Tiềm ẩn nhiều rủi ro khi ngân hàng thâu tóm doanh nghiệp



Cùng với khủng hoảng kinh tế và sự suy giảm của thị trường bất động sản, các ngân hàng đang đối mặt với những khoản nợ khổng lồ từ các doanh nghiệp (DN). Đứng trước nguy cơ DN phá sản, ngân hàng sẽ mất đi khoản tiền cho vay hàng ngàn tỉ đồng. Làn sóng thâu tóm DN để thu hồi nợ được khởi xướng.

Tình trạng cấn nợ hay phát mại diễn ra khá phổ biến vào thời điểm cuối năm 2012 và có thể còn tiếp diễn. Tuy nhiên, cấn nợ hay phát mại không phải lúc nào cũng thành công. Nhiều ngân hàng không đánh giá hết mức độ “bong bóng” của thị trường bất đống sản vừa qua và đây là lý do khiến các tài sản thế chấp hiện (hoặc trong tương lai) thấp hơn nhiều so với các khoản nợ.

Thâu tóm DN để trừ nợ

Hoạt động ngân hàng, luôn gắn liền với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Nói đơn giản là các ngân hàng luôn đặt ra câu hỏi “làm sao để khách hàng không xù nợ”. Vì có một thực tế là không phải khách hàng nào cũng luôn trả nợ đúng hạn. Vậy tốt nhất là phải có tài sản bảo đảm, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn, ngân hàng xử lí tài sản bảo đảm này việc xử lí tài sản bảo đảm thông thường vẫn phải thực hiện thông qua thủ tục tố tụng tại tòa án hoặc trọng tài.. Như vậy là quyền lợi của ngân hàng không bị ảnh hưởng.

Nhưng chuyện gì xảy ra, nếu tài sản bảo đảm không xử lí được hoặc sau khi xử lí mà vẫn không đủ để thanh toán các khoản nợ ngân hàng? Có rất nhiều lí do để dẫn đến cơ sự trên. Đánh giá không đúng giá trị của tài sản, bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai, tài sản bị sụt giảm giá trị... Trong đó, sự sụp đổ của thị trường bất động sản cũng góp phần không nhỏ trong khối nợ ngàn tỉ của các ngân hàng.

Dù lí do có là gì, chung qui lại các khoản nợ của ngân hàng đã không còn được bảo đảm nữa. Động thái thâu tóm DN con nợ được coi như một cố gắng tuyệt vọng của các ngân hàng trong việc thu hồi khoản nợ từ các DN đang gặp khó khăn về tài chính. Cách thức đơn giản nhất trong trường hợp này là sử dụng kĩ thuật hoán đổi nợ. Nói dễ hiểu, ngân hàng tiến hành định giá DN. Sau đó dùng khoản nợ mà DN đang nợ ngân hàng để “mua” chính DN đó.

Trong mối quan hệ với DN con nợ, ngân hàng là bên có ưu thế trong quá trình thỏa thuận hoán đổi nợ, vì đơn giản họ là chủ nợ. Cũng chính từ ưu thế này, các ngân hàng thường có cơ hội mua các DN con nợ với giá rẻ.

Rồi sao nữa?

Nhìn từ quá trình trên, ngân hàng vẫn chưa có tiền. Vì cho dù có hoán đổi nợ thành công với một mức giá hời, bản chất của câu chuyện thâu tóm này chỉ mang lại cho ngân hàng thêm một vài tờ giấy mang tên “cổ phiếu”. Nói cách khác, tổng giá trị sổ sách của ngân hàng có thể sẽ “đẹp” hơn với thương vụ mua lại DN con nợ, nhưng thực tế thì chưa hẳn đã như vậy.

Vì như trên đã phân tích, các DN con nợ bị ngân hàng siết nợ cũng chính là các DN đang gặp khó khăn hoặc đang đứng trên bờ vực của sự phá sản. Do vậy, nếu DN mà ngân hàng mua với giá hời bị phá sản thật sự, tất cả những gì ngân hàng đang làm cũng trở nên vô nghĩa. Đây là một quyết định tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhưng ngân hàng không có lựa chọn khác. Vì thâu tóm DN, ít ra còn có hi vọng thu hồi nợ, hơn là chấp nhận đưa mắt nhìn khoản nợ khổng lồ của mình cũng tan vỡ theo bong bóng của thị trường.

Việc tự thâu tóm DN và tiến hành tái cấu trúc, vực dậy DN được thực hiện một cách đơn độc tiềm ẩn quá nhiều rủi ro cho ngân hàng nếu nhìn từ góc độ quản trị.

Đối diện với những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình thâu tóm DN để trừ nợ, ngân hàng bắt buộc phải biến các DN này thành tiền. Giải pháp là:

Thứ nhất, tái cấu trúc DN và khôi phục hoạt động kinh doanh cho DN.

Thứ hai, bán DN mình vừa mua với giá rẻ cho người khác có nhu cầu.

Với khuynh hướng thứ nhất, ngân hàng đang bước vào một con đường phiêu lưu khác. Nhìn từ góc độ quản trị DN, các ngân hàng của Việt Nam chưa phải là các chủ thể chuyên nghiệp và có nhiều lợi thế về quản trị DN. Bản chất của việc quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng và quản trị một DN rất khác xa nhau. Thêm nữa, trong bối cảnh của một DN đang khủng hoảng việc tái cấu trúc càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Khuynh hướng thứ hai là một lựa chọn khôn ngoan và an toàn hơn so với lựa chọn thứ nhất. Dẫu vậy, việc tìm được DN sẵn sàng mua lại DN con nợ của ngân hàng không phải dễ (sau đây gọi tắt là DN mua). Với mục đích bán DN con nợ để thu hồi tiền vay, ngân hàng đã mất đi ưu thế trong quá trình đàm phán mua bán DN. Lúc này, người có ưu thế trong tiến trình thương thảo mua DN con nợ mới chính là người chiếm ưu thế. “Gió đã đổi chiều” theo hướng bất lợi hơn cho ngân hàng.

Nếu có vấn đề cần quan tâm trong khuynh hướng này chính là nguy cơ nhìn từ góc độ cạnh tranh. Bởi các DN mua trong trường hợp này thường sẽ là các DN hoạt động cùng lĩnh vực với DN con nợ hoặc chí ít cũng có liên quan nhất định về lĩnh vực ngành nghề. Trong bối cảnh khủng hoảng, các DN mua sẽ mua được các đối thủ cạnh tranh với mức giá thấp.

Nói cách khác, chi phí để các DN mua bành trướng, trở thành DN có vị trí thống lĩnh thị trường là không thể thấp hơn. Dường như thực tế thời gian qua, đáng buồn lại đang diễn ra theo khuynh hướng này. Trong bối cảnh đó, rất cần sự giám sát và hoạt động hiệu quả của cơ quản lý cạnh tranh trong việc bảo vệ cấu trúc thị trường.

Những khuyến nghị

Việc ngân hàng thâu tóm các DN để trừ nợ là một khuynh hướng khó tránh khỏi. Dẫu vậy, việc tự thâu tóm DN và tiến hành tái cấu trúc, vực dậy DN được thực hiện một cách đơn độc tiềm ẩn quá nhiều rủi ro cho ngân hàng nếu nhìn từ góc độ quản trị.

Do vậy, lựa chọn tối ưu trong bối cảnh này chính là việc liên kết với DN mua có cùng lĩnh vực và với chính DN con nợ nhìn từ mối quan hệ hỗ tương được coi là giải pháp khả thi cho quá trình tái cấu trúc. Tuy vậy, như trên đã phân tích quá trình này phải đặt dưới sự giám sát của cơ quan quản lý cạnh tranh nhằm loại bỏ những toan tính khuynh đảo thị trường, bảo vệ cấu trúc cạnh tranh.

Câu chuyện thâu tóm, mua bán DN các ngân hàng đình đám nhất năm 2012 phải kể đến chuyện SHB và nhóm các ngân hàng khác chuyển nợ thành vốn góp để giải cứu Bianfishco. Sau thời gian khủng hoảng, đến cuối 2012, Bianfishco đã ra mắt một đội ngũ lãnh đạo mới, chấm dứt vai trò của gia đình bà Diệu Hiền – người sáng lập ra Bianfishco. DN này từ nay đã chuyển qua cho các ông chủ ngân hàng để “trừ” khoản nợ hàng ngàn tỉ của DN.

Bianfishco vốn là một DN mạnh của thủy sản Việt Nam bị khủng hoảng khi mắc nợ 1.886 tỉ đồng, lỗ hơn 834 tỉ đồng. Sự việc càng thêm bức xúc khi DN bi nông dân bao vây, tụ tập đòi khoản nợ mua cá gần 300 tỉ đồng. Trong khi đó, người chủ thực sự của nó – bà Diệu Hiện bệnh trọng phải ra nước ngoài chạy chữa.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh Đứng trước nguy cơ DN phá sản, ngân hàng sẽ mất đi khoản tiền cho vay hàng ngàn tỉ đồng, SHB cùng các ngân hàng cho vay và DATC đã vào cuộc lên phương án tái cấu trúc. Các khoản nợ đã được chuyển thành vốn góp. Trong đó, SHB đã trở thành cổ đông sáng lập với quyền việc nắm giữ hơn 50% cổ phần. Bầu Hiển và các thân tín của mình đã thay thế nhà đại gia Diệu Hiền.

Với kế hoạch này, SHB đã thực hiện một cuộc thâu tóm ngoài mong muốn nhưng điều may mắn là hoạt động của DN này còn mang lại một dòng tiền lớn cho các ngân hàng cổ đông trong năm 2013.

Cũng tương tự, 7 ngân hàng khác cũng đã “chia phần” đại gia thủy sản Phương Nam để trừ nợ. Theo đó, các ngân hàng đã ngồi lại để chia phần và tìm cách tái cấu trúc DN thủy sản với các khoản vay không có khả năng thanh toán lên đến cả ngàn tỉ đồng

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hai bà trưng Cụ thể, bên cạnh các ngân hàng cho vay ít, có những phương án xử lý tài sản đề thu nợ thì Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, dư nợ trên 328 tỉ đồng; Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín tại Sóc Trăng, dư nợ gần 147 tỉ đồng và Ngân hàng An Binh sẽ tham giá tái cấu trúc theo hướng góp vốn vào công ty Phương Nam bằng hình thức chuyển nợ thành vốn góp.

Ông chủ trước đó của Phương Nam – Đại gia Thủy sản Lâm Ngọc Khuân đã cùng gia đình đi ra nước ngoài không còn một cổ phần nào trong DN này.

Việc chuyển nợ thành vốn cổ phần thực tế đã có những tiền lệ khi đã có những thành công trong việc “giảm nợ tăng vốn” tại Sadico Cần Thơ (SDG), Mía đường Kon Tum (KTS)… với các món nợ xấu đã được loại bỏ và bắt đầu ổn định hoạt động và kinh doanh có lãi.
dịch vụ chữ ký số tại quận nam từ liêm Theo tapchitaichinh
[Read More...]


Bộ Tài chính : Dãn thời gian tăng giá dịch vụ công



Khuyến nghị lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục những tháng còn lại của năm, Bộ Tài chính đề nghị các tỉnh, thành phố chưa điều chỉnh giá nên thận trọng không tăng trùng thời điểm nhằm tránh tác động đột biến lên mặt bằng giá.

Trong nhóm các giải pháp kiến nghị quản lý, điều hành và bình ổn giá, đặc biệt đối với giá dịch vụ khám chữa bệnh và dịch vụ giáo dục (học phí) từ nay đến cuối năm, Bộ Tài chính đề nghị:

Đối với những tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các đơn vị y tế trực thuộc các bộ, ngành chưa điều chỉnh giá theo Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTC-BYT thì phải có tiến độ hợp lý từ quý II đến quý IV-2013 theo nguyên tắc đăng ký lộ trình và thời điểm điều chỉnh giá với Bộ Y tế. Bộ Y tế chủ trì có ý kiến đối với các địa phương và các bộ, ngành để bảo đảm điều hòa không để nhiều tỉnh điều chỉnh vào một thời điểm. Bộ Y tế và các địa phương cân nhắc thời điểm cụ thể, hạn chế thấp nhất việc ảnh hưởng tăng giá chung.

Về lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo Nghị định số 85/2012/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng lộ trình phù hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Đối với giá dịch vụ giáo dục mà cụ thể là giá học phí, Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn địa phương và các cơ sở giáo dục công lập thời điểm điều chỉnh một cách hợp lý, không để nhiều tỉnh, thành phố cùng tăng học phí vào một thời điểm, nhất là mùa khai giảng năm học mới (tháng 9-2013), nhằm tránh tác động đột biến lên mặt bằng giá.

Trong công văn mới đây gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo do Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu ký cho biết, trong cơ cấu tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI), học phí (nhất là học phí đối với giáo dục mầm non và phổ thông) chiếm tỷ trọng lớn.

Theo thống kê của Bộ Tài chính, việc tăng học phí tác động mạnh đến CPI. Cụ thể, nếu so với tháng trước, CPI nhóm giáo dục tháng 9-2010 tăng 12,02%; tháng 9-2011 tăng 8,62%; tháng 9-2012 tăng 10,54%, chiếm khoảng từ 27-52% chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng và năm tương ứng do nhiều địa phương đồng loạt tăng học phí khi bước vào khai giảng năm học mới.

Trên thực tế, chỉ số giá tiêu dùng tháng 1-2013 tăng mạnh có nguyên nhân từ việc tăng giá dịch vụ y tế. CPI tháng 1-2013 tăng 1,25% so với tháng 12-2012, gấp nhiều lần tốc độ tăng CPI của 3 tháng cuối năm 2012 (tăng tương ứng 0,65%; 0,47% và 0,27%), riêng dịch vụ y tế tăng đến 9,5% do 11 tỉnh thành đồng loạt tăng giá.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại minh khai hai bà trưng Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, Phó Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam, trong khi chưa xử lý được cái gốc của lạm phát, thì phải hết sức thận trọng trong việc điều chỉnh những loại hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, như giá điện, giá than, giá nước sạch, vé xe bus, học phí, viện phí. Các loại hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá phải điều chỉnh tăng dần để tiếp cận với giá thị trường, nhưng tăng vào lúc nào, mức độ tăng bao nhiêu thì phải cân nhắc, tính toán hết sức cẩn trọng trước khi điều chỉnh, ông Thỏa nêu quan điểm.

Theo Thông tư liên tịch số 04 của Liên bộ Tài chính- Y tế, từ nay đến cuối năm sẽ còn 5 tỉnh, thành phố (trong đó có Hà Nội và TP.HCM) sẽ tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh. Nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước có khả năng sẽ tăng giá dịch vụ giáo dục phổ thông, mầm non năm học 2013-2014 theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại thanh trì Theo đại diện của Viện Chiến lược Chính sách tài chính tại Hội thảo "Kinh tế Việt Nam 2013 và những thách thức", lạm phát năm 2013 sẽ ít chịu tác động từ biến động giá của các yếu tố bên ngoài mà chủ yếu phụ thuộc vào sự biến động, giá của mặt hàng trong nước và chính sách điều chỉnh giá các mặt hàng cơ bản như xăng, điện, giáo dục, y tế... Đây là những nhân tố chính chi phối việc thực hiện mục tiêu lạm phát của cả năm 2013.

Nếu giá xăng và giá điện đều tăng 20% thì lạm phát có thể tăng thêm 1,73%. Nếu tỷ giá được điều chỉnh tăng 4% và sự điều chỉnh này được chuyển hết vào giá hàng nhập khẩu và giá năng lượng (điện, xăng dầu) thì lạm phát tăng thêm khoảng 2%, trong đó 1,6% tăng là do tăng giá hàng nhập khẩu và 0,4% tăng do tăng giá điện và xăng.

dịch vụ chữ ký số tại hải dương Theo baohaiquan


[Read More...]


Trước khi vay nên tìm hiểu kỹ



Tâm lý chung của người đi vay luôn muốn được giải ngân nhanh vì cần tiền gấp mà bỏ qua khâu tìm hiểu các thủ tục, quy định, dẫn đến có thể bị thiệt thòi.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên
Trường hợp chị Ngân Thanh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) là một ví dụ. Từ nhiều năm nay, chị Thanh vay tiền ngân hàng (NH) theo hình thức thế chấp tài sản. Trước đây, khi nào có nhu cầu thì chị ký hợp đồng vay với NH để thực hiện giải ngân. Hơn 2 năm qua, khi lãi suất (LS) vay ở mức cao, chị Thanh không vay NH nữa nhưng tài sản thế chấp vẫn để ở NH. Đầu tháng 4.2013, do có nhu cầu vay vốn, chị Thanh đến NH làm hợp đồng vay, thì NH yêu cầu thẩm định và định giá lại tài sản, dù tài sản này trước đây đã được chính NH thẩm định và định giá. Chưa hết, NH còn yêu cầu khách hàng cung cấp giấy chứng nhận tài sản không rơi vào quy hoạch do UBND quận cấp. Đây là một “rào cản” mới trong thủ tục giấy tờ vay, bởi để có được giấy này, khách hàng sẽ phải mất khoảng 30 ngày.

Về yêu cầu phải có giấy chứng nhận tài sản không rơi vào quy hoạch, một tổng giám đốc NH giải thích: Do bản đồ quy hoạch không rõ ràng, nên vừa qua khi NH thẩm định tài sản của một khách hàng vay 10 tỉ đồng và giải ngân, sau đó khách không trả được nợ, khoản vay rơi vào nợ xấu vì tài sản thế chấp trên thị trường chỉ còn 3 tỉ đồng do bị rơi vào quy hoạch. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia tài chính, giải thích của vị tổng giám đốc này không hợp lý, vì tất cả quy hoạch đều được công khai ở phường, quận, nhân viên NH khi thẩm định phải kiểm tra thông tin này. “Thủ tục này không phải NH nào cũng yêu cầu, do đó khách hàng nên tìm hiểu, lựa chọn NH có thủ tục đơn giản; đồng thời yêu cầu nhân viên NH nêu rõ những giấy tờ, thủ tục cần làm để dự tính được thời gian làm thủ tục, rút ngắn thời gian vay”, một chuyên gia tài chính NH tư vấn.

Khách hàng nên tìm hiểu, lựa chọn NH có thủ tục đơn giản; đồng thời yêu cầu nhân viên NH nêu rõ những giấy tờ, thủ tục cần làm để dự tính được thời gian làm thủ tục, rút ngắn thời gian vay

Một chuyên gia tài chính NH tư vấn

Không chỉ nhìn vào lãi suất

dịch vụ chữ ký số tại thanh xuân Khi đi vay, khách hàng thường hỏi về mức LS vay bao nhiêu mà lại ít tìm hiểu một số khoản chi phí trong hợp đồng. Thường LS vay được NH đưa ra cố định trong vòng 3 tháng, 6 tháng hay 12 tháng, sau đó đưa ra công thức tính LS vay cho những tháng tiếp theo dựa vào LS huy động kỳ hạn 13 tháng cộng cho biên độ từ 4,5 - 5,5% và tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Nhìn qua công thức này phần nào lý giải được vì sao LS huy động 13 tháng của NH thường được điều chỉnh và ở mức cao.

Một chi phí khác có thể phát sinh trong quá trình vay, mà ngay từ khi làm hồ sơ khách hàng cần tìm hiểu kỹ, đó là lãi phạt trả nợ trước hạn. Những hợp đồng vay của cá nhân thường có thời gian trên 12 tháng nhằm giảm gánh nợ trong những tháng đầu. Lãi phạt trả nợ trước hạn hiện nay dao động từ 0,25% - 0,75%, tùy số tiền vay, số tháng vay. Ngoài ra, một số NH còn tính phí giữ hộ tài sản (giấy tờ nhà đất của khách hàng) khoảng 40.000 - 60.000 đồng/tháng. Khoản tiền này thoạt nhìn tưởng nhỏ, nhưng nếu vay có thời gian 3 năm thì tính ra không phải ít.

Tìm hiểu các thủ tục vay ở nhiều NH khác nhau trước khi quyết định vay để hạn chế những thủ tục, chi phí phát sinh trong quá trình vay. Đó là điều khách hàng vay nên làm.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hà đông Theo thanhnien


[Read More...]


Ngân hàng đi về đâu khi cổ đông thoái vốn?



Từ việc đại hội cổ đông (ĐHCĐ) lần 1 bất thành, tình hình ở ngân hàng Đại Á cũng được tiết lộ thêm nhiều thông tin mới, trong đó có việc các cổ đông đang thoái vốn.

ĐHCĐ của DaiABank ngày 9/5 vừa qua đã không thể diễn ra do sự vắng mặt của một nhóm các cổ đông lớn. Chúng tôi đã đi sâu tìm hiểu vấn đề và biết được hiện các cổ đông cũ của nhà băng này, đặc biệt là các cổ đông lớn, đang rầm rộ thoái vốn.

Cổ đông lớn là ai?

DaiABank không phải là công ty niêm yết, nên các báo cáo về tình hình quản trị cũng như kết quả kinh doanh được cập nhật khá chậm so với các ngân hàng khác. Ngoài ra, những thông tin về DaiABank còn rất hiếm, vì vậy cho đến hiện tại, báo cáo quản trị mới nhất của ngân hàng mới dừng ở...cuối năm 2010.

Theo báo cáo này, cổ đông lớn nhất của DaiABank là Tổng công ty Tín Nghĩa và các công ty liên quan (gọi tắt là nhóm công ty Tín Nghĩa), tiếp đến là nhóm cổ đông ngân hàng ACB, công ty Xổ số Đồng Nai. Đại diện của 3 cổ đông lớn nhất này cũng nằm trọn trong cơ cấu Hội đồng quản trị (HĐQT) của DaiABank (gồm 2 đại diện của Tín Nghĩa, 2 đại diện của ACB và 1 đại diện của Xổ số Đồng Nai).

CƠ CẤU CỔ ĐÔNG CỦA DAIABANK TẠI THỜI ĐIỂM CUỐI NĂM 2010



Đến cuối năm ngoái, các tỷ lệ sở hữu nói trên đã ít nhiều thay đổi, tuy nhiên cổ đông lớn nhất vẫn là nhóm Tín Nghĩa, ACB và Xổ số Đồng Nai.

ACB, Tín Nghĩa đã và đang thoái vốn

Tại ĐHCĐ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) diễn ra vào cuối tháng 4 vừa qua, Tổng Giám đốc Đỗ Minh Toàn cho biết đã thoái vốn khỏi Đại Á. “Chúng tôi đã thoái vốn khỏi DaiABank, đang làm thủ tục chuyển nhượng sang tên”, ông Toàn đã thông báo trước cổ đông như vậy.

Trước khi thoái vốn, nhóm cổ đông liên quan đến ACB nắm giữ tỷ lệ khá cao, lên tới 19,5% vốn điều lệ DaiABank.

Trong khi đó, liên quan đến nhóm cổ đông lớn nhất của DaiABank là Công ty Tín Nghĩa – sở hữu 25% cổ phần (tăng so với tỷ lệ hồi cuối năm 2010) cũng đã công bố ý đồ thoái vốn khỏi DaiABank.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại minh khai hai bà trưng Điều đáng nói, người đại diện cho số cổ phần “khủng” nói trên lại chính Ông Quách Văn Đức - chủ tịch HĐQT DaiABank. Trong bối cảnh ngân hàng đang trong giai đoạn tái cơ cấu, nhất là đứng trước khả năng hợp nhất, sáp nhập với ngân hàng khác, cổ đông lớn đang nắm giữ vị trí chủ tịch HĐQT lại công bố chuyển nhượng không thể không khiến người ta phải đặt câu hỏi về thực trạng quản trị của nhà băng này cũng như trách nhiệm của ông chủ tịch.

Trao đổi với đại diện của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đồng Nai – cơ quan quản lý trực tiếp DaiABank, chúng tôi được biết thêm, công ty Tín Nghĩa đúng là đang thực hiện thoái vốn khỏi DaiABank. Tuy nhiên, đến thời điểm này công ty vẫn còn nắm giữ một lượng cổ phiếu nhất định. Trong trường hợp Tín Nghĩa bán hết cổ phần DaiABank, theo vị đại diện, ông Chủ tịch sẽ "không còn nhiệm vụ gì" tại ngân hàng.

Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng, việc các cổ đông lớn do chủ tịch HĐQT đại diện thoái vốn khỏi ngân hàng phải tuân theo các qui định của Ngân hàng Nhà nước.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hai bà trưng Dù vậy, khi cổ đông mà vị chủ tịch HĐQT đó đại diện thoái vốn khỏi ngân hàng thì vấn đề dư luận cũng cần được quan tâm. Sẽ có nhiều câu hỏi xung quanh đến tình hình quản trị cũng như tương lai của ngân hàng.

Còn theo ý kiến của một số lãnh đạo ngân hàng thương mại, rõ ràng một khi có ý định thoái vốn thì cổ đông đó cũng sẽ không còn nhiều trách nhiệm với hoạt động ngân hàng, thậm chí họ chỉ lo làm sao chuyển nhượng có lợi cho họ nhất. Điều này cũng nảy sinh vấn đề e ngại của nhà đầu tư và thị trường về tương lai của ngân hàng đó trong bối cảnh ngành tài chính nói chung còn nhiều khó khăn và vấn đề sáp nhập, hợp nhất của bản thân ngân hàng còn chưa ngã ngũ.
dịch vụ chữ ký số tại quận long biên Theo tapchitaichinh


[Read More...]


Hồ sơ hải quan được đơn giản hóa



Để đơn giản hoá thủ tục hành chính, dự thảo Luật Hải quan sửa đổi đã quy định về hồ sơ hải quan theo hướng giảm bớt giấy tờ không cần thiết cho cá nhân, tổ chức khi làm thủ tục hải quan, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện Cơ chế hải quan một cửa quốc gia.

Điều 19 và Điều 22 Luật Hải quan hiện hành quy định về hồ sơ hải quan, thời hạn công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá. Theo đó, 5 loại chứng từ bắt buộc phải có trong hồ sơ khai hải quan gồm: Tờ khai, hóa đơn thương mại, hợp đồng mua bán, giấy phép XK, NK (nếu có) và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trong thực tế cơ quan Hải quan chỉ cần đầy đủ các chứng từ trên trong một số trường hợp cần thiết. Ngoài ra Luật chưa quy định cụ thể thời hạn công chức hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan nên dễ dẫn đến tùy tiện gây khó khăn cho người khai hải quan.

Để giảm bớt giấy tờ phải nộp không cần thiết cho cá nhân, tổ chức khi làm thủ tục hải quan, tại Điều 24 dự thảo Luật đã đưa ra quy định chung thống nhất về hồ sơ hải quan theo hướng chỉ có tờ khai hải quan là chứng từ bắt buộc phải có, quy định trường hợp cụ thể theo yêu cầu của pháp luật có liên quan (Luật Thương mại, Luật Bảo vệ môi trường…). Khi đó hồ sơ hải quan đối với những trường hợp này phải có hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải hoặc hợp đồng mua bán hoặc giấy phép hoặc kết quả kiểm tra chuyên ngành.

Theo ban soạn thảo, dự thảo Luật Hải quan sửa đổi cơ bản giữ nguyên quy định về hồ sơ hải quan như Luật hiện hành, bỏ “hợp đồng mua bán hàng hóa” là chứng từ đương nhiên phải nộp trong mọi trường hợp; quy định cụ thể “Văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra đối với hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật” là chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, bổ sung quy định “Việc khai báo, kiểm tra hồ sơ hải quan theo cơ chế một cửa quốc gia do Chính phủ quy định” để tạo cơ sở pháp lý thực hiện Cơ chế hải quan một cửa quốc gia.

Tham khảo Công ước Kyoto sửa đổi cho thấy, theo các chuẩn mực 3.11 đến 3.19 Phụ lục tổng quát thì khi làm thủ tục hải quan người khai hải quan phải nộp Tờ khai hải quan và các chứng từ hỗ trợ tờ khai. Tại Chuẩn mực 3.12 Phụ lục tổng quát: Thông tin trên tờ khai được giới hạn ở mức vừa đủ cho cơ quan Hải quan tính và thu thuế, thu thập số liệu thống kê và áp dụng Luật Hải quan.

Chuẩn mực 3.16 Phụ lục tổng quát: Để xác minh tờ khai hàng hoá Hải quan chỉ yêu cầu những chứng từ nào cần thiết cho việc kiểm tra thương vụ và bảo đảm việc thi hành pháp luật hải quan. Chuẩn mực 3.18 Phụ lục Tổng quát: Cơ quan Hải quan phải cho phép nộp các chứng từ đi kèm bằng phương tiện điện tử.

Về thời hạn nộp hồ sơ hải quan, xác định thủ tục hải quan được thực hiện chủ yếu bằng phương thức điện tử, bắt đầu từ việc khai hải quan, tạo cơ sở pháp lý ứng dụng công nghệ thông tin ở mức cao trong quản lý hải quan, tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động XNK phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ hải quan quốc tế. Dự thảo quy định cụ thể thời hạn nộp hồ sơ hải quan để ngăn chăn gian lận thương mại.

Về nguyên tắc, hồ sơ hải quan phải nộp đúng quy định, riêng đối với các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan: Dự thảo Luật quy định phải nộp các chứng từ khác kèm tờ khai hải quan trong thời gian quy định (7 ngày). Theo đánh giá của ban soạn thảo thực hiện theo quy định này sẽ tạo thuận lợi cho DN, chỉ khi cơ quan Hải quan kiểm tra, yêu cầu DN mới phải nộp chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.

Quy định về hồ sơ hải quan tại luật hải quan 1 số nước

Luật Hải quan Hàn Quốc (Điều 245) quy định: Khi người khai tiến hành khai báo tờ khai XK, NK hoặc trả lại như quy định của Điều 241 hoặc 244, người khai đó sẽ phải nộp các chứng từ theo quy định của Nghị định Tổng thống ngoài các dữ liệu để tính thuế. Trong trường hợp khi người khai được miễn nộp chứng từ hoặc cho phép nộp sau khi khai báo NK được chấp nhận, nếu cán bộ hải quan nhận thấy cần thiết và yêu cầu người khai nộp sổ sách hoặc các chứng từ liên quan khác như đã quy định bởi Tổng cục trưởng Hải quan Hàn Quốc, người khai sẽ phải thực hiện như yêu cầu.

Luật Hải quan Malaysia (Mục 100) quy định: Khi được cán bộ hải quan chuyên trách yêu cầu, nhà NK hoặc nhà XK của bất cứ hàng hóa nào hoặc đại lý của mình sẽ nộp cho cán bộ hải quan đó tất cả hóa đơn, vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ hoặc chứng nhận phân tích và bất cứ giấy tờ nào khác để cán bộ hải quan đó kiểm tra tính chính xác của bất cứ việc khai báo nào được thực hiện bởi nhà NK hoặc XK đó với bất cứ cán bộ hải quan nào và cán bộ hải quan có thể giữ bất cứ hóa đơn, vận đơn, chứng nhận xuất xứ hay chứng nhận phân tích hoặc các giấy tờ khác

Hải quan Nhật Bản: Hồ sơ hải quan gồm: Tờ khai hải quan và các chứng từ: hóa đơn, các chứng từ cần thiết cho việc tính thuế (hợp đồng, vận đơn…) và giấy phép (nếu yêu cầu). Tại thời điểm gửi thông tin khai, người khai hải quan chỉ gửi tờ khai (trong một số trường hợp, khai thông tin hóa đơn trước khi khai hải quan), không phải gửi các chứng từ hỗ trợ. Khi có yêu cầu kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa, người khai hải quan phải xuất trình các chứng từ hỗ trợ để cơ quan Hải quan kiểm tra. Đối với các lô hàng miễn kiểm tra, sau khi thông quan 3 ngày người khai hải quan phải nộp các chứng từ. Hàng hóa NK qua đường hàng không dưới 10.000 yên (tương đương 120 USD) được miễn thuế, hàng XNK trị giá từ 200.000 yên trở xuống được khai tờ khai đơn giản.

Công ty tư vấn VFAM Việt Nam: Dự thảo Luật cần quy định cụ thể hơn trường hợp nào phải nộp thêm những chứng từ như: Hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, hợp đồng mua bán hàng hóa, giấy phép XNK hoặc văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành… Cần có quy định luôn trong luật, không nên chuyển cho Chính phủ và Bộ Tài chính quy định như trong dự thảo.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng Văn phòng Luật sư Đào và Cộng sự: Thực tế, khi tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan, cơ quan Hải quan thường xuyên yêu cầu người khai hải quan phải xuất trình được các chứng từ gốc và có dấu tươi, văn bản hoặc chỉ thị thư về việc giao nguyên liệu, sản phẩm. Tuy nhiên, với hệ thống thông tin phát triển như hiện nay, khi ký kết hợp đồng gia công, trước khi giao nguyên liệu, sản phẩm các bên thường chỉ thông báo cho phía bên kia về việc giao hàng và chỉ cần chờ bên kia hồi âm xác nhận qua email nên không thể có chứng từ gốc và dấu tươi. Do đó, cơ quan Hải quan chỉ cần quản lý chính xác nguyên liệu thực tế NK và sản phẩm thực tế NK của DN gia công là đủ. Nếu Hải quan xét thấy vẫn cần thiết phải nắm được thông tin này thì nên yêu cầu các DN có văn bản giải trình có ý kiến đóng dấu và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Các chứng từ do phía nước ngoài phát hành và chuyển qua đường email, Hải quan có thể yêu cầu DN ký tên, đóng dấu chịu trách nhiệm về nguồn gốc xác thực của chứng từ.

Hiệp hội DN Logistics Việt Nam: Dự thảo Luật cần kéo dài hiệu lực của tờ khai hải quan bằng với thời điểm được phép làm thủ tục trước khi hàng về là 30 ngày, đồng thời cho phép người khai hải quan được phép chậm nộp chứng từ gốc trong thời hạn 30 ngày. Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng cần làm rõ các chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan phải nộp trong 7 ngày trong khi hàng thuộc diện miễn kiểm tra hồ sơ hải quan.

dịch vụ chữ ký số tại hải phòng Hiệp hội chủ hàng: Cần quy định thời hạn nộp hồ sơ hải quan đối với hàng hóa XNK chậm nhất là 4 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh vì trên thực tế thời gian đóng máng rất gần thời gian chuyển hàng đi của phương tiện vận tải.

Công ty DHL-VNPT: quy định về hồ sơ hải quan cần tách riêng hàng hóa XK bằng đường biển và đường không vì thời hạn nộp hồ sơ đối với đường hàng không cần phải ngắn hơn.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hai bà trưng
T.Tr (ghi)
Theo baohaiquan
[Read More...]


Thảo luận Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi)



Ngày 18/6, Quốc hội thảo luận Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và thông qua Luật Khoa học và Công nghệ.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại đà nẵng Trong buổi thảo luận Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) chiều ngày 6/6, các đại biểu Quốc hội đã tập trung cho ý kiến về đánh giá một số vấn đề lớn, đó là việc ban hành quy phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến việc thực hiện vốn trái phiếu Chính phủ; việc thi hành Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó tập trung đánh giá những mặt được, những tồn tại hạn của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại hà nội Các đại biểu đã phân tích, đánh giá trách nhiệm của các cơ quan có liên quan đối với các sai phạm, hạn chế trong công tác quản lý sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và đưa ra các giải pháp xử lý, nhất là với các dự án đang triển khai một cách hiệu hiệu quả.

Sáng ngày 18/6, Quốc hội thảo luận Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi).

Buổi chiều, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi). Sau đó, các đại biểu sẽ thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hà đông Theo mof


[Read More...]


Tổ chức tín dụng đang nỗ lực giảm tỉ lệ nợ xấu



Các tổ chức tín dụng (TCTD) dường như đã tìm kiếm đủ cách và đang tự xoay xở để mở rộng tín dụng, qua đó giảm tỉ lệ nợ xấu, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đang bế tắc từ phía cung. Điều này đòi hỏi phải có sự vào cuộc của Chính phủ và các bộ, ngành trung ương, đặc biệt là cần có giải pháp khả thi để tháo gỡ theo trình tự từng nút thắt của nền kinh tế.

Trong những năm gần đây, các TCTD liên tục đưa ra nhiều chương trình tín dụng với lãi suất ưu đãi nhằm chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp, góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, biện pháp này chưa mang lại kết quả mong đợi, tăng trưởng tín dụng ì ạch, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn về đầu ra của sản phẩm.

Vấn đề đối với nền kinh tế lúc này là phải thúc đẩy nhu cầu chi tiêu, nên các TCTD đã tăng cường khai thác kênh cho vay tiêu dùng cá nhân với lãi suất thấp. Đây là loại hình tín dụng đa dạng với thủ tục đơn giản và nhanh gọn, được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới, người tiêu dùng có thể vay trực tiếp tại ngân hàng hoặc vay qua thẻ tín dụng. Một số ngân hàng cũng thực hiện chính sách khuyến mại nhằm thu hút khách hàng vay vốn, tùy theo đối tượng khách hàng, mục đích sử dụng vốn vay và giá trị khoản vay, chủ yếu là ưu đãi về lãi suất trong những tháng đầu tiên.

Bên cạnh tác động cân bằng nguồn vốn huy động và cho vay, việc triển khai loại hình cho vay tiêu dùng đang giúp các TCTD đạt được tốc độ tăng trưởng tín dụng như kế hoạch đề ra.

Loại hình dịch vụ ngân hàng bán lẻ này được hình thành và phát triển mạnh tại nhiều nước trên thế giới, chủ yếu là cho vay qua thẻ tín dụng (thẻ ghi nợ). Đặc điểm của loại hình cho vay này là, lãi suất thường cao hơn lãi suất cho vay thông thường, và khách hàng có thể vay thấu chi vượt quá thu nhập hàng tháng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu hàng ngày hay đáp ứng yêu cầu thanh toán đối với một loại hình dịch vụ nhất định.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên Cho vay tiêu dùng có tác dụng là trực tiếp thúc đẩy chi tiêu, giúp doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa và tính toán khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Về khía cạnh kinh tế học, sản xuất và tiêu dùng có mối quan hệ nhân quả: sản xuất thúc đẩy tiêu dùng, và tiêu dùng thúc đẩy sản xuất. Tuy nhiên, trái với tác động của sản xuất đối với tiêu dùng, tác động của tiêu dùng đối với sản xuất thường chỉ mang tính ngắn hạn và không bền vững, chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu chi tiêu trước mắt. Nếu không có nguồn thu, thì mức độ chi tiêu sẽ giảm dần. Để đảm bảo cho hoạt động cho vay tiêu dùng trở thành loại hình dịch vụ phổ biến và được khách hàng ưa chuộng, yếu tố quan trọng là phải tạo nguồn thu cho người vay.

Các ngân hàng cần tính toán và mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đây là nhóm doanh nghiệp năng động, hiệu quả cao và tạo nhiều công ăn việc làm cho xã hội. Trước mắt, cần hướng vào lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu hàng ngày và hàng xuất khẩu, chủ yếu là công nghiệp thực phẩm. Tuy nhiên, cũng phải rất thận trọng khi mở rộng cho vay, do làn sóng cho vay tiêu dùng lần này không thể tạo ra cú hích mạnh cho thị trường như thời điểm bùng nổ cho vay tiêu dùng xung quanh năm 2000 (giá nhà đất khi đó rất thấp), trong khi nhu cầu tiêu dùng trên thế giới cũng rất yếu ớt và rủi ro vẫn tiếp tục đe dọa.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hai bà trưng Mặc dù tín dụng tiêu dùng qua thẻ tín dụng thường là món vay nhỏ, rủi ro thấp, nhưng không loại trừ nguy cơ rủi ro, một bộ phận không nhỏ chủ thẻ vốn là lao động tại các doanh nghiệp có vấn đề, thậm chí có nguy cơ phá sản. Vì thế, mỗi TCTD cần thường xuyên giám sát và cập nhật thông tin khách hàng, đảm bảo kiểm soát được người vay nhằm ngăn ngừa rủi ro nợ xấu; chỉ nên mở rộng cho vay qua thẻ dựa trên năng lực trả nợ của người vay và nguồn tài chính của ngân hàng; xác định rõ giới hạn rủi ro và những rủi ro có thể chấp nhận được; cân bằng giữa lợi ích trước mắt với mục tiêu phát triển trong dài hạn. Đây là yêu cầu cần thiết trong điều kiện tính minh bạch về thông tin khách hàng cá nhân và doanh nghiệp còn hạn chế, môi trường pháp lý còn có kẽ hở và chưa có chế tài đủ mạnh để thu hồi nợ xấu.

Các TCTD dường như đã tìm kiếm đủ cách và đang tự xoay xở để mở rộng tín dụng, qua đó giảm tỉ lệ nợ xấu, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đang bế tắc từ phía cung. Điều này đòi hỏi phải có sự vào cuộc của Chính phủ và các bộ, ngành trung ương, đặc biệt là cần có giải pháp khả thi để tháo gỡ theo trình tự từng nút thắt của nền kinh tế.
dịch vụ chữ ký số tại thanh xuân Theo tapchitaichinh
[Read More...]


Nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước: Thử thách lớn, quyết tâm cao



Nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2013 của ngành Hải quan được Quốc hội giao là 237.500 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2012. Trung bình mỗi tháng số thu của Ngành là 19.792 tỷ đồng. Trong 5 tháng đầu năm, số thu của toàn Ngành mới đạt 29,8% dự toán, giảm 1,4% cùng kỳ năm 2012, nhiệm vụ còn lại trong những tháng cuối năm là rất nặng nề.

Trọng trách tăng thu

Những khó khăn đặt ra đối với nền kinh tế đất nước trong những tháng đầu năm 2013 cũng là những thách thức đối với việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách của ngành Hải quan. Số liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan 5 tháng đầu năm 2013 cho thấy, dự kiến tổng số thu NSNN của Ngành mới đạt khoảng 74.506 tỷ đồng, bằng 31,4% dự toán, giảm 1,4% so với cùng kỳ. So với chỉ tiêu được giao, bình quân mỗi tháng phải thu là 19.792 tỷ đồng thì bình quân trong 5 tháng đầu năm, mỗi tháng mới đạt khoảng gần 15.000 tỷ đồng. Con số này phản ánh một thực tế khó khăn đang bao trùm không chỉ cộng đồng doanh nghiệp (DN) Việt Nam mà cả với các thị trường xuất khẩu khác.

Theo số liệu từ Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, trong 5 tháng đầu năm, số DN giải thể của cả nước lên đến 23.226 DN, bằng gần một nửa số DN giải thể phá sản của các năm 2011 và 2012. Riêng trong tháng 5/2013, con số này là 3.590 DN. Trước đó, năm 2012 có 53.972 DN giải thể, ngừng hoạt động; năm 2011 là 54.198 DN. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) tháng 4 và 5/2013.

Đáng quan tâm là do DN khó khăn về tài chính và khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nên không ít DN đã lâm vào tình trạng chậm nộp, chây ỳ thuế, tìm nhiều cách để trốn thuế. Đây là một trong những thách thức lớn đối với toàn ngành Hải quan, bởi một nhiệm vụ được ngành Hải quan đặt ra trong năm 2013 là đẩy mạnh truy thu thuế nợ đọng, đồng thời hạn chế tình trạng nợ mới thuế và quyết liệt thực hiện các biện pháp khai thác nguồn thu có hiệu quả.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn tác động xấu đến kết quả thu NSNN thì chỉ riêng nỗ lực của ngành Hải quan là chưa đủ mà cần có sự góp sức của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương.

Quyết tâm cao…

Nhiệm vụ thu ngân sách trong chặng đường còn lại của năm 2013 được ngành Hải quan xác định là đầy chông gai, thử thách. Để cán đích đúng kế hoạch, ngành Hải quan đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp đồng bộ trong bối cảnh hiện nay nhưng vẫn phải đảm bảo nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 5 tháng đầu năm đạt 49.700 tỷ đồng, bằng 29,8% dự toán, giảm 1,4% cùng kỳ năm 2012, trên cơ sở tổng số thu về xuất nhập khẩu đạt 74.600 tỷ đồng, hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ 24.900 tỷ đồng.

Nguồn: Bộ Tài chính

Trong những tháng còn lại của năm, ngành Hải quan tiếp tục chỉ đạo mạnh mẽ các đơn vị thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương “Tuyên ngôn phục vụ khách hàng”. Giải quyết dứt điểm các vướng mắc thuộc thẩm quyền, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động XNK, không gây phiền hà sách nhiễu tiêu cực đối với DN; Tập trung vào 3 mục tiêu cốt lõi là: Triển khai mở rộng thủ tục hải quan điện tử theo quy định tại Nghị định 87/2012/ NĐ-CP; Mở rộng số lượng DN ưu tiên làm thủ tục hải quan; Tiếp tục hiện đại hoá thu ngân sách giữa các cơ quan Thuế - Kho bạc - Hải quan.

Bên cạnh đó, Ngành sẽ chú trọng nâng cao hiệu quả nghiệp vụ, chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống thất thu ngân sách. Với mục tiêu này, Ngành đã và đang nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro, phân tích, phân loại hàng hóa, góp phần chống gian lận qua giá, mã hàng hóa, C/O; Chỉ đạo các cục hải quan tăng cường giám sát XNK từ khâu trước, trong và sau thông quan đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng hóa ra, vào các khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu...; Giao chỉ tiêu thu qua công tác kiểm tra sau thông quan tăng 30% so với số thực thu 2012. Công tác chống buôn lậu qua biên giới cũng được tăng cường kiểm soát tại các địa bàn trọng điểm; điều tra, xử lý có hiệu quả các trường hợp buôn lậu, gian lận thương mại đối với những mặt hàng có thuế suất cao, giá trị kinh tế lớn, như xăng dầu, khoáng sản, gỗ...

dịch vụ chữ ký số tại tp.vinh nghệ an Cùng với các giải pháp trên, ngành Hải quan cũng tập trung cải cách hành chính, thực hiện thủ tục hải quan điện tử hiệu quả, từ đó giảm thời gian thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK. Ngành Hải quan cũng xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, lĩnh vực trọng yếu, địa bàn có nguồn thu lớn, phân công lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị có liên quan, khai thác nguồn thu có hiệu quả, chống thất thu thuế; Phân tích kim ngạch chịu thuế, mức thuế suất thuế XNK ảnh hưởng đến số thu đối với một số mặt hàng như: than, quặng Apatit, vàng, thuế hương liệu và hóa chất để sản xuất đồ uống, xăng dầu… để kiến nghị với Nhà nước điều chỉnh mức thuế suất phù hợp, tăng thu cho NSNN; Trình Bộ Tài chính có cơ chế xử lý hợp lý về giá xăng dầu trên cơ sở đó điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu xăng dầu vào thời điểm thích hợp...

Đặc biệt, việc ngành Hải quan tập trung tăng cường công tác chống buôn lậu, chống gian lận thương mại qua giá, mã, thuế suất, số lượng cũng là một trong những giải pháp hiệu quả để tăng thu NSNN; Tăng cường giám sát đối với hàng tạm nhập-tái xuất; chú trọng thu thập các nguồn thông tin về hàng hóa, người khai hải quan… để phát hiện kịp thời các trường hợp sai phạm về loại hình, tên hàng, số lượng, xuất xứ... Mặt khác, nâng cao hiệu quả công tác phân tích phân loại, bảo đảm sự thống nhất về kết quả phân tích phân loại, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các trường hợp khai sai tên hàng, mã số để gian lận thuế. Triển khai đề án quản lý nợ; hạn chế phát sinh nợ thuế mới quá hạn 90 ngày dưới 0,7%, tổng thu NSNN/năm…
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận long biên Theo tapchitaichinh


[Read More...]


Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối ở Việt Nam



Kinh doanh ngoại tệ ngày càng có vị thế quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh ngoại tệ chứa đựng nhiều rủi ro. Vì vậy, việc đo lường, tính toán để đưa ra những giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh của các ngân hàng là rất quan trọng.

Kinh doanh ngoại tệ: Cơ hội và thách thức

Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các NHTM Việt Nam đặc biệt là rủi ro tỷ giá xảy ra khi ngân hàng duy trì trạng thái mở hối đoái với loại ngoại tệ nào đó. Khi tỷ giá của ngoại tệ đó thay đổi bất lợi sẽ dẫn đến thiệt hại cho ngân hàng. Vì vậy, việc đo lường mức độ rủi ro đối với từng ngoại tệ riêng lẻ và đối với danh mục ngoại tệ là cơ sở để ngân hàng đưa những biện pháp phòng ngừa rủi ro, nhằm giảm bớt thiệt hại.

Số liệu về tỷ giá của các NHTM trong năm 2006 đã chỉ ra rằng, trong số các ngoại tệ chủ yếu mà các NHTM kinh doanh thì đồng USD là đồng tiền có mức độ rủi ro thấp, với hệ số 0,13%, tiếp theo sau là đồng HKD, với độ rủi ro là 0,14%. Đồng AUD là đồng tiền có mức độ rủi ro cao nhất 2,75%.

Tuy nhiên, số liệu cũng cho thấy các ngoại tệ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện thông qua hệ số tương quan của VND với các ngoại tệ. Đồng USD là đồng tiền có hệ số tương quan thấp nhất so với các đồng EUR, JPY, GBP, AUD, CAD… nhưng lại có hệ số tương quan tương đối cao so với đồng HKD, với hệ số 0,81%. Ngược lại, đồng JPY có hệ số tương quan cao với tất cả các đồng tiền, trừ đồng CAD, HKD.

Ngoài ra, sự biến động tỷ giá của đồng USD/GBP phản ánh mối quan hệ tương quan nghịch, tức là hệ số tương quan giữa USD, GBP và VND bằng -0,12. Tức là nếu đồng USD tăng giá thì đồng GBP sẽ giảm giá và ngược lại. Như vậy, thông qua số liệu phân tích hệ số tương quan có thể thấy để giảm bớt những rủi ro trong kinh doanh, ngân hàng cần duy trì trạng thái trường (mua) đối với USD và trạng thái đoản (bán) đối với JPY.

Trong năm 2007, sự biến động tỷ giá cho thấy các hệ số tương quan của đồng VND với các đồng tiền chủ yếu ở mức thấp. Đồng USD vẫn là đồng tiền có hệ số tương quan thấp nhất so với các đồng tiền còn lại, cùng với đồng HKD. Tuy nhiên, đồng USD có hệ số tương quan nghịch với đồng EUR, AUD và đồng SGD.

Điều này cho thấy những biến động tỷ giá giữa các đồng tiền này ngược chiều nhau. Đồng EUR có hệ số tương quan tương đối cao so với các đồng tiền khác, tiếp theo là đồng AUD. Xét về mức độ rủi ro, trong năm 2007, kinh doanh đồng SGD vẫn là đồng tiền có độ rủi ro thấp nhất, tiếp theo là đồng USD. Đồng AUD là đồng tiền có độ rủi ro cao nhất, theo sau là đồng Bạt Thái Lan (THB) với độ rủi ro lần lượt là 3,47% và 3,3%. Tuy nhiên, doanh số mua bán của các đồng tiền này chiếm tỷ trọng nhỏ. Vì vậy, các ngân hàng có thể giảm thiểu những rủi ro khi kinh doanh các đồng tiền này.

Năm 2008, do sự biến động của tỷ giá, hầu hết các đồng tiền biến động lớn, vì vậy, mức độ rủi ro khi kinh doanh ngoại tệ gia tăng. Bằng chứng là độ lệch tiêu chuẩn của đồng EUR tăng gần 324%, đồng JPY tăng hơn 114% lần và đồng USD cũng hơn 283%.

Nguyên nhân những biến động lớn của tỷ giá các đồng tiền là do mức độ tự do hóa các giao dịch vốn tương đối cao, do biến động của các luồng vốn đầu tư, đặc biệt là luồng vốn gián tiếp đã ảnh hưởng mạnh tới cung cầu ngoại tệ và tỷ giá. Trong năm 2008, luồng vốn đầu tư gián tiếp đã liên tục biến động, khiến cho cung cầu ngoại tệ mất cân đối. Luồng vốn này gia tăng đáng kể trong ba tháng đầu năm năm 2008, gây áp lực tăng giá VND.

Sau đó, khi tình hình kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, kinh tế trong nước đối mặt với lạm phát, nhập siêu tăng cao thì đồng VND có dấu hiệu giảm giá làm tăng cầu ngoại tệ. Những biến động khó lường của kinh tế và thị trường tài chính thế giới cũng như trong nước đã ảnh hưởng tiêu cực tới cân bằng cung cầu ngoại tệ trong nước và đã tác động lên tỷ giá.

Thời kỳ 2009 - 2010, mức độ rủi ro của các ngoại tệ giảm dần, trừ đồng HKD có mức độ rủi ro gia tăng trong năm 2010. Như vậy, khi xem xét mức độ rủi ro các ngoại tệ mà các NHTM kinh doanh cho thấy, đồng USD là đồng tiền có doanh số mua bán lớn nhất so với các đồng tiền khác lại có độ rủi ro thấp nhất trong các giao dịch của ngân hàng. Đồng EUR, JPY có độ rủi ro tương đối cao. Ngoài ra, các đồng GBP, AUD cũng duy trì hệ số rủi ro lớn.


Việc đánh giá rủi ro đối với từng ngoại tệ riêng lẻ tức là xem xét trạng thái mở đối với từng ngoại tệ thì rủi ro ngoại hối bị cường điệu hóa hơn nhiều. Bởi vì sự thay đổi tỷ giá giữa các ngoại tệ có mối quan hệ nghịch. Do đó, lợi nhuận từ việc duy trì trạng thái mở đối với đồng tiền này có thể bù đắp sự thua lỗ do duy trì trạng thái mở đối với đồng tiền kia. Vì vậy, đánh giá rủi ro kinh doanh ngoại tệ cần tính chung cho cả danh mục ngoại tệ.

Nghiên cứu sự biến động của 3 đồng ngoại tệ mạnh USD, EUR, JPY có thể thấy được những tác động của sự thay đổi tỷ giá cũng như những rủi ro khi kinh doanh 3 đồng ngoại tệ này của Vietcombank. Mức độ rủi ro khi kinh doanh 3 đồng ngoại tệ này ở mức cao, đạt 0,466% vào năm 2010. Nguyên nhân dẫn tới gia tăng rủi ro của các đồng tiền mạnh là do năm 2010, tỷ giá các đồng USD, JPY tăng giá. (Có những thời điểm như ngày 9/7/2010, tỷ giá JPY/VND đã tăng khoảng 8% so với thời điểm 31/12/2009). Các yếu tố trên đã tác động đến biến động tỷ giá của Vietcombank, gây ra những rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng này.

Giải pháp giảm thiểu rủi ro

Từ việc đánh giá mức độ rủi ro trên, để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, các NHTM cần xây dựng mô hình quản lý dữ liệu tập trung nhằm kiểm soát trực tuyến trạng thái ngoại hối của các chi nhánh, tập trung thống nhất luồng tiền, trạng thái các loại ngoại tệ kinh doanh, trạng thái tài khoản Nostro, dữ liệu khách hàng, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh, hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất có thể.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh
Thứ hai, các NHTM cần xây dựng mô hình kinh doanh ngoại tệ tập trung, các hoạt động kinh doanh ngoại tệ bán buôn chỉ thực hiện tại các chi nhánh lớn hàng đầu như các Sở giao dịch. Các chi nhánh khác chỉ thực hiện nghiệp vụ thu đổi ngoại tệ, kinh doanh bán lẻ tức là chỉ thực hiện mua bán ngoại tệ với số lượng hạn chế nhất định.

Thứ ba, việc xây dựng mô hình quản lý phân cấp rõ ràng giữa các bộ phận thực hiện giao dịch trực tiếp và bộ phận quản lý rủi ro. Xây dựng mô hình kinh doanh ngoại tệ gồm ba bộ phận là bộ phận trực tiếp thực hiện giao dịch (Front Office), bộ phận kiểm soát và quản lý rủi ro (Middle Office) và bộ phận xử lý giao dịch (Back Office). Sự độc lập giữa bộ phận thực hiện giao dịch và bộ phận quản lý rủi ro sẽ làm giảm bớt rủi ro do nguyên nhân chủ quan của cán bộ trực tiếp giao dịch ngoại hối.

dịch vụ chữ ký số tại quận long biên Thứ tư, các NHTM phải thường xuyên xây dựng các báo cáo đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của các đối tác chiến lược, khách hàng chủ đạo, các đối thủ cạnh tranh để làm căn cứ cho việc thực hiện các giao dịch kinh doanh ngoại hối tránh rủi ro trong thanh toán.

Thứ năm, xây dựng quy trình kinh doanh ngoại hối bài bản, cho phép quản lý rủi ro trong các giao dịch kinh doanh ngoại tệ.

Thứ sáu, các NHTM cần xây dựng hệ thống các hạn mức và các báo cáo phân tích ngoại hối như hạn mức giao trong ngày, hạn chức trạng thái qua đêm, hạn mức đối với các trạng thái ứng với các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần... 1 tháng, 2 tháng, hạn mức giao dịch của khách hàng, hạn mức điểm dừng lỗ… nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận long biên Theo tapchitaichinh
[Read More...]


Tín hiệu để tiến chắc hơn



Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội/GDP 6 tháng năm nay thấp hơn, trong khi tăng trưởng GDP tương đương cùng kỳ năm trước, nên đây là tín hiệu khả quan cho biết hiệu quả đầu tư có thể khá hơn. Đây cũng là điểm nổi bật cần phát huy khai thác để vừa tăng trưởng cao hơn, vừa có chất lượng và bền vững hơn.

LƯỢNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TOÀN XÃ HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 (Nghìn tỷ đồng)

Tăng trưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có vốn đầu tư, bởi đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp tác động đến tốc độ tăng trưởng và hiệu quả đầu tư tác động đến chất lượng tăng trưởng.
Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội /GDP đạt 29,6%, vừa thấp hơn cùng kỳ năm trước (khoảng 31%), vừa thấp hơn kế hoạch năm nay (30%). Có 3 điểm đáng lưu ý. Điểm lưu ý thứ nhất, tỷ lệ thấp này xuất phát từ tư duy tập trung cho mục tiêu ưu tiên là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, không chạy theo tốc độ tăng trưởng nóng. Điểm lưu ý thứ hai, tỷ lệ thấp như trên đã góp phần làm cho lạm phát thấp hơn cùng kỳ năm trước. Điểm đáng lưu ý thứ ba, tỷ lệ thấp đó cũng là một trong những yếu tố làm cho tăng trưởng GDP năm nay thấp hơn cùng kỳ năm trước, nhất là hai nhóm ngành kinh tế thực (nông, lâm nghiệp- thủy sản và công nghiệp- xây dựng).

So với cùng kỳ năm trước, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tính theo giá thực tế tăng 5,9%. Nếu loại trừ yếu tố giá thì vốn đầu tư 6 tháng năm nay còn bị giảm so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội có từ 3 nguồn: khu vực nhà nước, khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Nguồn vốn từ khu vực nhà nước tính theo giá thực tế tăng thấp (3,5%), do vậy, tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 6 tháng năm nay đã giảm xuống so với cùng kỳ năm trước (37% so với 37,9%).

Trong nguồn vốn này có vốn từ ngân sách nhà nước. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đạt còn thấp so với kế hoạch năm (44%) và giảm 1,9% so với cùng kỳ năm trước; nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì còn giảm sâu hơn. Nguyên nhân là do việc triển khai thực hiện vẫn chưa thoát khỏi tình trạng đầu năm thường chậm; do ngân sách còn gặp khó khăn; do nợ cũ đối với khối lượng đã hoàn thành còn lớn, do thực hiện chủ trương xã hội hóa... Trong đó, vốn trung ương quản lý còn đạt thấp hơn (41,4%) và giảm sâu hơn nữa (giảm 11,2%).

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại minh khai hai bà trưng Nguồn vốn ngoài nhà nước tính theo giá thực tế có tốc độ tăng cao nhất (9,9%), nhờ vậy tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đã tăng lên (từ 36,1% lên 37,5%, cao nhất trong 3 nguồn). Tuy tính theo giá thực tế thì tăng, nhưng nếu loại trừ yếu tố tăng giá, thì vẫn còn bị giảm. Nguyên nhân chủ yếu do khu vực này có tâm lý chờ đợi, hoặc do nợ xấu, tồn kho cao, nên khó tiếp cận vốn vay và chưa dám đầu tư.

Nguồn vốn FDI tăng 3,9% (tính theo mức chuyển vào). Nguồn FDI trong 6 tháng có 3 điểm nổi bật. Sau nhiều năm bị giảm liên tục, 6 tháng năm nay đã tăng lên cả về tổng vốn đăng ký (đạt gần 10,5 tỷ USD, tăng 15,9%) cả về vốn đăng ký mới (đạt trên 5,8 tỷ USD, tăng 3,7%), cả về lượng vốn tăng thêm của các dự án cũ (đạt gần 4,7 tỷ USD, tăng tới 35,8%). Cơ cấu vốn đăg ký đã tập trung cao cho công nghiệp chế biến (88,9%); ngoài ra có bất động sản (chiếm 4%) và các ngành còn lại (7,5%). Lượng vốn thực hiện tăng khá (đạt 5,7 tỷ USD, tăng 5,6%). Đây là xu hướng tích cực, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá. Điều này, cùng với lượng ngoại tệ từ các nguồn khác, có thể làm cơ sở cho dự báo đợt tăng nóng tỷ giá lần này, cũng giống như 2 lần tăng từ đầu năm đến nay, sẽ chỉ là tạm thời.

dịch vụ chữ ký số tại bắc ninh Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội/GDP 6 tháng năm nay thấp hơn, trong khi tăng trưởng GDP tương đương cùng kỳ năm trước, nên đây là tín hiệu khả quan cho biết hiệu quả đầu tư có thể khá hơn. Tuy nhiên đây cũng là điểm nổi bật cần phát huy khai thác để vừa tăng trưởng cao hơn, vừa có chất lượng và bền vững hơn.

Vấn đề đặt ra là cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện vốn đầu tư từ ngân sách kể cả nguồn vốn ODA, xử lý nhanh hơn nợ xấu, nhất là nợ xây dựng cơ bản và coi đây là vốn mồi để thu hút các nguồn vốn khác.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hà đông Theo chinhphu


[Read More...]


Điều kiện niêm yết cổ phiếu của công ty sau sáp nhập



Từ ngày 15-7 tới, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ thực hiện một số quy định mới về điều kiện niêm yết chứng khoán của công ty cổ phần hình thành sau quá trình hợp nhất, sáp nhập DN tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Nguyễn Sơn cho biết, đó là nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật đối với lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại minh khai hai bà trưng Cụ thể, theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 73/2013/TT-BTC ngày 29-5-2013 hướng dẫn chi tiết một số điều về niêm yết chứng khoán tại Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20-7-2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, kể từ ngày 15- 7, các trường hợp công ty nhận sáp nhập và bị sáp nhập phải đều là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán (Sở GDCK) TP.Hồ Chí Minh.

Trên cơ sở đó, công ty hình thành sau sáp nhập mới được thực hiện thay đổi niêm yết tại Sở GDCK TP.Hồ Chí Minh. Tương tự, công ty nhận sáp nhập là công ty niêm yết trên Sở GDCK Hà Nội, công ty bị sáp nhập là công ty niêm yết trên Sở GDCK mới được thực hiện thay đổi niêm yết tại Sở GDCK Hà Nội. Trong khi đó, so với quy định trước đây thì các DN đang niêm yết trên Sở GDCK nhận sáp nhập các DN chưa niêm yết trên Sở GDCK chỉ cần tiến hành thay đổi đăng ký niêm yết.

Ngoài ra, theo quy định của Bộ Tài chính, Công ty bị sáp nhập phải đáp ứng điều kiện có ít nhất 1 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời điểm công ty hình thành sau sáp nhập được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm liền trước năm sáp nhập tối thiểu là 5%; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 1 năm, không có lỗ lũy kế tính đến thời điểm sáp nhập; tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán báo cáo tài chính.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận long biên Trường hợp công ty bị sáp nhập không đáp ứng được điều kiện trên, thì phải có tỷ lệ ROE trên báo cáo tài chính hợp nhất năm được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính hợp nhất bán niên được kiểm toán (lập ngay sau thời điểm sáp nhập) của công ty hình thành sau sáp nhập tối thiểu là 5% hoặc có tỷ lệ ROE dương trên báo cáo tài chính hợp nhất năm được kiểm toán (lập ngay sau thời điểm sáp nhập) và lớn hơn tỷ lệ ROE trên báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán của công ty nhận sáp nhập.

Đồng thời, số cổ phiếu phát hành thêm (tương ứng với số vốn của công ty bị sáp nhập) chỉ được niêm yết bổ sung sau 1 năm kể từ thời điểm công ty hình thành sau sáp nhập được cấp giấy chứng nhận kinh doanh.

Bên cạnh đó, những trường hợp công ty nhận sáp nhập và bị sáp nhập đều không phải là công ty niêm yết, công ty hình thành sau sáp nhập phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như công ty mới đăng ký niêm yết cổ phiếu lần đầu.
dịch vụ chữ ký số tại thanh xuân Theo baohaiquan


[Read More...]


Hàng chuyển cửa khẩu được quản lý chặt chẽ hơn



Hàng hoá xuất khẩu chuyển cửa khẩu là hàng hoá xuất khẩu đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, được vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hóa ở nội địa đến cửa khẩu xuất. Hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu là hàng hoá nhập khẩu đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hóa ở nội địa.

Tại Khoản 3, Điều 18, Nghị định số 154/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định rõ những đối tượng và điều kiện hàng hóa được chuyển cửa khẩu. Tuy nhiên, trong thực tế thực hiện quy định này vẫn còn nhiều khó khăn đối với cả DN và cơ quan Hải quan. Giải quyết rốt ráo và minh bạch vấn đề này là mong mỏi của CBCC hải quan và DN trước thời điểm ban hành thông tư sửa đổi Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 6-12-2010 của Bộ Tài chính.

Cụ thể, với mặt hàng hạt nhựa là nguyên liệu sản xuất có mức thuế suất thuế nhập khẩu 0%, được DN mở tờ khai tại chi cục hải quan ngoài cửa khẩu. Theo Khoản 3, Điều 18 Nghị định 154 dẫn trên “Nguyên liệu, vật tư, linh kiện, phụ tùng sản xuất được đưa về địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hoá ở nội địa nơi có nhà máy, cơ sở sản xuất”. Như vậy, để được mở tờ khai ở chi cục hải quan thì các DN nhập khẩu mặt hàng hạt nhựa nguyên liệu phải đáp ứng điều kiện có nhà máy, cơ sở sản xuất.

Nhưng khi cơ quan Hải quan cửa khẩu kiểm tra đăng ký kinh doanh thì nhiều DN chỉ có chức năng bán buôn hạt nhựa, không có cơ sở sản xuất sử dụng nguyên liệu hạt nhựa này, cũng không xuất trình được quyết định công nhận địa điểm kiểm tra hàng hóa. Với trường hợp này DN phải hủy tờ khai và mở lại tờ khai tại chi cục hải quan cửa khẩu. Khi đó sẽ có ý kiến cho rằng đơn vị Hải quan cửa khẩu cố tình gây khó dễ, đòi hỏi thêm giấy tờ trong hồ sơ hải quan… Nhưng giả sử, nếu lô hàng đó thuộc diện miễn kiểm tra, sau khi thông quan bị cơ quan chức năng khác kiểm tra trong các container hàng trên không phải hạt nhựa mà chứa hàng hóa khác thì Hải quan cửa khẩu có tránh được trách nhiệm liên đới (?)

Trường hợp khác là các lô hàng sản phẩm hoàn chỉnh như gạch ốp lát, chuông cửa, gỗ ván sàn, điều hòa trung tâm, thiết bị nhà bếp… cung cấp cho các dự án đầu tư không thuộc diện được miễn thuế nhập khẩu do các nhà thầu phụ mở tờ khai nhập khẩu. Thông thường Hải quan ngoài cửa khẩu chỉ căn cứ vào hợp đồng ký giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ để mở tờ khai.

Các nhà thầu phụ thường là đơn vị chuyên cung cấp, lắp đặt các hạng mục hoàn thiện nội thất, cũng như các công ty XNK khác có chức năng bán buôn các sản phẩm nội thất cho các công trình; loại hình nhập khẩu là nhập kinh doanh, đầu tư- kinh doanh hoặc đầu tư nộp thuế. Thực tế hiện nay cơ quan Hải quan không có cơ sở theo dõi số lượng, hạn mức, cũng như không có căn cứ xác định số hàng hóa nhập khẩu bán ra thị trường hay cung cấp cho công trình nào, hoặc công trình nào đã hoàn thành, không còn nhu cầu nhập khẩu… vấn đề này tiềm ẩn nhiều hậu quả khó lường, nhất là xu hướng tỷ lệ miễn kiểm tra thực tế hàng hóa ngày càng gia tăng. Nên chăng là loại hợp đồng này cũng cần được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kèm danh mục hàng, hạn mức, số lượng để trừ lùi.

Để tăng cường công tác quản lý, vừa qua Tổng cục Hải quan đã có công văn số 3140/TCHQ-GSQL ngày 7-6-2013 để chỉ đạo, nội dung tăng cường trách nhiệm cho các đơn vị hải quan nơi mở tờ khai, đồng thời yêu cầu đơn vị hải quan cửa khẩu có sự phối hợp tốt hơn trong giải quyết hàng chuyển cửa khẩu. Tuy nhiên, hiện trạng làm thủ tục hải quan hiện nay là hệ thống thông quan điện tử không có cơ sở dữ liệu phân tích, cho kết quả lô hàng nào không thuộc đối tượng chuyển cửa khẩu để tự động từ chối không ra số tờ khai.

Trong khi nhận thức của nhiều DN chưa thấu đáo, thiết nghĩ các đơn vị Hải quan (cả cửa khẩu và ngoài cửa khẩu) cần giải thích rõ để DN hiểu quy định. Mặt khác các đơn vị Hải quan cửa khẩu cũng cần cương quyết không làm thủ tục cho các lô hàng chuyển khẩu chưa đúng đối tượng, kể cả khi DN đã kê khai nộp thuế cho lô hàng tại đơn vị Hải quan ngoài cửa khẩu.

Còn nhớ trong những năm 1990, trước sự bùng phát của nhu cầu tiêu dùng và thị trường hàng hóa, nên đã có qui định cho phép các DN thương mại được làm thủ tục cho tất cả các mặt hàng tại chi cục hải quan ngoài cửa khẩu. Rồi sau đó đã xảy ra vụ án Tân Trường Sanh (xảy ra giai đoạn 1994-1997). Do sự bất cẩn trong quản lý, tắc trách và cả thông đồng của một số công chức, đã có hàng hóa thẩm lậu vào nội địa, gây hậu quả lớn. Ngành Hải quan đã phải trả giá đắt về vấn đề này…

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên Để tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, đồng thời góp phần ngăn ngừa các hành vi lợi dụng sơ hở để nảy sinh hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, cả phía DN và cán bộ công chức hải quan kỳ vọng những nội dung cụ thể nêu trên được cụ thể hóa và phân định trách nhiệm minh bạch trong Thông tư sửa đổi Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 6-12- 2010 của Bộ Tài chính cũng như được giải đáp thỏa đáng ở các văn bản hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.

Khoản 3, Điều 18 Nghị định 154 quy định:

Hàng hoá nhập khẩu được chuyển cửa khẩu gồm:

a) Thiết bị, máy móc, vật tư nhập khẩu để xây dựng nhà máy, công trình được đưa về địa điểm kiểm tra hàng hoá ở nội địa là chân công trình hoặc kho của công trình;

b) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện, phụ tùng sản xuất được đưa về địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hoá ở nội địa nơi có nhà máy, cơ sở sản xuất;

c) Hàng hoá nhập khẩu của nhiều chủ hàng có chung một vận tải đơn được đưa về địa điểm kiểm tra hàng hoá ở nội địa;

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại thanh trì d) Hàng hoá tạm nhập để dự hội chợ, triển lãm được chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập về địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm; hàng hoá dự hội chợ, triển lãm tái xuất được chuyển cửa khẩu từ địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm ra cửa khẩu xuất;

đ) Hàng hoá nhập khẩu vào cửa hàng miễn thuế được chuyển cửa khẩu về cửa hàng miễn thuế;

e) Hàng hoá nhập khẩu đưa vào kho ngoại quan được phép chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan; hàng hoá gửi kho ngoại quan xuất khẩu được chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan ra cửa khẩu xuất;

g) Hàng hoá nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất trong khu chế xuất được chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập về khu chế xuất; hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất trong khu chế xuất được chuyển cửa khẩu từ khu chế xuất ra cửa khẩu xuất.
dịch vụ chữ ký số tại hải phòng Theo baohaiquan


[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page