Tăng cường quản lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước



Bộ Tài chính vừa hoàn tất việc soạn thảo và đang gửi lấy ý kiến về dự thảo Thông tư quy định việc quản lý, sử dụng tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước.

Theo Cục Quản lý công sản, thời gian vừa qua, để phục vụ công tác quản lý các dự án sử dụng vốn nhà nước, bao gồm cả vốn ODA, Nhà nước cho phép các Ban Quản lý dự án được trang bị trụ sở làm việc, phương tiện đi lại, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác thông qua nhiều hình thức: đầu tư xây dựng, mua sắm, tiếp nhận điều chuyển. Để quản lý, sử dụng có hiệu quả các tài sản được trang cấp, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 17/2007/CT-TTg ngày 25/7/2007 về việc tăng cường quản lý tài sản của các Ban Quản lý dự án (QLDA) sử dụng vốn nhà nước; đồng thời Bộ Tài chính ban hành Thông tư 87/2010/TT-BTC ngày 15/6/2010 quy định việc quản lý và xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước khi dự án kết thúc. Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản này đã góp phần chấn chỉnh công tác quản lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước, đưa công tác quản lý tài sản của các dự án đi vào nề nếp; các Bộ, ngành, địa phương kiểm soát chặt chẽ hơn trong việc trang bị tài sản phục vụ công tác quản lý dự án; việc theo dõi, hạch toán tài sản được chú ý hơn; công tác xử lý tài sản khi dự án kết thúc được kịp thời, từ đó góp phần tiết kiệm chi ngân sách cho việc trang bị tài sản và khai thác tốt hơn nguồn lực tài sản của dự án sau khi dự án kết thúc. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện và báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương cho thấy, một số nội dung cần thiết cho quá trình quản lý nhưng chưa có quy định; một số nội dung đã có quy định nhưng không còn phù hợp hoặc cần sửa đổi, bổ sung để quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm nguồn tài sản này.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại đà nẵng Dự kiến Thông tư mới sẽ điều chỉnh đối với 4 nhóm tài sản bao gồm: (i) tài sản phục vụ công tác quản lý dự án; (ii) tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án; (iii) tài sản do phía nước ngoài chuyển giao cho Chính phủ Việt Nam; (iv) tài sản là vật tư thu hồi của dự án.

Nguyên tắc là chỉ thực hiện đầu tư, trang bị tài sản cho các Ban quản lý dự án được thành lập theo quy định của pháp luật; việc đầu tư, trang bị phải phù hợp với nhiệm vụ được giao, phù hợp với tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; sử dụng đúng mục đích, hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị; được bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ đúng chế độ và xử lý kịp thời; việc quản lý, sử dụng tài sản dự án được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản dự án phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Việc đầu tư, trang bị tài sản phục vụ công tác quản lý dự án sẽ được thực hiện theo hướng tiết kiệm. Các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện dự án phải tự sắp xếp, bố trí trong số tài sản hiện có của cơ quan, đơn vị mình để phục vụ công tác quản lý dự án; trường hợp không sắp xếp, bố trí được thì được trang bị tài sản dưới các hình thức theo thứ tự ưu tiên: điều chuyển; thuê tài sản; đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản.

Việc sử dụng tài sản phục vụ công tác quản lý dự án phải được sử dụng đúng mục đích, công năng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ và bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm; việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản phục vụ công tác quản lý dự án phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền quy định. Ban Quản lý dự án có trách nhiệm theo dõi, hạch toán tài sản dự án theo chế độ kế toán hiện hành phù hợp với loại hình hoạt động của Ban Quản lý dự án.

Về việc xử lý tài sản phục vụ công tác quản lý của dự án khi dự án kết thúc, dự thảo quy định cụ thể hình thức xử lý tài sản; thẩm quyền quyết định xử lý tài sản và thực hiện xử lý tài sản phục vụ công tác quản lý của dự án. Nội dung này được quy định trên cơ sở kế thừa các quy định tại Thông tư số 87/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính; đồng thời bổ sung thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản trong trường hợp đặc biệt để phù hợp với Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; phân cấp thẩm quyền đề xuất về việc tiếp nhận tài sản trong trường hợp điều chuyển các tài sản có giá trị nhỏ cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp thay vì phải có ý kiến của Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh như trước đây để giảm bớt thủ tục hành chính.

dịch vụ chữ ký số tại hải dương Đối với việc quản lý tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án, đây là nội dung mới của dự thảo. Theo đó, tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án được chia thành 2 loại: (i) tài sản được đầu tư, mua sắm và giao cho đơn vị thụ hưởng ngay trong quá trình thực hiện dự án và (ii) tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm và khi dự án hoàn thành mới giao cho đơn vị thụ hưởng dự án. Tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án và đối tượng thụ hưởng kết quả đó phải được xác định cụ thể trong dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc xử lý tài sản sau khi dự án kết thúc được phân định cụ thể đối với từng loại tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án (phương tiện vận tải, máy móc, trang thiết bị và các tài sản khác được đầu tư, mua sắm bằng nguồn vốn dự án bàn giao ngay cho đối tượng thụ hưởng; công trình xây dựng và các tài sản khác được giao cho đối tượng thụ hưởng khi dự án hoàn thành toàn bộ hoặc từng phần).

Liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước, Cục Quản lý công sản cũng cho biết, Bộ Tài chính đang thực hiện nâng cấp Phần mềm quản lý đăng ký tài sản nhà nước để quản lý, lưu trữ thông tin tài sản phục vụ công tác quản lý dự án. Dự kiến cuối năm 2013, Bộ Tài chính sẽ tập huấn cho các bộ, cơ quan trung ương và Sở Tài chính các địa phương để đi vào triển khai nhập dữ liệu từ năm 2014. Việc xây dựng và đưa vào sử dụng Phần mềm này sẽ hỗ trợ đắc lực cho các cơ quan quản lý nhà nước, các Ban quản lý dự án trong công tác quản lý, sử dụng tài sản của các dự án, đặc biệt là sẽ kiểm soát được việc xử lý tài sản của các dự án sau khi kết thúc đảm bảo kịp thời, đầy đủ.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận long biên Theo NVQLCS


[Read More...]


Hóa đơn lập không đúng thuế suất xử lý như thế nào?



Trường hợp hoá đơn đã lập không đúng thuế suất quy định được quy định rõ tại Khoản 3, Điều 18 Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ quy định việc xử lý đối với hoá đơn đã lập.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại đà nẵng
Theo đó, hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế GTGT…, tiền thuế GTGT cho hoá đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận ba đình
Căn cứ quy định trên, trường hợp các hoá đơn đã lập không đúng thuế suất quy định thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh thuế suất. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) thuế suất cho hoá đơn số…, ký hiệu…Hoá đơn này là căn cứ để hai bên điều chỉnh thuế đầu ra, đầu vào.

dịch vụ chữ ký số tại thanh xuân Theo Tapchithue


[Read More...]


Hải quan Quảng Ninh thu ngân sách đạt khá



Cục Hải quan Quảng Ninh xác định chỉ tiêu thu ngân sách 18.750 tỷ đồng được Bộ Tài chính giao trong năm 2014 là một nhiệm vụ hết sức khó khăn. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm, đơn vị đã xây dựng và triển khai Kế hoạch tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách năm 2014.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thanh xuân Hải quan Quảng Ninh tạo môi trường XNK thuận lợi, kêu gọi DN đến làm thủ tục qua địa bàn.

Một biện pháp được Hải quan Quảng Ninh triển khai đó là tích cực, chủ động phối hợp của các cơ quan đơn vị, các doanh nghiệp trên địa bàn.

Cục đã gửi công văn đề nghị Tập đoàn công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam, Công ty xăng dầu B12, Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật Texhong Ngân Long, Ban Quản lý dự án Nhiệt điện 1-Tổng công ty Phát điện 3, Công ty TNHH Điện lực AES- TKV Mông Dương cung cấp kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng than, xăng dầu, máy móc thiết bị năm 2014.

Cùng với đó, Hải quan Quảng Ninh làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh, Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh để trao đổi, nắm bắt một số thông tin về tình hình hoạt động đầu tư của các dự án trên địa bàn. Qua đó, các đơn vị đã kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh đầu tư của các doanh nghiệp, góp phần tạo môi trường xuất nhập khẩu thuận lợi, kêu gọi doanh nghiệp đến làm thủ tục qua địa bàn.

Nhờ những nỗ lực trên, trong quý đầu tiên của năm 2014, kết quả thu ngân sách Nhà nước tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã đạt con số khả quan. Tính đến hết ngày 30-3, Hải quan Quảng Ninh đã thu nộp ngân sách Nhà nước đạt 4.734 tỷ đồng, đạt 25,3% kế hoạch Bộ Tài chính giao, tăng 62% so với cùng kỳ năm 2013.

Trong số này, thu qua khu vực cảng biển chiếm tỷ trọng 96,5% tổng thu toàn Cục. Trong đó, thu đối với nhóm hàng than xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu chiếm tỷ trọng 72% số thu từ cảng biển.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận ba đình Qua phân tích của Phòng Thuế Xuất nhập khẩu- Cục Hải quan Quảng Ninh, sự biến động về số lượng, kim ngạch, thuế suất của các nhóm hàng này tiếp tục làm ảnh hưởng lớn đến số thu ngân sách. Điển hình là thu từ than xuất khẩu đạt 425 tỷ đồng, giảm 24% (tương đương 136 tỷ đồng) so với cùng kỳ 2013. Nguyên nhân của sự sụt giảm kim ngạch nhóm mặt hàng than xuất khẩu là do lượng than xuất khẩu đến 30-3 là 2.545 triệu tấn, giảm 30% về lượng (tương đương 1.111.000 tấn), kim ngạch giảm 28% (tương đương 76 triệu USD) so với cùng kỳ 2013.

Trong khi đó, thu từ xăng dầu nhập khẩu trong quý lại tăng mạnh. Số thu từ nhóm mặt hàng này đạt 2.985 tỷ đồng, chiếm 63% tổng thu toàn Cục; tăng 57% (tương đương 1.087 tỷ đồng) so với cùng kỳ 2013.

Riêng trong tháng 3-2014, thu từ xăng dầu nhập khẩu đạt 1.016 tỷ đồng. Yếu tố tác động tới việc tăng kim ngạch, số thu từ nhóm mặt hàng xăng dầu nhập khẩu được lý giải là do mức thuế suất thuế nhập khẩu nhóm hàng xăng dầu tăng hơn 4% so với mức thuế suất cùng kỳ năm 2013, lượng xăng dầu nhập là 453.000 tấn, tăng 23% (tương đương 87.000 tấn), kim ngạch tăng 14% (tương đương 54 triệu USD) so với năm 2013.

Bên cạnh đó, thu từ máy móc thiết bị nhập khẩu phục vụ Dự án Nhà máy nhiệt điện, ô tô và nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc cũng tăng mạnh. Số liệu thống kê cho thấy, số thu từ nhóm hàng hóa khác trong quý là 1.325 tỷ đồng, chiếm 28% số thu toàn Cục, tăng 188% so với năm 2013 (tương đương 865 tỷ đồng). Riêng trong tháng 3, số thu từ hàng hóa khác là 359 tỷ đồng.
dịch vụ chữ ký số tại bắc ninh Nguồn: Báo Hải Quan
[Read More...]


CPI tại Hà Nội thấp nhất trong 12 năm



Cục Thống kê TP Hà Nội vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2014 của Thủ đô đã tăng 0,12% so với tháng trước và tăng 6,27% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, sau 4 tháng, CPI so với tháng 12 năm trước đã tăng 1,15%, thấp nhất trong vòng 12 năm trở lại đây.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên Sau khi giảm mạnh vào tháng trước, tháng này, CPI đã tăng trở lại nhờ sự cộng hưởng mức tăng của 10/11 nhóm hàng chính và duy nhất 1 nhóm hàng giảm giá so với tháng trước là nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng.

Tiếp đà giảm của tháng 3, tháng này, chỉ số giá nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tiếp tục giảm 1% so với tháng trước. Ngoài tác động từ việc giảm giá gas bán lẻ giống tháng trước, tháng này, việc giảm giá mặt hàng dầu hỏa cũng góp phần khiến chỉ số giá nhóm hàng này tiếp tục đi xuống.

Ở chiều ngược lại, tăng cao nhất so tháng trước là nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép ở mức 0,44% so với tháng trước. Thời tiết miền Bắc đã bắt đầu chuyển mùa khiến nhu cầu mua sắm quần áo, mũ nón của người dân tăng lên so với trước là nguyên nhân chính khiến nhóm hàng này tăng giá.

Tuy nhiên, mức tăng ảnh hưởng lớn nhất đến chỉ số chung là mức tăng 0,32% so với tháng trước của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, trong đó lương thực tăng 0,1%, thực phẩm tăng 0,29% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,05% so với tháng trước.

Tại các chợ Dịch Vọng, Thành Công, Khương Đình, lượng gạo cung cấp dồi dào khiến giá gạo tẻ thường ổn định, hầu như không có sự thay đổi so tháng trước. Một số mặt hàng lương thực chế biến như mì tôm, cháo, phở ăn liền có tăng giá nhẹ do chi phí sản xuất tăng.

dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại quận cầu giấy Trái với diễn biến của giá lương thực - thực phẩm có xu hướng tăng trở lại ở mức 0,49% so với tháng trước. Theo quan sát, giá thịt lợn, thịt bò ổn định trong khi giá thịt gà tiếp tục giảm do tâm lý e ngại về dịch cúm gia cầm ở một số địa phương. Trong khi đó, do thời tiết không thuận lợi khiến giá rau, củ, quả và giá thủy sản có tăng nhẹ so tháng trước.

Trong tháng, giá dầu hỏa và dầu diesel được điều chỉnh giảm hai lần vào hai ngày 1 và 11 nên đã góp phần ghìm chỉ số giá nhóm giao thông chỉ ở mức 0,26% so với tháng trước.

Các nhóm hàng khác biến động nhẹ, ở các mức dưới 0,3% so với tháng trước. Hai mặt hàng đặc biệt là vàng và đô la Mỹ tiếp tục giảm so với tháng trước khi ghi nhận ở các mức tương ứng 0,87% và 0,01%.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hai bà trưng Theo Thuế Nhà Nước


[Read More...]


Quy mô doanh nghiệp ngày càng nhỏ đi



Ngày 8/4 tại Hà Nội, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) tổ chức diễn đàn công bố “Báo cáo thường niên DN Việt Nam 2013”.

Quy mô DN ngàu càng nhỏ

Với chủ đề: “Phát triển DN và chất lượng tăng trưởng” báo cáo tiếp cận và phân tích sự phát triển của DN từ 3 góc nhìn chính và cũng là ba trụ cột quan trọng quyết định đến chất lượng tăng trưởng đó là: cơ cấu kinh tế, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động ở các cấp độ: DN, ngành, khu vực kinh tế và của toàn bộ nền kinh tế.

Theo báo cáo, trong năm 2013, cả nước có 60.737 DN giải thể và ngừng hoạt động, trong đó số DN hoàn thành thủ tục giải thể là 9.818; số DN gặp khó khăn và rơi vào trạng thái tạm ngừng hoạt động là 50.919; tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Số DN gặp khó khăn rơi vào tình trạng ngừng hoạt động nay quay trở lại hoạt động tăng dần theo các tháng trong năm 2013, với tổng số 14.402 DN.

Xét về ngành, nghề và các lĩnh vực kinh doanh, rất nhiều ngành vẫn đang gặp khó khăn khi có số lượng DN phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động tăng như: sản xuất phân phối, điện, nước, gas tăng 45,5%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 55,6; Tài chính ngân hàng và bảo hiểm tăng 58,6%; Giáo dục và đào tạo tăng 77,4%; nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 82,9% so với năm 2012. Chỉ riêng ngành hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân có tình hình khả quan hơn khi số DN giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động giảm 10,4% so với cùng kỳ năm trước
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà đông
Xét theo khu vực, các vùng kinh tế trọng điểm như đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ vẫn còn nhiều khó khăn khi số DN phải giải thể hoặc ngừng hoạt động tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó tỉnh: Hưng Yên tăng 67,4%; Quảng Ninh tăng 32,9%; Hải Phòng tăng 31,1% Đồng Nai tăng 29,3%; TP HCM tăng 12% so với cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên, cũng có, một số vùng có số lượng DN phải giải thể hoặc ngừng hoạt động giảm so với cùng kỳ năm trươc là các tỉnh thuộc trung du và miền núi phía Bắc, duyên Hải miền Trung, Tây Nguyên, cụ thể: Yên Bái giảm 35,4%, Lâm Đồng giảm 41,8%, Lạng Sơn 49%, Tuyên Quang giảm 52,6%, Bình Thuận giảm 55% so với cùng kỳ năm trước

Đặc biệt, số liệu từ báo cáo cho thấy xu hướng quy mô DN ngày càng nhỏ đi, bằng chứng là số lượng DN hộ kinh doanh cá thể nếu năm 2007, chỉ có 3,8 triệu hộ thì đến năm 2012 đã tăng lên 4,6 triệu hộ, trong khi DN có quy mô trung bình và lớn ngày càng bị thu hẹp. “Đây là xu thế cần phải được cải thiện, nếu không Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ không có DN đủ lớn để tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh” bà Phạm Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI nhấn mạnh.

Giải pháp thúc đẩy DN phát triển.

Để có mô hình tăng trưởng chất lượng, báo cáo thường niên của VCCI chỉ ra rằng, trước hết phải có 3 yếu tố là cơ cấu kinh tế hợp lý, nền kinh tế hiệu quả và nền kinh tế đủ năng lực cạnh tranh. Để đạt được 3 yếu tố trên thì phải có thể chế kinh tế, môi trường kinh doanh, chính sách cụ thể liên quan đến phát triển vùng, ngành, địa phương liên quan dựa trên vai trò của DN và hiệp hội DN.

dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại hải phòng Tuy nhiên, theo ông Trương Đình Tuyển, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, Cố vấn cao cấp của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay chính sách kinh tế và môi trường kinh doanh không ổn định nên các DN thường kinh doanh theo kiểu “cơ hội” mang tính “chụp dựt” không thiết lập được chiến lược phát triển bền vững. Sự khẳng định vai trò chủ đạo của DNNN vô hình chung đã chèn lấn sự phát triển của các khu vực tư nhân. (DNNN chỉ chiếm 0,9% vế số lượng, 12,8% lao động nhưng chiếm đến 25,9% về vốn và tạo ra 32% GDP của cả nước). Chưa kể, Việt Nam chưa có chính sách hỗ trợ đủ tầm cho DNN&V; hệ thống phân cấp DN chưa tốt nên phần vốn ít giành cho địa phương quyết, còn vốn lớn thì quản lý tập trung (ngược lại với thế giới). Chính vì thế, đưa ra đề xuất để phát triển DN bền vững ông Tuyển khuyến nghị, hệ thống cơ chế chính sách và thể chế quản lý cần phải sửa đổi và hoàn thiện lại theo hướng đề cao và tăng quyền chủ động cho DN. Với cộng đông các DN phải cải cách thể chế quản lý và cải thiện môi trường kinh doanh để rút ngắn thời gian khởi nghiệp; đồng thời phải đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu để tạo động lực thúc đẩy sự phát triển.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hoàng mai Theo Thuế Nhà Nước


[Read More...]


Tìm giải pháp cho thương mại biên giới Việt-Trung



Bộ Công thương sẽ tăng cường đàm phán với phía Trung Quốc để có chính sách thương mại biên giới tạo điều kiện cho thương nhân hai nước cùng làm ăn phát triển.

dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại hải phòng Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), nhấn mạnh điều này tại buổi họp báo của Bộ Công Thương tổ chức chiều 7/4.

Trả lời báo chí về các giải pháp giải tỏa việc ùn tắc dưa hấu tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) trong thời gian vừa qua, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, cho biết ngay khi xảy ra tình trạng trên Bộ Công thương đã ngay lập tức thông báo với Đại sứ quán Trung Quốc để phối hợp với chính quyền Bằng Tường (Quảng Tây) tạo điều kiện thông thoáng cho bà con nông dân đưa dưa hấu sang.

Điều này thể hiện ở việc hai bên thống nhất với các cơ quan chức năng ở cửa khẩu kéo dài thời gian làm việc đến 21-22h để đạt tốc độ thông quan hàng hóa lớn nhất.

Tuy nhiên, theo ông Hải, trong thời gian tới cần phải tính đến các giải pháp chuẩn bị và đón đầu trong việc giao thương với phía bạn. Cụ thể, cần khuyến khích, tuyên truyền để người nông dân điều tiết lượng dưa hấu hay các loại nông sản khác khi đưa lên cửa khẩu.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên “Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết dưa hấu sau khi thu hoạch là được nông dân đưa ngay lên xe sang Trung Quốc. Nhưng khi sang đến nơi thì thương lái Trung Quốc chỉ mua dưa loại 1 và loại 2 thôi. Biết được điều này thì chúng ta phải phân loại ngay trong nước, tránh việc phải chở hàng về hoặc đổ ở đâu đó gây lãng phí.

Và khi dưa hấu sang đến Trung Quốc, phía bạn lại đóng thùng, dán nhãn mác, dẫn đến làm chậm tốc độ thông quan. Khi biết yêu cầu như vậy thì chúng ta phải phối hợp để thương lái có thể đóng dưa vào thùng trước, khi sang chỉ cần đếm số lượng để đỡ tốn thời gian”, ông Hải nhấn mạnh.

Ông Hải cho rằng, về dài hạn cần đầu tư kho bãi, trước hết là ở cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) làm nơi trung chuyển trong thời gian nông sản chưa giải phóng được hàng ngay, tránh hiện tượng xe đổ hàng dọc Quốc lộ 1A và Đường 4 gây ách tắc giao thông.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hai bà trưng Theo Thuế Nhà Nước
[Read More...]


Sử dụng hoá đơn, ấn chỉ theo địa giới hành chính mới



Thực hiện Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 02 quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm và 23 phường thuộc thành phố Hà Nội. Theo đó, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn huyện Từ Liêm (cũ) sẽ có sự thay đổi về địa chỉ theo địa giới hành chính mới.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận ba đình
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong sản xuất, kinh doanh đồng thời đảm bảo giải quyết kịp thời, đúng quy định cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong việc sử dụng hoá đơn, ấn chỉ để phục vụ sản xuất, kinh doanh khi có sự thay đổi địa giới hành chính, ngày 17/4/2014, Tổng cục Thuế đã có công văn số 1259/TCT-CS hướng dẫn về việc sử dụng hoá đơn, ấn chỉ theo địa giới hành chính mới.
Theo đó, trường hợp tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân thuộc diện thay đổi địa giới hành chính theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ nếu còn tồn hoá đơn, ấn chỉ tự in, đặt in với số lượng lớn và có nhu cầu tiếp tục sử dụng trong thời gian hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp đổi con dấu theo địa danh mới kể từ ngày 01/4/2014 thì thực hiện theo quy định tại khoản 2, điều 9, Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ:

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên
“Đối với các số hoá đơn đã đặt in nhưng chưa sử dụng hết có in sẵn tên, địa chỉ trên tờ hoá đơn, khi có sự thay đổi tên, địa chỉ nhưng không thay đổi mã số thuế và cơ quan thuế quản lý trực tiếp, nếu tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh vẫn có nhu cầu sử dụng hoá đơn đã đặt in thì thực hiện đóng dấu tên, địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức tên, địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dụng và gửi thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hoá đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.13 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 64/2013/TT-BTC).
dịch vụ chữ ký số giá rẻtại hải dương Nguồn: Tổng cục thuế


[Read More...]


Phối hợp quản lý xe Việt kiều NK



Để thực hiện tốt Thông tư số 20/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính đối xe ô tô nhập khẩu của Việt kiều hồi hương, Cục Hải quan TP.HCM đã đề nghị Cục Thuế và Công an TP.HCM phối hợp thực hiện
Hải quan cảng Sài Gòn KV1 kiểm tra xe ô tô NK.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh
Theo Cục Hải quan TP.HCM, từ ngày 1-4-2014, Thông tư số 20/2014/TT-BTC ngày 12-2-2014 của Bộ Tài chính quy định về việc nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô theo chế độ tài sản di chuyển của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được giải quyết đăng kí thường trú tại Việt Nam đã có hiệu lực thi hành.

Theo đó, tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 20 quy định, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã hồi hương sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô theo chế độ tài di chuyển có trách nhiệm nộp lệ phí trước bạ tại cơ quan Thuế địa phương và đăng kí lưu hành xe ô tô, xe mô tô để sử dụng tại cơ quan Công an theo quy định;

Họ tên, địa chỉ thường trú của chủ sở hữu xe trên giấy đăng kí lưu hành xe ô tô, xe mô tô là họ tên, địa chỉ thường trú trên giấy phép và tờ khai nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô do cơ quan Hải quan cấp và làm thủ tục nhập khẩu; không được bán, cho, biếu, tặng (gọi tắt là chuyển nhượng) cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam khi chưa kê khai, nộp lệ phí trước bạ và đăng kí lưu hành xe ô tô, xe mô tô theo quy định.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận ba đình Tại điểm a, khoản 3, Điều 7 Thông tư 20 cũng quy định rõ, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hồi hương đã hoàn thành thủ tục đăng kí lưu hành xe ô tô, xe mô tô thì thực hiện kê khai thay đổi mục đích đã được miễn thuế và nộp thuế nhập khẩu tại cơ quan Hải quan nơi cấp giấy phép nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô theo quy định.

Để thực hiện tốt các quy định nêu trên, Cục Hải quan TP.HCM đã đề nghị Cục Thuế TP.HCM, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ- đường sắt Công an TP.HCM phối hợp thực hiện.

Cụ thể, kể từ ngày 1-4-2014 khi tiến hành làm các thủ tục theo quy định của pháp luật đối với việc quản lý nhà nước của các đơn vị này liên quan đến chuyện nhượng ô tô, xe mô tô đã hoàn thành thủ tục đăng ký lưu hành của Việt Kiều hồi hương, đề nghị các cơ quan kiểm tra hồ sơ xin chuyển nhượng ô tô, xe mô tô đã hoàn thành thủ tục đăng ký lưu hành của Việt Kiều hồi hương.

Nếu thấy Việt Kiều hồi hương chưa thực hiện kê khai thay đổi mục đích đã được miễn thuế và nộp thuế nhập khẩu tại cơ quan Hải quan nơi cấp giấy phép nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô theo quy định thì chưa thực hiện các thủ tục theo quy định.

Trong trường hợp trên, các cơ quan yêu cầu Việt kiều hồi hương mang hồ sơ chuyển nhượng tới chi cục hải quan nơi Việt kiều thủ tục nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô để thực hiện kê khai thay đổi mục đích đã được miễn thuế và nộp thuế nhập khẩu. Chỉ sau khi Việt kiều đã làm xong các thủ tục kê khai, nộp thuế theo quy định tại Thông tư 20 mới được phép làm các thủ tục khác theo quy định của các cơ quan nêu trên.
dịch vụ chữ ký số tại quận bắc từ liêm Theo Báo Hải Quan
[Read More...]


Hỗ trợ vốn cho xuất khẩu thủy sản



Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang vừa kiến nghị Chính phủ chỉ đạo 1 cơ quan quản lý cụ thể để giám sát giá thành sản xuất và giá xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh xuất khẩu thủy sản, nếu hoạt động doanh nghiệp có lãi thì tiếp tục hỗ trợ vốn vay để doanh nghiệp phát triển.

Mặt hàng thủy sản không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ nhà nước bình ổn giá.


Đồng thời, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang cũng đề nghị Chính phủ mạnh tay rút vốn đối với những doanh nghiệp chào bán giá thấp và không chứng minh được hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Hỗ trợ vốn vay qua tín dụng đầu tư, tín dụng XK

Thuộc phạm vi quản lý của mình, Bộ Tài chính cho biết, hiện nay chính sách cho vay vốn hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu thủy sản được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30-8-2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước; và các Nghị định số 54/2013/NĐ-CP và Nghị định số 133/2013/NĐ-CP bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước.

Theo đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT) thực hiện cho vay vốn tín dụng đầu tư đối với các dự án nuôi trồng thủy hải sản gắn với chế biến công nghiệp thuộc danh mục các dự án được vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước và thực hiện cho vay vốn tín dụng xuất khẩu đối với mặt hàng thủy sản.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên Thời hạn cho vay vốn tín dụng đầu tư tối đa là 12 năm, thời hạn cho vay vốn tín dụng xuất khẩu tối đa là 12 tháng.

Lãi suất cho vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu do Chủ tịch Hội đồng quản lý NHPT báo cáo Bộ Tài chính công bố theo nguyên tắc thị trường. Đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để mua thức ăn chăn nuôi thủy sản phục vụ xuất khẩu được vay vốn theo cơ chế tín dụng xuất khẩu. Doanh nghiệp vay vốn phải đáp ứng đủ các điều kiện đã nêu tại Nghị định số 54/2013/NĐ-CP.

Mức vốn cho vay tối đa bằng 85% tổng nhu cầu mua thức ăn chăn nuôi thủy sản phục vụ xuất khẩu theo phương án đã được NHPT thẩm định và chấp thuận cho vay, đồng thời phải đảm bảo mức vốn cho vay tối đa đối với mỗi đối tượng được vay không vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của NHPT. Thời hạn cho vay được NHPT thẩm định nhưng không quá 12 tháng.

Đồng thời, gia hạn thời gian cho vay vốn lên tối đa là 36 tháng (tổng thời gian vay vốn tối đa 36 tháng) đối với các khoản vay vốn tín dụng xuất khẩu của nhà nước cho các nhóm hàng xuất khẩu rau quả, thủy sản, cà phê với điều kiện doanh nghiệp bị lỗ năm 2011 và năm 2012; không cân đối được nguồn vốn để trả nợ theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký với NHPT.

NHPT chịu trách nhiệm hướng dẫn hồ sơ, thủ tục và quyết định cho vay, gia hạn nợ theo đúng quy định tại các văn bản trên của Chính phủ.

Bộ Tài chính cho biết, trong thời gian qua cùng với các chính sách tài chính về thuế, hải quan, bảo hiểm nông nghiệp... các giải pháp về tín dụng nêu trên đã góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho sản xuất và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận ba đình Giá thủy sản hiện theo cơ chế thị trường

Về đề nghị giám sát giá thành sản xuất và giá xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh xuất khẩu thủy sản, Bộ Tài chính cho biết, theo quy định của Luật Giá số 11/2012/QH13 và Nghị định số 177/2013/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá thì mặt hàng thủy sản không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ nhà nước bình ổn giá, hiện nay giá mặt hàng thủy sản thực hiện theo cơ chế thị trường. Đối với mặt hàng thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thủy sản; thuốc tiêu độc, sát trùng, tẩy trùng, trị bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản nằm trong danh mục hàng hóa dịch vụ thuộc diện kê khai giá.

Vì vậy việc kiểm soát giá thành, giá bán của mặt hàng thủy sản, thức ăn chăn nuôi và thuốc dùng trong sản xuất và xuất khẩu thủy sản cần phải thực hiện theo các quy định đã nêu trên.

Về đề nghị Chính phủ mạnh tay rút vốn đối với những doanh nghiệp chào bán giá thấp và không chứng minh được hiệu quả hoạt động kinh doanh, Bộ Tài chính cho rằng, trong thời gian qua, việc xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn, có tình trạng cạnh tranh không lành mạnh của một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản như chào bán giá thấp, không chứng minh được hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Theo Bộ Tài chính để khắc phục tình trạng này các bộ, ngành, địa phương có liên quan cần thực hiện phát triển thủy sản theo đúng nội dung và quy hoạch mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tại Quyết định số 1445/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, việc cho vay vốn để hỗ trợ sản xuất và phát triển thủy sản cần thực hiện đúng mục đích, có hiệu quả và theo đúng các quy định hiện hành.
dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại hà nội Theo Báo Hải Quan
[Read More...]


Đưa xăng sinh học vào thị trường theo đúng lộ trình



Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo 173/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ về phương án giá xăng sinh học và Lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh Khuyến khích người dân dùng xăng sinh học.

Theo đó, việc quy định Lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống là một Chương trình nhằm đảm bảo mục tiêu an ninh năng lượng, cải thiện môi trường không khí và góp phần tạo nguồn thu nhập bền vững cho khu vực nông nghiệp, đồng thời thực hiện cam kết của Chính phủ với quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính. Vì vậy phải quyết tâm thực hiện Lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống.

Để thực hiện được điều này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện việc đưa xăng sinh học vào thị trường theo đúng Lộ trình đã xác định tại Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg ngày 22-11-2012 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, từ ngày 1-12-2014, Lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống đối với xăng sinh học E5 sẽ được sản xuất để sử dụng cho phương tiện cơ giới đường bộ tại 7 địa phương: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bà Rịa-Vũng Tàu và sẽ chính thức sử dụng rộng rãi trên toàn quốc từ 1-12-2015.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hai bà trưng Thủ tướng Chính phủ cũng cho phép tiếp tục kinh doanh, cung ứng sản phẩm xăng khoáng (Ron 92, Ron 95) cùng với xăng sinh học (E5, E10) theo lộ trình giảm dần thích hợp.

Tại Thông báo Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng phương án thành lập Quỹ khuyến khích phát triển nhiên liệu sinh học và tạo cơ chế thu thêm từ các loại xăng khoáng (Ron 92, Ron 95) để bù cho xăng sinh học, tạo chênh lệch giá hợp lý khuyến khích người tiêu dùng. Nghiên cứu bổ sung việc thành lập Quỹ này vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15-10-2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ theo chức năng rà soát lại toàn bộ Quy chuẩn kỹ thuật tồn trữ, sử dụng và quy chuẩn sản phẩm để bảo đảm chất lượng sản phẩm, nhất là bảo đảm an toàn sử dụng; giảm tối đa các chi phí phát sinh. Các nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học phải bảo đảm các yêu cầu về công nghệ, môi trường.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương lập đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao hiểu biết của người dân và vận động việc dùng xăng E5 vì lợi ích chung của xã hội, đảm bảo môi trường.
dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại hải phòng Theo Báo Hải Quan
[Read More...]


Bài 2: “Nóng” với các phương án tái cấu trúc



Cùng với câu chuyện lợi nhuận, vấn đề phương hướng, chiến lược hoạt động của công ty cũng thu hút sự quan tâm rất lớn của các cổ đông trong mùa đại hội năm nay. Trong đó, nổi lên các vấn đề tái cấu trúc và mua bán, sáp nhập DN (M&A).

Sacombank đang triển khai kế hoạch sáp nhập Ngân hàng Phương Nam.


Tìm cách đón đầu cơ hội

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2014 của Công ty CP Chứng khoán Thành Công (TCSC) vừa diễn ra cuối tháng 3, các cổ đông đã tranh luận khá nhiều về phương hướng hoạt động của công ty. Nhiều ý kiến cho rằng ban lãnh đạo TCSC chưa đưa ra được những sáng kiến hoạt động kinh doanh thực sự có hiệu quả.

Là một công ty chứng khoán, nhưng các hoạt động kinh doanh chính của công ty như môi giới, tư vấn… chỉ mang về khoảng 540 triệu trên tổng số tài sản của công ty hơn 300 tỷ đồng trong năm 2013 là quá ít. Doanh thu chính của công ty vẫn phụ thuộc vào khoản tiền gửi ngân hàng (thu về hơn 27 tỷ đồng).

Các cổ đông cũng không đồng tình với phương thức hoạt động của công ty là lấy vốn cổ đông bỏ vào ngân hàng và sử dụng tiền lãi của ngân hàng chi trả cho các hoạt động của TCSC. Nếu như hoạt động này vẫn tiếp diễn thì công ty không thể nào có lãi chứ chưa thể đề cập đến định hướng là lên sàn niêm yết. Trong năm 2013, TCSC ghi nhận 27,44 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận là 8,41 tỷ đồng, đạt lần lượt 94% và 121% kế hoạch đề ra.

Một số cổ đông cũng cho rằng TCSC nên tập trung và đưa ra những chiến lược để phát triển hoạt động M&A. Với ý kiến này, Phó Chủ tịch Hội đồng quản Trị TCSC Trần Như Tùng cho biết sẽ tận dụng các mối quan hệ ở các cổ đông lớn để phát triển mảng M&A. Ông cũng cho biết thêm là cổ đông lớn là Seamico đã và đang hỗ trợ và giới thiệu cho công ty các thương vụ mua bán sáp nhập của các công ty nước ngoài, đặc biệt là các công ty Thái Lan.

Với mục tiêu tái cơ cấu hoạt động và đón đầu Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), hoàn thiện chuỗi liên kết sợi - dệt - nhuộm - may, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2014 của Tổng CTCP Phong Phú đã thông qua phương án sáp nhập Công ty CP Dệt gia dụng Phong Phú (PPH) và Công ty CP Dệt vải Phong Phú (PPF) vào Tổng công ty CP Phong Phú.

Hiện, Tổng Công ty CP Phong Phú là công ty mẹ của PPH với tỷ lệ sở hữu 53,35% và PPF với tỷ lệ 50,08%. Cả PPH và PPF đều đang hoạt động với số vốn điều lệ 80 tỷ đồng. Việc sáp nhập được thực hiện bằng phương thức hoán đổi cổ phiếu, Phong Phú phát hành 7,7 triệu cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu của hai công ty trên để hoán đổi lấy 100% số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng Tỷ lệ hoán đổi được đề xuất là 1:1 giữa PPH đối với Phong Phú và cũng 1:1 giữa PPF đối với Phong Phú. Thời gian dự kiến thực hiện là quý II-2014. Sau sáp nhập, PPH và PPF chấm dứt hoạt động. Vốn điều lệ của Phong Phú sẽ tăng từ 656 tỷ đồng lên 733 tỷ đồng.

Nở rộ kế hoạch M&A

Đặc biệt thu hút sự chú ý của các cổ đông và dư luận trong mùa đại hội cổ đông năm 2014 chính là kế hoạch sáp nhập của nhiều ngân hàng. Trong đó, tại Đại hội đồng cổ đông năm 2014 của Ngân hàng Sacombank, ông Kiều Hữu Dũng đại diện Hội đồng quản trị Sacombank cho biết, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt nên Sacombank cần có những bước phát triển mới, đặc biệt là về mặt quản trị điều hành.

Sacombank cần mở rộng quy mô hoạt động để tăng cạnh tranh. Sacombank sẽ nghiên cứu đề án chi tiết và xem xét các điểm thuận lợi và không thuận lợi nếu sáp nhập thành công. Theo đó, Sacombank đang triển khai kế hoạch sáp nhập Ngân hàng Phương Nam vào Sacombank. Tuy nhiên, nhiều cổ đông lại cho rằng việc sáp nhập Phương Nam vào Sacombank chưa chắc sẽ làm tăng sức cạnh tranh cho Sacombank mà có thể sẽ trở thành gánh nặng cho Sacombank. Tuy nhiên, phương án sáp nhập này vẫn được Đại hội đồng cổ đông thông qua với tỷ lệ tán thành 97,3%.

Cùng với Sacombank, nhiều ngân hàng khác cũng đang lên kế hoạch về các thương vụ M&A. Trong đó có những cái tên như Ngân hàng Hàng hải, Ngân hàng Phát triển Mêkông, Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex, Ngân hàng Quân đội, Ngân hàng Bản Việt… Trước đó, đã có nhiều thương vụ sáp nhập, hợp nhất giữa các ngân hàng được thực hiện thành công.

Như việc sáp nhập Ngân hàng Habubank vào Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB); hợp nhất 3 ngân hàng Sài Gòn (SCB), Việt Nam Tín Nghĩa và Đệ Nhất thành Ngân hàng SCB; sáp nhập Ngân hàng Phương Tây và Tổng Công ty Tài chính CP Dầu khí Việt Nam (PVFC) thành Ngân hàng Đại chúng (PVcombank). Hiện, hai ngân hàng Đại Á và Ngân hàng Phát triển TP.HCM (HDBank) tiến hành những bước đi cuối cùng để hoàn tất thủ tục sáp nhập.

dịch vụ chữ ký số tại nam định Dù vẫn còn tồn tại không ít những vấn đề phát sinh từ trước khi sáp nhập như nợ xấu, những khoản lỗ nặng nề, song hầu hết các ngân hàng sau sáp nhập đều có sự tăng lên về quy mô nguồn vốn và tài sản. Tiêu biểu như Ngân hàng SCB, từ chỗ có nguy cơ mất khả năng thanh khoản vào năm 2011, đến cuối năm 2013, ngân hàng đã nâng tổng mức tài sản lên hơn 181.000 tỷ đồng, nằm trong Top 5 ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam.

Vốn điều lệ cũng tăng lên hơn 12.000 tỷ đồng, gấp gần 3 lần vốn chủ của ngân hàng SCB trước khi hợp nhất. Cùng với sự “biến mất” của thương hiệu Habubank, Ngân hàng SHB sau sáp nhập cũng đứng vào hàng ngũ những ngân hàng có vốn điều lệ lớn với trên 10.000 tỷ đồng tại thời điểm 31-12-2013, tổng tài sản tại thời điểm này cũng đạt hơn 143.000 tỷ đồng, nhờ đó SHB đã trở thành 1 trong 10 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam về quy mô và thị phần. Hiện, SHB cũng đang xem xét phương án nhận sáp nhập một công ty tài chính và tái cấu trúc công ty đó phù hợp với chiến lược, mục tiêu phát triển của SHB để phát triển mạng dịch vụ ngân hàng phục vụ tiêu dùng.

Tương tự, Ngân hàng PVcombank hiện cũng có vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng, tổng tài sản trên 101.000 tỷ đồng Ngân hàng HDbank sau khi sáp nhập cũng dự kiến sẽ nâng mức vốn điều lệ lên 8.100 tỷ đồng và tổng tài sản 85.000 tỷ đồng.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận ba đình Theo Báo Hải Quan
[Read More...]


Xử lí nghiêm vi phạm về mũ bảo hiểm



Ủy ban An toàn giao thông quốc gia vừa ban hành Kế hoạch tổ chức chiến dịch tuyên truyền và triển khai đợt cao điểm kiểm tra, xử lí vi phạm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ không phải mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nguyễn chính thanh đống đa Sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ không phải mũ bảo hiểm sẽ bị xử lí nghiêm. Ảnh: T.D


Theo đó, các cơ quan chức năng sẽ thực hiện tháng cao điểm (từ ngày 20-5 đến ngày 19-6-2014) tổ chức kiểm tra, xử lí vi phạm về sản xuất, kinh doanh mũ không phải mũ bảo hiểm như: các loại mũ có kiểu dáng bên ngoài giống mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy nhưng không có dấu hợp quy, chưa có công bố tiêu chuẩn chất lượng, vi phạm về hàng hóa; các loại mũ làm giả, làm nhái mẫu mã của các thương hiệu mũ bảo hiểm xe máy đúng quy chuẩn chất lượng; các loại mũ bảo hiểm xe máy không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

dịch vụ chữ ký số tại quận hà đông Đối tượng kiểm tra là các tổ chức, cá nhân kinh doanh mũ bảo hiểm, mũ có kiểu dáng giống mũ bảo hiểm bao gồm cả người bán hàng rong, bán hàng lưu động; các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu mũ bảo hiểm.

Ngoài ra, từ ngày 1-7, người tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy, xe đạp máy (người điều khiển và người đi cùng) không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không đúng quy cách, mũ không phải mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13-11-2013 của Chính phủ, giao nộp để tiêu hủy mũ không phải mũ bảo hiểm
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận ba đình Theo Báo Hải Quan
[Read More...]


Lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tham gia đoàn cấp cao ngành Tài chính thăm chính thức Hoa Kỳ



Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Vũ Bằng đã tham gia đoàn cán bộ cao cấp của ngành Tài chính Việt Nam thăm và làm việc chính thức tại Hoa Kỳ.

Bộ Trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng (thứ 2) và Chủ tịch UBCKNN Vũ Bằng (thứ 3 từ phải sang trái) chụp ảnh lưu niệm tại NYSE.


Chuyến thăm được thực hiện theo lời mời của Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Jacob J. Lew. Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Đinh Tiến Dũng dẫn đầu đoàn công tác thăm và làm việc với phía bạn.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh Tham dự chuyến công tác còn có ông Nguyễn Quốc Cường - Đại sứ nước CHXHCN Việt Nam tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, ông Lê Hoài Trung - Đại sứ, Trưởng phái đoàn bên cạnh Liên hợp quốc cùng lãnh đạo các đơn vị khác trong Bộ Tài chính như Vụ Hợp tác Quốc tế, Cục Quản lý Nợ và Tài chính Đối ngoại, Vụ Ngân sách Nhà nước.

Tại Hoa Kỳ, đoàn đã có nhiều hoạt động quan trọng, cả về song phương và đa phương, như cuộc hội đàm với đoàn Bộ Tài chính Hoa Kỳ do Bộ trưởng Jacob J. Lew dẫn đầu, các buổi làm việc với ông Naoyuki Shinohara, Phó Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ông Axel Van Trotsenburg - Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), và bà Janet L. Yellen, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED).

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã thông tin cho phía bạn về tình hình và kết quả phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong năm 2013 và kế hoạch, dự báo cho năm 2014. Bộ trưởng chia sẻ những giải pháp của Chính phủ Việt Nam trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, bình ổn giá, đặc biệt là chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới.

Bộ trưởng và Chủ tịch UBCKNN đã thông báo với phía bạn về tình hình phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, một trong 10 thị trường phục hồi và tăng trưởng tốt nhất châu Á năm 2013, với giá trị giao dịch bình quân toàn thị trường (cổ phiếu + trái phiếu) tăng 38,1% so với năm 2012 và giá trị vốn hóa thị trường chiếm 29,24% GDP.

Phía chủ nhà đã chúc mừng và ghi nhận những nỗ lực và thành công của Chính phủ Việt Nam trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo: Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đánh giá cao Việt Nam trong việc sử dụng hiệu quả các chương trình hỗ trợ của Ngân hàng và của Quỹ, nhất trí với đề nghị của phía Việt Nam, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực chứng khoán, thực hiện tốt những hợp tác về Chương trình Đánh giá Khu vực Tài chính (FSAP), đào tạo về quản trị công ty, nâng cao tính minh bạch cho các doanh nghiệp niêm yết.

dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại quận cầu giấy Tại Thủ đô Washington, đoàn đại biểu cấp cao của ngành Tài chính Việt Nam cũng đã tiếp xúc và làm việc với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Hoa Kỳ, Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN. Tại TP. New York, đoàn đã thăm và làm việc tại Sở Giao dịch Chứng khoán
New York (NYSE), sàn giao dịch lớn nhất thế giới phục vụ việc mua và bán cổ phiếu. Đây là nguồn thanh khoản quan trọng, cho phép các nhà đầu tư giao dịch hàng triệu cổ phiếu mỗi ngày tại một thương trường thiết thực và hiệu quả. Năm 2013, NYSE được Sở Gio dịch Chứng khoán Liên lục địa (IntercontinentalExchange - ICE) mua lại để phát triển thành một sàn giao dịch hàng đầu thế giới.

Bộ trưởng và Chủ tịch UBCKNN đã trao đổi và chia sẻ với phía bạn về những kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển ngành Chứng khoán, công tác quản lý thành viên và áp dụng công nghệ tối tân vào hoạt động của các sở giao dịch.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại thanh trì Theo TCTC


[Read More...]


Chính phủ trình Thường vụ Quốc hội Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2012



Ngày 17/4, được sự uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trình bày trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2012.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng.


Thu, chi NSNN cơ bản đảm bảo đạt các mục tiêu Quốc hội giao

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá XIII đã quyết định nhiệm vụ thu, chi NSNN năm 2012 như sau:

Thu, chi trong cân đối NSNN: Tổng số thu: 740.500 tỷ đồng. Tổng số chi: 903.100 tỷ đồng. Bội chi: (-) 140.200 tỷ đồng, tương đương 4,8% GDP, phấn đấu tăng thu để giảm bội chi thấp hơn 4,8% GDP.

Các khoản thu, chi quản lý qua NSNN: 64.689 tỷ đồng.

Vay ngoài nước về cho vay lại: 34.110 tỷ đồng.

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, nhiệm vụ tài chính ngân sách năm 2012 được triển khai thực hiện trong điều kiện là năm thứ năm liên tiếp sự phát triển của nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thách thức; tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại, kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định vững chắc; hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi chậm, tồn kho sản phẩm hàng hóa ở một số lĩnh vực còn cao; số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn nhiều...

Để triển khai nhiệm vụ tài chính ngân sách năm 2012 đã được Quốc hội quyết định, Chính phủ đã có các Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2012; Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất – kinh doanh, hỗ trợ thị trường; cùng với đó là sự chỉ đạo quyết liệt của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và sự đồng thuận của toàn xã hội, sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân; nền kinh tế nước ta đã từng bước có chuyển biến tích cực, đúng hướng và đạt được những kết quả quan trọng; lạm phát từng bước được kiềm chế; chỉ số giá tiêu dùng tăng 6,8% (kế hoạch dưới 10%); mức tăng trưởng kinh tế đạt 5,3% (kế hoạch 6% - 6,5%).

Nhờ đó, kết quả thu, chi NSNN cơ bản đảm bảo đạt các mục tiêu, nhiệm vụ đã được Quốc hội quyết định: Thu NSNN cơ bản hoàn thành dự toán giao (tổng thu NSNN vượt 2%, ngân sách trung ương hụt thu cân đối, NSĐP tăng 4,6%), đảm bảo nguồn thực hiện nhiệm vụ theo dự toán giao, đồng thời có thêm nguồn thực hiện các nhiệm vụ chi quan trọng, cấp thiết cho đầu tư phát triển, kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội; phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; bảo đảm an ninh, quốc phòng; tiếp tục dành ngân sách gối đầu cho năm 2013 từ số tích lũy các năm trước để thực hiện lộ trình cải cách tiền lương theo chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội.

Trong điều kiện khó khăn chung nền kinh tế, nhờ sự cố gắng khắc phục khó khăn của các cấp, các ngành và doanh nghiệp, thu NSNN năm 2012 đạt và vượt dự toán Quốc hội quyết định. Dự toán thu NSNN năm 2012 đạt 740.500 tỷ đồng, quyết toán 754.572 tỷ đồng; tăng 1,9% (14.072 tỷ đồng) so với dự toán.

Nhiệm vụ chi NSNN năm 2012 đã được thực hiện theo đúng Nghị quyết của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Tình trạng chi chuyển nguồn sang năm sau giảm về quy mô và cơ cấu, các khoản chi chuyển nguồn do triển khai chậm đã được khắc phục đáng kể. Số chi chuyển nguồn do triển khai chậm là 22.454 tỷ đồng, bằng 1,9% so với tổng chi NSNN (năm 2011 là 32.720 tỷ đồng, bằng 3,2% tổng chi NSNN). Dự toán chi NSNN 903.100 tỷ đồng, quyết toán 978.463 tỷ đồng, tăng 8,3% (75.363 tỷ đồng) so với dự toán, chủ yếu tăng chi đầu tư phát triển (88.812 tỷ đồng) từ nguồn vốn ngoài nước; nguồn bổ sung từ dự phòng ngân sách theo chế độ và nguồn năm trước chuyển sang.

Quyết toán số bội chi là 154.126 tỷ đồng, so dự toán vượt 13.926 tỷ đồng, bằng 4,75% GDP thực tế, nằm trong tỷ lệ bội chi Quốc hội cho phép.

Trên cơ sở đó, Chính phủ trình quyết toán thu, chi NSNN năm 2012 với:

- Tổng số thu cân đối NSNN là 1.058.140 tỷ đồng;

- Tổng số chi cân đối NSNN là 1.170.924 tỷ đồng;

- Bội chi NSNN 154.126 tỷ đồng, bằng 4,75% GDP (không bao gồm kết dư ngân sách địa phương 41.342 tỷ đồng).

Uỷ ban Tài chính - Ngân sách đồng tình đề xuất của Chính phủ

Trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã đánh giá, về cơ bản các bộ, ngành, địa phương, đơn vị đã thực hiện tốt công tác hạch toán, kế toán thu, chi NSNN, thực hiện khoá sổ và lập báo cáo quyết toán, thẩm định, phê duyệt quyết toán theo đúng quy định của Luật NSNN.

Cũng theo nhận định của Ủy ban này, Báo cáo quyết toán NSNN năm 2012 đã được Bộ Tài chính lập trên cơ sở thẩm định và tổng hợp từ quyết toán ngân sách của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn và quyết toán ngân sách của các bộ, cơ quan trung ương đã được Thủ trưởng các bộ, cơ quan trung ương duyệt, đã được đối chiếu và xác nhận của Kho bạc Nhà nước. Báo cáo quyết toán NSNN năm 2012 đã được cơ quan Kiểm toán Nhà nước kiểm toán, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp, nhiều kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đã được các cơ quan của Chính phủ xem xét tiếp thu và thực hiện theo quy định.

Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng, mặc dù còn một số hạn chế, song Báo cáo quyết toán NSNN năm 2012 của Chính phủ đã cơ bản chấp hành trình tự, thủ tục quyết toán, đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn tại kỳ họp thứ 7 theo quy định của Luật NSNN.

Về công tác thu ngân sách, Báo cáo thẩm tra nêu rõ: Qua giám sát cho thấy, năm 2012, các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng chỉ đạo công tác thu ngân sách, đặc biệt là sự nỗ lực của ngành Thuế, Hải quan trong triển khai thực hiện các giải pháp quản lý thu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường thanh tra, kiểm tra chống thất thu ngân sách và xử lý các vi phạm về thuế, đưa công tác quản lý thu NSNN dần đi vào nề nếp, đúng pháp luật.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại tphcm Về công tác quản lý thu thuế, Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng, trong năm 2012, công tác quản lý thu thuế có nhiều chuyển biến tích cực, công tác kiểm tra, thanh tra thuế đã được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, song tính răn đe chưa đủ mạnh nên tình trạng khai man, trốn thuế nhất là việc chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và trốn thuế, gian lận thuế ở khu vực ngoài quốc doanh gây thất thu cho NSNN.

Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách đề nghị, trong thời gian tới, Chính phủ cần tăng cường chỉ đạo, có giải pháp mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn để khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý thu đã và đang diễn ra từ nhiều năm nay.

Về công tác chi ngân sách, Thường trực Ủy ban này cho rằng, công tác quản lý, chấp hành dự toán chi NSNN năm 2012 có tiến bộ, Báo cáo quyết toán NSNN năm 2012 của Chính phủ đã tổng hợp đầy đủ và thuyết minh khá chi tiết nguyên nhân tăng giảm từng khoản chi so với dự toán được giao. Việc lập phân bổ, giao dự toán chi NSNN về cơ bản được thực hiện theo quy định của Luật NSNN. Các cấp, các ngành đã chỉ đạo, điều hành thực hiện NSNN bám vào Nghị quyết của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp về dự toán NSNN năm 2012, đáp ứng yêu cầu về quản lý nhà nước, tập trung nguồn lực để phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách về an sinh xã hội, góp phần giảm bớt khó khăn về đời sống của nhân dân.

dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại quận cầu giấy Chi NSNN cơ bản tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ. Công tác quản lý chi NSNN đã được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương bám sát chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; rà soát, sắp xếp lại, cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết. Cơ quan tài chính đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chi NSNN, qua đó đã góp phần thực hiện kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính công.

Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách cho rằng, Báo cáo quyết toán NSNN năm 2012 của Chính phủ đã được lập, thẩm định theo trình tự thủ tục quy định, đối chiếu khớp đúng với số liệu của Kho bạc Nhà nước, được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán và xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp, sau khi được Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách thẩm tra đã hội đủ yếu tố để trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến, báo cáo Quốc hội phê chuẩn theo quy định của Luật NSNN. Nếu được Ủy ban thường vụ Quốc hội cho phép quyết toán chi NSNN số tiền 383,02 tỷ đồng nêu trên, đề nghị quyết toán NSNN năm 2012 cụ thể như sau:

- Tổng số thu cân đối NSNN là 1.058.140 tỷ đồng (bao gồm cả chuyển nguồn từ năm 2011 sang năm 2012, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2011, thu huy động đầu tư của ngân sách địa phương theo quy định của Luật NSNN);

- Tổng số chi cân đối NSNN là 1.170.924 tỷ đồng (bao gồm cả chuyển nguồn từ năm 2012 sang năm 2013);

- Bội chi NSNN 154.126 tỷ đồng, bằng 4,75% GDP (không bao gồm kết dư ngân sách địa phương 41.342 tỷ đồng).
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại thanh trì Theo TCTC
[Read More...]


4 tháng đầu năm 2014, xuất siêu bằng 1,5% kim ngạch xuất khẩu



Kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đầu năm ước đạt 45,74 tỷ USD, tăng trưởng 16,9% so với cùng kỳ năm 2013. Kim ngạch nhập khẩu tăng 13,7%, ước đạt gần 45,1 tỷ USD. Tính chung 4 tháng 2014 xuất siêu khoảng 683 triệu USD, bằng 1,5% kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, khối các doanh nghiệp trong nước nhập siêu hơn 3,4 tỷ USD, khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 4,1 tỷ USD. Xuất siêu cả nước ước 683 triệu USD, bằng khoảng 1,5% kim ngạch xuất khẩu. Đây là kết quả tích cực của hoạt động xuất khẩu những tháng đầu năm 2014.
Kim ngạch xuất khẩu tăng...

Tính chung 4 tháng năm 2014 ước đạt 45,74 tỷ USD, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2013 (tương đương với tăng 6,61 tỷ USD), trong đó KNXK của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt 15,38 tỷ USD, chiếm 33,6% tổng KNXK của cả nước, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm ngoái; KNXK của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) ước đạt 30,35 tỷ USD, chiếm 66,4% tổng KNXK của cả nước, tăng 17,2%, nếu không kể dầu thô KNXK của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt gần 28,24 tỷ USD tăng 20,1% so với cùng kỳ năm 2013. Tính riêng háng 4, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) ước đạt 12,2 tỷ USD, giảm 0,6% so với tháng 3 và tăng 23,2% so với tháng 4 năm 2013, trong đó: xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 7,5 tỷ USD, giảm 0,1% so với tháng 3 và tăng 24,2% so với tháng 4 năm 2013.

Trong đó, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp chủ yếu cho tăng trưởng xuất khẩu, chiếm hơn 70% kim ngạch tăng thêm (Kim ngạch của khu vực FDI (không kể dầu thô) tăng khoảng 4,7 tỷ USD trên tổng kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2014 của cả nước tăng thêm 6,6 tỷ USD so với cùng kỳ). Các mặt hàng có kim ngạch lớn gồm: điện thoại các loại và linh kiện (chiếm 99,6% tổng kim ngạch mặt hàng này của cả nước); máy vi tính linh kiện và điện tử (98,4%); giầy dép (76,7%); hàng dệt may (60%)...

Bên cạnh đó, nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn giữ vai trò quan trọng góp phần vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng trưởng khoảng 19,4% so với cùng kỳ. Đóng góp chủ yếu cho nhóm hàng này gồm: hàng dệt may, hàng giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ là các mặt hàng có kim ngạch lớn và đều có tốc độ tăng trưởng trên 20%. Nhóm hàng nông sản, thủy sản tăng 14% với sự tăng trưởng khá cao của các mặt hàng thủy sản (32%), cà phê (29,5%), hạt tiêu (41,3%), rau quả (23%). Nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản giảm 10,5% với sự sụt giảm cả về lượng và kim ngạch của dầu thô và than đá.

Xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản tăng 13,2% so với cùng kỳ với nhiều mặt hàng có mức tăng khá tuy nhiên giá xuất khẩu hai mặt hàng thế mạnh là cao su và cà phê giảm so với cùng kỳ.

Biểu đồ: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC
VÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI



Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên Xét về giá: 4 tháng năm 2014 giá bình quân xuất khẩu của một số mặt hàng tăng như: nhân điều tăng 1,1%; chè tăng 0,7%; hạt tiêu tăng 3,7%; gạo tăng 2,1%; than đá tăng 6,4%; dầu thô tăng 0,1%; xăng dầu tăng 1,0%; quặng và khoáng sản khác tăng 89,6%; Clanhke và xi măng tăng 1,1%; xơ, sợi dệt các loại tăng 1,7%... Một số mặt hàng có giá bình quân giảm như: cà phê giảm 6,9%; sắn và các sản phẩm từ sắn giảm 1,1%; cao su giảm 24,9%; phân bón các loại giảm 0,4%; chất dẻo các loại giảm 5,3%; sắt thép các loại giảm 9,0%... Do ảnh hưởng của giá xuất khẩu đã làm kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông sản giảm khoảng 207 triệu USD; nhóm nhiên liệu, khoảng sản tăng khoảng 97 triệu USD. Tính chung 2 nhóm mặt hàng do giá xuất khẩu giảm đã làm giảm 110 triệu USD KNXK.
Xét về lượng: Tính chung 4 tháng năm 2014, lượng một số mặt hàng xuất khẩu tăng so với cùng kỳ, cụ thể: nhân điều tăng 15,3%; cà phê tăng 39,1%; hạt tiêu tăng 36,3%; xăng dầu các loại tăng 5,4%; Clanhke và xi măng tăng 44,2%; chất dẻo nguyên liệu tăng 13,4%; xơ, sợi các loại tăng 22,0%; sắt thép các loại tăng 19,3%... Một số mặt hàng xuất khẩu giảm như: chè các loại giảm 11,0%; gạo giảm 3,7%; sắn và các sản phẩm từ sắn giảm 16,1%; cao su giảm 14,8%; than đá giảm 30,4%; dầu thô giảm 11,0%; quặng và khoáng sản khác giảm 61,8%; phân bón các loại giảm 16,0%...
Xét về thị trường: 4 tháng năm 2013, xuất khẩu sang hầu hết các khu vực thị trường đều tăng (trừ một số nước Tây Âu, Đông Âu và Bắc Âu giảm 7,5%). Thị trường Châu Á ước tăng 13,6%, trong đó khu vực các nước Đông Á tăng cao nhất (tăng 20,0%), tiếp đó là thị trường các nước Tây Á (tăng 12,3%), Đông Nam Á (tăng 3,3%) và Trung Nam Á (tăng 1,8%). Thị trường Châu Âu tăng 12,1%, trong đó, hầu hết các nước có KNXK tăng trưởng khá (Ailen tăng 9,1%, Bỉ tăng 57,3%, Đan Mạch tăng 8,4%, Italia tăng 26,9%, Pháp tăng 18,8%, Tây Ban Nha tăng 23,9%, Thụy Điển tăng 9,3%, Cộng hòa Séc tăng 31,8%, Latvia tăng 35,2%, Ba Lan tăng 46,8%, Slovakia tăng 11,8%...), tuy nhiên, một số nước có KNXK giảm như: Anh giảm 1,7%, Bồ Đào Nha giảm 7,5%, Phần Lan giảm 5,6%. Thị trường Châu Mỹ ước tăng 27,8%, trong đó Hoa Kỳ tăng 26,8%, tăng cao nhất là Braxin tăng 49,0%. Thị trường Châu Phi ước xuất khẩu tăng 14,1%, trong đó, xuất khẩu sang một số thị trường giảm mạnh như: Ăngôla giảm 46,3%, Bờ biển Ngà giảm 66,4%.

Biểu đồ: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THEO THỊ TRƯỜNG (Tr USD)




Và kiểm soát tốt những mặt hàng cần hạn chế

Trong 4 tháng vừa qua, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt gần 45,1 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2013. Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 26,3 tỷ USD, tăng 18,2%, chiếm tỷ trọng 58,3% tổng KNNK cả nước; Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt gần 18,86 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 41,7% tổng KNNK cả nước, tăng 8,0% so với cùng kỳ năm 2013. Tính riêng tháng 4, kim ngạch nhập khẩu (KNNK) hàng hoá ước đạt 12,6 tỷ USD, tăng 1,0% so với tháng 3 và tăng 16,1% so với tháng 4 năm 2013, trong đó: kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước 7,4 tỷ USD, tương đương tháng 3 và tăng 22,8% so với tháng 4 năm 2013.

Xét về giá: so với cùng kỳ, giá nhập khẩu bình quân của một số mặt hàng tăng, cụ thể: hạt điều tăng 14,1%; Quặng và khoáng sản khác tăng 6,8%; khí đốt hóa lỏng tăng 3,3%; chất dẻo nguyên liệu tăng 3,5%; bông các loại tăng 2,6%... Bên cạnh đó, giá nhập khẩu bình quân của một số mặt hàng giảm: lúa mỳ giảm 13,3%; ngô giảm 24,1%; đậu tương giảm 3,7%; dầu thô giảm 1,5%; xăng dầu các loại giảm 0,3%; phân bón giảm 12,3%; cao su các loại giảm 12,5%; giấy giảm 5,9%; sắt thép các loại giảm 6,1%; kim loại thường khác giảm 0,9%; phế liệu sắt thép giảm 7,1%...
dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại hải phòng Xét về lượng: những mặt hàng tính được về lượng nhập khẩu tăng cao so với cùng kỳ là lúa mỳ tăng 40,1%, ngô tăng 211,6%, đậu tương tăng 56,3%, quặng và khoáng sản khác tăng 21,0%, xăng dầu các loại tăng 13,3%, khí đốt hóa lỏng tăng 9,4%, giấy các loại tăng 18,6%, bông các loại tăng 27,6%, xơ, sợi dệt các loại tăng 11,2%, kim loại thường tăng 18,1%, ô tô nguyên chiếc các loại (trừ xe dưới 9 chỗ) tăng 89,8%... Trong khi đó, một số mặt hàng lượng nhập khẩu giảm như: hạt điều giảm 14,9%, dầu thô giảm 81,3%, phân bón giảm 5,5%, thép các loại giảm 1,6%...

Biểu đồ: NHẬP KHẨU PHÂN THEO NHÓM HÀNG 4 THÁNG NĂM 2014




Xét về thị trường: KNNK từ Châu Á vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong số các thị trường nhập khẩu của cả nước chiếm 79,8%. Trong đó, KNNK từ ASEAN chiếm hơn 16,2%, các nước Đông Á chiếm 59,2%, riêng Trung Quốc chiếm gần 27,5% trong tổng KNNK của cả nước. Về tốc độ tăng, trong 4 tháng đầu năm nhập khẩu từ thị trường Châu Mỹ tăng 38,0%, trong đó nhập khẩu từ Mỹ tăng 30,8%, tiếp đến là Châu Phi tăng 29,7%, Châu Đại Dương tăng 29,3%, Châu Á tăng 12,0%. Nhập khẩu từ Châu Âu giảm 13,3%, trong đó nhập khẩu từ Ailen, Đức, Nga, Ucraina.. giảm mạnh so với cùng kỳ (giảm trên 20,0%). Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần cho sản xuất, tiêu dùng trong nước cũng như các mặt hàng nhập khẩu phục vụ gia công, xuất khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng trưởng khá, chiếm tỷ trọng 88,5% tổng kim ngạch nhập khẩu. Nhiều nhóm hàng nguyên liệu được đẩy mạnh lượng nhập khẩu khi giá nhập khẩu có xu hướng giảm.

Nhóm hàng cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu một số nhóm hàng như điện thoại di động, ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ cũng có mức tăng khá cao so với cùng kỳ.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hai bà trưng Nguồn: Bộ Tài Chính
[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page