Thông tin kế toán quản trị - Công cụ hữu hiệu thực hiện các mục tiêu quản lý



Thông tin kế toán quản trị có vai trò quan trọng trong quản lý và điều hành doanh nghiệp, được coi là một công cụ hữu hiệu của quản trị doanh nghiệp trong thực hiện các mục tiêu quản lý. Mục tiêu của thông tin kế toán quản trị là tạo thêm giá trị cho doanh nghiệp thông qua việc kiểm soát và sử dụng nguồn lực một cách tốt nhất.


Hệ thống thông tin (HTTT) kế toán quản trị (KTQT) được hiểu là một bộ phận trong tổng thể doanh nghiệp (DN), thực hiện mục tiêu cung cấp thông tin cho nhà quản lý trong việc hoạch định, kiểm soát và ra quyết định quản trị.

Giá trị mà HTTT KTQT mang lại cho DN là những thông tin có chất lượng để kiểm soát hoạt động, sử dụng nguồn lực tối ưu và khai thác tiểm năng. Có thể khái quát HTTT KTQT theo sơ đồ tại Hình 1.


Các yếu tố của hệ thống thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệp

Để đảm bảo HTTT KTQT trong DN hoạt động hiệu quả, cần nghiên cứu trên các góc độ: Mục tiêu, cấu trúc và môi trường hoạt động của hệ thống thông tin KTQT.

Thứ nhất, mục tiêu của hệ thống thông tin kế toán quản trị.

Mục tiêu của HTTT KTQT là cung cấp thông tin cho nhà quản lý trong kiểm soát và ra quyết định nhằm đảm bảo hiệu quả quản lý. Như vậy, cần phải thiết kế hệ thống báo cáo KTQT theo hướng cung cấp thông tin để kiểm soát hoạt động và ra quyết định quản lý, các chỉ tiêu trên báo cáo phải linh hoạt, phù hợp từng cấp quản lý, từng thời điểm sử dụng... Về báo cáo quản trị, tác giả gợi ý một số loại báo cáo sau:

(i) Hệ thống báo cáo thực hiện chức năng kiểm soát: Kiểm soát là một chức năng quan trọng trong quản trị DN, là một tiến trình gồm nhiều hoạt động kiểm tra, giám sát để đảm bảo hoạt động được thực hiện như mục tiêu đã đặt ra.

- Báo cáo phân tích chênh lệch, được lập dưới dạng chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch, hoặc chênh lệch giữa các kỳ thực tế hoạt động, hoặc kết hợp cả hai loại báo cáo trên. Báo cáo giúp phân tích nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch đó để nhà quản trị có biện pháp thích hợp điều chỉnh.

- Báo cáo phân tích nhân tố, phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu kinh tế tổng hợp như thế nào, làm tăng hay giảm bao nhiêu, trên cơ sở đó nhà quản trị xem xét được sự ảnh hưởng của nó lên các chỉ tiêu trọng yếu trong kế hoạch và có giải pháp tác động lên nó.

- Báo cáo thành quả quản lý, đánh giá hiệu quả điều hành của nhà quản trị các cấp trong phạm vi quyền quản lý. Trên cơ sở xác định nguyên nhân sai lệch giữa thực tế và mục tiêu, đề xuất các biện pháp đưa hoạt động theo định hướng ban đầu hoặc thay đổi tiêu chuẩn để đạt hiệu quả quản lý mong đợi.

- Báo cáo kết quả bộ phận, là báo cáo trách nhiệm quản lý mà bộ phận đó có thể xác định được riêng biệt về doanh thu, thu nhập và chi phí.

(ii) hệ thống báo cáo thực hiện chức năng ra quyết định: Ra quyết định là một trong các chức năng cơ bản của quản trị DN. Một quyết định đúng đắn, kịp thời sẽ mang lại hiệu quả, sự ổn định, phát triển và đảm bảo được mục tiêu của tổ chức.

- Báo cáo phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận (CVP), giúp nhà quản lý xem xét sự ảnh hưởng giữa các nhân tố về khối lượng, giá bán, biến phí, định phí, cơ cấu sản phẩm, kết cấu chi phí… lợi nhuận để có quyết định đúng đắn về sản xuất và tiêu thụ.

- Báo cáo phân tích thông tin thích hợp, theo một quy trình chọn lọc, đơn giản hoá thông tin giữa các phương án để cung cấp thông tin ngắn gọn, phù hợp và có trọng tâm cho nhà quản trị chọn lựa một phương án kinh doanh trên cơ sở nhận diện các thông tin thích hợp.

Thứ hai, các thành phần của HTTT KTQT.

Có ba phần tử quan trọng của HTTT KTQT là con người, thiết bị và dữ liệu. Các phần tử này cần phải được nhận diện để HTTT KTQT thực hiện mục tiêu và cải tiến. Cụ thể:

- Về con người: Khi xem xét yếu tố con người cần phải tập trung một số khía cạnh sau: Năng lực, trình độ của nhân viên KTQT; Tổ chức bộ máy KTQT; Mối quan hệ giữa kế toán với các bộ phận trong DN.

- Về thiết bị, phương tiện: Đây là công cụ để thực hiện việc thu nhận, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin. Trang thiết bị kỹ thuật như hệ thống máy vi tính, thiết bị mạng và các phần mềm kế toán xử lý tự động là rất cần thiết đối với HTTT KTQT hiện đại.

- Về dữ liệu của KTQT: Là nguyên liệu của HTTT KTQT nhằm chế biến thành thông tin hữu ích cho nhà quản trị trong việc thực hiện mục tiêu hoạch định, kiểm soát và ra quyết định. Dữ liệu KTQT bao gồm thông tin quá khứ, thông tin kế hoạch, thông tin tương lai, được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau bên trong và bên ngoài DN, bằng nhiều phương pháp như các phương pháp kế toán, phương pháp quan sát, phương pháp điều tra, phỏng vấn, phương pháp thực nghiệm…

Thứ ba, môi trường hoạt động.

Để đảm bảo HTTT KTQT hoạt động hiệu quả cần phải xem xét sự tác động qua lại với môi trường của nó. Trong phạm vi bài viết, tác giả trình bày một số nhân tố chính tác động đến HTTT KTQT sau:

- Chiến lược phát triển của DN: Chiến lược là việc tạo dựng cho DN một vị thế duy nhất và có giá trị nhờ việc triển khai một hệ thống các hoạt động khác biệt với đối thủ, trên cơ sở năng lực cốt lõi (Ngô Quý Nhâm, www.ocd.vn). Việc xây dựng chiến lược phát triển cần phải xem xét đến các nguồn lực hiện có và năng lực của DN. HTTT KTQT cần phải thiết lập, vận hành để hướng tới việc cung cấp thông tin cho nhà quản lý trong việc xây dựng chiến lược, hoạch định mục tiêu.

- Nhu cầu thông tin KTQT của các nhà quản lý: HTTT KTQT được tổ chức tốt hay không phụ thuộc vào nhu cầu thông tin của nhà quản lý. Nhận thức của nhà quản trị là nhân tố quyết định việc tổ chức, khai thác HTTT KTQT như thế nào để đáp ứng mục tiêu của nhà quản trị.

- Đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý: Mỗi DN đều có một quy trình công nghệ khác nhau, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, phương thức quản lý khác nhau điều này cũng ảnh hưởng đến HTTT KTQT trong từng DN.

- Môi trường khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác, phương thức xử lý HTTT KTQT. Với sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin, việc tổ chức HTTT KTQT dưới sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại, phần mềm chuyên dụng sẽ đảm bảo khoa học trong việc thu nhận, xử lý dữ liệu góp phần cung cấp thông tin một cách thiết thực, tin cậy cho nhà quản trị để mục tiêu quản lý.

Hệ thống thông tin kế toán quản trị theo quá trình kế toán

Có thể phân chia HTTT KTQT thành các hệ thống con gồm: Hệ thống thu nhận dữ liệu; hệ thống xử lý dữ liệu; Hệ thống cung cấp thông tin; hệ thống kiểm soát thông tin.

Hệ thống thu nhận dữ liệu

Thu nhận dữ liệu là giai đoạn đầu tiên trong quy trình thông tin KTQT, hệ thống thu nhận bao gồm các nội dung:

- Nhân sự để tổ chức thu nhận dữ liệu: Nhân viên KTQT phối hợp với các bộ phận khác trong DN trong quá trình thu thập dữ liệu, trong đó nhân viên KTQT đóng vai trò chính trong quá trình thu nhận.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức - Các thủ tục khi nhập dữ liệu: Việc sử dụng phần mềm cần phải tuân thủ các quy trình, thủ tục để đảm bảo phần mềm hoạt động một cách hiệu quả.

- Tính chất của dữ liệu: Thông tin ban đầu mà HTTT KTQT thu nhận có thể là thông tin quá khứ (nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra), thông tin kế hoạch (dự toán, dự tính) hoặc thông tin tương lai (dự báo, dự đoán).

- Nguồn dữ liệu: Dữ liệu KTQT được thu thập từ kế toán tài chính, KTQT (phòng kế toán), từ các bộ phận, phòng ban trong DN (bộ phận sản xuất, bộ phận tiêu thụ, bộ phận kỹ thuật, bộ phận chiến lược, bộ phận nhân sự, bộ phận cung ứng...), từ cơ quan quản lý Nhà nước, từ đối thủ cạnh tranh, từ các hiệp hội nghề nghiệp, từ báo cáo phân tích của các chuyên gia...

- Phương pháp thu thập dữ liệu: Thông tin ban đầu bao gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp được thu thập bằng nhiều phương pháp khác nhau như các phương pháp chứng từ kế toán, phương pháp quan sát, điều tra, khảo sát, phỏng vấn, thống kê, phương pháp thực nghiệm…

Hệ thống xử lý dữ liệu

Hệ thống xử lý dữ liệu có nhiệm vụ chuyển dữ liệu ban đầu thành thông tin KTQT có ích cho nhà quản trị. Hệ thống xử lý dữ liệu cần thực hiện:

- Chuẩn hóa dữ liệu thu thập: Đây là giai đoạn làm cho dữ liệu có giá trị, hiệu chỉnh dữ liệu và mã hóa dữ liệu để xử lý. Nhân viên KTQT sẽ kiểm tra tính đáng tin cậy của dữ liệu thu thập được, trên cả góc độ định tính và định lượng, nếu có sai sót tiến hành hiệu chỉnh lại dữ liệu, đồng thời mã hóa dữ liệu theo các phương pháp phù hợp.

- Tổng hợp dữ liệu: Sau khi chuẩn hóa xong, dữ liệu KTQT phải được tổ chức tổng hợp theo các nguyên tắc, phương pháp và kỹ thuật xử lý của KTQT để cung cấp thông tin.

- Phân tích thông tin: Việc phân tích thông tin KTQT thường sử dụng các phương pháp như phương pháp so sánh, phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp cân đối, phương pháp phân tích chi tiết...

Hệ thống cung cấp thông tin

Thông tin KTQT sau khi tổng hợp và phân tích sẽ tiến hành cung cấp cho nhà quản trị để sử dụng. Hệ thống cung cấp thông tin xem xét trên các khía cạnh:

- Trách nhiệm của KTQT: Kế toán theo từng bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm về xử lý thông tin trên cơ sở dữ liệu thu thập được, trình kế toán trưởng để duyệt thông tin. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước nhà quản trị về việc cung cấp thông tin.

- Phương thức truyền thông tin: Là cách thức truyền tải thông tin cho nhà quản trị trên cơ sở đảm bảo yêu cầu thiết thực, kịp thời, nhanh chóng, chính xác. Đối với việc sử dụng phần mềm, việc truyền tải thông tin cho nhà quản trị theo các phương thức sau: (i) KTQT xuất dữ liệu dưới dạng bản mềm (files) để gửi qua internet cho nhà quản trị, đồng thời in bản giấy, có ký xác nhận của kế toán trưởng chuyển kèm theo để tăng tính pháp lý của thông tin truyền đạt; (ii) nhà quản trị trực tiếp truy cập, truy xuất dữ liệu trên phần mềm để lấy thông tin.

- Đối tượng nhận thông tin: Thông thường là các nhà quản trị các cấp của DN, tùy theo thông tin cung cấp là loại thông tin nào để xác định đối tượng nhận tin. Nếu thông tin KTQT phục vụ cho mục tiêu chiến lược thì người nhận tin là nhà lãnh đạo cao cấp, còn nếu phục vụ cho mục tiêu tác nghiệp thì người nhận tin là các nhà quản trị các phòng ban chức năng, ban giám đốc DN.

Hệ thống kiểm soát thông tin
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận 7
Kiểm soát thông tin là hệ thống nhằm đảm bảo cho hoạt động của HTTT KTQT được an toàn, tránh các rủi ro, đảm bảo tính bảo mật của thông tin và nhằm thực hiện mục tiêu của thông tin KTQT. Việc thiết lập hệ thống kiểm soát bao gồm:

- Phân quyền trong HTTT KTQT: Cần xác định khối lượng công việc và trách nhiệm của từng nhân viên trong việc thu thập, xử lý, cung cấp và thông tin. Cần xây dựng một quy trình chung trong việc vận hành HTTT KTQT.

- Kiểm soát phương thức xử lý của HTTT KTQT: Quá trình thu thập, tổng hợp, phân tích, cung cấp và sử dụng thông tin thường kết hợp giữa các bộ phận trong DN, kết hợp giữa con người và thiết bị kỹ thuật, kết hợp giữa nguyên lý và phương pháp KTQT. Vì vậy, nhất thiết cần phải xây dựng quy trình kiểm soát để tránh các rủi ro và đảm bảo an toàn cho HTTT KTQT.

- Bảo mật thông tin KTQT: Thông tin KTQT là thông tin trong nội bộ DN, chỉ cung cấp riêng cho các nhà quản trị để thực hiện các mục tiêu quản lý, do vậy tính bảo mật thông tin đòi hỏi rất cao. Do đó, cần phải thực hiện các biện pháp nhằm bảo mật thông tin KTQT.

KTQT hình thành ở Việt Nam từ năm 1985, tuy nhiên đến nay vẫn chưa thể hiện hết vai trò của nó, các DN chỉ khai thác thông tin KTQT để phục vụ việc hoạch định và quản trị chi phí. Để KTQT thực sự trở thành một công cụ hữu hiệu của quản trị DN, trở thành kế toán chiến lược, cần phải có cách nhìn tổng thể và có hệ thống về thông tin KTQT.

Tài liệu tham khảo:

1. Học viện Tài chính (2010), “Giáo trình KTQT”, NXB Tài chính;

2. PGS.,TS Phạm Văn Dược, TS. Huỳnh Lợi (2009), “Mô hình và cơ chế vận hành KTQT”, NXB Tài chính;

3. Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich (1990), “Essentials of management”, McGraw – Hill;

4. Robert S Kaplan, Young, Atkinson (2004), “Management Accounting”, Pretice Hall, New Jersey, 4th edition.
dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại biên hòa đồng nai Theo Tạp chí Tài chính kỳ II tháng 10/2016
[Read More...]


Giải pháp nào phát triển thị trường BĐS?



Thị trường bất động sản (BĐS) đã thu hút đáng kể nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy các ngành sản xuất khác phát triển. Tuy nhiên, hoạt động của thị trường BĐS thời gian vừa qua đã bộc lộ những yếu kém, phát triển thiếu lành mạnh và không ổn định. Bộ Xây dựng vừa trình Chính phủ dự thảo đề án “Chiến lược phát triển thị trường bất động sản” với những định hướng và giải pháp để khắc phục những bất cập nhằm phát triển bền vững thị trường này.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải dương Những bất cập của thị trường BĐS giai đoạn trước chính là mất cân đối cơ cấu hàng hóa. Ảnh Hiệp Hòa.

Sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai

Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai là một trong những giải pháp được Bộ Xây dựng đưa ra nhằm kiểm soát, điều tiết thị trường BĐS phát triển bền vững.

Như vậy, hình thức đấu giá quyền sử dụng đất để điều tiết thị trường và tăng nguồn thu cho ngân sách sẽ được đẩy mạnh. Nhà nước thống nhất quản lý việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Có cơ chế đảm bảo chênh lệch địa đô về đất phải được thu về ngân sách Nhà nước để đầu tư lại cho mục đích công cộng, lợi ích cộng đồng. Đồng thời, sử dụng nguồn thu từ tiền sử dụng đất một cách hợp lý, dành một tỷ lệ nhất định tiền sử dụng đất thu được để hỗ trợ việc chủ động điều tiết thị trường đất đai, đầu tư hạ tầng kỹ thuật làm tăng giá trị sử dụng đất, phục vụ mục tiêu công ích, hỗ trợ tái định cư, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm cho người sử dụng đất bị thu hồi, đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó, việc xây dựng chính sách tài chính đất đai phù hợp sẽ khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, bảo vệ môi trường, khuyến khích đầu tư các ngành nghề sử dụng ít đất nhưng tạo giá trị gia tăng cao, sử dụng nhiều lao động. Tuy nhiên, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cũng phải đẩy nhanh tiến độ; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước nhằm khai thác, sử dụng đất đai có hiệu quả trong khu vực Nhà nước.

Bởi vậy, trong dự thảo Chiến lược phát triển thị trường BĐS vừa được Bộ Xây dựng trình Chính phủ cũng khẳng định phải đổi mới công tác lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch phát triển đô thị, nông thôn. Đây là những yếu tố bảo đảm cho thị trường BĐS phát triển theo quy hoạch, có kế hoạch, khắc phục tình trạng phát triển đô thị, BĐS một cách tự phát.

Trên cơ sở quy hoạch xây dựng, yêu cầu các cấp chính quyền phải xây dựng kế hoạch phát triển đô thị và điểm dân cư nông thôn dài hạn, trung hạn và hàng năm, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phù hợp với khả năng huy động nguồn lực, để làm cơ sở cho phép triển khai các dự án BĐS.

Các dự án phát triển đô thị, nhà ở, BĐS phải đồng bộ với các công trình hạ tầng xã hội, phù hợp với quy hoạch và theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đặc biệt, thực hiện công khai quy hoạch chi tiết và kế hoạch phát triển đô thị, điểm dân cư nông thôn để các nhà đầu tư và người dân dễ dàng tiếp cận thông tin; đồng thời cải cách thủ tục hành chính trong công tác điều chỉnh mục đích sử dụng đất theo hướng đơn giản và công khai minh bạch.

Tái cơ cấu thị trường

Những bất cập của thị trường BĐS giai đoạn trước chính là mất cân đối cơ cấu hàng hóa. Bởi vậy, tái cơ cấu thị trường BĐS sẽ tập trung vào phát triển đa dạng các loại hàng hoá, nhất là nhà ở cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, khắc phục lệch pha cung - cầu, chủ động bình ổn thị trường, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội

Để đạt được mục tiêu này, Bộ Xây dựng khẳng định phải nâng cao chất lượng công tác dự báo nhu cầu về BĐS thiết yếu như nhà ở đô thị, khu dịch vụ thương mại, văn phòng cho thuê, nhà xưởng cho sản xuất kinh doanh... Xây dựng kế hoạch phát triển BĐS thông qua các chương trình cụ thể như chương trình phát triển nhà ở, chương trình phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Quy định về cơ cấu các loại nhà ở, đa dạng các loại hình sản phẩm ngay từ khâu quy hoạch, phê duyệt dự án để bảo đảm thị trường phát triển cân đối giữa cung và cầu cũng như khả năng thanh toán.

Trong vòng 1 năm qua, Bộ Xây dựng đã phối hợp các địa phương trên toàn quốc rà soát các dự án kinh doanh BĐS đang triển khai, các dự án đã giao nhưng chậm triển khai để phân loại những dự án được tiếp tục triển khai, dự án cần tạm dừng, các dự án cần điều chỉnh cơ cấu cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, phù hợp kế hoạch phát triển từng loại BĐS của từng địa phương.

Mong muốn của các doanh nghiệp BĐS là tạo môi trường đầu tư bình đẳng giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia thị trường. Bộ Xây dựng đề xuất việc quy định tất cả các địa phương phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư nhằm minh bạch hoá, tạo sự công bằng và chọn được những chủ đầu tư đủ năng lực để thực hiện dự án. Cùng đó là cải tiến trình tự, thủ tục chuẩn bị đầu tư, phê duyệt dự án để rút ngắn thời gian đầu tư.

Nguồn cung hàng hóa BĐS sẽ do nhà nước điều tiết thông qua quy hoạch phát triển, quy hoạch xây dựng đô thị, đặc biệt là nguồn cung đất đai cho thị trường BĐS sơ cấp thông qua việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Do đó, giá bất BĐS cũng được điều tiết cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, thông qua việc định giá đất, ban hành các loại thuế, phí, lệ phí liên quan đến BĐS. Nhà nước cũng chủ động cung cấp và có chính sách ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng xã hội, đối tượng có thu nhập thấp để bảo đảm an sinh xã hội.

Tạo kênh dẫn vốn

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận 10 Thống kê cho thấy, thị trường BĐS cũng đã thu hút một số lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 31-12-2013 đã có 407 dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực BĐS được cấp phép với tổng vốn đầu tư 49,03 tỷ USD. Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này chiếm khoảng 21% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Nhu cầu vốn đổ vào BĐS rất lớn bởi vậy việc hình thành và tạo điều kiện để các định chế tài chính phát triển nhằm thu hút các nguồn vốn cho thị trường là rất cần thiết. Chính sách tín dụng cũng cần điều chỉnh linh hoạt để tạo điều kiện về vốn cho các chủ thể tham gia thị trường BĐS. Bởi vậy, việc bổ sung hành lang pháp lý và tổ chức triển khai việc hình thành các định chế tài chính phi ngân hàng như: quỹ đầu tư BĐS, quỹ tín thác BĐS (REIT), quỹ tiết kiệm nhà ở... cần sớm thực hiện.

Nghiên cứu bổ sung cơ chế cho phép đưa BĐS đáp ứng danh mục để hình thành quỹ đầu tư BĐS. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng thị trường thế chấp thứ cấp (tái thế chấp) BĐS có sự hỗ trợ và kiểm soát của Nhà nước để tăng tính thanh khoản cho các ngân hàng; thành lập cơ quan tái cho vay thế chấp nhà ở làm công cụ để Chính phủ điều tiết và thúc đẩy phát triển hệ thống tài chính nhà ở tại Việt Nam.

Theo Bộ Xây dựng, cần có cơ chế, chính sách tín dụng linh hoạt tạo hành lang pháp lý để các ngân hàng thương mại có thể huy động được các nguồn vốn trung và dài hạn với lãi suất ổn định để cung cấp tín dụng cho thị trường BĐS và hỗ trợ cho các đối tượng có thu nhập trung bình, ổn định có khả năng mua nhà ở.

Về phía các ngân hàng cũng cần nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện quy trình về tín dụng BĐS, có nhiều sản phẩm tín dụng đa dạng, phù hợp với đặc điểm của từng loại hình BĐS, nhất là nhà ở; xây dựng cơ chế giám sát chặt chẽ, quy định tỷ lệ an toàn giữa dư nợ BĐS với tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ cho vay với số huy động để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, tránh hiện tượng “bong bóng” BĐS.

Cùng đó, chính sách thuế, phí và lệ phí liên quan đến lĩnh vực này cũng cần hoàn thiện để khuyến khích sử dụng có hiệu quả BĐS, khuyến khích giao dịch chính thức trên thị trường, hạn chế đầu cơ, trốn lậu thuế cũng như tăng nguồn thu cho nhà nước.
dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại quận 12 Nguồn Báo Hải Quan
[Read More...]


Hơn 7.360 tỷ đồng chi cho an sinh xã hội



Bộ Tài chính cho biết, trong 6 tháng đầu năm công tác an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được bảo đảm, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt cho các đối tượng hộ nghèo, có công với cách mạng.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà nam
Chi ngân sách triệt để tiết kiệm nhưng chi cho an sinh xã hội luôn được bảo đảm. Ảnh Internet.

Trong 6 tháng qua, ngân sách nhà nước (NSNN) đã thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời theo tiến độ các khoản kinh phí bảo đảm an sinh xã hội đã bố trí trong dự toán năm 2014 cho các đối tượng thụ hưởng chính sách; trong đó ngân sách trung ương chi hỗ trợ hơn 7.360 tỷ đồng (ngoài phần kinh phí đã giao trong dự toán NSĐP năm 2014).

Nguồn lực này nhằm hỗ trợ các địa phương thực hiện các chính sách như: Hỗ trợ người có công cải thiện nhà ở, bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, mua thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, tiền điện cho hộ nghèo, hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ, thực hiện cải cách tiền lương...

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận tây hồ
Ngành Dự trữ nhà nước đã xuất cấp trên 60,6 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để cứu trợ cho nhân dân ở những vùng bị thiếu đói, giáp hạt, hỗ trợ gạo cho học sinh ở khu vực khó khăn; xuất văc- xin, hóa chất, hạt giống các loại với giá trị khoảng 34 tỷ đồng để phòng chống dịch bệnh trong nông nghiệp, khắc phục hậu quả thiên tai; xuất các trang thiết bị y tế với giá trị gần 14 tỷ đồng để phòng chống dịch bệnh cho người...

Về cơ chế chính sách, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội bổ sung kinh phí thực hiện các chính sách hỗ trợ người có công cải thiện nhà ở, chương trình 135, hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã thôn, bản đặc biệt khó khăn, hỗ trợ hộ nghèo xây nhà tránh lũ miền Trung; cấp bù chênh lệch lãi suất đối với 2 ngân hàng chính sách để thực hiện chính sách đảm bảo an sinh xã hội.

Tính đến 31-5-2014, tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 125.522 tỷ đồng, tăng 3,1% so với 31-12-2013. Trong đó, dư nợ nguồn vốn các Chương trình tín dụng ngân sách Nhà nước cấp bù lãi suất đạt 113.423 tỷ đồng, hoàn thành 55,7% kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao.

Hiện nay có trên 7 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ, với dư nợ bình quân trên 17 triệu đồng/khách hàng; đã có trên 23,4 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội.
dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại quận 11
Nguồn Báo Hải Quan
[Read More...]


Doanh nghiệp “chóng mặt” vì cảng quá tải



Công ty khai thác cảng lấy lí do cảng quá tải, hàng tồn đọng nhiều nên đã đưa ra nhiều thay đổi về cước phí, thời gian bốc dỡ hàng… khiến các DN hoạt động XNK “chóng mặt”.


Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh Tăng cước để nhận hàng sớm

Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 Nguyễn Thị Bông cho biết, hiện nay lượng hàng hóa kiểm tra qua máy soi mỗi ngày trên 250 container. Trong khi đó, năng lực của cảng chỉ bố trí xe bốc dỡ container được khoảng 200 container/ngày, cơ quan Hải quan thực hiện soi chiếu từ 7 giờ 30 đến 22 giờ mỗi ngày kể cả ngày thứ Bảy. Để tạo thuận lợi cho DN trong việc soi chiếu hàng hóa, Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 đã làm việc với Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn để tạo thuận lợi cho DN trong việc bốc dỡ hàng qua máy soi, đồng thời kiến nghị Tổng cục Hải quan xem xét lại tiêu chí phân luồng soi chiếu đối với những mặt hàng đặc thù.

Theo phản ánh của các DN, từ ngày 15-7, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn tăng cước phí đối với nâng container tại bãi của cảng Cát Lái. Theo đó, phí nâng container từ bãi lên xe giao hàng từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 6 đối với hàng khô và đông lạnh loại 20 feet giá 275.000 đồng, 40 feet lên 485.000 đồng và 45 feet lên 570.000 đồng. Đối với những container có thời gian lưu bãi càng dài ngày giá càng tăng cao . Cụ thể, đối với container lưu bãi từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 15, mức phí này được điều chỉnh gần như gấp đôi so với 6 ngày đầu tiên, với các mức tương ứng 715.000 đồng, 1.260.000 đồng và 1.480.000 đồng.

Theo phản ánh của các DN, khi NK hàng về cảng họ rất muốn thông quan nhanh để giải phóng hàng, tuy nhiên, còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: hàng phải chờ kiểm tra chất lượng nhà nước, giám định của cơ quan quản lý chuyên ngành; hàng phải chờ cảng bố trí xe bốc dỡ để soi chiếu container… “Nói chung cực chẳng đã DN mới phải để hàng tại cảng, vì để lại đó một ngày chi phí phát sinh rất lớn, đâu chỉ có phí nâng hạ container”- đại điện một DN bức xúc.

Giải thích về lý do tăng cước phí, ông Ngô Trọng Phàn, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn cho biết, trong thời gian vừa qua, do nhiều nguyên nhân khách quan, lượng container hàng tồn tại cảng Cát Lái tăng cao, ảnh hưởng lớn tới năng suất giải phóng tàu và chất lượng dịch vụ của cảng. Để khuyến khích khách hàng lấy hàng sớm, giảm thời gian lưu bãi tại cảng, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn điều chỉnh mức phí nâng container giao khách hàng lũy tiến theo thời gian lưu bãi đối với container hàng khô và lạnh.

Cũng từ ngày 15-7, cảng Cát Lái thu phí đối với khách đăng ký lấy trước số container rỗng tại cảng Cát Lái để phục vụ khai báo hải quan điện tử, cảng thông báo sẽ tiến hành nâng hạ, đảo chuyển container được cấp ra khu vực giao nhận riêng. Theo đó, trong hai ngày từ thời điểm khách đăng ký cấp trước số container đến lúc tới lấy, cảng sẽ thu phí 420.000 đồng/container 20 feet và 620.000 đồng/container 40 feet (mức 1). Riêng mức 2 và mức 3 tính thời gian từ 3-7 ngày áp dụng mức thu tăng từ 50-100% so với mức 1.

Không chỉ điều chỉnh phí nâng container, để giải quyết tình trạng quá tải, đảm bảo năng suất giải phóng tàu và chất lượng dịch vụ, từ ngày 15-7, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã áp dụng điều chỉnh chính sách hạ bãi chờ xuất đối với container hàng tại cảng Cát Lái. Đối với container hàng khô thông thường, container hàng lạnh được vận chuyển đến cảng bằng đường bộ để hạ bãi chờ xuất hoặc đóng hàng tại bãi để xuất tàu tại cảng Cát Lái: cảng tiếp nhận trước không quá 7 ngày so với thời điểm tàu cập cảng đã được hãng tàu đăng kí trước; Đối với container hàng quá khổ, quá tải, container hàng nguy hiểm được vận chuyển đến cảng bằng đường bộ để hạ bãi chờ xuất hoặc đóng hàng tại bãi để xuất tàu tại cảng Cát Lái: cảng tiếp nhận trước không quá 3 ngày so với thời điểm tàu cập cảng đã được hãng tàu đăng kí trước. Riêng đối với container hàng được vận chuyển đến cảng bằng đường thủy để hạ bãi chờ xuất hoặc đóng hàng tại bãi để xuất tàu tại cảng Cát Lái (trừ container hàng nguy hiểm): không bị hạn chế thời gian, nhưng áp dụng mức phụ thu. Với container hàng khô thông thường từ 50.000 đồng đến 400.000 đồng/container khi thời gian hạ bãi sớm hơn thời điểm tàu cập cảng đã được đăng kí trước từ 8 đến 25 ngày. Quá 25 ngày không tiếp nhận; Đối với container hàng lạnh mức phí phụ thu từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng/container, nhưng còn tùy thuộc vào điều kiện bến bãi Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn sẽ đưa ra quyết định việc tiếp nhận.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận thủ đức Nhiều thay đổi tiếp nhận hàng

Ngoài việc thay đổi cước phí, liên tục trong thời gian gần đây, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn có nhiều thông báo gửi các DN, hãng tàu về việc thay đổi tiếp nhận hàng hóa tại cảng. Theo đó, cũng với nguyên nhân cảng quá tải, để giảm bớt áp lực cho cầu bến, ổn định sản suất tại cảng Cát Lái, đảm bảo năng suất giải phóng tàu và chất lượng dịch vụ của cảng, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn ngưng tiếp nhận container hàng nhập chuyển về cảng Cát Lái để giao hàng từ ngày 1-8-2014 cho đến khi có thông báo mới thay thế. Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn sẽ tạm thời ngưng tiếp nhận container hàng nhập từ các cảng thuộc khu vực TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu chuyển về cảng Cát Lái để giao hàng. Đối với container hàng nhập chuyển từ các cảng thuộc hệ thống của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn như TCOT, TCIT, TCCT vẫn được tiếp nhận bình thường.

Ông Ngô Minh Thuấn, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn cho biết, để chuyển đổi công năng cảng Tân Cảng (quận Bình Thạnh- TP.HCM), từ ngày 1-9-2014, Tổng công ty sẽ ngưng tiếp nhận các container hàng nhập khẩu về cảng này, trừ những container rút hàng vào kho CFS. Trước đó, từ ngày 1-7, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn ngưng tiếp nhận hàng rỗng hạ tại cảng Tân Cảng (trừ những container rỗng hạ phục phục vụ đóng hàng tại chỗ). Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn cho biết, các hãng tàu, khách hàng trả container rỗng về các cơ sở khác của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, như: ICD Tân Cảng - Long Bình; ICD Tân Cảng - Sóng Thần; ICD Phúc Long, cảng Tân Cảng - Cát Lái, các cảng tại Cái Mép… Từ ngày 1-9-2014 Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn sẽ ngưng tiếp nhận các container hàng nhập khẩu về cảng Tân Cảng, trừ những container rút hàng vào kho CFS. Từ ngày 1-10-2014, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn ngưng thực hiện dịch vụ đóng hàng (trừ đóng hàng gạo tại cầu tàu và đóng hàng hàng kho CFS); từ 1-3-2015, sẽ ngưng tiếp nhận hàng vào kho CFS nhập, kho CFS xuất và ngưng tiếp nhận đóng hàng gạo tại cầu tàu. Hàng nhập và xuất tại kho CFS Tân Cảng sẽ được tiếp nhận toàn bộ vào kho CFS 2 tầng tại cảng Cát Lái. Toàn bộ hoạt động dịch vụ kho bãi của cảng Tân Cảng sẽ ngưng vào tháng 5-2015.
dịch vụ chữ ký số tại quận 9 Nguồn Báo Hải Quan
[Read More...]


Bàn giải pháp giám sát hàng hóa XNK tại cảng biển TP.HCM



Ngày 3-9, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh đã chủ trì cuộc họp với Cục Hải quan TP.HCM và các đơn vị kinh doanh cảng biển TP.HCM về việc thí điểm triển khai công tác giám sát hải quan theo mô hình mới quy định tại Luật Hải quan.


Tham dự cuộc họp có đại diện một số đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan, lãnh đạo Cục Hải quan TP.HCM, lãnh đạo các chi cục hải quan cửa khẩu cảng biển và đại diện một số cảng biển TP.HCM.

Theo Tổng cục Hải quan, thời gian qua, việc thực hiện công tác giám sát hải quan theo quy định tại Thông tư 22/2014/TT-BTC tại các khu vực cửa khẩu cảng biển đã dần ổn định. Để phù hợp với thực tế và và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK, đồng thời đảm bảo công tác quản lý hải quan, ngày 29-8, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định số 2575/QĐ-TCHQ ngày 29-8-2014 về quy trình giám sát hải quan tại khu vực cảng biển. Đây là tiền đề để chuẩn bị triển khai thực hiện Luật Hải quan vừa được Quốc hội thông qua.

Tuy nhiên, để triển khai Luật Hải quan một cách hiệu quả nhất vào đầu năm 2015, tại buổi làm việc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh mong muốn phối hợp với các công ty kinh doanh, khai thác cảng biển tại TP.HCM để thí điểm triển khai trước một số nội dung, với mục tiêu cùng nhau giảm thủ tục, thời gian giám sát đối với hàng hóa XNK tại cửa khẩu cảng biển, tạo thuận lợi nhất cho hoạt động XNK của doanh nghiệp, nhưng vẫn đảm bảo hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp kinh doanh cảng và công tác quản lý của cơ quan Hải quan.

Theo Phó Tổng cục trưởng Vũ Ngọc Anh, hiện nay các cảng lớn tại phía Nam đều có hệ thống giám sát quản lý khá tốt, trong đó, có một số cảng đã có sự liên kết với cơ quan Hải quan trong công tác khai thác thông tin trong công tác giám sát. Tuy nhiên, việc triển khai ứng dụng còn mạnh ai nấy làm, chính vì thế, trong thời gian này cần cách kết nối như thế nào để có hiệu quả cao nhất khi triển khai Luật Hải quan.

Tại cuộc họp, đại diện các công ty kinh doanh, khai thác cảng biển và các chi cục hải quan cửa khẩu TP.HCM đều nhất trí cao với mục tiêu là thực hiện tốt công tác giám sát hàng hóa XNK, tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp khi Luật Hải quan có hiệu lực, tuy nhiên phải có lộ trình và sự phối hợp, phân rõ trách nhiệm của từng đơn vị có liên quan.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 Võ Minh Tuấn cho rằng, từ trước đến nay công tác giám sát hàng hóa XNK tại cảng Cát Lái được thực hiện rất hiệu quả nhờ sự phối hợp rất tốt với Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn.

Hiện đơn, đơn vị đang thực hiện giám sát theo chương trình phần TOP X khai thác cùng với Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn. Theo đó, công chức hải quan không phải thực hiện giám sát trực tiếp đối với container hàng XK tại cổng cảng. Tại bộ phận Văn phòng Giám sát hàng XK, tiếp nhận hồ sơ hải quan lô hàng XK do người khai hải quan xuất trình sau khi đã tập kết hàng ở trong cảng, gồm: tờ khai VNACCS, phiếu hạ bãi của doanh nghiệp kinh doanh cảng. Đối với việc giám sát hàng nhập khẩu ra cổng cảng, quy trình bao gồm 2 bước, quy định chi tiết các chứng từ, đối với doanh nghiệp và cơ quan Hải quan, đảm bảo giám sát chặt chẽ hàng hóa ra khỏi cảng.

Điểm nổi trội của chương trình giám sát TOP X, tất cả các thông tin liên quan đến các lô hàng XK, NK ra vào cảng đều được cập nhật trên phần mềm của hệ thống này và được nối mạng giữa cơ quan Hải quan và Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn.

Tuy nhiên, theo Phó Chi cục trưởng Võ Minh Tuấn, từ phần mềm giám sát này cần làm rõ, công việc nào của Hải quan và công việc nào của cơ quan cảng cần làm rõ. Hiện nay đã giảm được công chức giám sát cổng, cần duy trì và phát triển, đồng thời có khai trên tờ khai hải quan về số container sẽ giảm được thời gian giám sát đối với hàng hóa XNK…

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định Ông Huỳnh Trung Kiên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 2 cho biết, ngoài việc quan tâm đến việc giảm thủ tục hải quan trong khâu giám sát đối với hàng hóa XNK container, đề nghị Tổng cục Hải quan cũng quan tâm đến việc giám sát đối với loại hình đặc thù là hàng hóa XNK dạng xá, bởi thời gian làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu một lô hàng có thể kéo dài rất lâu…

Về phía các doanh nghiệp kinh doanh, khai thác cảng biển rất đồng tình với mục tiêu hiện đại hóa và cải cách thủ tục đối với khâu giám sát hàng hóa XNK của ngành Hải quan. Đại diện cảng Hiệp Phước và Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn cho biết, hiện nay các cảng đã đầu tư trang bị hệ thống phần mềm, máy móc giám sát rất hiện đại, sẵn sàng tham gia các chương trình kết nối của cơ quan Hải quan nhưng phải có lộ trình, thời gian cụ thể, hướng đến mục tiêu là quản lý chặt chẽ hàng hóa bằng công nghệ quản lý hiện đại.

Tổng cục Hải quan đã ghi nhận các ý kiến của các đại biểu tham dự tại cuộc họp, trong tuần tới đoàn công tác của Tổng cục Hải quan sẽ có kế hoạch làm việc với từng chi cục hải quan và doanh nghiệp kinh doanh cảng biển tại TP.HCM để bàn biện pháp cụ thể.

Điều 41 Luật Hải quan 2014 quy định trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi trong hoạt động giám sát hải quan:

1. Bố trí địa điểm để lắp đặt phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ giám sát hải quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận đống đa 2. Kết nối hệ thống thông tin quản lý hàng hóa của doanh nghiệp với hệ thống thông quan điện tử của cơ quan hải quan để quản lý hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi.

3. Thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, thống kê, lưu giữ chứng từ, sổ sách, số liệu hàng hóa đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi theo quy định của pháp luật và xuất trình, cung cấp cho cơ quan hải quan khi có yêu cầu.

4. Cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan hải quan trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát hàng hóa ra, vào, lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi.

5. Bảo quản, sắp xếp, lưu giữ nguyên trạng hàng hóa trong khu vực cảng, kho, bãi theo yêu cầu giám sát, quản lý của cơ quan hải quan.

6. Chỉ cho phép vận chuyển hàng hóa ra, vào khu vực cảng, kho, bãi khi có chứng từ của cơ quan hải quan.

7. Thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền về xử lý hàng hóa vi phạm.


dịch vụ làm báo cáo tài chính tại huyện Thanh Oai Nguồn Báo Hải Quan
[Read More...]


Cần tâp trung học những gì khi còn là sinh viên ngành kế toán



Trong thời gian chúng ta theo học chương trình kế toán của các trường theo hệ: trung cấp, cao đẳng, đại học thì chương trình học rất đầy đủ và ai cũng công nhận là kiến thức rất rộng.

Tuy nhiên, chính vì rộng đó mà bạn loay hoay với một câu hỏi: “Phần nào là quan trọng trong tất cả các môn bạn theo học?” Tự bạn không trả lời được, hỏi người khác…
người ta cũng như bạn! Để cuối cùng, khi cầm tấm bằng tốt nghiệp trong tay rồi mà… bạn vẫn chưa biết!
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc giang

Mất tập trung, chán nản vì ngành kế toán

Thực tế là, khi bạn đang học môn học nào đó thì: tiết học, môn học, người giáo viên hướng dẫn môn học ấy chính là các yếu tố quan trọng đối với bạn! Vì sao bạn biết không? Hầu như các môn học được thiết kế có xu hướng liên kết với nhau, môn học này bổ trợ hay là tiền đề để bắt đầu cho môn học kế tiếp! Cho nên, bạn cần phải học tốt môn trước đó thì bạn mới có thể theo kịp chương trình học tiếp theo bạn à!

Về các môn thuộc chuyên ngành kế toán của bạn. Có các môn học sau:

Một khi bạn nhận ra rằng: nghề kế toán là quan trọng đối với bạn, bạn phải tìm cho kỳ được công việc kế toán trước hoặc vừa mới tốt nghiệp xong! Thì ngay tại thời điểm chuyển giao giữa học phần Đại cương và Chuyên ngành, chính bạn là người phải thay đổi hành vi học tập của mình!

Môn vỡ lòng của chương trình kế toán mà bất kỳ ai cũng phải trãi qua đó là: Nguyên lý kế toán và nó còn có một cái tên khác, đó là: Kế toán đại cương. Bạn phải thật tập trung. Bởi vì, lúc này bạn giống như một tờ giấy trắng (bạn nên biết chỉ có duy nhất trong tay 1 và chỉ 1 tờ mà thôi!), bạn hiểu như thế nào và viết gì lên đó đầu tiên thì mãi mãi về sau nó vẫn là như thế! Và lúc này cũng giống như bạn đang nếm thử 1 món ăn lạ! Một món ăn nuốt khó trôi, một món ăn mà chính bạn đôi khi phải: tự nhắm nghiền đôi mắt, miệng thì đọc lại nguyên tắc, trong khi trí não cố hình dung lại cách thức thầy giáo hướng dẫn trên lớp như thế nào! Một số hiệu là một tên gọi! Chỉ riêng 2 từ: “NỢ” + “CÓ” thôi, cũng đủ làm bạn ngơ ngẩn 1 lúc lâu! Hiểu thế nào cho phải để không nhầm lẫn! Và lúc này đây, bạn có thích và có muốn ăn nữa hay không… là do chính bạn tự nhận ra đó bạn à!
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận thủ đức
Bạn yên tâm, khi bạn vượt qua chướng ngại vật to đùng này thì bạn vững tin vào chính mình rồi đó! Bạn tiếp tục môn kế tiếp! Đó là, Kế toán tài chính!

Tại đây, bạn sẽ có dịp làm quen với các nghiệp vụ kế toán phát sinh, cách thức hạch toán, kết hợp với vẽ sơ đồ chữ T và bước cao nhất là từ các nghiệp vụ đó bạn sẽ lập được bộ báo cáo tài chính, biết các loại sổ kế toán là thế nào. Đây là giai đoạn cuối cùng, bước tổng hợp tất cả các kiến thức kế toán của bạn.

Hai môn còn lại: kế toán chi phí và kế toán quản trị, thực ra đã được lồng ghép vào 2 môn học mà tôi nêu với bạn phía trên. Chương trình tách ra như thế để phục vụ cho công việc quản trị sau này! Đó chính là, phân loại, xem xét, phân tích tình hình biến động của từng loại chi phí trong từng giai đoạn hay cao hơn nữa là phục vụ cho việc đưa ra quyết định nhanh khi giám đốc đặt bút ký vào hợp đồng cung cấp hàng cho đối tác và ông ta sẽ cân nhắc liệu với đơn giá như thế Doanh nghiệp có lãi hay không? Hay chấp nhận mức giá đó để vì tầm nhìn cho mối quan hệ làm ăn lâu dài sau này! Nếu bạn thích, bạn hãy nghiên cứu làm cách nào tính và đưa ra quyết định nhanh, bạn nhé!

Những vấn đề bạn quan tâm, tôi đã viết ra như trên. Vì thế, tôi chốt lại thế này, trong quá trình bạn học, mỗi tiết học, mỗi bộ môn, mỗi giáo viên đều rất quan trọng đối với bạn. Bạn phải đi bước đầu tốt thì bạn mới có thể bước tiếp bước sau. Riêng những môn chuyên ngành kế toán, tôi chỉ cần bạn học tốt kế toán căn bản (nguyên lý kế toán và kế toán tài chính) là tôi tin chắc bạn sẽ vững. Bạn đã rõ ý tôi rồi chứ? Tôi chúc các bạn học tốt và đừng bao giờ phân vân lựa chọn việc gì là tốt nhất! Bởi bạn cứ hoài nghi, cứ chọn lựa thì chính bạn đã tự đánh mất: thời khắc, công việc và con người quan trọng tại thời điểm hiện tại đấy bạn ạ! Thân chào các bạn!
dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại quận 6 Theo ketoannhatnghe
[Read More...]


Các chính sách Tài chính - Kế toán mới nổi bật của Nhà nước (cập nhật tháng 08/2016)



Hiện nay chúng tôi đã tiến hành tổng hợp các chính sách pháp luật có liên quan và thay đổi trong tháng 08/2016. Quý khách hàng có thể tham khảo các chính sách thay đổi như sau:

1. Nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai thuế phiên bản 3.3.8

Tổng cục Thuế đã hoàn thành nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai thuế (HTKK) phiên bản 3.3.8, ứng dụng Khai thuế (iHTKK) qua mạng phiên bản 3.2.0.

Theo đó, nội dung nâng cấp ứng dụng HTKK 3.3.8, iHTKK 3.2.0 như sau:

- Cập nhật danh mục biểu thuế tài nguyên theo Nghị quyết 1084/2015/UBTVQH13 ngày 10/12/2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, danh mục biểu thuế tiêu thụ đặc biệt theo Luật 106/2016/QH13 ngày 06/4/2016 của Quốc Hội.

- Nâng cấp chức năng kê khai tờ khai thuế TTĐB (mẫu 01/TTĐB), trong đó:
Hết hiệu lực tờ khai thuế TTĐB (mẫu 01/TTĐB) tại Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013.
Hỗ trợ kê khai tờ khai thuế TTĐB (mẫu 01/TTĐB) tại Thông tư 195/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 đối với tất cả các kỳ tính thuế.
Bắt đầu từ hôm nay (ngày 13/8/2016), khi kê khai thuế có liên quan đến nội dung nâng cấp nêu trên, người nộp thuế sử dụng các mẫu biểu kê khai tại ứng dụng HTKK 3.3.8, iHTKK 3.2.0 thay cho các phiên bản trước đây.



2. Hướng dẫn sử dụng chứng thư số để khai thuế qua mạng

Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin đã cung cấp tài liệu hướng dẫn sử dụng chứng thư số do Ban Cơ yếu Chính phủ cấp để khai thuế qua mạng. Theo đó:

Hướng dẫn sử dụng các chức năng của hệ thống khai thuế qua mạng sau nâng cấp đáp ứng yêu cầu triển khai dịch vụ kê khai thuế qua mạng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp sử dụng chữ ký số chuyên dùng.
Hướng dẫn chi tiết đến từng phân hệ của hệ thống, hướng dẫn người sử dụng từng bước thực hiện chức năng.
Tài liệu có hình ảnh minh họa kèm theo, tạo điều kiện dễ dàng cho người sử dụng thực hiện các chức năng của hệ thống khai thuế qua mạng.
Tài liệu này cũng là căn cứ để người nộp thuế thực hiện kiểm tra ứng dụng.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại minh khai hai bà trưng Tải tài liệu hướng dẫn tại đây.



3. Thông tư 95/2016/TT-BTC Hướng dẫn về đăng ký thuế

Theo Thông tư 95/2016/TT-BTC hướng dẫn đăng ký thuế (ĐKT) thì tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh có trách nhiệm ĐKT theo đúng thời hạn sau:

- Đối với tổ chức: 10 ngày làm việc, kể từ ngày:
Ghi trên Giấy phép, Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký (GCNĐK) đơn vị trực thuộc hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Ghi trên GCNĐK kinh doanh do nước chung biên giới đất liền với Việt Nam cấp để mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam.
Phát sinh trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay nhà thầu (NT), NT phụ nước ngoài; tổ chức nộp thay cho cá nhân theo hợp đồng, văn bản hợp tác kinh doanh.
Ký hợp đồng nhận thầu đối với NT, NT phụ nước ngoài kê khai nộp thuế trực tiếp.
Ký hợp đồng, hiệp định dầu khí.
- Đối với cá nhân:
Cùng với thời hạn nộp hồ sơ khai thuế lần đầu.
10 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên GCNĐK kinh doanh trong trường hợp đã được cấp GCN.
Thông tư 95/2016/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 12/8/2016 và thay thế Thông tư 80/2012/TT-BTC.

4. Chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 2017: Chỉ tăng 7,3%

Hôm nay (ngày 02/8/2016), Hội đồng tiền lương Quốc gia đã chốt phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 theo các mức sau đây:
Vùng I: 3.750.000 đồng/tháng (tăng 250.000 đồng/tháng so với năm 2016).
Vùng II: 3.320.000 đồng/tháng (tăng 220.000 đồng/tháng so với năm 2016).
Vùng III: 2.900.000 đồng/tháng (tăng 200.000 đồng/tháng so với năm 2016).
Vùng IV: 2.580.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng/tháng so với năm 2016).
Như vậy, tính bình quân chung 4 Vùng, mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 được Hội đồng tiền lương Quốc gia đề xuất là 213.000 đồng/tháng, tức tăng khoảng 7,3% so với năm 2016.

Phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 này sẽ được trình lên Chính phủ để ban hành Nghị định mới về lương tối thiểu vùng.

Nghị định mới sẽ thay thế Nghị định 122/2015/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.



5. Thông tư 15/2016 Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội

Theo Thông tư 15/2016/TT-BYT (có hiệu lực từ ngày 01/7/2016), thì 34 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp, gồm các nhóm sau:

(i) Nhóm bệnh bụi phổi nghề nghiệp do silic, amiăng, bông, talc, than và bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp, bệnh hen nghề nghiệp.

(ii) Nhóm bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do chì, benzen và đồng đẳng, thủy ngân, mangan, trinitrotoluen, asen, hóa chất bảo vệ thực vật, nicotin, cacbon monoxit, cadimi.

dịch vụ chữ ký số tại quận 4 (iii) Nhóm bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý tác động gồm điếc do tiếng ồn, bệnh giảm áp, bệnh do rung toàn thân và rung cục bộ, bệnh phóng xạ, bệnh đục thể thủy tinh.

(iv) Nhóm bệnh da nghề nghiệp gồm bệnh nốt dầu, bệnh sạm da, bệnh viêm da tiếp xúc do crôm, bệnh da do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài, tiếp xúc cao su tự nhiên và hóa chất phụ gia cao su.

(v) Nhóm bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp gồm: bệnh Leptospira, viêm gan virut B, lao, HIV, viêm gan virut C, ung thư trung biểu mô.

6. Thông tư 28/2016/TT-BYT về Hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp

Hồ sơ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp được quy định cụ thể tại Thông tư 28/2016/TT-BYT (có hiệu lực từ ngày 15/8/2016 ) về việc hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp như sau:

(i) Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc hoặc kết quả khám sức khỏe gần nhất (trường hợp đã đi làm trước ngày 15/8/2016).

(ii) Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp.

(iii) Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ:

- Kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động.

Đối với người lao động có tiếp xúc với yếu tố vi sinh vật trong môi trường lao động mà việc quan trắc môi trường lao động thực hiện trước ngày 01/7/2016 thì hồ sơ phải có thêm Phiếu đánh giá tiếp xúc yếu tố vi sinh vật do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 01/7/2016.

- Biên bản xác nhận có tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính.

(iv) Bản sao hợp lệ Giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án bệnh có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (nếu có).
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hoàng mai Tổng hợp
[Read More...]


Các phương pháp tính giá hàng tồn kho xuất



Hàng tồn kho, lưu kho, là nguyên vật liệu hay sản phẩm hoặc chính bản thân nguyên vật liệu và sản phẩm đang được giữ trong kho của doanh nghiệp. Hàng tồn kho có nhiều nguồn gốc và mục đích khác nhau, nên doanh nghiệp phải lựa chọn một phương pháp tính giá thực tế phù hợp.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại minh khai hai bà trưng
Phương pháp giá thực tế đích danh

Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.

Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.

Phương pháp giá bình quân

Theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Phương pháp bình quân có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.

a) Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ (tháng) (giá bình quan cả kỳ dự trữ)

Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ. Tuỳ theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn kho căn cứ vào giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá đơn vị bình quân:



-  Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ.

-  Nhược điểm: Độ chính xác không cao, hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác. Ngoài ra, phương pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

b) Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm, tức thời)

Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân. Giá đơn vị bình quân được tính theo công thức sau:



Phương pháp này có ưu điểm là khắc phục được những hạn chế của phương pháp trên nhưng việc tính toán phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức. Do đặc điểm trên mà phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít chủng loại hàng tồn kho, có lưu lượng nhập xuất ít.

c)  Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ trước:

Dựa vào trị giá và số lượng hàng tồn kho cuối kỳ trước, kế toán tính giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước để tính giá xuất.



Theo chúng tôi, phương pháp này có ưu điểm đơn giản, dễ tính toán nhưng trị giá hàng xuất không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi giá cả trong kỳ hiện tại. Vì vậy, phương pháp này làm cho chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh không sát với giá thực tế.

dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại quận3 
3. Phương pháp FIFO: First in - First out (nhập trước xuất trước)

Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước và giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập trước hoặc sản xuất trước và thực hiện tuần tự cho đến khi chúng được xuất ra hết.

-  Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.

-  Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Theo phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá đã có được từ cách đó rất lâu. Đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều.

4. Phương pháp LIFO: Last in - First out (nhập sau xuất trước)

Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.

Phương pháp này hầu như không được dùng trong thực tế.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hai bà trưng
Tổng hợp

[Read More...]


Dược Hậu Giang tăng mạnh chi phí cho quảng cáo, triết khấu, hội thảo



Kết thúc 6 tháng đầu năm 2014, Công ty CP Dược Hậu Giang (DHG) đã đạt 339 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng 9% so với 6 tháng đầu năm 2013 và đạt 49% so với kế hoạch đề ra.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thanh xuân
Kiểm nghiệm thuốc tại Công ty CP Dược Hậu Giang. Nguồn: Internet

Theo báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ kỳ 6 tháng đầu năm 2014 vừa được DHG công bố, tính đến ngày 30-6, DHG đạt 1.703 tỷ đồng doanh thu nhuần về bán hàng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận đống đa
DHG cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2014, DHG đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo, truyền thông nhằm giới thiệu sản phẩm đến tay người tiêu dùng, qua đó giúp gia tăng doanh thu và lợi nhuận trong kỳ. Theo đó, trong kỳ công ty đã chi 49 tỷ đồng cho hoạt động quảng cáo (tăng 122% so với cùng kỳ năm 2013), chi 57 tỷ đồng cho hoạt động chiết khấu và khuyễn mãi, hỗ trợ, tăng 96% so với 6 tháng đầu năm 2013. Ngoài ra, mức chi phí cho việc tổ chức hội thảo giới thiệu sản phẩm cũng tăng mạnh 122%, đạt 111 tỷ đồng.

Mới đây, tạp chí Forbes đã công bố DHG nằm trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2014, dựa trên tiêu chí xếp hạng các công ty niêm yết dẫn đầu những ngành quan trọng và chứng minh được sức cạnh tranh nhờ kết quả kinh doanh tốt, ổn định trong 5 năm gần nhất.
dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại quận 1
Nguồn Báo Hải Quan

[Read More...]


Vai trò của thông tin kế toán trong công tác quản lý



Kế toán doanh nghiệp (DN) có vai trò rất quan trọng đối với việc cung cấp thông tin kế toán phục vụ công tác quản lý và điều hành DN, là cơ sở cho việc ra các quyết định kinh tế và điều hành của chủ DN cũng như đối với các đối tượng liên quan như các cơ quan quản lý Nhà nước, các đối tác làm ăn, các Nhà đầu tư,… Cùng với sự phát triển của đất nước và mục tiêu quản lý từng thời kỳ thì mức độ cần thông tin kế toán cùng thời kỳ cũng khác nhau, sự biểu hiện cũng khác nhau. Hệ thống Kế toán Việt Nam đã có những thành công rõ nét với đầy đủ cơ sở pháp lý từ Luật Kế toán, các Nghị định hướng dẫn Luật Kế toán, Hệ thống Chuẩn mực Kế toán và các thông tư hướng dẫn Chuẩn mực Kế toán; Chế độ Kế toán các loại hình DN. Vậy, làm thế nào để thông tin kế toán đáp ứng được yêu cầu là nội dung cơ bản của bài viết này.


Thứ nhất, yêu cầu cơ bản về thông tin kế toán

Một số yêu cầu cơ bản của thông tin kế toán hiện nay có thể liệt kê đó là:

Trung thực, các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Khách quan, các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.

Đầy đủ, mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.

Kịp thời, các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.

Dễ hiểu, các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính (BCTC) phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Người sử dụng ở đây được hiểu là người có hiểu biết về kinh doanh, về kinh tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình. Thông tin về những vấn đề phức tạp trong BCTC phải được giải trình trong phần thuyết minh.

Có thể so sánh, các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một DN và giữa các DN chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán. Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng BCTC có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa các DN hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch.

Thứ hai, cơ sở hình thành thông tin kế toán

Để hình thành được thông tin kế toán cần phải thông qua toàn bộ quy trình kế toán từ khâu thu thập thông tin ban đầu, đến khâu xử lý rồi phân tích và cung cấp thông tin kế toán.
Thu thập thông tin kế toán đó là việc ghi nhận ban đầu các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh thông qua phương pháp chứng từ kế toán (biểu hiện là các bản chứng từ kế toán và trình tự luân chuyển chứng từ kế toán). Với khâu này, toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh ban đầu được ghi nhận vào các bản chứng từ một cách trung thực, hợp lý, đầy đủ nhằm làm cơ sở nền tảng cho các khâu tiếp theo của quá trình kế toán.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà nam Xử lý thông tin kế toán, đó là thông qua những thông tin ban đầu, sẽ tiếp tục được phân loại, sắp xếp, xử lý, hệ thống hóa thông qua các phương pháp kế toán như phương pháp Tài khoản kế toán và phương pháp tính giá, phương pháp tổng hợp - cân đối nhằm mục tiêu có được những thông tin phù hợp để ghi nhận vào các loại sổ kế toán, các báo cáo liên quan. Tại khâu này, các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đã được xử lý phù hợp và ghi nhận, nhưng vẫn chưa cung cấp được các thông tin một cách toàn diện mà cần phải tiếp tục tiến hành ở khâu tiếp theo.

Phân tích và cung cấp thông tin là từ những thông tin kế toán được ghi nhận sẽ tiếp tục được phân tích thông qua các phương pháp phân tích theo chiều dọc, phân tích theo chiều ngang, số tuyệt đối, số tương đối,... Nhằm có được những số liệu, những thông tin đáp ứng được yêu cầu của các đối tượng liên quan. Ví dụ như, từ số liệu số dư Nợ tiền trên Bảng cân đối kế toán qua phương pháp phân tích sẽ chỉ cho người đọc BCTC biết được số tuyệt đối giữa số dư tiền kỳ này và số dư tiền kỳ trước, sẽ biết được mức độ tăng/giảm của số dư tiền, sẽ biết được nguyên nhân làm thay đổi số dư tiền,...

Thứ ba, hình thức biểu hiện của thông tin kế toán

Kế toán sử dụng các thước đo giá trị, thước đo hiện vật và thước đo thời gian. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là thước đo giá trị. Đối với kế toán tài chính thì cung cấp các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu phục vụ cho các đối tượng bên ngoài nên cần có giá trị pháp lý cao và theo khuôn mẫu nhất định về mặt trình bày, hình thức biểu hiện và thời gian; ngược lại, kế toán quản trị chủ yếu cung cấp thông tin cho chủ DN trong việc ứng xử và ra các quyết định kinh doanh, không mang tính chất bắt buộc nên có hình thức biểu hiện và báo cáo tức thì theo yêu cầu. Hơn nữa, kế toán quản trị sử dụng các số liệu quá khứ để từ đó định hướng dự báo tương lai, nên khuôn mẫu báo cáo cũng đa dạng nhằm mục tiêu đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin của chủ DN

Thứ tư, đánh giá chất lượng của thông tin kế toán

Để đánh giá chất lượng thông tin kế toán cung cấp tùy theo từng nhu cầu và mục tiêu nhất định, cũng như căn cứ vào các Báo cáo kế toán khác nhau mới đánh giá được chất lượng thông tin kế toán. Như thông qua BCTC sẽ biết được tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản; kết quả kinh doanh và mức độ chắc chắn về luồng tiền của  DN. Cụ thể:

Với Bảng CĐKT sẽ cung cấp các thông tin về tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của DN tại một thời điểm. Các chỉ tiêu phần tài sản phản ánh giá trị các loại vốn của DN hiện có đến thời điểm lập BCTC, cho phép đánh giá quy mô, kết cấu đầu tư vốn, năng lực và trình độ sử dụng vốn của DN, giúp DN xây dựng được một kết cấu vốn hợp lý nhất; Thể hiện các loại vốn cụ thể mà DN đang có quyền quản lý, quyền sử dụng trong sản xuất kinh doanh. Mặt khác, DN phải có trách nhiệm trong việc sử dụng lượng tài sản đó trong sản xuất kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Phần Nguồn vốn thể hiện giá trị và quy mô các nguồn vốn mà DN đã, đang huy động sử dụng để đảm bảo cho lượng tài sản của DN trong sản xuất kinh doanh. Cho phép đánh giá được thực trạng tài chính, kết cấu của từng nguồn vốn được sử dụng trong hoạt động kinh doanh; Thể hiện quyền quản lý và sử dụng các loại nguồn vốn của DN trong đầu tư hình thành kết cấu tài sản. Mặt khác, DN phải có trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng các nguồn vốn.

Với Báo cáo Kết quả HĐKD sẽ cung cấp các thông tin về thu nhập, chi phí, kết quả và nghĩa vụ thuế của DN trong một thời kỳ
Với Báo cáo LCTT cung cấp các thông tin về luồng tiền của DN và khả năng, mức độ chắc chắn tạo luồng tiền của DN trong một thời kỳ; kết cấu/tỷ trọng các luồng tiền được tạo ra trong DN.

Với Bản Thuyết minh BCTC sẽ cung cấp, bổ sung các thông tin minh họa, chi tiết hơn về Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo Lưu chuyển tiền tệ cũng như giải trình về việc tuân thủ chính sách kế toán và các thông tin khác liên quan đến DN.

Với các báo cáo quản trị sẽ giúp cho chủ DN biết được các kế hoạch trong tương lai, phục vụ kiểm soát chi phí trong quá trình sản xuất hoặc phục vụ cho việc lựa chọn phương án kinh doanh ngắn hạn, định giá bán sản phẩm, dự toán các BCTC,... Các báo cáo quản trị không có khuôn mẫu nhất định mà chủ yếu do kế toán DN dựa vào yêu cầu cung cấp thông tin, mục tiêu quản trị để đưa ra các báo cáo này.

Với thông tin về thuế và kế toán thuế, sẽ giúp cho chủ DN biết được tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước như thế nào cũng như việc vận dụng những quy định về chính sách tài chính, chính sách thuế để nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho DN. Hiện nay, liên quan đến các vấn đề thuế có pháp luật về quản lý thuế và pháp luật cụ thể các loại thuế. Mỗi loại thuế cụ thể, sẽ có những báo cáo nhất định phù hợp đáp ứng yêu cầu quản lý thuế.

Tùy từng quy mô, lĩnh vực hoạt động mà yêu cầu cung cấp thông tin cũng khác nhau, như đối với các tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia thì đặc điểm yêu cầu cung cấp thông tin sẽ là:

Thứ nhất, phản ánh được các vấn đề liên quan đến tỷ giá hối đoái: Hầu hết các hoạt động kinh doanh quốc tế liên quan đến việc đổi một đồng tiền này lấy đồng tiền khác để thực hiện thanh toán. Hành vi đó, luôn liên quan đến tỷ giá hối đoái. Trong khi đó, tỷ giá hối đoái biến động theo thời gian, làm cho các luồng tiền trong thanh toán cũng thay đổi theo. Hậu quả là, số lượng nội tệ mà Cty cần phải trả để mua hàng nước ngoài có thể thay đổi, thậm chí ngay cả khi người cung cấp không hề điều chỉnh lại giá cả của chúng. Sự biến động của tỷ giá hối đoái cũng có thể tác động đến nhu cầu nước ngoài đối với sản phẩm của Cty. Khi đồng tiền trong nước mạnh lên, sản phẩm được thể hiện bằng đồng tiền đó sẽ đắt hơn đối với người nước ngoài. Điều này, có thể dẫn đến sự suy giảm nhu cầu và từ đó mà làm giảm luồng tiền vào. Đối với các tập đoàn có chi nhánh ở nước ngoài, sự biến động tỷ giá hối đoái tác động tới giá trị của các luồng tiền chuyển từ Cty con tới Cty mẹ. Khi đồng tiền trong nước của Cty mẹ mạnh, số tiền được chuyển vô hình dung sẽ bị giảm đi so với số tiền tiêu dùng trong nước.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận tây hồ Thứ hai, tuân thủ quy định về chính sách kế toán tài chính của từng quốc gia có Cty: Với mạng lưới hoạt động rộng lớn ở nhiều nước, nên tại từng nước sở tại các Cty này đều phải tuân thủ các quy định về chính sách tài chính kế toán của nước bản địa. Đồng thời, để phục vụ cho mục tiêu chung của cả Tập đoàn xuyên quốc gia định kỳ phải gửi các báo cáo về Cty mẹ nhằm thực hiện kiểm soát cũng như phục vụ việc lập BCTC hợp nhất. Sự chuyển BCTC theo quy định của nước sở tại ảnh hưởng đến các chính sách kế toán, quy chế tài chính và các quy định khác,... Tuy nhiên, BCTC hợp nhất chỉ được thực hiện khi có sự đồng nhất về chính sách kế toán, kỳ kế toán,... Do đó, lại phải xuất điều chỉnh nhằm mục tiêu này. Để thực hiện được điều này, có thể các kế toán của Cty mẹ sẽ có chính sách cụ thể ban đầu nhằm phục vụ việc kiểm tra cũng như lập BCTC hợp nhất hoặc có thể phải thực hiện lập BCTC bổ sung nhằm hạn chế sự khác biệt.

Thứ ba, phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí giữa các Cty con và Cty mẹ: Thể hiện tính độc lập ở chỗ các Cty con chủ động đề ra các chính sách kinh doanh, chính sách kinh tế tài chính nhằm mục tiêu lợi nhuận của Cty con cũng như của cả Tập đoàn. Trong quá trình này phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến tăng/giảm tài sản, tăng/giảm Nguồn vốn, ghi nhận doanh thu, ghi nhận chi phí,... Ngoài ra, tính phụ thuộc thể hiện Cty mẹ có quyền tham gia vào việc đề ra các chính sách tài chính và các hoạt động kinh tế nhằm thu được các lợi ích kinh tế chung của Tập đoàn xuyên quốc gia. Nên cần có sự phân bổ chi phí, doanh thu, lợi nhuận giữa Cty mẹ và các Cty con.

Thứ tư, mối quan hệ với các Cty liên doanh, Cty liên kết: Mối quan hệ với các Cty liên doanh, Cty liên kết là cần thiết khách quan trong các giao dịch để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Việc phản ánh các giao dịch với các Cty này tuân thủ đúng các quy định tuy phương pháp ghi nhận và phản ánh khác nhau. Và khi chuẩn bị trình bày, lập BCTC hợp nhất cũng là yêu cầu quan trọng bắt buộc.

Thứ năm, có nhiều đối tượng sử dụng thông tin kế toán với những quy chuẩn khác nhau: Cty mẹ đặt tại một nước và có nhiều Cty con, Cty liên doanh, Cty liên kết ở các nước khác nhau, nhưng khi cung cấp thông tin về BCTC hợp nhất của Tập đoàn xuyên quốc gia thì phải chuẩn hóa theo quy định nhất định và có thể khẳng định là những tiêu chuẩn đã được kế toán quốc tế nói chung thừa nhận rộng rãi, có giá trị pháp lý cao. Do đó, trong quá trình chuẩn bị trình bày và lập BCTC hợp nhất việc chuyển đổi theo quy định quốc tế là tất yếu và sẽ có những giao dịch trọng yếu.

Như vậy, để đưa ra quyết định kinh tế phục vụ công tác quản lý, điều hành DN cần thiết và tiên quyết phải dựa vào các thông tin kế toán, thông tin thuế của DN. Nhận thức được điều này, để từ đó các chủ DN hoạch định việc thu nhận - xử lý và phân tích, cung cấp thông tin kế toán đáp ứng được vai trò đối với từng DN.

dịch vụ chữ ký số tại quận bình tân Ths. Cao Xuân Hợp
Theo Tạp chí Kế toán và Kiểm toán
[Read More...]


Bảng cân đối kế toán là gì? Cách lập bảng cân đối kế toán theo mẫu B01-DNN



Bảng cân đối kế toán - hay có thể coi là báo cáo về tình hình tài chính - phản ánh tổng quát tình hình tài sản của DN về mặt giá trị và nguồn gốc tại một thời điểm nhất định. Gồm 2 phần: Tài sản, Nguồn vốn.

Cụ thể:

Phần “Tài sản” phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của DN đến cuối kỳ kế toán đang tồn tại dưới dạng các hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình kinh doanh. Các chỉ tiêu phản ánh trong phần tài sản được sắp xếp theo nội dung kinh tế của các loại tài sản của DN trong quá trình tái sản xuất.

Phần “Nguồn vốn” phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của DN đến cuối kỳ hạch toán. Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được sắp xếp theo từng nguồn hình thành tài sản của đơn vị (nguồn vốn của bản thân DN – vốn chủ sở hữu, nguồn vốn đi vay, nguồn vốn chiếm dụng,…). Tỷ lệ và kết cấu của từng nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn hiện có phản ánh tính chất hoạt động, thực trạng tài chính của DN.

Mẫu bảng cân đối kế toán - Mẫu số B01 - DNN



Cách lập bảng cân đối kế toán - Mẫu số B01 - DNN

a) Cơ sở lập Bảng cân đối kế toán

- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp

- Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết

- Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước

- Căn cứ vào Bảng phát sinh tài khoản kế toán.

b) Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán năm

- Cột “Mã số” - cột B: tương ứng với các chỉ tiêu báo cáo.

- Số liệu ghi ở cột C “Thuyết minh” của báo cáo này là số hiệu các chỉ tiêu trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm thể hiện số liệu chi tiết hoặc các thuyết minh bổ sung của các chỉ tiêu này trong Bảng cân đối kế toán.

- Số liệu ghi vào cột số 2 “Số đầu năm” của báo cáo này năm nay được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 1 “Số cuối năm” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước hoặc theo số đã điều chỉnh các năm trước anh rhưởng đến các khoản mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Trong trường hợp phát hiện sai sót trọng yếu cần phải điều chỉnh theo phương pháp hồi tố

- Số liệu ghi vào cột 1 “số cuối năm” của báo cáo này tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, chi tiết như sau:

PHẦN TÀI SẢN

A-Tài sản ngắn hạn (Mã số 100)

Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150

Trong đó:

- Mã số 110 (Tiền và các khoản tương đương tiền ): Tổng số dư Nợ của các TK 111, 112 trên Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái hoặc các bạn có thể lấy trên bảng cân đối phát sinh tài khoản

- Mã số 120 (Đầu tư tài chính ngắn hạn) = Mã số 121 + Mã số 129

Trong đó:

+ Mã số 121 (Đầu tư ngắn hạn): Là tổng dư Nợ của TK 121 trên sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái sau khi trừ đi các khoản đầu từ ngắn hạn đã được tính vào chỉ tiêu  110

+ Mã số 129 (Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn): Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn. Là số dư Có của Tk 1591 trên Sổ cái

- Mã số 130 (Các khoản phải thu ngắn hạn) = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 138 + Mã số  139

Trong đó:

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên + Mã số 131 (Phải thu của khác hàng): căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 131 mở theo từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết TK131

+ Mã số 132 (Trả trước cho người bán): Căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của Tk 331 mở theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết TK 331

+Mã số 138 (các khoản phải thu khác): Là tổng số dư Nợ của các Tài khoản: 1388, 334, 338 trên sổ kế toán chi tiết các TK 1388, 334, 338 (Không bao gồm các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cước ngắn hạn)

+ Mã số 139 (Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi) số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn. Số liệu là số dư Có chi tiết của Tk 1592 trên sổ kế toán chi tiết của các khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đói (Tk 1592)

- Mã số 140 (Hàng tồn kho) = Mã số 141 + Mã số 149

Trong đó:

+ Mã số 141 (Hàng tồn kho): Tổng số dư Nợ của các Tk 152, 153, 154, 155, 156, 157

+ Mã số 149 (Dự phòng giảm giá hàng tồn kho): Số dư Có của Tài khoản  1593 , chi tiết các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Tk 1593)

- Mã số 150 (Tài sản ngắn hạn khác) = Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 158

Trong đó:

+ Mã số 151 (Thuế GTGT được khấu trừ): căn cứ vào số dư Nợ của tài khoản 133

+ Mã số 152 (Thuế và các khoản phải thu nhà nước): căn cứ vào số dư Nợ chi tiết Tk 333

+Mã số 158 (Tài sản ngắn hạn khác): căn cứ vào số dư Nợ các Tài khoản 1381, tài khoản 141, tài khoản 142, tài khoản 1388 trên sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái hoặc trên sổ chi tiết TK 1388

B-Tài sản dài hạn (Mã số 200)

Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 230 + Mã số 240

- Mã số 210 (tài sản cố định) = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213

Trong đó:

+ Mã số 211 (Nguyên giá): số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài khoản 211

+ Mã số 212 (Giá trị hao mòn lũy kế): số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của các tài khoản: Tk 2141, TK 2142 và Tài khoản 2143

+ Mã số 213 (Chi phí xây dựng cơ bản dở dang): số liệu ghi vào chỉ tiêu này  là số dư Nợ của tài khoản 241 trên Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái hoặc bảng cân đối phát sinh tài khoản

- Mã số 220 (Bất động sản đầu tư)= Mã số 221 + Mã số 222

Trong đó:

+ Mã số 221 (Nguyên giá): Số liệu để phán ảnh vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài khoản 217

+ Mã số 222 (Giá trị hao mòn lũy kế): Số liệu của chỉ tiêu này ghi bằng số âm, có giá trị là số dư Có của Tài khoản 2147 trên sổ kế toán chi tiết TK 2147

- Mã số 230 (Các khoản đầu tư tài chính dài hạn) = Mã số 231 +Mã số 239

Trong đó:

+ Mã số 231 (Đầu tư tài chính dài hạn): số liệu ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ Tài khoản 221

+ Mã số 239 (Dự phòng giảm giá đàu tư tài chính dài hạn): Là số dư Có của Tài khoản 229

- Mã số 240 (Tài sản dài hạn khác)= Mã số 241 + Mã số 248 + Mã số 249

Trong đó:

+ Mã số 241 (Phải thu dài hạn): Là số dư Nợ chi tiết của các Tài khoán 131, 138, 331, 338 trên sổ kế toán chi tết các TK 131, 1388

+Mã số 248 (Tài sản dài hạn khác): căn cứ vào tổng số dư Nợ Tài khoản 242, Tài khoản 244

+Mã số 249 (Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi): Số liệu ghi chỉ tiêu này ghi bằng số âm, là số dư Có chi tiết của Tài khoản 1592.

MÃ SỐ 250 (TỔNG CỘNG TÀI SẢN) = MÃ SỐ 100 + MÃ SỐ 200

PHẦN NGUỒN VỐN

A-Nợ phải trả (Mã số 300) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm báo cáo gồm: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 320

- Mã số 310 (Nợ ngắn hạn) = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 + Mã số 316 + Mã số 318 + Mã số 319

Trong đó:

+ Mã số 311 (Vay ngắn hạn): Là số dư Có của Tk 311 và TK 315

+Mã số 312 (Phải trả cho người bán): Là tổng số dư Có chi tiết của TK 331 được phân loại là ngắn hạn mở theo từng người bán trên Sổ kế toán chi tiết TK 331

+ Mã số 313 (Người mua trả tiền trước): Căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 131 được phân loại là ngắn hạn mở cho từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết TK 131 và số dư Có của TK 3387 được phân loại là ngắn hạn trên Sổ kế toán chi tiết TK 3387

+ Mã số 314 ( Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước): Là số dư Có chi tiết của Tài khoản 333

+ Mã số 315 (Phải trả người lao động): Là số dư Có chi tiết của tài khoản 334.

+ Mã số 316 (Chi phí phải trả): Là số dư Có của tài khoản 335

+Mã số 318 (Các khoản phài trả ngắn hạn khác): Là số dư Có của các TK 338, TK 138 trên Sổ kế toán chi tiết của các TK 338, 138 (không bao gồm các tài khoản phải trả, phải nộp khác được xếp vào loại nợ phải trả dài hạn và phần dư Có TK 3387 đã phản ánh vào chỉ tiêu 313)

+ Mã số 319 (Dự phòng phải trả ngắn hạn): là số dư Có chi tiết của TK 352 trên sổ kết oán chi tiết TK 352

- Mã số 320 (Nợ dài hạn) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khỏan nợ dài hạn của doanh nghiệp bao gồm những khoản nợ có thời hạn thanh toán trên một năm hoặc trên một  chu kỳ kinh doanh, khoản phải trả người bán, các khoản phải trả dài hạn khác, vay và nợ dài hạn tại thời điểm báo cáo.

Mã số 320 = Mã số 321 +Mã số 322 +Mã số 328 + Mã số 329

Trong đó:

+ Mã số 321 (vay và nợ dài hạn): Là tổng sổ dư Có các TK 3411, TK 3412 và kết quả tìm được của số dư Có TK 34131 trừ (-) dư Nợ TK 34132 cộng (+) dư Có Tk 34133 trên Sổ kế toán chi tiết TK 341

+Mã số 322 (Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm): Là số dư Có của TK 351

+ Mã số 328 ( Phải trả, phải nộp dài hạn khác): Là tổng số dư có chi tiết của các Tk 331, 338, 138, 131 được phân loại là dài hạn trên sổ kế toán chi tiết  (chi tiết phài trả dài hạn) và số dư có TK 3414 trên sổ chi tiết TK 341

+ Mã số 329 (Dự phòng phải trả dài hạn): Là số dư Có chi tiết của tài khoản 352 trên sổ kế toán chi tiết  TK 352

B-Vốn chủ sở hữu

(Mã số 400 = Mã số 410 + Mã số 430)

- Mã số 410 (Vốn chủ sở hữu) = Mã số 411 + Mã số 412 + Mã số 413+ Mã số 414 +Mã số 415 + mã số 416 + Mã số 417)

Trong đó:

+ Mã số 411 (Vốn đầu tư của chủ sở hữu): Là số dư Có của Tài khoản 4111

dịch vụ chữ ký số tại quận bình thạnh + Mã số 412 (Thặng dư vốn cổ phần): Chỉ tiêu này phản ánh thặng dư vốn cổ phần ở thòi điểm báo cáo của công ty cổ phàn. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 4112 trên sổ kế toán chi tiết TK 4112. Nếu TK này có số dư Nợ thì được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)

+Mã số 413 (Vốn khác của chủ sở hữu): Là số dư có tài khoản 4118 trên sổ kết toán chi tiết TK 4118

+Mã số 414 (cổ phiếu quỹ): là số dư Nợ của Tài khoản 419 trên sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái

+Mã số 415 (Chênh lệch tỷ giá hối đoái): Là số có của TK 413 trên Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái.

+Mã số 416 (Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu): Là số dư có của TK 418 trên Sổ cái

+ Mã số 417 (Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối): Là số dư Có của TK 421 trên sổ cái hoặc nhật ký- sổ cái . Trường hợp TK 421 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dứoi hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)

- Mã số 430 (Quỹ khen thưởng, phúc lợi) chỉ tiêu này phản ánh quỹ khen thưởng, phúc lợi chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chi tiêu này là số dư Có của tài khoản 431 trên sổ cái.

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (MÃ SỐ 440) = mã số 300 + Mã số 400

=> Phản ánh tổng số các nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp thời điểm báo cáo:

Chỉ tiêu “Tổng cộng tài sản Mã số 250” = Chỉ tiêu “Tổng cộng Nguồn vốn Mã số 440”

Tải về mẫu bảng B01-DNN: Mau Bang Can Doi Ke Toan B01-DN.xls
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hà đông Tổng hợp
[Read More...]


Hiện đại hoá thu ngân sách Nhà nước đã “phủ sóng" cả nước



Sau gần 10 năm (từ năm 2005 triển khai thí điểm), đến thời điểm tháng 6-2014, Dự án hiện đại hóa quy trình thu, nộp NSNN (phối hợp thu giữa KBNN, cơ quan thu như: Thuế, Hải quan với hệ thống ngân hàng thương mại) đã phủ sóng tại 63 tỉnh, thành phố với khoảng 700 đơn vị KBNN quận, huyện. Dự án đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước, đồng thời góp phần tập trung nhanh nguồn thu, nâng cao tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt...
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại minh khai hai bà trưng
Trái ngọt

Theo đánh giá của KBNN, sau thời gian dài đi vào thực hiện, Dự án đã đạt được các mục tiêu đề ra như: Thông tin nhanh số thu vào NSNN qua Kho bạc; Giảm nguồn lực nhập cùng loại thông tin về chứng từ thu tại các đơn vị Tài chính; Tập trung quản lý đối với các khoản thu vào NSNN và các khoản tạm thu qua KBNN, khắc phục tình trạng không thống nhất về thông tin; Đáp ứng xu hướng hiện đại hóa công tác tài chính quốc gia và xây dựng Chính phủ điện tử; Cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế khi thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách...

"Việc phối hợp thu giữa các cơ quan như: Thuế - Hải quan - KBNN- ngân hàng thương mại đã tạo ra nhiều đột phá về cải cách thủ tục thu, nộp NSNN; tạo thuận lợi cho cả 3 phía: KBNN, người nộp thuế và cơ quan Thuế. Bởi các điểm giao dịch của các ngân hàng được bố trí rộng khắp trên địa bàn các quận, huyện và trung tâm thành phố, tạo thuận lợi cho người vi phạm đến nộp phạt. Đây được xem là một bước tiến mới nhằm giúp người bị phạt tiết kiệm chi phí, thời gian, giảm tải cho cơ quan chức năng.

Trong thời gian tới, cơ quan Thuế "bắt tay" với cơ quan Kho bạc, ngân hàng để đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền hình thức thu mới qua hệ thống các ngân hàng thương mại; mở thêm các điểm giao dịch tại các khu vực dân cư và kinh tế tập trung để có thêm nhiều người nộp thuế được hưởng các lợi ích qua việc sử dụng phương thức thu thuế hiện đại của hệ thống ngân hàng... nhằm nâng cao tỷ trọng thu NSNN trực tiếp qua hệ thống các ngân hàng".

Phó Cục trưởng Cục Thuế Yên Bái Nông Xuân Hùng


Những mục tiêu trên của Dự án đã được thể hiện rõ khi chúng tôi có dịp thị sát tại các tỉnh miền núi phía Bắc thời gian qua.
Chia sẻ với chúng tôi, Phó Giám đốc KBNN Phú Thọ- Vương Thị Bẩy cho rằng, từ tháng 7-2010, địa bàn tỉnh Phú Thọ chính thức triển khai hệ thống Hiện đại hoá thu nộp NSNN. Sau gần 4 năm triển khai thực hiện công tác phối hợp thu trên địa bàn đã góp phần vào việc đổi mới về cơ chế chính sách và quy trình nghiệp vụ trong công tác quản lý quỹ NSNN theo hướng đơn giản, hiện đại, công khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế. Cụ thể, KBNN Phú Thọ tổ chức thực hiện việc ủy nhiệm thu phạt vi phạm hành chính bằng biên lai thu qua ngân hàng thương mại để tạo thêm nhiều thuận lợi cho người nộp phạt, giảm bớt áp lực đối với công tác thu phạt vi phạm hành chính cho đơn vị. Việc tổ chức phối hợp thu NSNN với các ngân hàng được thực hiện với các khoản thu NSNN bằng tiền mặt và chuyển khoản. Đồng thời theo nguyên tắc kết nối, trao đổi thông tin dữ liệu điện tử cả số thu NSNN và số đã thu NSNN. Trên cơ sở đó, cơ quan Kho bạc dễ dàng theo dõi số thu hàng ngày kịp thời.

"Hiện có 12/13 đơn vị KBNN trên địa bàn Phú Thọ thực hiện uỷ nhiệm thu cho các ngân hàng bằng tiền mặt. Trong năm 2013, tổng số thu NSNN là 3.408 tỷ đồng, trong đó số thu NSNN qua ngân hàng là 1.598 tỷ đồng, đạt 47%. Trong quý I-2014, tổng thu NSNN là 804 tỷ đồng, số thu qua ngân hàng là 443 tỷ đồng, đạt 55%"- Phó Giám đốc Vương Thị Bẩy nói.

Mặc dù là tỉnh triển khai Dự án sau Phú Thọ 1 năm nhưng các cơ quan như KBNN, Thuế, Hải quan, ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang cũng "tăng tốc" mở rộng các điểm thu. "Hiện nay toàn tỉnh có 32 điểm thu, trong đó có 27 điểm thu của Ngân hàng Nông nghiệp và 5 điểm thu của Ngân hàng Công thương. Các điểm thu thực hiện tốt công tác thu, nộp NSNN, việc xử lý chứng từ, hạch toán đối chiếu số liệu và quy trình nghiệp vụ thông suốt, đảm bảo các khoản thu NSNN tại tất cả các điểm thu của Ngân hàng đều được chuyển đến các đơn vị Kho bạc ngay trong ngày" - Phó Giám đốc KBNN Tuyên Quang, Trương Trọng Dũng cho biết.

dịch vụ chữ ký số tại quận tân phú Rào cản cần tháo gỡ

Dự án Hiện đại hóa quy trình thu nộp NSNN là dự án liên quan đến nhiều cơ quan, nhiều cán bộ và một khối lượng lớn đối tượng nộp thuế nên trong quá trình triển khai đôi lúc còn chưa đồng bộ. Cụ thể như: Danh mục đối tượng nộp thuế, danh mục tờ khai hải quan... chưa cập nhật đầy đủ do vậy khó khăn cho cơ quan Kho bạc và Ngân hàng khi hạch toán.

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh phối hợp thu và uỷ nhiệm thu NSNN bằng tiền mặt cho các ngân hàng thương mại đảm nhận; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ thống Kho bạc, yêu cầu đặt ra đối với các ngân hàng cần triển khai các hình thức thu nộp hiện đại theo chuẩn quốc tế như: Internet Banking, nộp thuế qua thẻ ATM và dịch vụ thu không chờ chấp thuận của ngân hàng thương mại; Hệ thống ngân hàng cần phát triển chương trình ứng dụng thu NSNN có kết nối trực tiếp với Chương trình kế toán nhằm loại trừ các trường hợp chênh lệch giữa số liệu trên Chương trình ứng dụng thu NSNN và chương trình kế toán của ngân hàng; Tăng cường trách nhiệm đối chiếu của cơ quan ra quyết định xử phạt đối với số đã thu được từ KBNN và ngân hàng thương mại. Cơ quan thu cần thường xuyên cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác dữ liệu về số phải thu NSNN để tạo thuận lợi cho quá trình tổ chức thu nộp, đối chiếu số liệu ngữa ngân hàng và Kho bạc.

Theo kế hoạch KBNN đặt ra trong năm 2014 sẽ phối hợp với Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan triển khai mở rộng phối hợp thu NSNN với các ngân hàng thương mại cổ phần đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định như: Ngân hàng thương mại CP Á Châu, Ngân hàng Xăng dầu, Ngân hàng Bản Việt, Ngân hàng Đông Nam Á, Ngân hàng Quân đội, Ngân hàng ANZ.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hà đông Nguồn Báo Hải Quan
[Read More...]


Cách xác định thời điểm hưởng lương hưu



Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXH) vừa có công văn 1683/BHXH-CSXH, hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải dương
Theo đó, thời điểm hưởng lương hưu được xác định như sau:

- Nghỉ hưu trước ngày 01/12/2012: được tính từ tháng liền kề sau tháng cơ quan, đơn vị, NLĐ nộp đủ hồ sơ hợp lệ cho tổ chức BHXH.

- Nghỉ hưu từ ngày 01/12/2012 trở đi thì:

+ Đối với NLĐ đang đóng BHXH bắt buộc: là thời điểm hưởng lương hưu ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi NLĐ đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận long biên + Đối với NLĐ đang bảo lưu thời gian đóng BHXH: là thời điểm do NLĐ ghi trong đơn đề nghị khi đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.

Về việc hủy quyết định hưởng BHXH một lần, trường hợp đã có quyết định hưởng BHXH một lần theo Luật BHXH, tại thời điểm giải quyết đã thực hiện đúng theo quy định của Luật BHXH về hồ sơ, quy trình và thẩm quyền nhưng người lao động chưa nhận khoản trợ cấp BHXH một lần theo quyết định của BHXH cấp tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân hoặc BHXH cấp huyện (theo phân cấp quản lý) (sau đây viết là cơ quan BHXH) mà có đề nghị cơ quan BHXH hủy quyết định hưởng BHXH một lần để bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc tiếp tục tham gia BHXH thì cơ quan BHXH kiểm tra đối chiếu hồ sơ, sổ sách, chứng từ đã giải quyết, nếu khoản tiền BHXH một lần thật sự chưa được chi từ quỹ BHXH và người lao động thực sự chưa nhận tiền thì ra quyết định hủy quyết định hưởng BHXH một lần để bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc tiếp tục tham gia BHXH đối với người lao động. Thủ tục hồ sơ và quy trình giải quyết thực hiện theo Quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-BHXH ngày 03/01/2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.
dịch vụ chữ ký số tại hưng yên Nguồn Tài Chính Điện Tử
[Read More...]


Tăng cường công tác hậu kiểm ở hải quan Quảng Ninh



Thông qua tuyên truyền, giáo dục, chỉ ra những sai sót của DN, công tác kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) tại Cục Hải quan Quảng Ninh không những góp phần cùng đơn vị hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách mà còn giúp DN kiện toàn bộ máy, ổn định hoạt động XNK, cũng như nâng cao tính tuân thủ trong quá trình làm thủ tục hải quan.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hà đông
Bà Phùng Thị Nguyên Hạnh, Chi cục trưởng Chi cục KTSTQ-Cục Hải quan Quảng Ninh cho biết, kết quả các cuộc kiểm tra đã giúp DN nâng cao tính tuân thủ pháp luật hải quan. Đây cũng là một trong những thành công trong công tác KTSTQ. Để có được kết quả này, việc làm đầu tiên mà Chi cục lựa chọn là tuyên truyền, giáo dục cho DN hiểu về nghiệp vụ KTSTQ.

Với phương châm của Ngành đã đề ra là tạo thuận lợi thông thoáng trong quá trình thông quan hàng hóa nhằm hỗ trợ cho DN quá trình sản xuất kinh doanh, giảm thiểu thời gian, chi phí nên việc chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” là tất yếu. Từ việc giúp nâng cao ý thức chấp hành tốt pháp luật của DN, Chi cục cũng chỉ ra cho DN thấy được công tác KTSTQ là một công việc thường xuyên của cơ quan Hải quan và cũng là để giúp DN hoàn thiện kiến thức về XNK.

Tuy nhiên, khi đặt vấn đề KTSTQ rất nhiều DN tỏ vẻ không hợp tác và cho rằng bị cản trở trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây cũng là một trong những khó khăn của cơ quan Hải quan trong công tác KTSTQ.

Đứng trước khó khăn trên, trước khi “bắt tay” vào các cuộc kiểm tra, lãnh đạo Chi cục thường xuyên quán triệt tới từng cán bộ, công chức cần tiếp thu, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của DN. Hơn nữa, bản thân mỗi cán bộ, công chức đóng vai trò là những tuyên truyền viên hỗ trợ pháp lý cho DN và luôn luôn đặt quyền lợi cuả DN lên hàng đầu.

Học kế toán thực hành Tại hà nam Cụ thể, trong quá trình làm việc trực tiếp với DN, cán bộ Hải quan phải chỉ ra những lỗi sai của DN bằng việc dựa trên căn cứ, cơ sở pháp lý cụ thể, từ đó tránh được những tranh luận không đáng có từ phía DN. Hơn nữa, kết thúc mỗi cuộc kiểm tra giúp DN thấy được những hạn chế về pháp luật hải quan, cũng như giúp DN kiện toàn hoạt động XNK.

Với cách tiếp cận này, tại Chi cục KTSTQ đã có nhiều hơn số DN sẵn sàng hợp tác với cơ quan Hải quan trong công tác hậu kiểm và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách Nhà nước. Đồng thời, qua công tác KTSTQ đã giúp DN chấp hành tốt pháp luật về thuế, hải quan, không để xảy ra khiếu nại, khiếu kiện.

Trong 5 tháng đầu năm 2013 Chi cục KTSTQ đã tiến hành 31 cuộc kiểm tra, tăng 72% so với cùng kỳ năm 2012. Trong số này, Chi cục đã tiến hành kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan đối với 22 DN và trụ sở 9 DN. Chi cục đã ban hành 20 quyết định ấn định thuế, xử phạt vi phạm hành chính, thu nộp vào ngân sách Nhà nước 36,6 tỷ đồng, đạt 117% sơ với cùng kỳ năm 2012.

Điển hình, Chi cục đã phát hiện trường hợp của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam do áp dụng sai thời điểm tính thuế đối với mặt hàng xăng dầu tạm nhập, tái xuất nhưng không tái xuất hoặc tái xuất không hết chuyển tiêu thụ nội địa, truy thu trên 32 tỷ đồng.
dịch vụ chữ ký số tại quận cầu giấy Theo baohaiquan
[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page