào buổi tối ngày 17-7 được áp dụng chung cho cả nước trên cơ sở phù hợp cho thống kê, tính toán lợi nhuận của các doanh nghiệp. Đại diện Cục Quản lý giá khẳng định hoàn toàn không muốn làm bất ngờ cho người dân với thời điểm tăng giá như vậy.

Trên cơ sở tham khảo các cơ quan có chức năng, Bộ Tài chính dự báo lần tăng giá xăng dầu này có thể tác động tới chỉ số giá tiêu dùng (CPI) khoảng 0,1%.
dịch vụ chữ ký số tại hải phòng Theo baohaiquan
[Read More...]


Xây dựng các chuẩn mực kế toán cho thị trường vốn



UBCK và Bộ Tài chính tổ chức Hội thảo “Xây dựng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam cho thị trường vốn đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.

Thực hiện kế hoạch nghiên cứu, soạn thảo và ban hành Chuẩn mực kế toán áp dụng cho thị trường vốn, thị trường tiền tệ, Vụ Chế độ Kế toán và kiểm toán, Bộ Tài chính phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán tổ chức Hội thảo “Xây dựng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam cho thị trường vốn đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, bà Lê Thị Hòa, Phó Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán – Bộ Tài chính cho biết, việc nghiên cứu các Chuẩn mực Kế toán quốc tế và áp dụng tại thị trường vốn Việt Namhiện nay là rất cần thiết nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, quan trọng hơn nữa, nhằm chuẩn hóa các quy định về kế toán trên thị trường vốn, đáp ứng các quy định và thông lệ quốc tế.

Quá trình nghiên cứu các Chuẩn mực kế toán quốc tế đã nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các tổ chức quốc tế (ADB, WB), các Ngân hàng thương mại nước ngoài, chi nhánh Ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam và các công ty kiểm toán quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại đà nẵng Hệ thống các Chuẩn mực Kế toán áp dụng cho thị trường vốn cũng sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó, tác động trực tiếp đến việc tái cấu trúc các định chế trung gian và tái cấu trúc cơ sở hàng hóa. Cụ thể, hệ thống Chuẩn mực này giúp đa dạng hóa, minh bạch hóa đối với các công cụ/sản phẩm tài chính mới trên thị trường vốn.

Tuy nhiên, việc áp dụng các Chuẩn mực Kế toán mới cũng sẽ đối mặt với các thách thức to lớn, trong đó nổi bật là những tác động đối với các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường chứng khoán nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Ngoài ra, sự hiểu biết của nền kinh tế và các doanh nghiệp với các Chuẩn mực Kế toán quốc tế còn hạn chế cũng sẽ là một trở ngại trong việc áp dụng các chuẩn mực này tại Việt Nam.

Hội thảo tập trung thảo luận về 6 Dự thảo Chuẩn mực, bao gồm:

- Chuẩn mực kế toán số 32 – Trình bày công cụ tài chính (VAS 32);

- Chuẩn mực kế toán số 39 – Ghi nhận và xác định giá trị (VAS 39);

- Chuẩn mực tài chính Việt Nam số 7 – Công cụ tài chính: Thuyết minh (VFRS 7);

dịch vụ chữ ký số tại quận cầu giấy - Chuẩn mực tài chính Việt Nam số 9 – Công cụ tài chính (VFRS 9);

- Chuẩn mực tài chính Việt Nam số 13 – Xác định giá trị hợp lý (VFRS 13);

- Hướng dẫn Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 19 – Phương thức thanh toán nợ tài chính bằng công cụ vốn (VFIC 19).

Tại Hội thảo, các thành viên thị trường tiếp tục đóng góp các ý kiến đối với 6 Dự thảo nêu trên và làm rõ những vấn đề cần trao đổi nhằm đảm bảo tính nhất quán và thống nhất khi áp dụng các chuẩn mực công cụ tài chính trên thực tế và phù hợp với thông lệ quốc tế.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hà đông Theo webketoan


[Read More...]


Ngăn chặn biến tướng từ dịch vụ giữ hộ vàng không?



Giữ vàng là thói quen đã ăn sâu trong tâm lý của người dân từ bao đời nay. Đặc biệt, khi kinh tế vĩ mô còn bất ổn, các hoạt động đầu tư vẫn chứa đựng nhiều rủi ro thì nhu cầu cất giữ tài sản bằng vàng của người dân lại càng tăng lên. Vàng lại là tài sản có giá trị cao, nên đối với những người nắm giữ vàng, nhu cầu được cất trữ an toàn là điều quan trọng nhất. Tuy nhiên, cần có những quy định cụ thể để ngăn chặn những biến tướng của dịch vụ giữ hộ vàng.

Trong vài tuần qua, khi các ngân hàng buộc phải chấm dứt huy động vàng, hàng trăm tấn vàng được ngân hàng trả lại cho người gửi. Tuy nhiên, một nhu cầu thực tế phát sinh là nhiều người có vàng không biết cất giữ ở đâu cho an toàn, nhưng lại không muốn chuyển vàng thành tiền mặt để gửi tiết kiệm hay đầu tư khác. Do vậy, dù các ngân hàng không trả lãi cho khách hàng như trước, nhưng người dân vẫn muốn để vàng lại ngân hàng, thậm chí mang đến gửi và chấp nhận trả phí.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại đà nẵng Có thể thấy, dịch vụ giữ vàng của các ngân hàng đang được thực hiện khá phổ biến trên thế giới từ hàng trăm năm nay. Và quyền của người dân được cất giữ vàng tại một nơi an toàn như ngân hàng là quyền không thể chối bỏ. Luật Các tổ chức tín dụng cũng quy định, các ngân hàng thương mại được thực hiện dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính; các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn (Điều 7). Như vậy, trong phạm vi của luật cho phép ngân hàng thương mại hoàn toàn có quyền cung cấp dịch vụ bảo quản tài sản, cho khách hàng thuê tủ.

Theo quy định, việc giữ hộ tài sản phải được bảo đảm an toàn và trả lại đúng tài sản như đã gửi ban đầu. Nếu bên nhận giữ tài sản sử dụng trái phép thì sẽ vi phạm Điều 142, Bộ luật Hình sự về tội sử dụng trái phép tài sản.

Tuy nhiên, hiện nay, ngân hàng và người gửi vàng có ký kết hợp đồng nhận giữ hộ vàng trên tinh thần tự nguyện giữa hai bên, chỉ cần tuân thủ những quy định của ngân hàng và trong hợp đồng là đủ. Việc ngân hàng có được phép sử dụng vàng do dân gửi hay không vẫn chưa được quy định rõ ràng trong Luật Các tổ chức tín dụng hay bất cứ văn bản nào khác.

Và ngân hàng đang nắm đằng chuôi khi trong hợp đồng không cam kết sẽ trả vàng đúng số series như lúc nhận cho khách hàng. Đối với người gửi vàng, có lẽ họ cũng không bận tâm lắm với việc khi nhận vàng về có đúng số series hay không, mà mối quan tâm lớn nhất của họ là mức phí như thế nào và điều kiện, chất lượng vàng khi rút.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại thanh trì Nhiều người lo ngại khi đã có vàng của khách hàng trong két, ngân hàng có thể sử dụng vào mục đích kinh doanh như thế chấp hay chuyển đổi thành tiền đồng... Nếu ngân hàng có thể thực hiện điều này dễ dàng thì việc giữ hộ vàng cũng gần giống huy động vàng. Lúc đó, quy định cấm huy động vàng của Ngân hàng Nhà nước trở nên vô hiệu.

Song cũng không thể vì nghi ngờ mà tạm ngưng dịch vụ nhận giữ vàng. Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, người dân hoàn toàn có quyền gửi tài sản quý giá tại ngân hàng và phải trả phí. Hoạt động này cũng đã diễn ra nhiều năm qua.

Vì vậy, theo các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước cần lường trước được các tác động của chính sách và có biện pháp giải quyết thay vì chạy theo thị trường như trong trường hợp giữ hộ vàng nói trên. Một quy định vàng giữ hộ không chuyển dịch quyền sở hữu và quyền sử dụng là đủ để loại trừ các biến tướng từ giữ hộ thành huy động vàng.
dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại hà nội Theo daibieunhandan
[Read More...]


Sẽ bị thanh tra nếu không bán nợ xấu



Những ngân hàng có nợ xấu sẽ được xem xét mua lại, trong trường hợp giấu giếm không chủ động bán sẽ bị thanh tra, kiểm toán làm rõ để xử lý.

Đó là những biện pháp chủ yếu mà Công ty quản lý tài sản (VAMC) sẽ sử dụng để giải quyết gần 140.000 tỉ đồng nợ xấu hiện nay, khi chính thức ra mắt ngày 26/7.

“Siêu” công ty

Theo Nghị định 53 của Chính phủ, VAMC là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sở hữu 100% vốn với nhiệm vụ chính là xử lý nợ xấu cho hệ thống, hoặc cũng có thể đầu tư vào các doanh nghiệp (DN) thông qua mua cổ phần, góp vốn… Hai biện pháp kỹ thuật được dùng là: mua trực tiếp bằng tiền; phát hành trái phiếu đặc biệt để các ngân hàng mua lại bằng đúng món nợ xấu, các ngân hàng có thể dùng trái phiếu này thế chấp, vay tái cấp vốn từ NHNN.

Có thể thấy VAMC là một “siêu” công ty với đủ cơ chế ưu ái, đặc thù khi hoạt động không vì lợi nhuận, vốn điều lệ chỉ 500 tỉ đồng. Vốn mỏng nên VAMC được phát hành trái phiếu đặc biệt mua lại các món nợ xấu của ngân hàng, tất nhiên những món nợ phải có tài sản thế chấp và các DN phải còn khả năng trả nợ…

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức Việc mua bán nợ đòi hỏi phải rất minh bạch và quá trình giám sát cũng phải rất chặt chẽ. Bởi đa phần các khoản nợ hiện nay đều gắn nhiều đến thị trường bất động sản, nếu không giải trình minh bạch dễ dẫn đến sự hiểu lầm của dư luận...
TS. Lê Đăng Doanh Ngoài ra, theo Nghị định 53, nếu ngân hàng nào có nợ xấu chiếm trên 3% tổng dư nợ không bán lại, NHNN sẽ thanh tra, hoặc đề nghị kiểm toán và buộc phải bán lại. Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhận xét cơ chế này dù hơi hướng mang tính chất “ép buộc” nhưng lại hết sức cần thiết trong bối cảnh nợ xấu cao, cần phải xử lý gấp và việc các ngân hàng lâu nay vẫn thường xuyên giấu giếm, không công khai tình trạng, mức độ nợ xấu thật.

Trước đó, vào cuối tháng 6/2013, Chánh thanh tra NHNN Nguyễn Hữu Nghĩa đã công bố tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng tính đến hết tháng 5/2013 là 4,65% tổng dư nợ, có 30 trong tổng số 124 tổ chức tín dụng có mức nợ xấu trên 3% tổng dư nợ. Như vậy, ngay sau khi đi vào hoạt động, NHNN đã có thể căn cứ vào quy định này để yêu cầu phải sớm bán lại nợ xấu cho VAMC.

Cần công khai minh bạch

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho rằng sau khi đi vào hoạt động VAMC sẽ xử lý được khoảng 40.000 đến 70.000 tỉ đồng nợ xấu trong 2013. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc này là hết sức khó khăn. Ông Nguyễn Văn Thuận, Trưởng khoa Tài chính ngân hàng - Trường đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, nhận xét: “Khả năng này sẽ khó đạt vì năm 2013 chỉ còn có 5 tháng nữa. Công ty thì mới đi vào hoạt động nên thị trường cũng chưa kỳ vọng nhiều. Phải có thời gian thì khoản nợ xấu kia mới có thể giải quyết được”.

Cũng theo ông Thuận, trong thời gian đầu, những khoản nợ xấu có thanh khoản cao được xử lý trước, lúc đó đồng vốn sẽ quay vòng nhanh để xử lý những khoản nợ xấu còn lại. “Các khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo thường là bất động sản, khi những khoản nợ này được giải quyết, thanh khoản trên thị trường bất động sản sẽ tốt hơn. Dòng tín dụng từ ngân hàng đối với DN cũng sẽ tốt hơn”, ông Thuận đề xuất thêm.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI), số nợ xấu 70.000 tỉ đồng quá lớn, trong khi những quy định về quy chế hoạt động của VAMC cũng như thông tư hướng dẫn hiện chưa được ban hành. Quan trọng hơn cả, đó chính là việc định giá lại nợ xấu hiện nay không hề đơn giản khi thị trường mua bán nợ xấu, cũng như các đơn vị định giá vẫn chưa thực sự chuyên nghiệp…

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại thanh trì TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho biết VAMC theo quy định chỉ xử lý nợ xấu có tài sản đảm bảo, thế chấp và DN có khả năng trả được nợ. Hiện tại, không ít DN không có tài sản thế chấp, tài sản không đủ giá trị, nên sẽ khó lòng được mua nợ. Vì vậy, việc kỳ vọng xử lý nhanh, cũng như làm sạch nợ trong hệ thống để khơi thông dòng tín dụng sẽ không hề đơn giản.

Về giải pháp dùng “tiền mặt” mua trực tiếp nợ theo giá thị trường, theo ông Thành, cũng hàm chứa nhiều yếu tố rủi ro cả về khâu định giá, cũng như khả năng thực sự của VAMC khi mức vốn điều lệ hiện nay chỉ có 500 tỉ đồng.

TS. Lê Đăng Doanh khẳng định việc mua bán nợ đòi hỏi phải rất minh bạch và quá trình giám sát cũng phải rất chặt chẽ. Bởi đa phần các khoản nợ hiện nay đều gắn nhiều đến thị trường bất động sản, nếu không giải trình minh bạch dễ dẫn đến sự hiểu lầm của dư luận... Vì vậy, VAMC cần phải công khai những khoản nợ xấu được xử lý để dư luận được biết.
dịch vụ chữ ký số tại bắc ninh Theo tapchitaichinh


[Read More...]


Công ty quản lý tài sản không thể ‘xử’ được hết nợ xấu



Công ty quản lý tài sản không phải là cây đũa thần và cũng không thể kỳ vọng một mình nó có thể xử lý được hết nợ xấu của cả nền kinh tế.

Đó là khẳng định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, cũng như nhiều lãnh đạo ngân hàng thương mại khi tham dự lễ khai trương công ty này ngày 26.7.

Tại lễ khai trương, ông Nguyễn Hữu Thủy - Tổng giám đốc Công ty quản lý tài sản (VAMC) đã dành cho báo chí một cuộc phỏng vấn.

VAMC hoạt động với vốn điều lệ chỉ 500 tỉ đồng, nhưng mục tiêu năm nay như Thống đốc tuyên bố sẽ xử lý 40.000 - 70.000 tỉ đồng, như vậy có quá sức không?

Vốn điều lệ đối với hoạt động của VAMC hay bất kỳ một tổ chức tín dụng (TCTD) nào đó là những hệ số để đảm bảo an toàn. VAMC còn thông qua phát hành trái phiếu đặc biệt, đó là một cách để huy động vốn trong cả ngắn hạn và trung hạn. Việc phát hành trái phiếu, chúng ta không phải trường hợp duy nhất mà nhiều nước cũng đã sử dụng nó để giải quyết nợ xấu.

Vừa rồi chúng tôi sang Malaysia tìm hiểu, họ cũng phát hành trái phiếu và giải quyết được nợ xấu từ 1998 đến 2005. Tất nhiên trái phiếu của Việt Nam có đặc thù riêng nhưng chúng tôi tin tưởng đây là công cụ tốt để VAMC đi vào hoạt động thuận lợi. Tuy nhiên, hoạt động của VAMC không chỉ nằm ở vốn, mà ở sự đồng thuận của hệ thống các cấp quản lý, chính quyền địa phương và đặc biệt là các TCTD.

Như vậy mục tiêu xử lý 40.000 - 70.000 tỉ đồng nợ xấu sẽ khả thi?

Đối với VAMC, hiện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chuẩn bị các cơ chế rất rõ ràng, đầy đủ. Bộ máy thu nhận những người có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xử lý nợ xấu và tín dụng của các ngân hàng (NH) thương mại. Như vậy, khi đi vào hoạt động, VAMC hoàn toàn có thể làm được các chỉ tiêu theo chỉ đạo của Thống đốc.

Theo quy định, TCTD có nợ xấu trên 3% trên tổng dư nợ phải bán lại nợ cho VAMC. Nếu các NH không chịu, VAMC có cách nào để ép các NH bán lại?

Chúng tôi kỳ vọng không phải ép, bởi đây là nhiệm vụ lớn của cả nền kinh tế, việc xử lý nợ xấu để các NH thương mại nhẹ gánh, nhằm phục vụ các doanh nghiệp (DN) tốt hơn. Tôi nghĩ, không chỉ TCTD có nợ xấu trên 3%, các TCTD khác cũng có thể đến thảo luận, chúng tôi sẵn sàng tiếp đón để mua bán nợ.

Nhiều ý kiến cho rằng, khó khăn nhất của VAMC là việc xác định giá để mua lại nợ?

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh VAMC mua nợ theo 2 hình thức, thứ nhất mua theo giá trị sổ sách và thông qua phát hành trái phiếu đặc biệt; thứ hai là mua theo giá thị trường. Trước mắt chúng tôi đang hoạch định từ giờ đến cuối năm tập trung mua theo giá trị sổ sách và phát hành trái phiếu đặc biệt. Sau đó, khi đầy đủ điều kiện sẽ mua theo giá thị trường.

Tổng giám đốc VPBank Nguyễn Đức Vinh: Bất cứ NH nào cũng muốn bán nợ dứt điểm, nhận tiền ngay

VAMC ra đời thời điểm này là hết sức thuận lợi đối với các NH thương mại, nó sẽ giúp các NH thương mại đẩy nhanh giải quyết nợ, qua đó tiếp tục cấp tín dụng cho các DN sản xuất, kinh doanh. Hiện nay nợ xấu của VPBank đang nằm trong giới hạn an toàn, chiếm dưới 3% tổng dư nợ, tuy nhiên thời gian qua chúng tôi cũng đã chuẩn bị hồ sơ, tiếp xúc với lãnh đạo của VAMC để thương thảo, xúc tiến việc mua bán nợ. Bất cứ NH nào cũng muốn bán nợ dứt điểm rồi nhận tiền ngay, nhưng còn tùy thuộc vào điều kiện của từng món mà theo tôi VAMC sẽ có cách xử lý mua bằng tiền hay phát hành trái phiếu đặc biệt. Trước mắt, VPBank sẽ xúc tiến đẩy nhanh mua bán nợ với VAMC tại thị trường, khu vực phía bắc, các món nợ có thanh khoản, để nhanh chóng giải quyết nợ, hỗ trợ các DN.

TS Cấn Văn Lực, Phó TGĐ BIDV kiêm Giám đốc Trường đào tạo BIDV: VAMC sẽ gặp không ít khó khăn

VAMC sẽ gặp không ít khó khăn vì nợ xấu của Việt Nam khác với các nước do tập trung khá nhiều tại các DN nhà nước, lĩnh vực bất động sản, ngoài ra tài sản đảm bảo rất phức tạp. Việc mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt, nghĩa là một cách ghi nợ từ NH sang VAMC, nên nó chưa thể xử lý dứt điểm ngay nợ xấu trên bảng cân đối tài sản của các NH, nợ xấu sẽ vẫn bị tồn đọng, kéo theo các NH thận trọng cho vay ra đối với DN. VAMC có cơ chế mở hơn, cho mua bán nợ theo giá trị sổ sách và giá thị trường, nhưng bán theo thị trường có nhiều ràng buộc và định giá không đơn giản. Đặc biệt, món nợ của DN nhà nước, do tư tưởng các DN này không muốn mất tài sản nhà nước, nên lẽ ra bán 50 đồng, nhưng phải đẩy lên 90 đồng, khi bán cao như vậy sẽ không ai mua cả.

TS Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI): Phải cảnh giác lạm phát

VAMC khi đi vào hoạt động sẽ chỉ áp dụng 2 hình thức xử lý nợ xấu: mua theo giá thị trường bằng tiền hoặc bằng trái phiếu đặc biệt. VAMC có thể lựa chọn trong số nợ xấu khoản nào mua đứt bán đoạn nhanh thì bán theo giá thị trường bằng tiền mặt. Còn khoản nào có vấn đề thì mua bằng trái phiếu đặc biệt, tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu này bản chất là dùng tiền tệ, nên NHNN vừa bơm tiền vừa phải cảnh giác lạm phát. Vì thế, thời gian xử lý nợ xấu có thể kéo dài từ 3 đến 5 năm, nghĩa là tín dụng sẽ tăng trưởng thấp trong một thời gian dài, bất động sản cũng phục hồi chậm hơn… đây cái giá chúng ta phải trả và phải chấp nhận vì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.
dịch vụ chữ ký số tại hải phòng
Ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt: Mũi tên trúng nhiều đích

VAMC là mô hình không mới, Thụy Điển, Nhật Bản… đã vượt qua khủng hoảng với mô hình này, nhưng với Việt Nam việc Chính phủ, NHNN sử dụng trái phiếu đặc biệt để xử lý là sáng kiến mới khá hiệu quả, phù hợp với điều kiện, tình hình hiện nay. Bởi thực tế VAMC không có đủ nguồn vốn bằng tiền để mua dứt khoát các khoản nợ, thực chất của mua bằng trái phiếu là việc mua bán nợ có kỳ hạn 5 năm, hết 5 năm nếu chưa thu hồi được, các TCTD phải mua lại và thanh toán tiền cho VAMC. Đây là mũi tên trúng nhiều đích, bởi nó tháo gỡ được khó khăn trước mắt cho cả nền kinh tế, tạo điều kiện cho các DN thoát ra khỏi khủng hoảng. Tuy nhiên, cũng không nên quá kỳ vọng vào một mình VAMC, bởi nó chỉ là một công cụ và để xử lý hết nợ xấu cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hai bà trưng Theo thanhnien


[Read More...]


Những tác động của các phiên đấu thầu vàng



24/7, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tổ chức đấu thầu bán vàng miếng lần thứ 46 với tổng khối lượng trúng thầu đạt 25.900 lượng trên tổng số 26.000 lượng chào thầu. Như vậy, trong tròn trịa 4 tháng (từ 28/3 đến 24/7/2013), Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 46 phiên đấu thầu bán vàng miếng với tổng khối lượng trúng thầu là 1.245.400 lượng...

Có lẽ đến đây, cần có một khoảng lặng cần thiết để nhìn nhận lại những tác động của các phiên đấu thầu vàng với nền kinh tế...

Thị trường và “sàn đấu”

Sau một thời gian lên xuống khá nhịp nhàng ở mức cao, trong vòng mươi ngày cuối tháng 6/2013, một hiện tượng chưa từng xảy ra trên thị trường vàng trong nước vào ngày 28/6 là giá vàng tụt xuống mức được đánh giá là “khủng khiếp” khi chỉ còn cách đáy 34 triệu đồng/lượng với khoảng cách quá mong manh, chạm đáy của hơn 2 năm rưỡi về trước.

Tuy nhiên, thật bất ngờ, ngay trong buổi chiều 28 và ngày 29/6, “cú sốc” vàng đã nhanh chóng qua đi khi giá vàng phục hồi và đang tìm đường về ngưỡng trên dưới 39 triệu đồng/lượng, kết thúc một vòng xoáy vàng khiến nhiều người hoảng hốt.

Tính cho đến hết ngày 24/7, sau tròn 4 tháng triển khai đã có tổng cộng 46 phiên đấu thầu được tổ chức. Thành quả thu lại qua từng phiên khác nhau, nhưng nhìn chung có thể nói rằng đó là một sự thành công.

Sau 46 phiên, tổng khối lượng vàng miếng trúng thầu là 1.245.400 lượng trên tổng số 1.348.000 lượng chào thầu... nghĩa là số lượng vàng bán được qua các phiên đấu thầu chiếm một tỷ trọng rất lớn trong lượng vàng mang ra chào thầu.

Mặt khác cũng không thể không tính đến một dòng tiền khổng lồ thu được qua các cuộc đấu thầu vàng, từ chênh lệch giá vàng nội ngoại cho ngân sách nhà nước như lời của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước từng khẳng định cũng là một thành công.

Sau tất toán, vàng đấu thầu vẫn “cháy”

TS. Nguyễn Trí Hiếu trong buổi trao đổi với phóng viên sáng ngày 24/7 đã chỉ ra được một số vấn đề chính. Theo vị chuyên gia này thì việc Ngân hàng Nhà nước chủ động bơm một lượng vàng rất lớn vào thị trường để hỗ trợ các đơn vị trong hệ thống hoàn thành quá trình tất toán vàng theo hạn định của Ngân hàng Nhà nước (30/6) để ổn định trạng thái vàng, là một điểm rất tích cực.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nguyễn chính thanh đống đa Đồng thời, trong suốt thời gian đấu thầu 46 phiên kéo dài khoảng 4 tháng nay thị trường vàng thế giới và trong nước mặc dù có những biến động khá lớn nhưng thực tế đã không xảy ra tình trạng hoảng loạn trên thị trường cũng như, việc tranh mua tranh bán ồ ạt, mất kiểm soát như những năm trước đó, mặc dù cũng đã có những thời điểm (gần nhất là ngày 23/7) có tình trạng một số người đổ xô đi mua hoặc bán vàng.

Như vậy, 4 tháng diễn ra đấu thầu Ngân hàng Nhà nước vừa đóng vai người mua vào người bán đã cầm trịch và ổn định được thị trường trong nước. Đặc biệt, tình trạng “vàng hóa” đã giảm rất nhiều. Hiện người dân cũng chỉ xem vàng là một loại tài sản để cất giữ, tiết kiệm chứ hiện tượng giao dịch, mua bán đã không còn ồn ào, bấn loạn như trước.

Đặc biệt, điều cần thiết phải nhấn mạnh là trong quãng thời gian 4 tháng đã nói, nền kinh tế vĩ mô (tăng trưởng, lạm phát) đều không còn bị những tác động lớn từ những diễn biến trên thị vàng như trước đây nữa.

Tuy vậy, độ vênh giá giữa vàng trong nước và thế giới vẫn còn cao. Đành rằng Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần tuyên bố mục tiêu chính của các phiên đấu thầu vàng lần này là ổn định thị trường và chứ không phải ổn định giá vàng, nhưng nói thật một lượng vàng lớn như vậy được tung ra mà giá vàng vẫn chênh lệch lớn như vậy thì đó là điều mà người dân khá thất vọng.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hai bà trưng Đương nhiên, tình trạng vênh giá vàng vẫn được qui cho một nguyên nhân xưa cũ (nhưng cơ bản) là do thị trường vàng Việt Nam chưa liên thông với thị trường thế giới. Mà như phân tích của các chuyên gia thì mỗi thị trường đều có những đặc thù, cơ chế hoạt động riêng, thì nhiều lúc, nhiều nơi chuyện “lệch pha” giá vàng là điều dễ hiểu.

Trong bối cảnh này, yêu cầu phải có một sàn giao dịch vàng chính thống để các thông tin thị trường này được minh bạch hóa, công khai hóa cũng là một đòi hỏi cấp thiết.

Điều đáng ngạc nhiên hơn, một điều mà rất nhiều người đã chắc mẩm sẽ xảy ra sau ngày 30/6 (hạn chót tất toán vàng) là khi các ngân hàng thương mại đã hoàn thành tất toán, ổn định trạng thái thì cơn khát vàng sẽ được giải tỏa.

Nhưng không, thời điểm 30/6 đã trôi qua gần một tháng, nhiều phiên đấu thầu vàng tiếp tục được tổ chức, hàng trăm ngàn lượng vàng vẫn được Ngân hàng Nhà nước tung ra nhưng tổ chức phiên đấu thầu vàng nào thì vàng chào bán được bán hết veo phiên ấy. Lý giải căn cơ về hiện tượng này ra sao đây, đó cũng là một băn khoăn thú vị...
dịch vụ chữ ký số tại thanh xuân Theo vneconomy
[Read More...]


Hồi siết nợ của ngân hàng



Hồi giữa tháng 6.2013, một báo cáo về thay đổi sở hữu cổ đông lớn được phát đi từ Everpia Việt Nam (EVE) cho biết Ngân hàng Tiên Phong (TienPhong Bank) đã nhận chuyển nhượng gần 3 triệu cổ phiếu. Cùng thời gian này, Quỹ Đầu tư FPT Capital cho hay đã bán lượng cổ phiếu tương tự, đúng bằng xấp xỉ 11% cổ phần EVE mà TienPhong Bank đã nhận. Sự trùng hợp này khiến giới đầu tư đồn đoán khả năng hai tổ chức trên có quan hệ mua bán với nhau. Sự thật đằng sau thương vụ này là gì?

Hai anh em ông Đỗ Minh Phú và Đỗ Anh Tú tham gia điều hành tại TienPhong Bank từ tháng 4.2012. Ông Phú, Chủ tịch TienPhong Bank, là ông chủ kinh doanh vàng với thương hiệu DOJI. Nhưng ông Tú, Phó Chủ tịch TienPhong Bank, lại có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tiêu dùng qua thương vụ bán 95% cổ phần Diana cho Unicharm (Nhật). Trên cơ sở đó, nghi vấn của nhà đầu tư về khả năng ông Tú tiếp tục đầu tư vào những doanh nghiệp trong lĩnh vực mình “quen tay” cũng là điều dễ hiểu.

Nhưng có một nghịch lý là tỉ lệ sở hữu ở EVE chỉ xấp xỉ 11%, trong khi ông Tú được biết đến với triết lý “không mua hoặc mua hết, không bán hoặc bán hết” để nắm thế chủ động, điển hình là thương vụ Diana. Vì vậy, tỉ lệ sở hữu này giống như là một trò may rủi khi bỏ tiền ra mà không kiểm soát được cái mình đang sở hữu.

Về vấn đề này, ông Tú chỉ nói: “Đây là khoản xử lý tài sản đặc biệt của TienPhong Bank”.

SIẾT NỢ?

TienPhong Bank trước thời anh em nhà họ Đỗ đã nằm trong diện tái cơ cấu bắt buộc nên cũng có các khoản nợ xấu cần xử lý. Theo Trưởng phòng Phân tích một quỹ đầu tư tại TP.HCM (không muốn nêu tên), cổ đông lớn đi vay tiền ở ngân hàng mình và thế chấp bằng cổ phiếu là chuyện thường thấy trong thời gian qua. Do đó, “khoản 11% cổ phần EVE này rất có thể là thanh lý khoản nợ không trả được mà cổ đông lớn đã vay ở TienPhong Bank”, vị này đánh giá.

Trên thực tế, các trường hợp như thế đã xảy ra trong vài năm gần đây. Điển hình là vụ Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) nắm giữ 50% cổ phần Công ty Thủy sản Bình An (Bianfishco) và vụ Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank) mua dự án Điện Biên của Công ty Thái Hòa (THV).

Bà Diệu Hiền, Tổng Giám đốc Bianfishco, đem 25 triệu cổ phần (tương ứng khoảng 50% cổ phần Công ty) bán cho một công ty do Habubank ủy thác. Đến lúc vỡ nợ, số cổ phiếu này đã thuộc về Ngân hàng. Lúc này, Habubank phải sáp nhập vào SHB nên số tài sản trên thuộc về SHB. Ngân hàng này cũng đứng ra bảo lãnh trả nợ cho Bianfishco.

Tương tự, Thái Hòa nợ Maritime Bank hơn 100 tỉ đồng. Để cơ cấu nợ tại đây, Thái Hòa đã bán 99% dự án Điện Biên cho ngân hàng này với giá 40 tỉ đồng. Sau đó Công ty bán tiếp 51% dự án cà phê tại Lào cho Maritime Bank trên tổng tài sản đánh giá là 200 tỉ đồng. Sau khi bán xong, Thái Hòa đã giải quyết được nợ với Maritimebank.

Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, vài năm gần đây, nhiều ngân hàng lớn đã mua lại các tài sản của doanh nghiệp với giá chỉ bằng 50% giá trị thực tế. Thông qua những công ty liên quan, họ cũng mua lại các tài sản thế chấp với giá rẻ để doanh nghiệp có tiền trả nợ, đồng thời giúp giảm nợ xấu ngân hàng. Đa số trường hợp này đều không được công bố, trừ việc thanh lý tài sản của những doanh nghiệp đã không còn cách trả nợ hoặc các tài sản thế chấp có giá trị không quá lớn.

Ông Trương Hữu Hiệp, Phó Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cho rằng ngân hàng và doanh nghiệp là một, phải luôn hỗ trợ lẫn nhau hết mức có thể. Trừ trường hợp bất khả kháng, cả hai mới kéo nhau ra tòa. Còn những khoản nợ nhỏ thì tự thương lượng với nhau, tránh mất uy tín và phiền phức thủ tục cho cả hai phía. “Cách giải quyết của hai trường hợp trên có thể nói là hiệu quả nhất hiện nay”, ông đánh giá.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại quảng ninh
BÀI TOÁN CỦA NGÂN HÀNG

Doanh nghiệp có tiền trả nợ, ngân hàng cũng xử lý được một khoản nợ xấu. Đó là một giải pháp vẹn cả đôi đường. Nhưng nhìn về dài hạn, ngân hàng phải đau đầu giải một bài toán rủi ro khác.

Theo ông Nguyễn Nam Sơn, Giám đốc Quỹ Đầu tư Vietnam Capital Partners (VCP), báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng sẽ giảm hoặc không còn nợ xấu nhưng các loại tài sản ở mục “tài sản khác” lại tăng lên. Hệ quả là mục “khoản phải thu khác” cũng tăng theo. Đến lúc này, áp lực xử lý khối tài sản kia được đặt ra.

Có 2 cách ngân hàng có thể áp dụng ngay. Nếu tài sản là bất động sản, ngân hàng có thể trưng dụng làm trụ sở. Nhưng nhìn chung, ngân hàng không có nhiều nhu cầu đối với loại này. Trong khi đó, số tài sản thế chấp không phải là ít và có nhiều loại.

Cách thứ hai là nhanh chóng bán lại số tài sản thế chấp. “Nhưng doanh nghiệp không bán được thì ngân hàng có bán được không?”, ông Sơn đặt vấn đề. Bởi lẽ, nếu bán được thì doanh nghiệp đã bán với giá tốt để có tiền trả nợ chứ không cần bán cho ngân hàng. “Các khoản nợ xấu chỉ là chuyền tay này qua tay kia”, ông nhận xét.

Áp lực phải bán lại số tài sản thế chấp này còn nằm ở quy định ngân hàng không được sở hữu quá 11% ở mỗi doanh nghiệp mà ngân hàng đầu tư. Nếu vì xử lý nợ xấu mà tỉ lệ sở hữu tăng lên thì vẫn được, nhưng ngân hàng bắt buộc phải có lộ trình giảm vốn. Sau khi gián tiếp sở hữu 50% cổ phần ở Bianfishco, SHB đã lên kế hoạch tái cấu trúc và niêm yết cổ phiếu Bianfishco cũng vì mục đích đó.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận ba đình Nhưng nếu ngân hàng chịu bán giá thấp và chấp nhận lỗ một phần thì cơ hội thu hồi vốn và giảm nợ vẫn còn. Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chính sách công, Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, việc này sẽ tạo ra thị trường mua bán tài sản giá rẻ, mang đến cơ hội cho cả ngân hàng lẫn giới đầu tư.

Đối với những khoản thế chấp tốt như ở Tienphong Bank, ngân hàng không phải quá lo lắng. Với gần 11% cổ phần EVE, Tienphong Bank có thể bán được giá tốt nhờ triển vọng dài hạn của công ty này. Everpia là một công ty hàng đầu trong ngành chăn ga gối đệm trung và cao cấp. Mặc dù kinh tế khó khăn, nhưng Công ty vẫn đạt tăng trưởng doanh thu hằng năm trên 35% trong giai đoạn 2009-2011 và hệ số lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) trên 21%/năm.

“Số cổ phần ở EVE có thể là để thanh lý khoản nợ không trả được mà cổ đông lớn đã vay ở TienPhong Bank”, một chuyên gia phân tích nhận xét.

dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại bắc giang Theo baomoi


[Read More...]


Đổi mới, tạo động lực để SCIC phát huy hiệu quả



Ngày 26/7/2010, Bộ Chính trị đã có Kết luận số 78-KL/TW về Đề án tiếp tục củng cố, phát huy vai trò của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Ngày 19/8/2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 1568/CT-TTg về việc triển khai Kết luận này. Bài viết đưa ra những kiến nghị nhằm tiếp tục đổi mới, tạo động lực để SCIC phát huy hiệu quả.

Những kết quả đáng ghi nhận

SCIC chính thức đi vào hoạt động từ năm 2006 theo Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Từ năm 2006-2011, SCIC đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại gần 1.000 doanh nghiệp (DN); thực hiện đánh giá, phân loại và tái cơ cấu vốn nhà nước tại DN thông qua bán vốn tại gần 520 DN, trong đó bán hết vốn tại 466 DN với giá trị sổ sách bán vốn khoảng 1.280 tỷ đồng. Số tiền thu về đạt khoảng 2.770 tỷ đồng, gấp 2,17 lần so với mệnh giá.

Tổng tài sản của SCIC tăng hơn 8 lần do tăng vốn chủ sở hữu và tập trung đôn đốc thu nợ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp DN trung ương; nguồn vốn chủ sở hữu tăng gần 6 lần do bổ sung vốn điều lệ và lợi nhuận tích lũy từ hoạt động đầu tư kinh doanh, thặng dự bán vốn. Lợi nhuận sau thuế năm 2010 đạt 2.282 tỷ đồng tăng trên 20 lần so với năm 2006. Tổng giá trị vốn nhà nước theo giá trị sổ sách do SCIC quản lý đã tăng trên 2 lần, từ khoảng 7.500 tỷ lên trên 15.000 tỷ đồng.


Tổng vốn đầu tư của SCIC đạt trên 6.000 tỷ đồng dưới nhiều hình thức như: mua cổ phiếu, trái phiếu của các DN; góp vốn thành lập DN mới; đầu tư tăng vốn tại các DN có lợi thế trong sản xuất kinh doanh với vai trò cổ đông nhà nước; đầu tư dự án trong các lĩnh vực như: năng lượng, cơ sở hạ tầng, công nghệ cao... SCIC đã hợp tác cùng Tập đoàn Điện lực (EVN) đầu tư các dự án điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh, Thác Bà, Hải Phòng và Quảng Ninh; đang xúc tiến phối hợp với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế để triển khai các dự án trọng điểm như Cảng hàng không quốc tế Long Thành... Không chỉ thực hiện tái cơ cấu phần vốn nhà nước tại DN, SCIC còn giúp đem lại các giá trị gia tăng cho DN thông qua việc giới thiệu các nhà đầu tư chiến lược, nâng cao năng lực quản trị, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, thông qua đó gia tăng giá trị của DN và phần vốn nhà nước tại DN.

Năm 2012, hoạt động của SCIC tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá trên nhiều lĩnh vực: lợi nhuận trước thuế đạt 4.582 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 3.974 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2011, dù có tới 96% nguồn thu của SCIC là từ gửi tiết kiệm (1.568 tỷ đồng) và cổ tức (2.151 tỷ đồng, trong đó cổ tức Vinamilk là 1.001 tỷ đồng, FPT Telecom 175 tỷ đồng, VinaRE –VNR- 61 tỷ đồng, Dược Hậu Giang - DHG 57 tỷ đồng, Bảo Minh-BMI - 46 tỷ đồng, FPT mẹ - 47 tỷ đồng). Ngoài ra, hoạt động bán vốn nhà nước của SCIC cũng thu về cho SCIC 170 tỷ đồng…


Đổi mới để hoạt động hiệu quả hơn nữa

Trong thời gian tới, SCIC đứng trước yêu cầu đẩy mạnh đổi mới và nâng cao năng lực quản trị thực tế để đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN, tham gia đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, huy động vốn, cung cấp các tư vấn tài chính, dịch vụ hỗ trợ khác; nâng cao hiệu quả vai trò là cổ đông năng động của DN có vốn đầu tư nhà nước, nhà đầu tư chiến lược của Chính phủ, nhà tư vấn tài chính chuyên nghiệp và thúc đẩy việc quản trịDN theo chuẩn mực quốc tế… Với tinh thần đó, cần đặc biệt chú ý những khía cạnh sau:

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, xây dựng hệ thống quy trình nghiệp vụ, tổ chức bộ máy và mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác trong nước và quốc tế, nâng cao trình độ cán bộ, nhất là làm rõ trách nhiệm của người đại diện sở hữu vốn nhà nước tại DN. Đặc biệt, cần nghiên cứu đổi mới tổ chức và chức năng SCIC theo lĩnh vực, nhóm ngành kinh tế-xã hội, nâng dần tính tập trung một đầu mối và tính chuyên nghiệp trong quản lý; cần bảo đảm sự công khai, minh bạch về tài chính trong quá trình thực hiện quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với vốn và tài sản nhà nước tại các DNNN; khẩn trương xác định các tiêu chí và thứ tự ưu tiên làm căn cứ để tổ chức và quản lý DNNN…

Thứ hai, hoạt động của SCIC không đơn thuần và chủ yếu chỉ là đầu tư kinh doanh vốn nhà nước vì mục tiêu lợi nhuận tại các DN mà SCIC phải là công cụ đắc lực thúc đẩy thực hiện việc thoái vốn đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính trước năm 2015 của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Đồng thời, SCIC phải là công cụ, kênh truyền vốn để Nhà nước chủ động trong việc điều tiết và ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng và thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và đầu tư của các DNNN, cũng như sử dụng vốn nhà nước nói riêng theo hướng tập trung hơn vào các ngành, lĩnh vực thật sự then chốt, trọng yếu của nền kinh tế; cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và quốc phòng, an ninh, các ngành, lĩnh vực công nghiệp độc quyền tự nhiên hoặc cung cấp hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và một số ngành công nghiệp nền tảng, công nghệ cao có sức lan tỏa lớn.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại thanh trì Thứ ba, SCIC cần chủ động và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng, phê duyệt và triển khai ngay các chương trình hành động và đề án tái cơ cấu theo lĩnh vực, ngành hoặc vùng lãnh thổ thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước được giao; Đổi mới, phát triển và tiến tới áp dụng đầy đủ khung quản trị hiện đại theo thông lệ tốt của kinh tế thị trường với các DNNN; Thực hiện nghiêm pháp luật, kỷ cương hành chính nhà nước và kỷ luật thị trường, đổi mới hệ thống đòn bẩy khuyến khích bảo đảm DNNN hoạt động theo cơ chế thị trường và cạnh tranh bình đẳng như các DN thuộc các thành phần kinh tế khác và phù hợp cam kết hội nhập, tôn trọng, vận dụng đầy đủ, đúng đắn các quy luật, nguyên tắc của kinh tế thị trường, xem nhu cầu thị trường, cơ chế thị trường và hiệu quả, lợi ích là căn cứ chính để quyết định việc phân bổ các nguồn lực cho phát triển...

Trong quá trình tái cơ cấu và quản lý DNNN “hậu tái cơ cấu”, nâng cao vai trò và năng lực, trách nhiệm của của người đại diện SCIC là nhằm vừa bảo đảm an toàn vốn nhà nước, vừa không cản trở quá trình kinh doanh thị trường của DN. Điều này chỉ có thể đạt được khi dựa trên cơ sở tôn trọng, vận dụng đầy đủ, đúng đắn các quy luật, nguyên tắc của kinh tế thị trường và tuân thủ pháp luật; tách bạch chức năng chức năng quản lý nhà nước với chức năng chủ sở hữu; Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách về thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với DNNN, đặc biệt là quản lý đầu tư, tài chính, cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát và các quy định về cổ phần hóa, sắp xếp, đổi mới DNNN... Đồng thời, để bảo đảm các DNNN và chủ thể tham gia các quan hệ thị trường tuân thủ “luật chơi” đã đề ra, cần hoàn thiện căn bản hệ thống công cụ và cơ chế giám sát, chế tài phân định rõ thẩm quyền, nghĩa vụ của từng cấp từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, của SCIC trong thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và phần vốn Nhà nước đầu tư vào DN khác.
dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại quận cầu giấy Theo tapchitaichinh
[Read More...]


Bồi dưỡng nâng cao trình độ kế toán doanh nghiệp ở cục thuế Phú Thọ



Trong các ngày từ 1 đến 3/8/2013, tại TP. Việt Trì, Cục Thuế Phú Thọ đã mở lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ kế toán doanh nghiệp cho cán bộ, công chức chuyên trách.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng
Lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ kế toán doanh nghiệp cho cán bộ, công chức chuyên trách. Nguồn: tapchithue.com.vn

Tham gia lớp bồi dưỡng có 120 lãnh đạo và cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý nợ thuế và một số chức năng liên quan khác.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận ba đình
Trong thời gian này, các cán bộ, công chức sẽ được nghiên cứu 6 chuyên đề gồm: Những vấn đề cơ bản về kế toán; những văn bản pháp quy về kế toán; kế toán tài chính trong các doanh nghiệp; thực hành kế toán tài chính theo chế độ kế toán hiện hành; đánh giá tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh và thái độ của cán bộ thuế đối với những loại hình doanh nghiệp; phương pháp kiểm tra tài liệu kế toán của cán bộ thuế.

Lớp bồi dưỡng sẽ giúp cho cán bộ, công chức thuế nắm vững hơn nữa những nội dung cơ bản về kế toán doanh nghiệp, từ đó vận dụng hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, đáp ứng yêu cầu của quản lý thuế theo rủi ro hiện nay.
  dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại bắc giang
Theo tapchitaichinh

[Read More...]


Trong tháng 8 có 12,63 tỉ USD vốn FDI vào Việt Nam



Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2013 tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 12,63 tỉ USD, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2012.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20-8-2013 cả nước có 769 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Tổng số vốn đăng ký của các dự án là 7,405 tỉ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2012. Trong 8 tháng, có 297 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,22 tỉ USD, tăng 31,7% so với cùng kỳ năm 2012.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nguyễn chính thanh đống đa Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2013 tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 12,63 tỉ USD, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2012.

Trong 8 tháng đầu năm 2013 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 370 dự án đầu tư đăng ký mới. Tổng số vốn cấp mới và tăng thêm của lĩnh vực này là 10,817 tỉ USD, chiếm 85,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 588,11 triệu USD, chiếm 4,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ với 96 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 334,66 triệu USD.

Nhật Bản tiếp tục giữ vị trí “quán quân” với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,35 tỉ USD, chiếm 34,5% tổng vốn đầu tư đăng ký tại Việt Nam. Singapore đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,78 tỉ USD, chiếm 29,9% tổng vốn đầu tư; Liên bang Nga đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,018 tỉ USD, chiếm 8,1% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Trong 8 tháng năm 2013, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 7,560 tỉ USD, tăng 3,8% với cùng kỳ năm 2012.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại thanh trì Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) trong 8 tháng đầu năm 2013 tiếp tục có mức tăng trưởng ấn tượng. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu của khu vực này đạt hơn 56 tỉ USD, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm 66,1% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt trên 51,2 tỉ USD, tăng 26% so với cùng kỳ 2012 và chiếm 60,42% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Cùng với việc xuất khẩu tăng mạnh, kim ngạch nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài 8 tháng năm 2013 cũng tăng khá cao, với kim ngạch đạt 48,292 tỉ USD, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm 56,55% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2013, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 7,81 tỉ USD, trong khi cả nước nhập siêu 577 triệu USD.
dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại hải phòng Theo baohaiquan


[Read More...]


Vướng mắc trong xử lý tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính



Công ty TNHH Thương phẩm Atlantic Việt Nam (Lầu 8, số 77 Hoàng Văn Thái, phường Tân Phú, Q.7, TP. Hồ Chí Minh) vừa có công văn số 245/CV-ACOM/2013 ngày 14/08/2013 gửi Tổng cục Hải quan về việc vướng mắc xử phạt vi phạm hành chính hành vi không nộp hồ sơ thanh khoản, hoàn thuế đúng thời hạn quy định.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng
Trong văn bản số 5035/TCHQ-PC ngày 26/08/2013 để giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

Theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 132 Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính thì thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản là 45 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ khai nhập khẩu đề nghị hoàn thuế, không thu thuế hoặc kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu. Quá thời hạn nêu trên mà người nộp thuế chưa nộp hồ sơ thanh khoản thì bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận long biên Hành vi chậm nộp hồ sơ thanh khoản bị xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định 97/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 18/2009/NĐ-CP ngày 18/02/2009)

Việc xử phạt sẽ căn cứ hồ sơ vụ việc cụ thể, thời điểm thực hiện hành vi vi phạm, tình tiết tăng năng, giảm nhẹ để xác định mức phạt.

Hiện nay, vụ việc đang được Chi cục Hải quan Đà Lạt - Cục Hải quan Đắc Lắc xem xét giải quyết. Do đó, đề nghị Công ty liên hệ với đơn vị trên để được giải quyết theo thẩm quyền.
dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại hải dương Theo tapchitaichinh


[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page