Nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ chủ sở hữu, góp phần đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước



Thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo toàn, phát huy hiệu quả nguồn lực nhà nước tại doanh nghiệp (DN). Đặc biệt, trong bối cảnh Đề án tái cơ cấu DNNN đang bước vào chặng nước rút thì việc thực hiện tốt vấn đề trên còn là động lực quan trọng để chúng ta hoàn thành kế hoạch đặt ra…

Thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo toàn, phát huy hiệu quả nguồn lực nhà nước.

Đổi mới chính sách quy định trách nhiệm, nghĩa vụ chủ sở hữu

Kể từ khi Luật DN 2005 đi vào cuộc sống đến năm 2012, cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu của Nhà nước đối với tài sản đầu tư vào kinh doanh tại DN vẫn chưa tách bạch rõ ràng giữa quản lý của chủ sở hữu với quản lý Nhà nước với tư cách là cơ quan công quyền quản lý chung đối với các loại hình DN. Các tập đoàn kinh tế nhà nước, chưa có một đầu mối thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước. Tình trạng các bộ, ngành và địa phương được giao làm chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại DN là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của DN.

Bên cạnh đó, cơ chế công khai thông tin trong DNNN còn mang tính hình thức, chưa được tuân thủ nghiêm. Việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho DNNN là cần thiết, nhưng cơ chế về kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán còn chưa tương xứng, kém hiệu quả. Công tác giám sát, kiểm tra hoạt động của các DNNN còn bị phân tán cho các bộ quản lý ngành, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ... dẫn đến không có một cơ quan nào có đầy đủ quyền và chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động của các DNNN.

Ngoài ra, trong giai đoạn chuyển đổi từ hoạt động theo Luật DNNN 2003 sang hoạt động theo Luật DN 2005 đã bộc lộ lỗ hổng pháp lý điều chỉnh việc quản lý và sử dụng tài sản nhà nước trong các DNNN. Các công ty nhà nước chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên đã không còn chịu sự điều chỉnh của Luật DNNN, nhưng lại chưa có văn bản thay thế kịp thời, dẫn đến lúng túng trong việc thực hiện.

Để giải quyết những tồn tại này, ngày 15/11/2012 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2012/NĐ-CP về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn nhà nước đầu tư vào DN. Nghị định đã quy định rõ hơn việc phân công, phân cấp cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh, bộ tổng hợp, hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty, người đại diện phần vốn nhà nước; thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước theo 3 nhóm DN. Cụ thể, Chính phủ có trách nhiệm ban hành các quy định tạo khung pháp lý thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước, gồm quy định về: thành lập và tổ chức lại công ty; bổ nhiệm các chức danh quản lý; quy chế quản lý tài chính; quy định chế độ tuyển dụng, tiền lương; quy định thực hiện các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu của nền kinh tế; quy định chế độ giám sát, kiểm tra, thanh tra; quy định tiêu chí đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất - kinh doanh...

Thủ tướng Chính phủ trực tiếp thực hiện 4 quyền quan trọng của chủ sở hữu, chủ yếu liên quan đến những quyết sách mang tính chiến lược phát triển dài hạn trong hoạt động của DN gồm: quyết định thành lập, tổ chức lại; mức vốn điều lệ và thay đổi vốn điều lệ; bổ nhiệm nhân sự; phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất và kế hoạch đầu tư 5 năm…

Bộ quản lý ngành là cấp trên trực tiếp của chủ sở hữu tại tập đoàn, tổng công ty nhà nước đặc biệt quan trọng; thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ theo 2 nhóm quyền, trách nhiệm được phân công gồm: trình Chính phủ về điều lệ; đề nghị hoặc thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với 4 nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ; trực tiếp thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ còn lại (bổ nhiệm kiểm soát viên chuyên ngành; phê duyệt chủ trương góp vốn, vay, cho vay, mua bán tài sản; quyết định lương; danh mục đầu tư nhóm A và B...). Đối với DN và phần vốn nhà nước thuộc bộ quản lý, bộ thực hiện đầy đủ các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu. UBND cấp tỉnh được phân cấp thực hiện đầy đủ các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với DNNN và phần vốn nhà nước tại DN được giao quản lý.

 Yêu cầu hiện nay là phải xác định đúng vị trí, chỗ đứng của DNNN trong nền kinh tế xã hội Việt Nam. Nhà nước phải chủ động điều chỉnh, sắp xếp lại cơ cấu DNNN, bao gồm cơ cấu số lượng, cơ cấu quy mô, cơ cấu loại hình pháp lý, cơ cấu sở hữu, cơ cấu ngành nghề… tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt nhất của nền kinh tế.
Hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty là chủ sở hữu trực tiếp tại công ty, thực hiện 2 nhóm quyền, trách nhiệm được phân công gồm: trực tiếp triển khai thực hiện các nội dung đã được chủ sở hữu quyết định hoặc phê duyệt; trực tiếp thực hiện một số quyền theo phân cấp. Ngoài ra, Nghị định đã bổ sung các quy định về trách nhiệm của bộ quản lý ngành, bộ tổng hợp trong việc tổ chức thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra và đánh giá hiệu quả hoạt động của các DNNN, sử dụng vốn nhà nước tại DN.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau hơn một năm thực hiện Nghị định 99/2012/NĐ-CP, kết quả ban đầu cho thấy, từ Chính phủ đến các địa phương, bộ, ngành và các tập đoàn, tổng công ty đều có nhiều chuyển biến tích cực. Điểm nổi bật là các ngành, địa phương cũng như các tập đoàn, tổng công ty bước đầu đã tập trung công tác quán triệt triển khai thực hiện các quy định, hoàn thiện các quy chế phân công thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao. Với những quy định chi tiết tại Nghị định đã giúp cho các cơ quan chủ sở hữu và DNNN nhận thức được đầy đủ hơn về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong quá trình quản lý DN; tăng cường trách nhiệm kiểm tra, giám sát của các cơ quan chủ sở hữu.

Đặc biệt, trong năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 61/2013/NĐ-CP về ban hành quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với DN do Nhà nước làm chủ sở hữu và DN có vốn nhà nước; Nghị định số 71/2013/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào DN và quản lý tài chính đối với DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ…

Cùng với đó, Chính phủ đã ký ban hành 8 Nghị định về Điều lệ tổ chức hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; Ban hành các Nghị định quy định về lao động, tiền lương như: Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lao động và tiền lương; Nghị đinh 50/2013/NĐ-CP về quản lý lao động tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm trong công ty TNHH một thành viên; Nghị định 51/2013/ NĐ-CP quy định về chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với thành viên hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty, kiểm soát viên, tổng giám đốc hoặc giám đốc, phó tổng giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.

Đề xuất một số giải pháp

Với sự quyết tâm vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành, đặc biệt là việc ban hành các văn bản pháp lý đã góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách về DNNN, xác định rõ quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước, từ đó định hướng cho hoạt động quản lý, giám sát chủ sở hữu đối với DNNN. Tuy nhiên, vẫn còn những vướng mắc do một số cơ chế chính sách chưa được hoàn thiện và ban hành kịp thời như: Nghị quyết của Chính phủ về đẩy mạnh thoái vốn nhà nước tại DN giai đoạn 2013-2015; Thông tư hướng dẫn Nghị định 49/2013/ NĐ-CP về lao động tiền lương; quy định về trích lập, chi trả quỹ tiền lương, tiền thưởng, thù lao và đánh giá việc xếp hạng đối với kiểm soát viên; nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động của DNNN một cách toàn diện; quy chế hoạt động của người đại diện…

Ngoài ra, việc phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN còn nhiều khó khăn do nguồn lực đầu tư phát triển của một số địa phương, bộ, ngành còn hạn chế. Việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo của các DN không kịp thời, còn thiếu các chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý, kiểm soát viên tại DNNN...

Để nâng cao việc thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước tại DNNN, trong thời gian tới, cần tập trung vào một số vấn đề sau:

Một là, quản lý của chủ sở hữu nhà nước phải được coi là một hình thức quản lý đầu tư công. Do vai trò, phạm vi của DNNN mang đủ các đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội nêu trên, việc quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN sẽ có những đặc thù riêng khác với các DN thuộc thành phần kinh tế khác. Theo quy định của pháp luật, vốn và tài sản của Nhà nước đầu tư vào DN là thuộc sở hữu toàn dân. Nhà nước là người đại diện thực hiện quyền chủ sở hữu đối với số vốn và tài sản này, thực hiện việc quản lý và sử dụng theo mục tiêu và nhiệm vụ của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu và lợi ích chung của quốc gia và xã hội. Xét trên giác độ đó, hành động đầu tư này mang bản chất của đầu tư công, do đó đòi hỏi hoạt động quản lý, giám sát vốn và tài sản nhà nước đầu tư tại các DN cũng phải là quản lý đầu tư công, giám sát công.

Trong khi đó, đối với DN thuộc sở hữu tư nhân, vốn và tài sản đầu tư vào DN thuộc sở hữu trực tiếp của người đầu tư, hoàn toàn mang tính chất đầu tư vì lợi ích kinh tế của tư nhân. Quyền chủ động của DNNN trong thực tế sẽ không ngang bằng được như đối với DN thuộc khu vực tư nhân. Trong điều kiện của cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay, khi thiết kế xây dựng các quy định pháp lý về quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN, cần cố gắng đảm bảo quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh của DN ở chừng mực đủ để có thể phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời chú trọng xây dựng cơ chế can thiệp của Nhà nước hợp lý cả về nội dung quản lý, phương thức can thiệp và sự giám sát có tính đặc biệt.

Hai là, quản lý của chủ sở hữu nhà nước có sự phân biệt đối với từng loại DN. Căn cứ vào tiêu chí là DN hoạt động cạnh tranh, DN công ích hay DN độc quyền để thiết lập phương thức quản lý khác nhau. Các DN hoạt động kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực cạnh tranh có quyền tự chủ cao hơn các DN không hoạt động trong lĩnh vực cạnh tranh hoặc các DN hoạt động công ích, DN độc quyền.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa Ba là, quản lý của chủ sở hữu nhà nước phải gắn liền với quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN. Thể chế kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đòi hỏi thay đổi và điều chỉnh lại vị trí của kinh tế nhà nước, vai trò của DNNN và quan hệ giữa Nhà nước với DNNN. Cơ chế thị trường tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng giữa các DN, giữa các thành phần kinh tế, dẫn đến xu thế thu hẹp khu vực kinh tế nhà nước đang khá lớn. Vì thế, yêu cầu hiện nay là phải xác định đúng vị trí, chỗ đứng của DNNN trong nền kinh tế xã hội Việt Nam. Nhà nước phải chủ động điều chỉnh, sắp xếp lại cơ cấu DNNN, bao gồm cơ cấu số lượng, cơ cấu quy mô, cơ cấu loại hình pháp lý, cơ cấu sở hữu, cơ cấu ngành nghề… tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt nhất của nền kinh tế; thu hẹp tối đa số DN thuộc diện Nhà nước đầu tư 100% vốn, đồng thời chuyển các DN này sang vận hành theo mô hình quản trị hiện đại, minh bạch.

Bên cạnh đó, để góp phần đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, trước mắt cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện, ban hành một số văn bản pháp lý về sắp xếp, đổi mới, giám sát, đánh giá DNNN, bao gồm: Nghị quyết của Chính phủ về đẩy mạnh thoái vốn nhà nước tại DN năm 2013-2015; Quy chế hoạt động của người đại diện; Nghị định về giám sát, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch, chiến lược của DNNN; Nghị định hướng dẫn công tác bổ nhiệm, đánh giá cán bộ quản lý, người đại diện phần vốn nhà nước tại DNNN; văn bản hướng dẫn trích lập, chi trả quỹ tiền lương, tiền thưởng, thù lao và đánh giá xếp loại đối với Kiểm soát viên.

Thứ hai, nghiên cứu, khai thác các chương trình đào tạo đối với đội ngũ cán bộ quản lý của DNNN sau chuyển đổi, kiểm soát viên tại công ty TNHH một thành viên; đào tạo về chính sách lao động tiền lương tại DNNN.

Thứ ba, đối với các cơ quan chủ sở hữu ở cấp bộ, địa phương cần tiếp tục hoàn thiện bộ máy, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước theo hướng phân định rõ đầu mối, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận/đơn vị liên quan. Khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ về bổ nhiệm kiểm soát viên, phê duyệt danh mục dự án đầu tư nhóm A,B hàng năm cho các công ty TNHH một thành viên do mình quản lý; thực hiện giám sát chặt chẽ hoạt động và tình hình tài chính và đầu tư tài chính của các DNNN; nâng cao chất lượng nguời đại diện vốn nhà nước, đảm bảo hiệu quả giám sát, quản lý vốn nhà nước đầu tư tại DN.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận thủ đức Thứ tư, các tập đoàn, tổng công ty, công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu đẩy mạnh thực hiện sắp xếp, tái cơ cấu, thoái vốn đầu tư ngoài ngành; đồng thời chủ động triển khai các quyền, nghĩa vụ trong phạm vi thẩm quyền; thực hiện nghiêm túc, chính xác chế độ báo cáo bộ quản lý ngành và các bộ tổng hợp về tình hình hoạt động của DN để phục vụ công tác giám sát, kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN.

Tài liệu tham khảo:

1. Bộ Tài chính - Tình hình triển khai Đề án tái cơ cấu DNNN;

2. Luật DN 2005; Nghị định 99/2012/NĐ-CP;

3. Văn phòng Chính phủ - Kỷ yếu Hội nghị triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu DNNN;

4. Quyết liệt tái cơ cấu DNNN và các ngân hàng thương mại - Chủ đề số 12/2012/ Tạp chí Tài chính;

5. Tái cơ cấu DNNN: Quyết tâm trong chặng nước rút – Tạp chí Tài chính số 1/2014.
dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại huyện đông anh Theo TCTC


[Read More...]


Hướng dẫn sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên thực hiện cải cách tiền lương



Bộ Tài chính vừa mới ban hành Công văn số 2743/BTC-NSNN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên theo Quyết định số 1792/QĐ-TTg để thực hiện cải cách tiền lương năm 2013.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng Thực hiện Quyết định cố 1792/QĐ-TTg nêu trên và Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 24/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2013, Bộ Tài chính đã có Công văn số 11276/BTC-NSNN ngày 23/8/2013 hướng dẫn các địa phương sử dụng các nguồn lực tài chính để bù giảm thu ngân sách địa phương năm 2013 như: “… tiết kiệm 10% chi thường xuyên tăng thêm đang giữ lại ở các cấp ngân sách theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Quyết định cố 1792/QĐ-TTg ngày 30/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 (sau khi bố trí chi cải cách tiền lương và thực hiện các chính sách an sinh xã hội)…”.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận đống đa Vì vậy, để chủ động dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương, Bộ Tài chính đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Tài chính và các cơ quan liên quan khi tổng hợp nhu cầu, nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2013 cần tổng hợp nguồn tiết kiệm 10% quy định tại Khoản 4 Điều 4 Quyết định số 1792/QĐ-TTg vào nguồn ngân sách địa phương để thực hiện cải cách tiền lương.

Trường hợp nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư, đề nghị các địa phương sử dụng nguồn tiết kiệm này để bù đắp phần giảm thu ngân sách địa phường so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao năm 2013 (nếu có), phần còn lại các địa phương dành để thực hiện các chính sách an sinh xã hội của địa phương (chính sách an sinh xã hội do địa phương ban hành và phần ngân sách địa phương đảm bảo các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành) theo đúng Quyết định số 1792/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại hải phòng Theo TCTC
[Read More...]


Giới bất động sản ồ ạt bán tháo dự án để trả nợ




Thị trường vẫn khủng hoảng thừa nên doanh nghiệp muốn bán tháo dự án lúc này cũng không dễ dàng.

Phối cảnh dự án Water Garden (quận Thủ Đức) vừa được Công ty PPI chuyển nhượng cho Công ty Đất Xanh.

Ngày 23/4 Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng và Bất động sản Thái Bình Dương (PPI) thông báo hoàn tất việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất dự án Water Garden (quận Thủ Đức) cho Công ty Đất Xanh. Giá trị thương vụ chưa được tiết lộ, tuy nhiên theo kế hoạch PPI báo cáo cổ đông giữa tháng 4, mức đầu tư dự án này ước tính khoảng 90 tỷ đồng.

Tổng giám đốc Công ty PPI Phạm Đức Tấn cho biết đến 31/12/2013, nợ phải trả của PPI lên đến hơn 511 tỷ đồng. Để xử lý giảm 40-50% nợ trong năm nay, công ty sẽ chuyển nhượng nguyên trạng toàn bộ dự án PPI Tower trị giá 51 tỷ đồng cho Công ty Tài chính TNHH Cao su Việt Nam. Doanh nghiệp cũng bán toàn bộ dự án Water Garden với mục tiêu trả nợ ngân hàng Sacombank và giải quyết một phần các khoản nợ khác.

Công ty Vạn Phát Hưng mới đây cũng lên kế hoạch chuyển nhượng một phần đất dự án Nhơn Đức (30 hecta) cho hai trường đại học để giảm áp lực tài chính. Thương vụ đã thỏa thuận nhiều lần, kéo dài hơn một năm và dự kiến hoàn tất trong năm 2014.

Chủ tịch HĐQT Công ty Vạn Phát Hưng - ông Võ Anh Tuấn cho biết nếu chuyển nhượng thành công 30 hecta đất dự án Nhơn Đức cho đối tác, doanh nghiệp sẽ dùng một phần nguồn thu này để tái cơ cấu lại nguồn vốn công ty, giảm bớt tỷ lệ nợ vay.

Trường hợp của Công ty Intresco tuy đã ký hợp đồng bán dự án Intresco Tower (quận Phú Nhuận) nhưng doanh nghiệp vẫn phải hồi hộp chờ đối tác trả tiền đợt 2 (180 tỷ đồng) vào kỳ hẹn trước ngày 30/4 tới. Hiện thương vụ này chỉ vừa thực hiện đến giai đoạn đối tác đặt tiền cọc dự án.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại tphcm CEO Intresco, Trương Minh Thuận cho biết, có rất nhiều dự án bất động sản của doanh nghiệp rao bán từng phần hoặc đang kêu gọi đầu tư đều chưa thể tìm được đầu ra. Hiện Intresco vẫn còn vốn đầu tư vào 8 đơn vị, trong đó có một công ty con với tổng số vốn đầu tư là 186,05 tỷ đồng. Năm 2014 công ty tiếp tục chào bán các khoản đầu tư tại các đơn vị liên kết.

CEO Intresco bộc bạch, 3 năm qua ông thấm thía tình cảnh khủng hoảng thừa trên thị trường địa ốc. "Lượng dự án rao bán ê hề nhưng đối tác có sẵn tiền để mua rất ít. Chúng tôi thậm chí chấp nhận bán lỗ nhưng đàm phán mãi mà không tìm được đầu ra", ông Thuận nói.

Phó tổng giám đốc một công ty phát triển bất động sản cao cấp tại quận 7, TP.HCM chia sẻ: "Không chỉ có những dự án bán toàn bộ hoặc từng phần gặp trục trặc khi tìm đầu ra, ngay cả việc hợp tác đầu tư cũng mất rất nhiều thời gian tìm hiểu, đàm phán. Nguyên nhân là do thị trường thừa mứa nguồn cung".

Chuyên gia này cho hay, vì đối tác có quá nhiều sự lựa chọn trong khi chủ đầu tư rơi vào tình cảnh cấp bách buộc phải bán nên các thương vụ thường bị vướng ở khâu đàm phán giá cả và phương thức thanh toán. Các quỹ đầu tư, những tập đoàn lớn khi đàm phán mua dự án chỉ trả những mức giá thấp hoặc trì hoãn thanh toán tiền một lần. Có những đối tác đi săn dự án đã qua đến vòng đàm phán thứ tư nhưng vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng, thời gian chờ kéo dài tối thiểu 12-18 tháng.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hoàng mai Chuyên viên tư vấn Công ty tư vấn kinh doanh hội nhập toàn cầu (GIBC) Huỳnh Phước Nghĩa phân tích, số lượng dự án bất động sản xếp hàng chào bán để thu hồi vốn trên thị trường đang có xu hướng tăng mạnh trong năm 2014. "Do chỉ thừa hàng thải chứ không nhiều hàng ngon nên bên bán sốt ruột, bên mua chần chừ. Đây là bài toán nan giải khi rất nhiều chủ đầu tư bế tắc trong khâu đàm phán đầu ra", ông Nghĩa nhận xét.

Theo chuyên gia này, việc chào bán toàn bộ hoặc từng phần các dự án có thành công hay không nằm ở khả năng chịu lỗ và chiến lược riêng của doanh nghiệp. Với những chủ đầu tư sẵn sàng bán tháo với tỷ lệ chịu lỗ sâu và kiên quyết đẩy hàng đi để tìm cơ hội mới thì vẫn nắm được cơ hội. Song, nếu bên bán không chấp nhận cắt lỗ mạnh tay vì nhiều lý do thì ngay cả đàm phán lần đầu cũng không có.

Ông Nghĩa đánh giá, dữ liệu từ nhóm khách hàng tổ chức GIBC đã tiếp cận trong 3 năm qua, các quỹ đầu tư, đối tác trong và ngoài nước vẫn chưa tỏ ra thật sự mặn mà đầu tư vào các dự án bất động sản cũ. Họ chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu, khảo sát và thận trọng với các dự án bị đình trệ quá lâu hoặc dở dang nhưng phức tạp về pháp lý. "Có thể vấn đề pháp lý cũng là lý do khiến những thương vụ thành công vẫn còn ít. Hầu như các dòng vốn chảy vào bất động sản đều tập trung ở những dự án mới, pháp lý an toàn hoặc có giá trị thương mại, dịch vụ cao", ông nói.
dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại thanh xuân Theo TCTC


[Read More...]


Triển khai gói tín dụng 10.000 tỷ đồng trong lĩnh vực thủy sản



Trong cuộc họp báo thường kỳ tháng 4, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế thuộc Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong thời gian tới tập trung triển khai gói tín dụng 10.000 tỷ đồng trong lĩnh vực thủy sản.
Gói tín dụng này sẽ dành cho doanh nghiệp ngư dân vay vốn phục vụ đóng mới tàu vỏ sắt.

dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại hải dương
Theo đó, nguồn vốn của gói tín dụng này sẽ dành cho doanh nghiệp ngư dân vay vốn phục vụ đóng mới tàu vỏ sắt, cải hoán nâng cấp tàu cũ để vươn khơi bám biển. Việc đầu tư tín dụng được xác định theo hướng liên kết chuỗi giá trị từ khâu khai thác, nuôi trồng đến khâu chế biến, tiêu thụ, bám sát đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013.

Gói tín dụng trên sẽ được áp mức lãi suất ưu đãi 5%/năm với thời hạn cho vay tối đa có thể lên tới 10 năm.

Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cũng xây dựng gói tín dụng quy mô tới 12.000 tỷ đồng phục vụ cho nhu cầu vay vốn tái canh cây cà phê tại Tây Nguyên với lãi suất ưu đãi. ngoài ra, để tháo gỡ, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc xây dựng và phê duyệt đề án quy hoạch tái canh cà phê, làm cơ sở cho vay của ngành ngân hàng.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên Tại chuyến công tác Tây Nguyên vừa qua, Thống đốc Nguyễn Văn Bình tuyên bố đã sẵn sàng nguồn vốn cho chương trình trên, dự kiến sẽ áp lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên, việc giải ngân đang gặp một số vướng mắc. Để tháo gỡ, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc xây dựng và phê duyệt đề án quy hoạch tái canh cà phê, làm cơ sở cho vay của ngành ngân hàng.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận long biên Theo TCTC


[Read More...]


Quy định điều kiện vay gói 30.000 tỷ đồng: sửa mà vẫn rối!



Các doanh nghiệp bất động sản cho rằng các quy định về cho vay gói 30.000 tỷ đồng vẫn còn rối rắm khiến cho tốc độ giải ngân không thể đẩy nhanh được sau khi Bộ Xây dựng tuần qua kiến nghị Chính phủ mở rộng đối tượng cho vay đối với một số dự án nhà ở thương mại.

Dự án Ehome 4 - Bắc Sài Gòn tại tỉnh Bình Dương của Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long hiện bán rất chậm vì còn vướng mắc điều kiện mua nhà ở xã hội.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam trong đề xuất này đã kiến nghị mở rộng đối tượng vay vốn đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân mua nhà ở thương mại riêng lẻ có giá rẻ.

Theo ông Nam, điều kiện cho vay cần mở rộng là những hợp đồng có giá trị cả nhà và đất không quá 1,05 tỷ đồng thay vì khống chế về đơn giá và diện tích như hiện nay.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định Thực chất, đề xuất trên không mới khi ý tưởng này đã được manh nha trong một buổi đối thoại mới đây giữa doanh nghiệp bất động sản với chính quyền TP. Hồ Chí Minh. Tại đây, bà Lê Thị Giàu, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Tấn Hưng, cho biết công ty này đã chào bán hơn 600 căn hộ và phần lớn trong số này đã được người mua đăng ký, tuy nhiên họ phải vay vốn ngân hàng với lãi suất thương mại.

Theo bà Giàu, vì mỗi căn hộ rộng 84m² nên không đáp ứng được yêu cầu của gói 30.000 tỷ đồng là diện tích căn hộ không vượt quá 70m². Tuy nhiên, đơn giá mỗi căn hộ bình quân là 11,2 triệu đồng/m² nên giá bán mỗi căn chỉ dưới 1 tỷ đồng. Do đó, để đáp ứng điều kiện của gói tín dụng trên, công ty sẵn sàng tặng người mua 14m², chỉ bán 70m² còn lại.

Trao đổi qua điện thoại, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, ví von việc làm trên giống như doanh nghiệp đang “gọt chân cho vừa giày”.

“Thay vì bắt căn hộ phải đáp ứng cả hai điều kiện về diện tích và đơn giá thì chỉ cần qui định một điều kiện duy nhất là tổng giá bán dưới 1,05 tỷ đồng. Nếu qui định này đưa vào hiện thực thì doanh nghiệp rất mừng tuy rằng đã muộn vì lẽ ra, điều này phải có từ tháng 7,8 năm trước”, ông Đực nói thêm.

Tuy nhiên, ông Đực cho rằng, việc nới điều kiện cho vay gói 30.000 tỷ theo hướng trên cũng chỉ giải quyết được một phần nhỏ nhu cầu thực tế của người dân. Điều quan trọng hơn là cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát triển căn hộ nhỏ (40-45m²) thì mới hi vọng giải quyết được nhiều nhà ở cho người dân nghèo. Theo ông Đực, hiện TP. Hồ Chí Minh vẫn đang hạn chế căn hộ nhỏ vì lý do áp lực gia tăng dân số.

Còn ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh cho rằng, đề xuất mới của ngành xây dựng chỉ phù hợp với những sản phẩm nhà ở tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và các đô thị lớn nhưng sẽ gặp nhiều bất cập khi áp dụng với nhà ở tại các đô thị nhỏ ở các tỷnh.

Ông Châu giải thích, tại các tỷnh miền Tây, người dân có thể mua được căn hộ cao cấp, thậm chí cả biệt thự với số tiền 1,05 tỷ đồng. "Những người mua được nhà cao cấp, biệt thự để ở thì đâu phải là người nghèo, mà mục đích gói 30.000 tỷ là phục vụ cho những người thu nhập thấp. Như vậy, sẽ có bất cập trong việc xác định đối tượng thụ hưởng gói tín dụng này", ông Châu cho biết thêm.

dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại thái bình Do đó, ông Châu đề nghị điều kiện mà Bộ Xây dựng đưa ra cần nói rõ các khu vực được áp dụng.

Trong khi đó, ông Nguyễn Vĩnh Trân, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long ủng hộ đề xuất trên nhưng lại cho rằng, việc nới rộng điều kiện như vậy là chưa đủ đáp ứng nhu cầu thực tế.

Ông Trân cho biết, dự án Ehome 4 - Bắc Sài Gòn tại tỷnh Bình Dương của công ty này đã hoàn thành được hai block và đang chào bán. Tuy dự án đã đáp ứng các điều kiện của gói 30.000 tỷ đồng, giá bán cũng phải chăng, vị trí thuận lợi nhưng lại rất ít người mua.

Ông Trân giải thích, theo qui định hiện nay, khách hàng phải có hộ khẩu tại Bình Dương mới được mua sản phẩm nhà ở xã hội của dự án này; trong khi đó, phần đông những người có nhu cầu mua nhà tại đây lại là người dân ở các vùng ngoại thành TP. Hồ Chí Minh hoặc công nhân các tỷnh làm việc tại các khu công nghiệp của Bình Dương.

Do đó, ông Trân đề nghị Bộ Xây dựng nên đề xuất thêm qui định, không nhất thiết phải có hộ khẩu tại nơi đặt dự án mà chỉ cần điều kiện khách hàng chưa từng sở hữu nhà ở.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận ba đình Theo TCTC


[Read More...]


Liệu vốn ngoại có tiếp tục chảy vào Việt Nam?



Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã có sự khởi đầu vững chắc trong năm 2014, là một trong những TTCK có mức tăng cao nhất thế giới tính từ đầu năm. Dòng vốn ngoại vẫn tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam sau khi tổng số mã giao dịch cấp cho khách hàng cá nhân và tổ chức nước ngoài đạt kỷ lục trong năm qua.

Các nhà đầu tư nước ngoài dường như yên tâm khi đầu tư vào Việt Nam, nhưng những cú sốc bên ngoài có thể tác động đến TTCK Việt Nam.

Dù nhà đầu tư nước ngoài chỉ là một bộ phận nhỏ của thị trường xét về quy mô, nhưng ảnh hưởng thường đáng kể. Họ xem chứng khoán Việt Nam là một trong những cơ hội tốt nhất trong năm 2014.

Những điểm hấp dẫn

Việc thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) sẽ hỗ trợ nền kinh tế đạt được tăng trưởng tín dụng cao hơn, và do đó, GDP sẽ cao hơn, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài. Họ tin rằng, Chính phủ Việt Nam sẽ hành động dứt khoát trong việc xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng.

Khả năng Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết là một yếu tố quan trọng khác. Nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, Việt Nam là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định thương mại này. Bên cạnh đó, kinh tế ổn định và tăng trưởng (với lạm phát thấp, lãi suất thấp) là những lý do khác thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nhìn chung, hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài đều đồng ý rằng, báo chí thế giới đã dành sự quan tâm đặc biệt tích cực cho Việt Nam, và điều này cũng khiến các nhà đầu tư bên ngoài chú ý hơn đến Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài cũng quan tâm đến đề xuất nới “room” từ 49% lên 60%. Mặc dù khi đề xuất này được thông qua thì họ có cơ hội mua thêm những cổ phiếu blue-chip dường như kém thanh khoản, nhưng điều quan trọng đối với nhà đầu tư nước ngoài là sự quan tâm của Chính phủ đối với việc thu hút dòng vốn gián tiếp nước ngoài, và điều đó khiến họ an tâm để đầu tư vào Việt Nam. Ở đây, không phải là chuyện nới “room” mà là ý định nới “room” đã khiến nhà đầu tư phấn chấn hơn. Họ biết Chính phủ nhận thức rõ vai trò của TTCK không chỉ trong phát triển kinh tế mà còn là sự cần thiết để duy trì sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài.

Tương quan giữa các thị trường

Một vấn đề thường bị bỏ qua đó là mối tương quan giữa các thị trường. Khi có biến động mạnh, các thị trường thường đi cùng chiều, và ngược lại. Mối tương quan giữa các thị trường phát triển và thị trường mới nổi (bao gồm cả sơ khai) phải được xem xét.

Các nhà đầu tư nước ngoài thường nói rằng, Việt Nam, và các thị trường sơ khai nói chung, không tương quan mạnh với các thị trường phát triển. Họ cho rằng, các thị trường phát triển và các thị trường sơ khai có quan hệ nghịch biến, nghĩa là chúng thường sẽ di chuyển trái chiều nhau khi có biến động lớn.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức Giữa các thị trường phát triển với nhau thì có tương quan mạnh. Nếu thị trường Mỹ giảm điểm thì đêm đó thị trường Nhật sẽ giảm, tiếp theo là châu Âu. Sự suy giảm của một thị trường tạo ra “hiệu ứng domino”. Thị trường này bị ảnh hưởng bởi thị trường khác, điều đó cho thấy sự tương quan lẫn nhau giữa chúng.

Có bằng chứng thực nghiệm cho thấy, thị trường mới nổi cũng như các thị trường sơ khai không có tương quan mạnh với các thị trường phát triển như giữa các thị trường phát triển với nhau. Điều này cũng dễ hiểu vì các nền kinh tế đang phát triển sản xuất ra các mặt hàng thiết yếu như may mặc và thực phẩm dù ít hay nhiều thì người tiêu dùng trên thế giới đều có nhu cầu, bất chấp tình hình kinh tế thế nào.

Các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam sản xuất gạo, cà phê, thủy sản cũng như hàng may mặc là những thứ thiết yếu, không nhạy cảm với các biến động kinh tế như xe hơi, ti vi hay máy tính. Vì thế, những quốc gia này có phần miễn nhiễm với các điều kiện kinh tế bên ngoài. Nhưng vì các nước như Việt Nam di chuyển theo hướng sản xuất hàng hóa giá trị gia tăng cao hơn như điện thoại di động, sự phụ thuộc lúc này không còn giống như khi còn sản xuất các mặt hàng thiết yếu, và điều đó tạo ra sự tương quan cao hơn giữa các nền kinh tế đang phát triển và các nền kinh tế phát triển.

Vai trò của các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) tại Việt Nam là rất quan trọng, cho phép nhà đầu tư nước ngoài có thể tiếp cận thị trường Việt Nam một cách dễ dàng, thúc đẩy mạnh mẽ dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam. Tác động tích cực của chúng thì không cần phải bàn cãi. Nhưng trở lại với kịch bản đã nói, khi thị trường có "hiệu ứng domino" và cùng giảm điểm, vốn chảy vào những tài sản có rủi ro cao có xu hướng giảm, do đó, có thể khiến các dòng vốn vào ETFs rủi ro giảm theo hoặc biến động tiêu cực.

Các công ty đa quốc gia thường hoãn triển khai dự án khi kinh tế khó khăn - hầu hết là ở các nước như Việt Nam. Khi đầu tư trực tiếp nước ngoài không tăng, nền kinh tế của Việt Nam sẽ không có sự tăng trưởng cao, và điều này sẽ khiến TTCK trì trệ. Ví dụ, do đầu tư cả gián tiếp và trực tiếp từ Nhật đã tăng mạnh và có ảnh hưởng đáng kể đối với TTCK Việt Nam, nếu TTCK Nhật bị ảnh hưởng, các nhà đầu tư có thể sẽ phải chứng kiến dòng vốn rút khỏi Việt Nam và quay về Nhật.
dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại quận long biên
Các hiệp định thương mại thường tác động đến mối tương quan giữa các thị trường. Tác động từ TPP đối với nền kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ tích cực. Việt Nam chắc chắn sẽ được hưởng lợi ròng từ hiệp định này. Bởi vì thế giới tiếp tục trở nên gắn kết với nhau về kinh tế và tài chính, chúng ta có thể giả định rằng tất cả các thị trường sẽ tiếp tục trở nên liên đới với nhau hơn. Do đó, nếu kinh tế của thế giới gặp khó khăn, rất có thể kinh tế Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng, làm cho TTCK bị ảnh hưởng theo.

Mối tương quan giữa các thị trường sơ khai như Việt Nam với các thị trường phát triển nhìn chung cao hơn những gì được xem xét. Hiện tại, các nhà đầu tư nước ngoài dường như yên tâm khi đầu tư vào Việt Nam, nhưng những cú sốc bên ngoài có thể tác động đến TTCK Việt Nam, khiến cho TTCK Việt Nam chịu ảnh hưởng chung như các thị trường khác, dù mức độ ảnh hưởng của Việt Nam có thể không cao như các thị trường phát triển.

Vì vậy, nhiều nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói chung quan tâm nhiều hơn về những gì có thể xảy ra bên ngoài Việt Nam vì điều đó có thể khiến TTCK Việt Nam đi chệch hướng. Nếu một thị trường phát triển suy giảm trên diện rộng trong năm nay, sự giảm điểm của TTCK Việt Nam là điều không thể tránh khỏi. Đây là mối quan tâm chính của các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hà đông Theo TCTC


[Read More...]


Phát hiện nhiều hàng lậu trong các lô hàng Trung Quốc



Tính đến ngày 30-4, qua kiểm tra hơn 50% số container hàng tồn đọng tại các cửa khẩu cảng biển TP.HCM, cơ quan Hải quan đã phát hiện có một số container chứa hàng nhập lậu.

Mặc dù thời tiết nóng bức, Cục Hải quan TP.HCM vẫn tích cực thực hiện khám xét các lô hàng vô chủ.

Hơn 26% là hàng lậu

Theo Cục Hải quan TP.HCM, sau hơn 2 tuần thực hiện Kế hoạch số 84/KH-TCHQ ngày 11-4-2014 của Tổng cục Hải quan đối với hàng bách hóa Trung Quốc tồn đọng tại các cảng TP.HCM, tính đến ngày 30-4, Cục Hải quan TP.HCM đã phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu –Tổng cục Hải quan thực hiện kiểm tra, khám xét được 52/102 container, chiếm tỷ lệ hơn 50%. Trong đó, thực hiện khám xét 10 container; số container phát hiện có vi phạm 14; chiếm tỷ lệ 26,9% trên tổng số container đã kiểm tra.

Các Chi cục thường xuyên đôn đốc doanh nghiệp tích cực thực hiện việc xem hàng trước khai báo hải quan và xuất trình hàng hóa để công chức hải quan kiểm tra thực tế.

Phần lớn các doanh nghiệp có liên quan đến các container hàng tồn đều có mặt và sẵn sàng chấp hành theo yêu cầu của Tổ công tác, các đơn vị khai thác cảng nhiệt tình hỗ trợ cho Tổ công tác triển khai kế hoạch. Các đơn vị tham gia Tổ công tác tại các địa bàn phối hợp chặt chẽ trong việc tham gia thực hiện Kế hoạch.

Trong quá trình triển khai kế hoạch trên cũng đã phát sinh một số vướng mắc, tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 do khu vực bãi kiểm tra tập trung hẹp, tình hình thời tiết oi bức, diễn biến khó lường (có khả năng đổ mưa bất chợt) nên việc triển khai có những khó khăn nhất định.

Tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 4, một số doanh nghiệp chưa đến làm thủ tục hải quan vì phí lưu container lưu bãi quá lớn, khoảng 50-60 triệu đồng/container (doanh nghiệp phải đóng các khoản phí hãng tàu mới chấp thuận giao cont để kiểm tra), doanh nghiệp viện lý do gặp khó khăn về tài chính nên chưa có tiền đóng các khoản phí này, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện kế hoạch.

Một số doanh nghiệp có lượng hàng tồn lớn phát sinh trên nhiều địa bàn, nên không đủ nhân viên để bố trí làm thủ tục, xuất trình hàng hoá cho cơ quan hải quan kiểm tra.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại minh khai hai bà trưng Việc xác định hành vi vi phạm, để áp dụng hình thức xử lý phù hợp cần phải tiến hành một số nghiệp vụ như: phân loại hàng hoá, giám định, xác định giá thuế… để có căn cứ lập biên bản vi phạm, nên khó đảm bảo đạt được tiến độ đặt ra.

Khám xét nếu DN không làm thủ tục

Theo Cục Hải quan TP.HCM, trong quá trình thực hiện Kế hoạch 84, tại cảng VICT còn tồn 14 container hàng nhập khẩu từ Trung Quốc từ tháng 12-2013. Trên vận đơn thể hiện người nhận hàng là Công ty TNHH Tân Nhật Huy Vĩnh Đạt (địa chỉ 6-8 đường số 6, cư xá Bình Thới, phường 8, quận 11, TP.HCM) và Công ty TNHH Nhất Minh (71/61C Bình Tiên, phường 8, quận 6, TP.HCM).

Tuy nhiên, đến ngày 23-4-2014, chủ hàng là 2 doanh nghiệp nêu trên vẫn chưa đến làm thủ tục thông quan, mặc dù cơ quan Hải quan đã thực hiện các thủ tục thông báo theo quy định.

Ngày 24-4, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 3 Võ Văn Bông đã ban hành 2 quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính đối với 14 container của 2 doanh nghiệp nêu trên theo diện vắng chủ.

Đối với các container tồn còn lại hiện nay chủ hàng đã đến làm việc. Ban chỉ đạo Kế hoạch 84/KH-TCHQ đã triển khai quyết liệt các nội dung, biện pháp theo kế hoạch, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thường xuyên các tổ công tác, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc phát sinh.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hai bà trưng Tuy nhiên, một số doanh nghiệp cố tình viện dẫn nhiều lý do khác nhau, không hợp tác đầy đủ với cơ quan Hải quan để xuất trình hàng hoá kiểm tra. Cục Hải quan TP.HCM chỉ đạo, các tổ công tác cần thực hiện các biện pháp đấu tranh quyết liệt hơn nữa trong thời gian tới để hoàn thành kế hoạch. Trường hợp doanh nghiệp không mở tờ khai hải quan để làm thủ tục, Tổ công tác sẽ thực hiện lệnh khám xét.

Đối với các container hàng đã kiểm tra, khám xét, Tổ công tác khẩn trương phối hợp với các đơn vị chức năng tiến hành phân loại hàng hoá, giám định, xác định giá thuế… đảm bảo thu đúng thu đủ tiền thuế cho NSNN, xác định hành vi vi phạm, áp dụng hình thức xử lý phù hợp (nếu có).

Kế hoạch 84/KH-TCHQ của Tổng cục Hải quan nhằm ngăn chặn hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép, gian lận thương mại, trốn thuế trong việc nhập khẩu hàng bách hóa, tiêu dùng có xuất xứ từ Trung Quốc; phát hiện xử lý đúng các sai phạm đối với số container hàng nhập khẩu từ Trung Quốc hiện đang tồn tại các cảng TP.HCM, truy thu thuế cho ngân sách Nhà nước. Kịp thời phát hiện các phương thức, thủ đoạn hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại mới, phát hiện những kẽ hở trong quy trình thủ tục hải quan, để có biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn.
dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại hải dương Theo Báo Hải Quan


[Read More...]


Cần liên kết giữa khu vực kinh tế trong nước và khu vực FDI



Chuyển giá không những gây thất thu thuế cho nhà nước mà còn gây bất lợi cho các DN làm ăn chân chính. Đây là mối nguy hại tiềm ẩn rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam.

TS Phạm Hùng Tiến, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Phóng viên Báo Hải quan phỏng vấn TS Phạm Hùng Tiến, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội - người có nhiều năm nghiên cứu, giảng dạy liên quan đến lĩnh vực kinh doanh quốc tế, đặc biệt có nhiều nghiên cứu về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

Một báo cáo công tác của Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho hay, qua tổng hợp số liệu của hơn 300 nghìn DN nộp tờ khai tạm tính thuế TNDN năm 2013, cho thấy DN FDI lỗ 68.203 tỉ đồng, tỉ lệ tăng lỗ cao nhất là 37,6%. Ông có đánh giá gì về con số này?

Rõ ràng là có hiện tượng chuyển giá, bởi hầu hết các DN đầu tư nước ngoài không triển khai hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm công nghệ tại Việt Nam. Điều này thể hiện đang tồn tại những khoảng trống giữa năng lực quản lí thuế tại các Chi cục thuế và nhu cầu chống chuyển giá đối với các DN FDI có giao dịch liên kết và liên tục khai lỗ. Đồng thời, công cuộc chống chuyển giá đang là một nhiệm vụ bức thiết không chỉ của Tổng cục Thuế trong việc xây dựng một môi trường kinh doanh bình đẳng.

Theo nghiên cứu của ông, chuyển giá xuất hiện ở Việt Nam từ bao giờ?

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà nam Ở Việt Nam, hoạt động chuyển giá bắt đầu diễn ra từ những năm 1990 do hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài diễn ra theo chiều ngang để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân, nhiều ngành hàng sản xuất đã ra đời trong thời gian này (điện tử, ô tô, xe máy...). Nhất là khi Luật Đầu tư nước ngoài ban hành lần đầu có hiệu lực (tháng 1-1988), các ưu đãi đầu tư hầu như không còn, việc chuyển giá ở một số DN FDI mới lộ rõ bản chất lách luật và trốn thuế.

Có một đặc điểm là, việc chuyển giá với mục đích lách luật, trốn thuế diễn ra khá dễ dàng và xảy ra chủ yếu ở hai nhóm đối tượng: Thứ nhất là các DN đến từ các nền kinh tế có thuế TNDN thấp hơn Việt Nam và tập trung ở các DN có hàm lượng công nghệ thấp và thiếu chiến lược kinh doanh; thứ hai là các DN sản xuất cung ứng hàng tiêu dùng có thương hiệu nổi tiếng.

Mặc dù có nhiều nỗ lực, nhưng theo ông vì sao công tác chống chuyển giá chưa thể thực hiện thành công?

Việc xác định đúng giá thành sản xuất trên bình diện quốc tế là vấn đề phức tạp không chỉ đối với Việt Nam mà ngay cả với các quốc gia đã phát triển.

Trong những năm vừa qua, công tác chống chuyển giá trong khu vực FDI tại tất cả 63 địa phương trong nước đã đạt được những thành công ban đầu. Số lượng DN bị thanh tra hoặc kiểm tra lại tăng dần theo các năm, riêng năm 2013 vừa qua là trên 2.100 DN. Tuy nhiên, với sự gia tăng hội nhập kinh tế quốc tế thì hoạt động quản lí thuế cũng bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục cấp bách. Năm 2011, ở Việt Nam mới có một trường hợp duy nhất thành công trong việc chống chuyển giá, đó là phát hiện và xử lí hành vi gian lận của nhà đầu tư Đài Loan thu mua và chế biến chè XK tại Lâm Đồng. Nhưng để đạt được kết quả như vậy, địa phương này đã phải áp dụng biện pháp hành chính, chứ không phải dùng công cụ giá giao dịch độc lập để tìm ra giá XK chè.

Một nguyên nhân khác, do phải tập trung giải quyết việc làm cho người lao động và nhu cầu vốn, công nghệ nước ngoài để đưa nền kinh tế mau chóng thoát khỏi trình độ lạc hậu, trong thời gian qua vấn đề chuyển giá chưa được các cơ quan quản lí trong nước quan tâm nhiều. Hơn nữa, một số DN nước ngoài cũng vận dụng những hành vi có biểu hiện chuyển giá ngày càng tinh vi, ví dụ như thông qua chi trả lãi vay góp vốn kinh doanh với mức lãi suất cao bất thường.

Vậy làm thế nào để phát hiện ra một DN có hành vi chuyển giá, thưa ông?

Hiện tượng chuyển giá tồn tại ở khắp nơi và dưới nhiều hình thức, thông thường các cơ quan Thuế giám sát vấn đề dựa trên nguyên tắc xác định giá thị trường hay còn gọi là nguyên tắc so sánh bên ngoài. Tuy nhiên, việc xác định giá chuyển giao nội bộ cần nhìn vào chuỗi giá trị gia tăng của chi tiết, sản phẩm đó. Chẳng hạn, đối với một chi tiết sản xuất ở Việt Nam rồi xuất sang Hàn Quốc, chúng ta cần xem chi tiết đó nằm trong một sản phẩm gồm tổng thành bao nhiêu chi tiết, bán bao nhiêu tiền, sâu hơn nữa là những chi tiết đó được sản xuất ở những khu vực nào trên thế giới...

So sánh giữa tổng chi phí đầu vào với giá bán ra có thể nhận thấy có hiện tượng chuyển giá hay không. Nếu chi phí đầu vào lớn hơn nhiều lần so với giá bán, chắc chắn hiện tượng chuyển giá đã được thực hiện. Ví dụ, giá thành 1kg trà thành phẩm sau chế biến tại Lâm Đồng thường dao động từ 8-9 USD, nhưng DN XK khai bán với giá chỉ từ 2,8-4 USD/kg, tức là đã chuyển giá nhằm chuyển lợi nhuận về cho DN mua hàng.

Theo ông để giải quyết “tận gốc” vấn đề chuyển giá, cơ quan quản lí phải làm gì?

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận đống đa Trước mắt hỗ trợ thông tin tối đa để các DN trong nước có thể tham gia vào các chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu, từ đó chủ động ngăn chặn ý đồ thực hiện hành vi chuyển giá của nhà đầu tư nước ngoài. Song song với đó cần xây dựng chiến lược dài hạn để giải quyết “tận gốc” vấn đề chuyển giá, theo hướng tạo dựng được mối liên kết giữa khu vực kinh tế trong nước (bao gồm khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân) với khu vực kinh tế FDI, không chỉ liên kết về mặt kinh tế, mà còn liên kết với nhau về các mặt văn hóa, giáo dục, đào tạo…

Mạng lưới liên kết đó giống như mô hình của hợp tác xã. Hợp tác xã không làm tất cả nhưng hợp tác xã sẽ làm tất cả những gì hội viên cần đến. Thông qua đó, các dịch vụ chung hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của các DN FDI được cung cấp, trong đó có sự tham gia của DN trong nước. Nếu các bên hay các nhóm lợi ích thiết kế được mô hình như vậy thì sẽ tăng mức độ trao đổi giữa các thành viên trong mạng lưới liên kết. Qua đó, các bên sẽ hiểu biết lẫn nhau dựa trên sự tin cậy. Đầu tiên là sử dụng một dịch vụ chung, sau đó sẽ sử dụng những dịch vụ của người trong mạng lưới đó cung cấp ra. Nếu những dịch vụ đó đem lại cho DN nhiều lợi ích thì có thể DN không phải dùng đến biện pháp chuyển giá nữa.

Xin cảm ơn ông!

 So sánh giữa tổng chi phí đầu vào với giá bán ra có thể nhận thấy có hiện tượng chuyển giá hay không. Nếu chi phí đầu vào lớn hơn nhiều lần so với giá bán, chắc chắn hiện tượng chuyển giá đã được thực hiện. Ví dụ, giá thành 1kg trà thành phẩm sau chế biến tại Lâm Đồng thường dao động từ 8-9 USD, nhưng DN XK khai bán với giá chỉ từ 2,8-4 USD/kg, tức là đã chuyển giá nhằm chuyển lợi nhuận về cho DN mua hàng.

dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại bắc ninh Nguồn Báo Hải Quan


[Read More...]


Phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước



Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 – 2020 với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 tăng thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh tại các kênh phân phối lên trên 80%.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nguyễn chính thanh đống đa Mục tiêu tổng quát của Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong giai đoạn 2014 - 2020 nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt Nam thông qua tập trung nguồn lực đẩy mạnh nhóm các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, đồng thời lồng ghép vào Chương trình hành động của các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị hưởng ứng Cuộc vận động nhằm tạo hiệu ứng cộng hưởng mạnh mẽ trên phạm vi toàn quốc.

Đề án với trọng tâm là tổ chức nhóm các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” phấn đấu đến năm 2015, 90% người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt Nam biết đến Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; đến năm 2020, trên 70% biết đến nhóm các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”; 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ, ngành và tổ chức chính trị - xã hội xây dựng được kênh truyền thông (báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử) có chuyên mục “Tự hào hàng Việt Nam” thường xuyên tuyên truyền, quảng bá Cuộc vận động.
Phấn đấu đến năm 2020 tăng thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh tại các kênh phân phối lên trên 80% và 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai trên địa bàn Chương trình xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam cố định, bền vững với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”. 100% các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương đều tổ chức được dịch vụ hỗ trợ kết nối cung cầu cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng Việt Nam...

Để đạt đượ dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hoàng maic mục tiêu trên, Đề án đưa ra 4 nhóm giải pháp cần thực hiện gồm: Nhóm giải pháp giúp thay đổi về nhận thức và hành vi của cộng đồng đối với hàng Việt Nam; Nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam cố định và bền vững; Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong lĩnh vực phân phối hàng Việt Nam; Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và bảo vệ người tiêu dùng.

Trong đó, nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam cố định và bền vững sẽ xây dựng chương trình kết nối quy mô quốc gia (có tính liên kết vùng miền) giữa nhà sản xuất, kinh doanh với nhà phân phối, đại lý trong nước để mở rộng độ bao phủ hàng hóa, tăng hiện diện của hàng Việt Nam trên thị trường trong nước; tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại nhằm tạo điều kiện mở rộng kênh phân phối hàng Việt Nam tại các khu vực tập trung đông dân cư, khu công nghiệp, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các hoạt động bán hàng Việt theo hướng bền vững...

Cụ thể, trong giai đoạn 2014 – 2020, nhóm giải pháp này sẽ thực hiện 4 Chương trình: Chương trình hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu và cập nhật mạng lưới phân phối hàng Việt Nam trên cả nước; Chương trình xây dựng mô hình thí điểm về Điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi ”Tự hào hàng Việt Nam”; Chương trình xây dựng Kho phân phối hàng Việt Nam tại địa bàn nông thôn; Chương trình tăng cường hoạt động liên kết trong chuỗi cung ứng hàng Việt Nam bền vững.

Dự kiến, tổng kinh phí thực hiện Đề án trên khoảng 228,93 tỷ đồng.
dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại hải dương Nguồn Thuế Nhá Nước
[Read More...]


Phát hiện khách xuất cảnh mang theo 60.000 USD trái phép



Ngày 13-5, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất phát hiện, tạm giữ 2 hành khách xuất cảnh mang theo 60.000 USD không khai báo hải quan.

Ngoại tệ xuất lậu do Hải quan sân bay TSN bắt giữ ngày 13-5-2004.
Hai hành khách vi phạm làm thủ tục xuất cảnh trên chuyến bay PR 592 đi Philippines. Khi phát hiện có nghi vấn, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã kiểm tra trọng điểm, phát hiện 2 hành khách cất giấu, không khai báo hải quan 60.000 USD.

Trung tâm kế toán thực hành Tại nguyễn chính thanh đống đa Trong đó, hành khách C.A.V. 22 tuổi, quốc tịch Việt Nam cất giấu 20.000 USD trong hành lý và hành khách N.T.H. 37 tuổi quốc tịch Việt Nam mang theo người 40.000 USD.



Tang vật ngoại tệ xuất lậu của hành khách C.A.V

Theo quy định tại Thông tư số 15/2011/TT-NHNN ngày 12-8-2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định (5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương; hoặc 15.000.000 VNĐ) phải khai báo Hải quan cửa khẩu.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại long biên
Căn cứ vào quy định nêu trên, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tiến hành lập biên bản vi phạm, tạm giữ người và tang vật vi phạm, bàn giao cho Công an quận Tân Bình- TP.HCM mở rộng điều tra, xử lý theo quy định.

Trước đó, vào ngày 7-5, qua theo dõi, điều tra ,xác minh đối tượng trọng điểm, Chi cục đã phát hiện và bắt giữ, lập biên bản vi phạm đối với hành khách A.Ahmad và M.A.Mustifa, quốc tịch Ấn Độ, xuất cảnh trên chuyến bay VN603 đi Thái lan đem theo 25.000 USD không khai báo hải quan khi làm thủ tục xuất cảnh.
dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại hải dương Nguồn Báo Hải Quan


[Read More...]


Giá USD tự do tăng mạnh



Trong khi giá USD được niêm yết tại các ngân hàng vẫn khá ổn định thì giá USD tự do đã bất ngờ tăng mạnh sau gần 1 tháng ngang bằng với giá USD niêm yết tại các ngân hàng thương mại.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thanh xuân
Mới đầu tuần sau nghỉ lễ dài ngày, tỷ giá trên thị trường tự do được neo tương đối ổn định. Tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại cũng tăng nhẹ so với với thời điểm trước kỳ nghỉ lễ. Cụ thể, tỷ giá mua - bán niêm yết tại Vietcombank trong ngày 6/5 là 21.075 - 21.115 đồng/1USD, tăng 10 đồng/1USD so với ngày 29/4. Tỷ giá mua - bán niêm yết tại BIDV trong ngày 5/5 và 6/5 là 21.070 - 21.110 đồng/1USD, giảm 5 đồng/ 1USD đối với chiều bán ra và không đổi đối với chiều mua vào so với ngày 29/4.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hai bà trưng Đến thời điểm hiện tại (9/5), giá USD ngân hàng đã có thay đổi. Vietcombank báo giá ngoại tệ này ở mức 21.085 đồng (mua vào) và 21.125 đồng (bán ra), giá mua tăng 5 đồng trong khi giá bán giảm 15 đồng so với sáng hôm qua.

Tại Hà Nội, nhiều điểm giao dịch báo giá USD tự do ở mức 21.090-21.100 đồng (mua vào) và 21.125-21.135 đồng (bán ra). Như vậy, giá USD tự do hiện tăng 20 đồng so với hôm qua.
dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại thanh xuân Nguồn Tài Chính Điên Tử
[Read More...]


Luật Doanh nghiệp sửa đổi: Tăng hậu kiểm đối với DN



Đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp sửa đổi nhưng Luật Doanh nghiệp cũng cần quy định hậu kiểm đối với doanh nghiệp.

Trung tâm kế toán thực hành Tại bắc ninh Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông tại Hội thảo Tòa đàm về Luật doanh nghiệp sửa đổi tổ chức ngày 17/5, việc xây dựng Luật Doanh nghiệp nói riêng cũng như các Luật nói chung cần hướng tới tạo dựng môi trường kinh doanh thông thoáng những vẫn phải đảm bảo quản lý hiệu quả. Việc đăng ký kinh doanh trong dự thảo Luật sửa đổi tuân thủ tuyệt đối Hiến pháp là doanh nghiệp được làm tất cả những gì nhà nước không cấm. Với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, các cơ quan chức năng khi đưa ra điều kiện, yêu cầu về giấy phép thì phải trả lời được câu hỏi nếu cấp giấy phép thì có tác dụng gì hay là nêu bỏ giấy phép thì ảnh hưởng tác động gì tới hoạt động kinh tế xã hội, nếu không trả lời được sẽ mạnh dạn đề nghị bỏ. Với sự liên thông của cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn.

Một trong những điểm đáng quan tâm là Luật Doanh nghiệp sửa đổi lần này quy định bãi bỏ yêu cầu về chứng chỉ hành nghề, xác nhận vốn pháp định tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp, không ghi ngành nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trừ ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật), kết hợp đồng thời thủ tục đăng ký doanh nghiệp với thủ tục về thuế, đăng ký lao động và bảo hiểm xã hội. Đồng thời bổ sung áp dụng thống nhất thủ tục về thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua hoặc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp, không phân biệt nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Tuy nhiên, dưới góc độ một công ty thường xuyên tư vấn cho doanh nghiệp, ông Nguyễn Công Ái, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH KPMG cho rằng: Cần giữ nguyên việc ghi rõ ngành nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Việc không ghi ngành nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp còn có thể tạo ra lỗ hổng pháp lý khi cơ quan quản lý chuyên ngành không nắm rõ ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát. Ví dụ trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký sản xuất phần mềm máy tính, nhưng trên thực tế thực hiện cả các hoạt động nhập khẩu, phân phối điện thoại di động. Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu, cơ quan hải quan không thể căn cứ vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không có thông tin cụ thể về ngành nghề kinh doanh để kiểm tra và xác định hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp có phù hợp với chức năng kinh doanh hay không.

Điều này có thể dẫn đến việc cơ quan quản lý vì muốn đảm bảo chức năng kiểm tra, giám sát của mình, sẽ buộc phải ban hành nhiều văn bản hướng dẫn dưới luật, đẻ ra thêm nhiều giấy phép con, gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời, theo ông Ái, việc tách hai thủ tục đăng ký doanh nghiệp và đăng ký đầu tư, đồng thời quy định phải thực hiện đăng ký đầu tư đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện có thể sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp phải tự tìm hiểu các quy định này trong tình trạng hiện nay chưa có văn bản quy định thống nhất về danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và các điều kiện áp dụng với các ngành nghề này.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hà nội "Tôi đề xuất hơi trái chiều là giữ nguyên điều kiện thành lập DN với thẩm tra dự án đầu tư như quy định hiện hành, đồng thời, giữ nguyên thời gian cấp phép và góp vốn điều lệ. Bên cạnh đó, với ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên có văn bản thống nhất quy định ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện cụ thể là gì, tránh tình trạng quy định tản mác như hiện nay. Đặc biệt, phải có quy định thực tế cũng như chế tài xử lý cho các cơ quan quản lý nếu không thực thi theo pháp luật. Danh mục này cần được rà soát lại theo hướng tinh giảm và phải đồng bộ với hệ thống mã ngành kinh tế quốc dân hiện hành. Đảm bảo trên thực tế việc cơ quan quản lý tuân thủ nghiêm túc quy định về thời gian cấp phép, trả lời doanh nghiệp, danh mục hồ sơ tài liệu (không yêu cầu thêm tài liệu ngoài quy định).Việc thực hiện hậu kiểm cần phải nêu rõ yêu cầu về sự phối hợp chặt chẽ và thông tin hai chiều giữa cơ quan đăng ký kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là cơ quan thuế để tránh tình trạng gây khó khăn cho doanh nghiệp từ việc phải chịu hậu kiểm chồng chéo cho những vấn đề tương tự nhau bởi nhiều cơ quan khác nhau." - Phó Tổng giám đốc KPMG cho biết thêm.

Về việc ghi và mã hóa ngành nghề kinh doanh khi đăng ký doanh nghiệp, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI đồng tình với chủ trương bỏ việc ghi mã ngành nghề kinh doanh khi đăng ký doanh nghiệp. Bởi mục tiêu quản lý Nhà nước không đạt được trong quy định này, do những bất cập thực tế từ cả phía doanh nghiệp (đăng ký khống nhiều ngành nghề) và cơ quan Nhà nước (áp mã ngành nghề chưa phù hợp và chưa bao quát được trên thực tế, trong khi lại phải tốn kém thời gian công sức dành cho việc này). Thực tế có khoảng cách giữa đăng ký kinh doanh và kinh doanh thực tế mà do quá coi nặng khâu đăng ký mà hậu kiểm định kỳ lại lỏng lẻo. Chính vì thế, trong Luật sử đổi cần có 2 phụ lục là phụ lục ngành nghề cấm kinh doanh và phụ lục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Ngoài ra, việc đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp sửa đổi nhưng cần nhấn mạnh yêu cầu Luật Doanh nghiệp cần quy định hậu kiểm đối với doanh nghiệp, ít nhất trong những lĩnh vực chung thuộc phạm vi của Luật này (ví dụ, hậu kiểm để đảm bảo rằng doanh nghiệp đã đăng ký là có tồn tại, có hoạt động, không phải doanh nghiệp ma,… để giải quyết được lo ngại là vì thủ tục thành lập doanh nghiệp đơn giản sẽ dẫn tới doanh nghiệp dễ dàng thành lập để lừa đảo, mua bán hóa đơn,…).
dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại hà nội Nguồn Tài Chính Điện Tử


[Read More...]


Khoáng sản chưa ngừng "chảy máu"



Khó kiểm soát việc xuất lậu quặng khoáng sản làm thất thu cho ngân sách và lãng phí nguồn tài nguyên quốc gia.

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có trữ lượng khoáng sản phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, công tác quản lý khai thác, chế biến trong nước còn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng khai thác trái phép và buôn lậu khoáng sản vẫn đang diễn biến phức tạp bằng nhiều hình thức và thủ đoạn tinh vi.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Tiến Lực - Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm (Bộ Công an), thời gian vừa qua, tình hình buôn lậu quặng vẫn tiếp diễn phức tạp. Thủ đoạn phổ biến nhất hiện nay trên tuyến đường biển là đối tượng sử dụng hình thức thuê vận chuyển nội địa để qua mặt cơ quan chức năng rồi xuất lậu quặng thô đi Trung Quốc. Hoạt động này thường có sự tiếp tay của doanh nghiệp xuất hóa đơn mua bán quặng nội địa và doanh nghiệp chủ phương tiện vận tải biển tổ chức vận chuyển thuê.

Cụ thể hơn về tình trạng xuất lậu khoáng sản, quặng qua biên giới bằng đường biển, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm - Cục trưởng Cảnh sát biển Việt Nam khẳng định, hoạt động xuất lậu quặng chủ yếu diễn ra ở vùng Đông Bắc và thị trường nhập quặng chính vẫn là Trung Quốc.

"Quặng xuất lậu chủ yếu là quặng sắt và titan được thu mua hợp pháp và không hợp pháp nhiều ở các tỉnh từ Nghệ An đến Bình Thuận. Năm 2012, lực lượng cảnh sát biển đã bắt giữ 1 vụ xuất lậu quặng, 4 vụ mua bán, vận chuyển quặng không có nguồn gốc hợp pháp, tịch thu 9.606 tấn quặng các loại trị giá trên 11 tỷ đồng" - Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm cho hay.

Thiếu tướng Nguyễn Cảnh Hiền - Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cũng cho rằng, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép than, khoáng sản tuy có giảm nhưng vẫn diễn biến phức tạp. Tình trạng khai thác tràn lan khoáng sản trên địa bàn các tỉnh tuyến biển diễn ra kéo dài rất khó kiểm soát.

"Các đối tượng vận chuyển quặng lậu trên các tuyến biển thường sử dụng tàu có công suất lớn, lợi dụng đêm tối, thời tiết xấu và sơ hở trong công tác tuần tra, kiểm soát của lực lượng chức năng để chở hàng vượt tuyến ra nước ngoài" - Thiếu tướng Nguyễn Cảnh Hiền chỉ rõ.

Quy chế chính sách còn nhiều kẽ hở

Có thể nhận thấy, vấn nạn buôn lậu quặng khoáng sản hiện nay bùng phát mạnh là do việc cấp phép khai thác khoáng sản đang diễn ra tràn lan. Khi sản lượng quặng khoáng sản thô khai thác vượt quá năng lực chế biến, tồn kho khiến nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản lợi dụng kẽ hở của chính sách xuất khẩu, móc nối xuất quặng thô ra nước ngoài tìm lợi nhuận để tồn tại.

Thiếu tướng Nguyễn Tiến Lực vạch rõ hành vi xuất lậu đã được các doanh nghiệp thực hiện bằng cách: Đưa mẫu quặng đến các trung tâm kiểm định VILAS để được cấp chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu, nhưng thực tế lại vận chuyển quặng không đủ điều kiện, không đúng với giấy phép.

"Từ ngày 4/2/2013, Bộ Công Thương cho áp dụng Thông tư 41 thay thế Thông tư 08 trước đây với nhiều điểm mở cho các doanh nghiệp xuất khẩu quặng. Bộ Công an lo ngại tình trạng gian lận thương mại, trốn thuế và buôn lậu quặng qua hình thức xuất khẩu khoáng sản sẽ diễn ra công khai hơn, gây thất thu thuế cho ngân sách nhà nước" - Thiếu tướng Nguyễn Tiến Lực nghi ngại.

Việc các đối tượng dùng hồ sơ mua, bán, vận chuyển quặng nói riêng, khoáng sản nói chung đi nội địa để che dấu các hành vi xuất lậu khoáng sản là thủ đoạn thường được hay áp dụng nhưng lại gây nhiều khó khăn cho hoạt động kiểm tra. Qua đây cũng cho thấy việc quản lý hồ sơ mua, bán khoáng sản cũng cần thiết phải được củng cố và kiểm soát chặt chẽ hơn.

Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm cho biết, nhiều khi từ thực tế thông tin nghiệp vụ nắm được, biết là tàu sẽ vận chuyển khoáng sản lậu nhưng khi kiểm tra ở khu vực biển gần bờ thì tàu vận chuyển khoáng sản vẫn chưa qua biên giới, lại có giấy tờ vận chuyển quặng nội địa nên cơ quan chức năng đã không có căn cứ để đấu tranh đối với hành vi xuất lậu khoáng sản.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thanh xuân Bên cạnh đó, các đối tượng buôn lậu quặng còn dùng nhiều phương thức vận chuyển khác nhau gây khó khăn cho việc kiểm tra kiểm soát. Theo Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, các đối tượng thường xuyên thay đổi tên và số phương tiện, tuyến hành trình của phương tiện, sử dụng hồ sơ, hóa đơn chứng từ vận chuyển trong nước (chủ yếu ở các tỉnh miền Trung, phía Nam đi Hải Phòng, Quảng Ninh) để đối phó với lực lượng chức năng khi bị kiểm tra trên biển nhưng thực chất là xuất lậu.

"Nếu hàng hóa không có nguồn gốc hợp pháp, khi hành trình tàu thường chạy lòng vòng trên biển để tránh sự kiểm soát của lực lượng chức năng, sau đó lợi dụng sơ hở vượt sang vùng biển nước ngoài để xuất lậu" - Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm nói.

Ngoài ra, các đối tượng còn có thủ đoạn lợi dụng xuất khẩu chính ngạch để xuất quặng thô chưa qua chế biến hoặc chế biến không đáp ứng điều kiện quy định tại thông tư số 08/2008-TT-BCT ngày 18/6/2008 của Bộ Công Thương.

"Nhiều cá nhân lập doanh nghiệp xin cấp đất khai thác hoặc dự án kinh tế... nhưng trong quá trình triển khai thì "phát hiện" có trữ lượng quặng titan, doanh nghiệp làm hồ sơ xin bổ sung chức năng thu gom, tận thu quặng titan, móc nối với các đối tượng, các doanh nghiệp có chức năng khai thác, kinh doanh khoáng sản kí kết hợp đồng mua bán, vận chuyển nội địa, sử dụng bộ hồ sơ lô hàng đã xuất khẩu, lô hàng bị tịch thu đã phát mại để quay vòng, hợp thức hồ sơ hàng lậu" - Thiếu tướng Nguyễn Cảnh Hiền - Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho hay.

Siết quặng lậu bằng chế tài mạnh

dịch vụ chữ ký số tại thanh xuân Trước tình trạng "nóng" của việc buôn lậu quặng khoáng sản, Thiếu tướng Nguyễn Tiến Lực nhận kiến nghị rằng, tại điểm 2, điều 5 của Thông tư số 41/2012/TT-BCT ngày 24/4/2012 của Bộ Công Thương có ghi: "Khi làm thủ tục thông quan, nếu hải quan cửa khẩu có cơ sở nghi vấn lô hàng khoáng sản xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn chất lượng thì vẫn cho thông quan". Với ý tưởng thể hiện ở điều 5 này, Bộ Công an cho rằng, rất có thể đây là kẽ hở để các doanh nghiệp lợi dụng xuất khẩu khoáng sản thô, khoáng sản không đủ điều kiện xuất khẩu, gây lãng phí, thất thoát tài nguyên và thuế của đất nước.

Ngoài ra, Thiếu tướng Lực cũng chỉ rõ, hoạt động xuất khẩu trong nhiều năm qua luôn tiềm ẩn xuất lậu, Bộ Công Thương cần rà soát số doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản, công suất, số lượng khoáng sản khai thác hàng năm, số nhà máy chế biến tiêu thụ khoáng sản trong nước… tránh tình trạng bất cập khoáng sản khai thác rồi không có nhà máy tiêu thụ, không đủ nhà máy có năng lực chế biến sâu. Do vậy các doanh nghiệp muốn tồn tại phải tìm cách xuất lậu hoặc bán cho đối tượng chuyên nghiệp buôn lậu xuất qua ngoài biên giới.

Trên phương diện kiểm soát đường biển, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm đề xuất với Ban chỉ đạo 127/TW kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan, sớm có giải pháp quản lý chặt chẽ về điều kiện kinh doanh, chế biến, hồ sơ vận chuyển quặng nội địa – "nên hạn chế việc vận chuyển quặng nội địa để các đối tượng không lợi dụng vào kẽ hở này để xuất lậu quặng".

"Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung các điều khoản về xử phạt hành chính đối với hành vi vận chuyển hàng hóa trái phép ở biển theo hướng tăng mức tiền xử phạt lên gần bằng với giá trị hàng hóa mà đối tượng buôn lậu, mua, bán, vận chuyển trái phép, hàng hóa không có nguồn gốc. Bổ sung hình phạt tịch thu phương tiện tham gia vận chuyển hàng lậu, hàng trái phép trên biển" - Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm nhấn mạnh./.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận long biên Theo dantri


[Read More...]


Thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành công nghiệp hỗ trợ



Phát triển èo uột, thiếu tính liên kết và hạn chế về năng lực chính là nguyên nhân khiến cho nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) không "bắt nhịp" được vào chuỗi cung ứng sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia. Do đó, chương trình hỗ trợ với trọng tâm là tháo gỡ nút thắt tài chính được đưa ra từ Chương trình Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản (WT4-1) sẽ mở thêm cơ hội cho DNNVV tiếp cận vốn vay dài hạn với lãi suất ưu đãi.

Chất lượng thấp, thời gian giao hàng không đảm bảo, chi phí sản xuất kém cạnh tranh là 3 yếu điểm chính khiến cho các DNNVV ngành CNHT của Việt Nam luôn bị "loại" ra khỏi các chương trình xét duyệt, tìm kiếm các nhà cung cấp những sản phẩm phụ trợ bản địa của các tập đoàn đa quốc gia.

Khó tiếp cận vốn

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại minh khai hai bà trưng Điều đó cũng lý giải vì sao mà tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam chỉ đạt ở mức thấp với 22,4%, trong khi các nước trong khu vực như Thái Lan là 56%, Malaysia là 45%, Indonesia 43%. Điều đáng chú ý, cũng với con số này ở các DNNVV còn đạt mức khiêm tốn hơn, chỉ với 8,4%.

Căn nguyên sâu xa khiến cho ngành CNHT phát triền ì ạch trong nhiều năm nay chính là tình trạng thiếu vốn cho mở rộng đầu tư sản xuất, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và nâng cao trình độ công nghệ của các DN, đặc biệt là DNNVV.

Ông Lê Tuân - Giám đốc điều hành Tập đoàn Le Group, nhà cung cấp các sản phẩm gia công kim loại tấm và hàn dập cho Honda, Yamaha, ví việc tiếp cận vốn của DN như "vòng xoáy luẩn quẩn" không lối thoát. Cũng bởi, phần lớn DNNVV đều gặp khó khăn về nguồn lực, không có tài sả nđả mbả onhư đấ tđai, nê nhầ uhế tcá cngâ nhà ng đề utư chố icho vay vốn. Riêng với Le Group, để có vốn đầu tư nhà máy mới, các lãnh đạo đã phải chạy đôn chạy đáo đến nhiều ngân hàng, nhưng cũng chỉ vay được khoảng 50% vốn, còn lại, DN gia đình này phải… bán cả nhà để đầu tư.

Bài toán tài chính cũng làm đau đầu những DN đã vay được vốn, thậm chí là với cả những nguồn vốn giá rẻ. Ông Hà Quyết Thắng - Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất và Dịch vụ Thương mại Kim Long, chuyên sản xuất khuôn mẫu cho các DN Nhật Bản, chia sẻ về may mắn của DN mình khi năm 2007 vay được 400.000 USD từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình WT4-1 để xây dựng nhà xưởng và đổi mới trang thiết bị. Tuy nhiên, đây là khoản cho vay hai bước, nguồn vốn của Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ mà Kim Long tiếp cận được phải thông qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), nên lãi suất cũng không giữ được mức ổn định.

"Mặc dù nguồn vốn này do Nhật Bản hỗ trợ, nhưng lại thông qua ngân hàng của Việt Nam, nên vấn đề lãi suất vẫn không có cải thiện. Chúng tôi chỉ được ổn định lãi suất ở mức 10% trong 1 năm, còn những năm 2009 - 2010 vẫn phải theo lãi suất của thị trường với mức cao là 18 - 20%. Chính điều này đã làm cho nguồn vốn mang tính hỗ trợ không còn ý nghĩa với DN. Vì để đáp ứng yêu cầu của đối tác, hầu hết máy móc, thiết bị của DNNVV đều phải thay đổi, đặc biệt khi phải chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, nâng cao công nghệ sản xuất, nên nhu cầu đầu tư dài hạn càng lớn hơn, và DN cần có nguồn vốn ổn định. Nhưng với lãi suất biến động ở mức cao như vậy thì sự tài trợ cũng không còn ý nghĩa", ông Thắng nói.

Mở rộng cơ hội

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hai bà trưng Khảo sát của Dự án tài trợ vốn vay cho DNNVV (SMEFP III) của Chính phủ Nhật Bản do JICA thực hiện, có đến 79% DNNVV ngành CNHT đều cho biết gặp rào cản lớn trong tiếp cận vốn, và chỉ 1% cho rằng việc tiếp cận vốn là dễ. Trong đó, 25% DNNVV cho rằng rào cản lớn nhất chính là do thiếu thông tin về tài chính; 17% do mức độ tín nhiệm tín dụng thấp; 12% do kế hoạch kinh doanh yếu; 11% do thiếu tài sản đảm bảo và thủ tục phức tạp. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định khi lạm phát luôn biến động, nợ xấu gia tăng... càng làm tăng nguy cơ rủi ro tài trợ vốn và kinh doanh của ngân hàng, nên việc tiếp cận vốn của DN càng khó khăn hơn.

Chương trình WT4-1, mà cụ thể là Dự án SMEFP III dành cho DNNVV ngành CNHT được xem là chìa khóa góp phần tháo gỡ nút thắt về vốn cho DN. Theo ông Kyoshiro Ichikawa, Trưởng nhóm WT 4-1, trong giai đoạn 4 sẽ tập trung sự hỗ trợ cho các DNNVV lĩnh vực khuôn mẫu, bởi đây là ngành nòng cốt, xương sống tạo ra sản phẩm chất lượng cao.

Hiện nay, tại Việt Nam chỉ có khoảng 28 DNNVV Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực này và 60 DN Nhật Bản đã và đang đầu tư sản xuất khuôn mẫu.

Do đó, ông Ichikawa cho rằng việc tạo ra cơ chế tài chính từ Dự án SMEFP III sẽ giúp DN CNHT tiếp cận được nguồn vốn dài hạn với chi phí rẻ, vừa tạo
sự kết nối giữa DN Việt Nam và Nhật Bản.

Theo đó, SMEFP III sẽ phát hành sổ tay hướng dẫn DN lần đầu vay vốn ngân hàng nhằm giúp các DNNVV nhận thức được các thủ tục cơ bản khi vay vốn. Tất cả DNNVV ngành CNHT, đặc biệt trong lĩnh vực khuôn mẫu có kế hoạch, chiến lược dài hạn, giữ chữ tín trong kinh doanh, có sự phối hợp chủ động, tích cực với các DN Nhật Bản, có cam kết rõ ràng về chất lượng, thời gian giao hàng đều có khả năng nhận được sự hỗ trợ vay vốn từ dự án này.
dịch vụ chữ ký số tại quận long biên Theo thoibaokinhdoanh
[Read More...]


Câu chuyện nhập siêu trong 4 tháng đầu năm



Sau 2 tháng đầu năm xuất siêu, nhập siêu đã quay trở lại vào tháng 3 và tăng mạnh trong tháng 4. Nhập siêu khoảng 1 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm được nhìn nhận không phải là nguy cơ là mà là tín hiệu tích cực của sự phục hồi sản xuất, tiêu dùng trong nước, đặc biệt là xuất khẩu.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nguyễn chính thanh đống đa Doanh nghiệp trong nước tăng nhập khẩu

Theo số liệu chính thức của Bộ Công Thương, nhập siêu tháng 3 khoảng 546 triệu USD, chiếm 5% tổng kim ngạch xuất khẩu tháng này. Như vậy, với việc nhập siêu trở lại, tính chung 3 tháng đầu năm, cả nước xuất siêu 278 triệu USD.

Theo số liệu ước tính, nhập siêu tháng 4/2013 khoảng 1 tỷ USD, bằng 10,3% kim ngạch xuất khẩu của tháng. Tính chung 4 tháng đầu năm, cả nước nhập siêu khoảng 722 triệu USD, bằng 1,8% kim ngạch xuất khẩu.

Cũng trong 4 tháng đầu năm, trong khi khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu ước 3,76 tỷ USD thì khối doanh nghiệp trong nước lại nhập siêu ước 4,49 tỷ USD.

Nhập siêu của Việt Nam chủ yếu từ các thị trường châu Á với kim ngạch khoảng 8,35 tỷ USD. Xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường châu Á khoảng 15,14 tỷ USD nhưng nhập khẩu 23,49 tỷ USD.

Trong đó, Việt Nam nhập siêu từ ASEAN là 574 triệu USD, từ Trung Quốc 4,48 tỷ USD, từ Hàn Quốc 3,06 tỷ USD, từ Đài Loan 2 tỷ USD.

Nhập khẩu đáp ứng nhu cầu sản xuất

Theo đánh giá của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xu hướng nhập siêu tăng lên trong 2 tháng gần đây là tín hiệu tốt, cho thấy nhập khẩu phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước đang có chiều hướng tăng lên.

Thứ nhất, nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước đã hồi phục, kim ngạch nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2012.

Thứ hai, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần thiết cho sản xuất, tiêu dùng trong nước, đặc biệt là các mặt hàng nhập khẩu phục vụ gia công, xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng khá cao với mức tăng 16,7%. Nhập khẩu của nhóm hàng chiếm tỷ trọng 86,8% tổng kim ngạch nhập khẩu. Như vậy, nhập siêu trong những tháng đầu năm là để đáp ứng sự gia tăng xuất khẩu và nhu cầu mở rộng sản xuất trong nước.

dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại quận hà đông Điểm tích cực của nhập siêu có thể thấy rõ qua số liệu xuất khẩu cùng kỳ. Trong đó, nổi bật nhất vẫn là xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến với mức tăng 28,3% so với cùng kỳ 2012, chiếm tỷ trọng 68,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Nhiều mặt hàng có mức tăng trưởng cao như: điện thoại và linh kiện (92,3%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (46,1%); túi sách, vali, mũ, ô dù (20,1%); dệt may (20,3%)....

Sự tăng trưởng xuất khẩu cao của những nhóm hàng này đã kéo kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng phục vụ sản xuất công nghiệp tăng. Nhập khẩu các mặt hàng phục vụ gia công, xuất khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tăng trưởng cao.

Liên quan đến đầu tư nước ngoài, trong 4 tháng đầu năm, giải ngân vốn FDI đạt 3,75 tỷ USD. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhu cầu nhập khẩu tăng lên để phục vụ cho triển khai các dự án.

Điểm tích cực khác là tuy nhập khẩu tăng nhưng các mặt hàng cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm lại giảm so với cùng kỳ 2012 như linh kiện và phụ tùng ô tô, linh kiện xe máy; ô tô nguyên chiếc từ 9 chỗ trở xuống và xe máy.

Cụ thể, linh kiện phụ tùng ô tô giảm 2,4%, linh kiện phụ tùng xe máy giảm 29,6%. Kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên dưới 9 chỗ ước giảm 14,3% về lượng và 21% về trị giá; kim ngạch nhập khẩu xe máy ước giảm 33,6% về lượng và 10,1% về trị giá.

Ngoài ra, với việc nhiều ngành hàng xuất khẩu lớn như dệt may, dệt may có đơn hàng dài hạn cũng làm tăng nhập khẩu để chuẩn bị cho kế hoạch sản xuất trong thời gian tới.

Mặc dù nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm được đánh giá là tích cực nhưng theo Cục Xuất nhập khẩu, các biện pháp quản lý nhập khẩu phù hợp các cam kết quốc tế và các nguyên tắc của WTO vẫn được tăng cường nhằm kiểm soát hiệu quả nhập khẩu.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hoàng mai Theo tapchitaichinh


[Read More...]


Ngân hàng tung nhiều chương trình ưu đãi để hút khách



Để hút cả khách hàng huy động lẫn khách đi vay, nhiều ngân hàng đã đưa ra các chương trình hấp dẫn.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nguyễn chính thanh đống đa Sau chương trình khuyến mãi “Quay trúng ngay-Cơ may trúng lớn” thành công, Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank) vừa triển khai chương trình khuyến mại huy động “Hè vui trúng lớn cùng WesternBank”. Đây là chương trình dành cho các khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế khi gửi tiền có kỳ hạn bằng VND hoặc USD tại bất kỳ điểm giao dịch nào của WesternBank trên toàn quốc.

Theo đó, khi khách hàng gửi tiết kiệm từ 10 triệu VND hoặc 1.000 USD trở lên với kỳ hạn tối thiểu 1 tháng sẽ được cấp 01 mã số dự thưởng quay số trúng thưởng ngay với các giải thưởng bằng tiền mặt lên đến 18.4 tỷ đồng. Ngoài ra, WesternBank sẽ tiến hành quay số vào cuối chương trình để xác định khách hàng may mắn trúng thưởng giải đặc biệt là xe Toyota Corolla Altis 1.8 và các giải thưởng bằng vàng SJC.

Từ ngày 22-4 đến hết 31-7-2013, Ngân hàng An Bình (ABbank) triển khai chương trình “Vay nhanh-Thắng lớn”. Với chương trình này ABbank dành gói hỗ trợ 500 tỷ đồng với lãi suất vay áp dụng cố định 9,9%/ năm trong 3 tháng đầu tiên giải ngân. Ngoài ra, 100 khách hàng đầu tiên có khoản vay được giải ngân trong thời gian triển khai chương trình sẽ được tặng ngay 1 triệu đồng tiền mặt.

Đây là gói ưu đãi với lãi suất hấp dẫn nhất từ trước tới nay mà ABbank áp dụng đối với khách hàng nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập ngân hàng.

Chương trình được áp dụng cho các khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn tại ABbank phục vụ mục đích vay mua nhà/ đất, sửa chữa nhà; vay tiêu dùng có thế chấp; vay mua xe ô tô; và vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận đống đa Tuy nhiên, để tham gia chương trình ưu đãi này, khách hang phải không có dư nợ tại ABbank trong vòng 3 tháng kể từ ngày triển khai chương trình trở về trước; khoản vay có giá trị từ 300 triệu đến 3 tỷ đồng, với kỳ hạn vay từ 6 tháng trở lên.

Nhằm hỗ trợ thiết thực cho những người có nhu cầu thực sự muốn sở hữu được căn nhà mơ ước, cũng từ ngày 22-4 đến 31-7-2013 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeaBank) triển khai chương trình ưu đãi cho vay mua nhà “Ngôi nhà của bạn, ưu tiên của chúng tôi”.

Theo đó, khi đăng ký vay vốn mua nhà tại SeaBank trong thời gian trên, khách hàng sẽ được hưởng nhiều ưu đãi như miễn hoàn toàn lãi suất cho tháng đầu tiên và hưởng mức lãi suất cố định chỉ ở mức 11%/năm cho 11 tháng tiếp theo. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cam kết sẽ trả lời khoản vay trong vòng 5 ngày kể từ ngày khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ vay vốn theo quy định.

SeABank cho phép khách hàng vay tối đa lên tới 70% số tiền đầu tư cho ngôi nhà, thời hạn vay tối đa lên tới 15 năm và có thể được ân hạn trả nợ gốc trong 12 tháng đầu tiên.

Đặc biệt, khách hàng có thể dùng chính ngôi nhà mua làm tài sản đảm bảo tại ngân hàng đồng thời trả góp hàng tháng với số tiền cố định và lãi tính trên dư nợ thực tế giảm dần.
dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại thanh xuân Theo hanoimoi


[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page