Thanh lý, nhượng bán TSCĐ là gì? Cách hạch toán như thế nào?



TSCĐ không dùng đến hoặc sử dụng không có hiệu quả thường được đem nhượng bán hoặc thanh lý. Vậy khi có nhu cầu nhượng bán, thanh lý TSCĐ thì hạch toán như thế nào?

1. Khi cần thanh lý tài sản cố định đã hết khấu hao các bạn cần làm các thủ tục sau:

– Thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ.

– Biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ.

– Quyết định Thanh lý TSCĐ.

– Biên bản kiêm kê tài sản cố định

– Biên bản đánh giá lại TSCĐ

– Biên bản thanh lý TSCĐ

– Hợp đồng kinh tế bán TSCĐ được thanh lý.

– Hóa đơn bán TSCĐ

– Biên bản giao nhận TSCĐ

– Biên bản hủy tài sản cố định

– Thanh lý hợp đồng kinh tế bán TSCĐ.

2. Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ, hóa đơn và các chứng từ liên quan đến nhượng bán TSCĐ các bạn hạch toán nhượng bán TSCĐ như sau:

a. Nếu nhượng bán TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh:

- Phản ánh doanh thu:

+/ Nếu DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ các TK 111, 112, 131,. . .
     Có TK 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311)
     Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá bán chưa có thuế GTGT).

+/ Nếu DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ các TK 111, 112, 131,. . .
     Có TK 711 - Thu nhập khác (Tổng giá thanh toán).

- Ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (Giá trị đã hao mòn)
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại)
     Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

- Các chi phí phát sinh liên quan đến nhượng bán TSCĐ được phản ánh vào bên Nợ TK 811 “Chi phí khác”.

b. Nếu nhượng bán TSCĐ dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án:

- Ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:

Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã hao mòn)
        Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh
- Số tiền thu, chi liên quan đến nhượng bán TSCĐ hữu hình ghi vào các tài khoản liên quan theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

c. Nếu nhượng bán TSCĐ dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi:

- Ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:

Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4313) (Giá trị còn lại)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã hao mòn)
         Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

- Phản ánh doanh thu nhượng bán TSCĐ:

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hà đông Nợ các TK 111, 112,. . .
         Có TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4312)
         Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331) (Nếu có).

- Phản ánh số chi về nhượng bán TSCĐ:

Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4312)
         Có các TK 111, 112,. . .

dịch vụ chữ ký số tại quận hoàn kiếm Tổng hợp

[Read More...]


Hệ thống tài khoản kế toán là gì? Bảng hệ thống tài khoản kế toán theo TT 200/2014/TT-BTC



Tài khoản kế toán là phương tiện để phản ánh các Nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt. Một doanh nghiệp bình thường sử dụng rất nhiều tài khoản kế toán khác nhau, tạo nên một hệ thống tài khoản kế toán.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh Theo thông tư 200/2014/TT-BTC: DANH MỤC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP bao gồm:



Chú ý:
dịch vụ chữ ký số tại quận đống đa
- Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 200 này để vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.

- Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.

c) Doanh nghiệp có thể mở thêm các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có qui định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp quy định tại phụ lục 1 - Thông tư 200 nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận long biên Tổng hợp

[Read More...]


Ý thức - Mấu chốt để nâng cao chất lượng của báo cáo tài chính



“Để nâng cao chất lượng báo cáo tài chính (BCTC), mấu chốt là ở ý thức của doanh nghiệp. Chỉ khi doanh nghiệp mong muốn trình bày BCTC trung thực, minh bạch, không phục vụ mục đích riêng mà hướng tới sự phát triển bền vững, an toàn tài chính, bảo toàn vốn thì chất lượng BCTC mới được cải thiện căn bản”. Đó là ý kiến của ông Trịnh Đức Vinh - Phó Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Bộ Tài chính trong cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí Chứng khoán xung quanh chủ đề làm thế nào để nâng cao chất lượng BCTC.

Có ý kiến cho rằng, các bất cập và độ minh bạch trong BCTC của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn là “điểm trừ” trong bức tranh chung về thị trường tài chính thời gian gần đây. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Hiện nay, BCTC của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng trở nên trung thực và minh bạch hơn do các quy định của Nhà nước ngày càng rõ ràng và tiếp cận dần tới chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Đặc biệt BCTC của các doanh nghiệp sau khi đã được kiểm toán thì độ rủi ro đã được hạn chế một phần thông qua quá trình soát xét của các doanh nghiệp kiểm toán (DNKT).

Tuy nhiên, không thể nói là BCTC của các doanh nghiệp Việt Nam đã hoàn hảo và không có vấn đề gì, việc cố tình “bóp méo” BCTC đâu đó vẫn diễn biến phức tạp theo cả 2 xu hướng lãi giả - lỗ thật và lỗ giả - lãi thật, tùy thuộc vào mục đích của lãnh đạo doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hoặc các công ty niêm yết thông thường họ có xu hướng làm đẹp BCTC, nghĩa là họ muốn giấu lỗ. Sở dĩ có câu chuyện này là bởi việc làm đẹp BCTC tại các DNNN sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi và “ghế” của các vị lãnh đạo doanh nghiệp do có sự xếp loại A, B, C.

Khi doanh nghiệp bị lỗ 2 năm liên tục thì “ghế” các vị lãnh đạo DNNN sẽ lung lay, lương, thưởng của ban điều hành bị giảm. Còn đối với các công ty cổ phần, công ty đại chúng đặc biệt là các công ty niêm yết do chịu áp lực từ cổ đông, do muốn nâng đỡ giá cổ phiếu nên BCTC cũng phải “đẹp”.

Mặt khác, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp Việt Nam rất lớn và không ai muốn cho các doanh nghiệp có BCTC xấu vay cả. Các đối tượng này thường có xu hướng muốn giấu lỗ, sẵn sàng hy sinh lợi ích về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), tức là chấp nhận lỗ nhưng vẫn nộp thuế TNDN để đạt được các mục đích khác.

Tương tự, các doanh nghiệp có ý định niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán cũng vậy, do một trong những điều kiện để được niêm yết là phải có lãi 2 năm liên tục trước khi lên sàn nên các doanh nghiệp đó cũng muốn có một BCTC “đẹp”.

Một số những “chiêu” cơ bản của các doanh nghiệp để giấu lỗ là những khoản tổn thất thì họ lại ghi nhận vào mục chi phí trả trước để phân bổ dần, nghĩa là chi phí và những khoản tổn thất thật sự sẽ được “phanh lại” và treo trên Bảng cân đối kế toán thay vì ghi nhận như một khoản lỗ của Báo cáo kết quả kinh doanh, việc không trích lập đủ các khoản dự phòng, việc ghi nhận doanh thu khi chưa đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán…

Tất cả những ví dụ trên đều nhằm mục đích làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp dẫn đến BCTC bị bóp méo theo hướng lãi giả - lỗ thật.

Ngược lại, đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp gia đình, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì mục đích của họ lại khác.

Do các doanh nghiệp này được sở hữu bởi một hoặc một số cá nhân, họ không cần nâng đỡ giá cổ phiếu, không sợ bị “mất ghế” nên mục đích của các doanh nghiệp này là làm sao có thể giảm được thuế nhiều nhất, vậy nên họ lại có xu hướng muốn giấu lãi bằng cách giấu doanh thu.

Ví dụ, nhiều doanh nghiệp bán hàng nhưng cố tình không xuất hóa đơn hoặc khi bị khách hàng yêu cầu xuất hóa đơn thì họ tìm nhiều lý do để trì hoãn làm cho những khách hàng là cá nhân thường không đủ kiên nhẫn rồi bỏ qua việc yêu cầu lấy hóa đơn.

Việc này nếu thực hiện trót lọt sẽ làm giảm thu nhập chịu thuế dẫn đến BCTC bị bóp méo theo xu hướng lỗ giả - lãi thật. Mặc dù ai cũng biết, nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp được xác định dựa trên các báo cáo thuế chứ không dựa trên BCTC, tuy nhiên BCTC lại là một trong những căn cứ quan trọng để lập nên báo cáo thuế nên nếu cơ quan thuế không kiểm tra được sự trung thực của BCTC thì khả năng rất cao là báo cáo thuế cũng bị sai lệch đáng kể.

Theo ông, nguyên nhân của hiện tượng sai lệch BCTC là do đâu và các cơ quan quản lý nhà nước cũng như bản thân các doanh nghiệp cần phải làm gì để nâng cao hơn nữa chất lượng BCTC?

Lý do sai sót trên BCTC thì có nhiều, có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, có thể là do gian lận và cũng có thể do sai sót vô ý.

Như tôi đã nói ở trên, nguyên nhân chủ yếu làm cho BCTC giảm bớt sự trung thực và minh bạch là do ý muốn chủ quan của doanh nghiệp, cố tình gian lận để trình bày BCTC theo mục đích riêng của từng doanh nghiệp, tức là muốn giấu lãi hoặc giấu lỗ.

Mặt khác, nghề kế toán là nghề của những con số nên khó tránh khỏi việc sai sót khi tính toán số liệu và nếu hệ thống kiểm soát nội bộ không làm hết trách nhiệm thì khả năng sai sót số liệu do tính toán là rất cao.

Ngoài ra, do một số quy định về pháp luật còn chưa thật sự rõ ràng, thậm chí có trường hợp còn có sự mâu thuẫn giữa các văn bản quy phạm pháp luật nên gây khó khăn cho việc áp dụng hoặc có thể dẫn đến hiểu sai quy định của pháp luật.

Để nâng cao chất lượng BCTC, mấu chốt là ở ý thức của doanh nghiệp. Chỉ khi doanh nghiệp mong muốn trình bày BCTC trung thực, minh bạch, không phục vụ mục đích riêng mà hướng tới sự phát triển bền vững, an toàn tài chính, bảo toàn vốn thì chất lượng BCTC mới được cải thiện căn bản.

Điều này lý giải tại sao Chuẩn mực và thông lệ quốc tế luôn nhắc tới BCTC vì mục đích chung, phục vụ người đọc BCTC nói chung, phục vụ công chúng chứ không phải phục vụ mục đích của cá nhân doanh nghiệp. Nói cách khác, chỉ khi ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp được nâng cao thì BCTC mới đảm bảo độ tin cậy.

Vấn đề nguồn nhân lực cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong công tác kế toán, lập và trình bày BCTC. Nếu bộ máy kế toán không đủ mạnh về chuyên môn, việc hiểu và diễn giải sai chính sách là điều có thể nhìn thấy trước. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tăng cường công tác đào tạo nhân viên để có thể nâng cao năng lực, kịp thời cập nhật các quy định mới của pháp luật trong lĩnh vực tài chính.

Trước đây, các doanh nghiệp có tư duy lập BCTC là để phục vụ cho cơ quan thuế, nhưng nay các doanh nghiệp cần phải thay đổi tư duy nhận thức là BCTC phục vụ nhu cầu quản lý của chính các chủ sở hữu của doanh nghiệp đó.

Do có sự khác biệt giữa BCTC và báo cáo thuế nên nếu doanh nghiệp cố “nắn” BCTC theo báo cáo thuế thì trong một số trường hợp sẽ làm sai lệch số liệu kế toán do cơ sở ghi nhận kế toán và cơ sở tính thuế là khác nhau. Hãy coi cơ quan thuế là một đối tác, một người bạn, một chủ nợ của doanh nghiệp như bao chủ nợ khác.

Ngoài ra, chất lượng BCTC còn phụ thuộc vào các cơ quan nhà nước khi hoạch định chính sách. Đó là làm sao để chính sách càng ngày càng minh bạch để khi doanh nghiệp đọc một văn bản, họ không thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và diễn giải theo nhiều ý khác nhau.

Tóm lại, việc nâng cao chất lượng BCTC cũng giống như việc chống tham nhũng, phải làm sao cho doanh nghiệp “không thể, không dám và không muốn” làm sai lệch các BCTC. “Không thể” được nói ở góc độ chính sách minh bạch nên doanh nghiệp không thể tự ý bóp méo.

Doanh nghiệp “không dám” vì nếu bóp méo, xuyên tạc chính sách sẽ phải chịu những chế tài xử phạt nặng nề của pháp luật. “Không muốn” tức là nếu bóp méo BCTC thì danh tiếng của doanh nghiệp sẽ bị tổn hại vì khi đó sẽ làm mất uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Như ông đã nói, BCTC cũng đã được hạn chế một phần rủi ro thông qua quá trình soát xét của các DNKT. Vậy ông có thể nói rõ hơn yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của dịch vụ kiểm toán?

Có nhiều nguyên nhân làm hạn chế chất lượng dịch vụ kiểm toán và hầu hết là các nguyên nhân chủ quan.

Thứ nhất, do sự cạnh tranh gay gắt giữa các DNKT, phí kiểm toán thu được trong một số trường hợp không đủ bù đắp nổi chi phí cho cuộc kiểm toán. Để giảm bớt chi phí, các DNKT thường giảm bớt việc thu thập bằng chứng kiểm toán, không thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán, một số DNKT (tất nhiên không phải là quá phổ biến) thậm chí còn bán con dấu lấy tiền, tức là không hề thực hiện kiểm toán mà chỉ đóng dấu thu tiền.

Thứ hai, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều lập BCTC theo năm dương lịch, do đó mùa kiểm toán cũng phải chạy theo kỳ BCTC. Vào mùa, các DNKT thường quá tải, hầu hết các kiểm toán viên (KTV) đều phải làm việc đến khuya, lại phải phục vụ nhiều khách hàng làm cho sức khỏe KTV suy giảm, thời gian dành cho việc soát xét BCTC không nhiều, khó phát hiện ra những tình huống gian lận và sai sót trên BCTC.

Thứ ba, trình độ chuyên môn, năng lực của một số KTV chưa thật sự sắc sảo nên có thể bỏ sót một số tình huống mà bản thân các doanh nghiệp cố tình che giấu trên BCTC hoặc cũng có thể do một số quy định của pháp luật chưa thật sự rõ ràng, thậm chí có tình trạng mâu thuẫn giữa các văn bản quy phạm pháp luật làm cho mỗi người hiểu mỗi khác. Nếu KTV không sắc sảo về chuyên môn có thể dẫn chiếu, vận dụng quy định của pháp luật một cách không phù hợp với hoàn cảnh và tình huống.

Thực tế trong những năm gần đây, hoạt động của các DNKT đã có nhiều tiến bộ. Một số chỉ tiêu chính của ngành kiểm toán đạt được đến nay như: Về số lượng khách hàng đạt khoảng 40.000; có trên 30 DNKT được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận kiểm toán cho đơn vị lợi ích công chúng; Doanh thu toàn ngành đạt xấp xỉ 5.000 tỷ đồng; Nộp ngân sách nhà nước trên 700 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/12/2014, có 10.866 người làm việc trong các DNKT, trong đó có 9.543 nhân viên chuyên nghiệp và 1.323 nhân viên khác. Đến ngày 15/4/2015, tổng số người được cấp chứng chỉ KTV là 3.496 người.

Mặc dù không tăng về số lượng nhưng quy mô doanh nghiệp cũng như năng lực chuyên môn và chất lượng dịch vụ kiểm toán hiện đã được cải thiện đáng kể. Nhiều DNKT có số lượng KTV lớn, KTV dày dạn kinh nghiệm đã tạo lập được vị thế và danh tiếng trên thị trường, được nhiều khách hàng lớn lựa chọn.

Khách hàng, đơn vị được kiểm toán đã thực hiện nghiêm túc hơn các nghĩa vụ trong quá trình cung cấp tài liệu, giải trình, phối kết hợp với KTV và DNKT trong quá trình kiểm toán để góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán.

Thông qua các hoạt động dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính, kế toán, các DNKT đã góp phần phổ cập cơ chế chính sách kinh tế, tài chính, góp phần thực hiện công khai, minh bạch BCTC của các doanh nghiệp, ngăn ngừa lãng phí, tham nhũng, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý và điều hành kinh tế - tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Hoạt động kiểm toán độc lập (KTĐL) ngày càng khẳng định được vị trí trong nền kinh tế thị trường, được các doanh nghiệp, tổ chức và xã hội thừa nhận và đã góp phần quan trọng trong việc làm lành mạnh hóa môi trường đầu tư và nền tài chính quốc gia.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thái bình Tất nhiên, ngoài những mặt tích cực, cũng còn một số hạn chế như: Một số hợp đồng kiểm toán BCTC của doanh nghiệp, tổ chức bắt buộc phải kiểm toán BCTC chưa được giao kết theo đúng quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật KTĐL; Chương trình đào tạo tại một số DNKT chưa đầy đủ, phù hợp và chưa được cụ thể cho từng cấp độ nhân viên, dẫn đến tình trạng nhân viên chưa nắm rõ, việc thực hiện qua hồ sơ kiểm toán còn mang tính hình thức, chưa theo đúng quy chế công ty quy định; Báo cáo phát hành ý kiến kiểm toán chưa phù hợp hoặc chưa thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán khi đưa ra ý kiến kiểm toán và còn có các sai sót trên BCTC đính kèm báo cáo kiểm toán (BCKT).

dịch vụ chữ ký số tại quận hai bà trưng Mặt khác, một số DNKT chưa tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng hợp đồng dịch vụ, chưa thực hiện việc công khai báo cáo minh bạch theo đúng quy định tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư số 183/2013/TT-BTC ngày 04/12/2013 của Bộ Tài chính về KTĐL đối với đơn vị có lợi ích công chúng.

Một số DNKT chưa theo dõi một cách chặt chẽ về việc luân chuyển KTV ký BCKT đối với các khách hàng kiểm toán trên 03 năm; KTV vi phạm quy định về ký BCKT quá 03 năm liên tục cho một đơn vị được kiểm toán. Ngoài ra, có chi nhánh của DNKT không đăng ký kinh doanh dịch vụ kiểm toán và không đăng ký hành nghề kiểm toán với Bộ Tài chính nhưng vẫn ký hợp đồng kiểm toán với đơn vị được kiểm toán và có dấu hiệu các KTV có đăng ký hành nghề nhưng thực sự không hành nghề kiểm toán.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hà đông Theo Tạp chí Chứng khoán 6/2016

[Read More...]


Thẩm quyền bổ nhiệm kế toán trưởng trường học



Ông Nguyễn Sinh Viên (Hưng Yên) đang làm phụ trách kế toán trường học thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo của 1 huyện. Ông Viên hỏi, cấp nào có thẩm quyền bổ nhiệm ông làm kế toán trưởng của trường học?

Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hai bà trưng Điểm c, Khoản 1, Điều 12 Thông tư liên tịch số 163/2013/TTLT-BTC-BNV quy định về thủ tục, thời hạn bổ nhiệm, bổ nhiệm lại kế toán trưởng, bố trí phụ trách kế toán đối với tổ chức có sử dụng ngân sách Nhà nước: "Đơn vị kế toán cấp II, III lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm kế toán trưởng trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm Phó Thủ trưởng đơn vị bổ nhiệm".

dịch vụ chữ ký số tại quận long biên Trường hợp ông Viên hiện là kế toán của đơn vị kế toán trường học thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, theo Thông tư liên tịch số 163/2013/TTLT-BTC-BNV cấp nào bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng của trường thì cấp đó bổ nhiệm kế toán trưởng của trường.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa Theo Chinhphu
[Read More...]


Cách xác định nguyên giá tài sản cố định



Tài sản cố định là tư liệu sản xuất chuyên dùng trong sản xuất kinh doanh, có giá trị lớn và dùng được vào nhiều chu kì sản xuất. Theo quy định của nước ta hiện nay (thông tư 45/2013/TT-BTC) các tài sản có giá trị đơn vị từ 30 triệu đồng và thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên đủ điều kiện là TSCĐ. Điều 4 của thông tư cũng có hướng dẫn cách xác định nguyên giá của TSCĐ.

Cụ thể:

1. Cách xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình:

a) TSCĐ hữu hình mua sắm:

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.

+ Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có).

+ Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này, còn TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ hữu hình vào sử dụng.

+ Trường hợp sau khi mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, doanh nghiệp dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ để xây dựng mới thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này; nguyên giá của TSCĐ xây dựng mới được xác định là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành. Những tài sản dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ được xử lý hạch toán theo quy định hiện hành đối với thanh lý tài sản cố định.

b) TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi:

Nguyên giá TSCĐ mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có).

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đem trao đổi.

c) Tài sản cố định hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất:

Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.

Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ hữu hình cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan tính đến thời điểm đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, giá trị sản phẩm thu hồi được trong quá trình chạy thử, sản xuất thử, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá định mức quy định trong xây dựng hoặc sản xuất).

d) Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do đầu tư xây dựng:

Nguyên giá TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác. Trường hợp TSCĐ do đầu tư xây dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.

Đối với tài sản cố định là con súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm, vườn cây lâu năm thì nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho con súc vật, vườn cây đó từ lúc hình thành tính đến thời điểm đưa vào khai thác, sử dụng.

đ) Tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa:

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp.

e) Tài sản cố định hữu hình được cấp; được điều chuyển đến:

Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến bao gồm giá trị còn lại của TSCĐ trên số kế toán ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật, cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí thuê tổ chức định giá; chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử…

g) Tài sản cố định hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp:

TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất trí; hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận; hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.



2. Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình:

a) Tài sản cố định vô hình mua sắm:

Nguyên giá TSCĐ vô hình mua sắm là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng.

+ Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm theo hình thức trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua tài sản theo phương thức trả tiền ngay tại thời điểm mua (không bao gồm lãi trả chậm).

b) Tài sản cố định vô hình mua theo hình thức trao đổi:

Nguyên giá TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.

Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem trao đổi.

c) Tài sản cố định vô hình được cấp, được biếu, được tặng, được điều chuyển đến:

Nguyên giá TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng là giá trị hợp lý ban đầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến việc đưa tài sản vào sử dụng.

Nguyên giá TSCĐ được điều chuyển đến là nguyên giá ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp có tài sản điều chuyển. Doanh nghiệp tiếp nhận tài sản điều chuyển có trách nhiệm hạch toán nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của tài sản theo quy định.

d) Tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp:

Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp là các chi phí liên quan trực tiếp đến khâu xây dựng, sản xuất thử nghiệm phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính.

Riêng các chi phí phát sinh trong nội bộ để doanh nghiệp có nhãn hiệu hàng hoá, quyền phát hành, danh sách khách hàng, chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu và các khoản mục tương tự không đáp ứng được tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ vô hình được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

đ) TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất:

- TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất bao gồm:

+ Quyền sử dụng đất được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp (bao gồm quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất không thời hạn).

+ Quyền sử dụng đất thuê trước ngày có hiệu lực của Luật Đất đai năm 2003 mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm năm và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất được xác định là toàn bộ khoản tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng (+) các chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất); hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn.

- Quyền sử dụng đất không ghi nhận là TSCĐ vô hình gồm:

+ Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất.

+ Thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê (thời gian thuê đất sau ngày có hiệu lực thi hành của Luật đất đai năm 2003, không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì tiền thuê đất được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo số năm thuê đất.

+ Thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì tiền thuê đất được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ tương ứng số tiền thuê đất trả hàng năm.

- Đối với các loại tài sản là nhà, đất đai để bán, để kinh doanh của công ty kinh doanh bất động sản thì doanh nghiệp không được hạch toán là TSCĐ và không được trích khấu hao.

e) Nguyên giá của TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ: là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để có được quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

g) Nguyên giá TSCĐ là các chương trình phần mềm:

Nguyên giá TSCĐ của các chương trình phần mềm được xác định là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có các chương trình phần mềm trong trường hợp chương trình phần mềm là một bộ phận có thể tách rời với phần cứng có liên quan, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

3. Tài sản cố định thuê tài chính:

Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản cộng (+) với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính.


Chú ý: Nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau:

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên a) Đánh giá lại giá trị TSCĐ trong các trường hợp:

- Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê, chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần, chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn.

- Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hai bà trưng b) Đầu tư nâng cấp TSCĐ.

c) Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ mà các bộ phận này được quản lý theo tiêu chuẩn của 1 TSCĐ hữu hình.

Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, số khấu hao luỹ kế, thời gian sử dụng của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo quy định.

dịch vụ chữ ký số tại quận hà đông Tổng hợp

[Read More...]


Đào tạo kế toán gắn liền với doanh nghiệp và hội nhập



Trong hơn 400 trường đại học, cao đẳng hiện nay, trên ½ số trường đào tạo chuyên ngành kế toán, chưa kể đến các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Trường Đại học Điện lực (EPU) là một ví dụ điển hình cho xu hướng đào tạo kế toán với một lối đi riêng: Gắn kết đào tạo và thực hành thông qua hợp tác với các doanh nghiệp và sự hỗ trợ tích cực từ các tổ chức nghề nghiệp…

Đào tạo kế toán gắn liền với doanh nghiệp và hội nhập Lễ ký kết đào tạo giữa Khoa với Tập đoàn Censtaf
70% sinh viên tốt nghiệp có việc làm phù hợp chuyên ngành

TS Trương Huy Hoàng, Hiệu trưởng cho biết, chuyên ngành kế toán tại EPU được đưa vào giảng dạy từ năm học 2008 - 2009 đến nay với quy mô đào tạo ngày càng mở rộng, giữ ổn định. Theo phản hồi từ phía người học, 70% sinh viên tốt nghiệp hệ đại học chuyên ngành kế toán đã có việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Qua thống kê, số lượng sinh viên theo học ngành kế toán tại EPU qua các năm ngày một tăng với điểm chuẩn đầu vào tăng tương ứng cho thấy thương hiệu EPU đã được nhiều người biết đến.

Nội dung, chương trình đào tạo là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới việc thực hiện mục tiêu đào tạo và phải không ngừng đổi mới cho phù hợp với tình hình thực tế. Trong những năm qua, nội dung chương trình đào tạo của EPU nói chung, chuyên ngành kế toán nói riêng đã được đổi mới theo hướng thường xuyên cập nhật, đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, đảm bảo việc thích nghi với xu thế hội nhập quốc tế.

EPU đã thực hiện khá tốt mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về kế toán, sinh viên ra trường có việc làm đúng chuyên ngành, doanh nghiệp không phải đào tạo lại, chương trình học của bộ môn luôn được thiết kế chặt chẽ, kết hợp lý thuyết chuyên sâu với thực hành nghề nghiệp.

TS Nguyễn Tố Tâm, Phó trưởng Khoa Quản trị kinh doanh cho biết, một trong những bí quyết là sinh viên năm cuối trước khi chuẩn bị tốt nghiệp sẽ được tiếp cận môn “Thực hành môn học”. Với môn học này sinh viên sẽ được tiếp cận với công việc kế toán thực tế (tiếp cận chứng từ, lập chứng từ; ghi chép sổ sách theo các hình thức kế toán và phần mềm kế toán; lập báo cáo tài chính; phân tích báo cáo tài chính; thực hiện kê khai, quyết toán thuế...). Trước đó, sinh viên đã được hệ thống hoá kiến thức với yêu cầu về kỹ năng thực hành về hệ thống thông tin kế toán, tổ chức công tác kế toán, thực hành thuế của những kỳ học trước. Với thời gian 4 tuần thực hành môn học, sinh viên kế toán được trải nghiệm thực tế tại một doanh nghiệp có đào tạo thực tiễn, có kinh nghiệm tư vấn, tuyển dụng. Song song đó, sinh viên kế toán EPU còn thường xuyên được tham quan, kiến tập và thực tập thực tế tại các ngân hàng, doanh nghiệp, công ty tạo cơ hội tiếp cận thực tế hơn nữa cho sinh viên ngay từ năm học thứ 2, 3.

Một bí quyết quan trọng nữa, theo bà Tâm đó là phần lớn giảng viên tại khoa là giảng viên trẻ, tâm huyết với nghề nghiệp, không ngừng học tập trau dồi kiến thức. 100% các giảng viên đều có trình độ sau đại học đều tham gia viết giáo trình chuyên ngành để phục vụ cho công tác giảng dạy, tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn sinh viên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp, tham gia đề tài cấp trường, cấp bộ... Trình độ ngoại ngữ (Tiếng Anh) của giảng viên đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của nhà trường với chuẩn IELTS 5.5. Các giảng viên trẻ dưới sự hỗ trợ của Hiệp hội Kế toán viên công chứng Anh quốc ACCA, các trung tâm đào tạo của ACCA như Smarttrain, Vietsourcing, FTMS tham gia học tập nâng cao trình độ các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế, đáp ứng yêu cầu giảng dạy về tiếp cận kiến thức hội nhập, ngoại ngữ chuyên ngành.

Điểm mới trong đào tạo kế toán tại EPU

Có một thực tế không thể phủ nhận là sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán ở Việt Nam mới ra trường rất ít người có thể áp dụng những gì mình đã học được ở trường vào công việc được giao, quá trình xử lý công việc còn nhiều bỡ ngỡ, trình độ ngoại ngữ, giao tiếp kém. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do chất lượng đào tạo nhân lực trong ngành kế toán còn nhiều bất cập.

TS Trương Huy Hoàng cho biết, EPU đã buộc phải đổi mới căn bản chương trình, nội dung và phương thức đào tạo với 4 điểm quan trọng.

Thứ nhất, cập nhật nội dung đào tạo vừa đảm bảo kiến thức lý thuyết cơ bản vừa đảm bảo có tính thực tế. Kế toán là ngôn ngữ kinh doanh bằng con số, vì vậy con số kế toán phải là con số biết nói, con số phản ánh thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó, nội dung đào tạo phải cung cấp cho người học kỹ năng nhìn nhận, đánh giá, phân tích thông tin tài chính tổng hợp. Bên cạnh những kiến thức chuyên môn cần trang bị cho sinh viên kỹ năng mềm như: Kỹ năng giao tiếp; kỹ năng phát triển nghề nghiệp với định hướng nghề nghiệp rõ ràng như tham dự các kỳ thi và được cấp chứng chỉ hành nghề CPA, ACCA để khẳng định nghề nghiệp, có nhiều cơ hội để tham gia hoạt động kế toán các doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng Thứ hai, đổi mới phương pháp đào tạo. Hạn chế cách đào tạo truyền thống, nặng về lý thuyết xa rời thực tế, điều này sẽ làm cho sinh viên bỡ ngỡ khi ra trường tiếp cận vào công việc. EPU phát huy tư duy nghiên cứu, tính chủ động sáng tạo và độc lập của sinh viên, tăng cường các bài tập tình huống, trao đổi hai chiều giữa người dạy và người học.

Thứ ba, đào tạo đội ngũ giảng viên vừa có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, có kiến thức thực tế và trình độ ngoại ngữ tốt. EPU đã tăng cường tính chuyên nghiệp, hiểu biết kỹ năng thực tế của giảng viên, khuyến khích giảng viên tham gia thực hiện các công việc thực tế: Ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, tư vấn, soát xét công tác kế toán tại các doanh nghiệp với một số thời gian phù hợp. Việc chủ động đưa những buổi Seminar về những phát sinh trong thực tế công tác (thông qua các website) hoặc một chủ đề cụ thể của nghề kế toán sẽ đem lại những hiệu quả tích cực.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận ba đình Thứ tư, nâng cao năng lực nghiên cứu của giảng viên, sinh viên. Đề xuất này giúp việc gắn kết kết quả nghiên cứu khoa học không trở nên lãng phí, tăng năng lực nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu và trường đại học trong quản lý kinh tế.

Khoa Quản trị Kinh doanh đã thực hiện ký kết biên bản hợp tác, một số thoả thuận trong công tác đào tạo, hợp tác đào tạo với: Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam; Trung tâm Nghiên cứu Đào tạo cán bộ và Tư vấn Tài chính - Kế toán - Thuế; Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc; Công ty Smarttrain; Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc gia; Tập đoàn Nguồn lực Việt; Tập đoàn FTMS; Tập đoàn Keybanker; Công ty CP Misa.

dịch vụ chữ ký số tại quận hoàn kiếm Theo thanhtra

[Read More...]


Lễ ra mắt hiệp hội kế toán Quốc tế AIA



Ngày 20/10/2016 tại khách sạn Crowne Plaza, Hiệp hội Kế toán Quốc tế AIA đã tổ chức lễ ra mắt văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Đại diện các tổ chức chụp ảnh lưu niệm

Lễ ra mắt có sự tham dự của đại diện từ các tổ chức Quốc tế hoạt động tại Việt Nam như Đại sứ Giles Lever - Đại sứ quán Vương Quốc Anh, ngài Lord Puttnam - Đặc phái viên Thương mại và Văn hóa của thủ tướng Anh tại Việt Nam, ngài Richard R.C. Shih - trưởng đại diện Văn phòng văn hóa kinh tế văn hóa đài bắc tại Hà nội, Hội trưởng hội thương gia Đài Loan tại Hà Nội; đại diện các hiệp hội hành nghề kế toán kiểm toán như VACPA, các đối tác đào tạo của AIA Đại học Thành Đô, Đại học Thành Tây cùng đại diện các trường đại học và các bạn sinh viên trên địa bàn Hà nội...

Bà Sharon Gorman - Giám đốc phát triển toàn cầu AIA cho biết: "Chúng tôi rất hi vọng giới thiệu chứng chỉ nghề nghiệp kế toán quốc tế AIA đến những người làm trong lĩnh vực kế toán - tài chính - ngân hàng, cũng như các bạn sinh viên chuyên ngành này, đóng góp vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ kế toán viên, kiểm toán viên tại Việt Nam lên tầm quốc tế.

AIA là một tổ chức kế toán viên chuyên nghiệp trên toàn cầu, với lịch sử hơn 85 năm hoạt động. Chứng chỉ AIA được công nhận tại châu Âu (EU), châu Á, Mỹ và nhiều quốc gia và khu vực. Với mạng lưới phủ khắp 86 quốc gia trên thế giới, số lượng hội viên của AIA không ngừng tăng lên và hiện con số là hơn 150 nghìn người.

Bằng việc ra mắt văn phòng đại diện tại Việt Nam, AIA một lần nữa thể hiện cam kết mạnh mẽ của mình trong việc hỗ trợ và phát triển ngành kế toán kiểm toán tại Việt Nam trong việc hội nhập với thị trường quốc tế

Bà Joanna Liu - trưởng đại diện Hiệp hội kế toán AIA tại Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi muốn cung cấp nhiều sự lựa chọn hơn cho sinh viên, sinh viên có thể tham dự chương trình học AIA ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Sau khi tốt nghiệp các bạn không chỉ nhận được bằng tốt nghiệp đại học mà còn có cả chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế, điều này sẽ tạo thuận lợi rất nhiều khi ứng tuyển vào các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài, đồng thời tăng cơ hội thăng tiến nghề nghiệp.

Huân tước Lord Puttnam - Đặc phái viên Thương mại và Văn hóa của thủ tướng Anh tại Việt Nam chia sẻ “Ông đánh giá cao tính chuyên nghiệp, sự công chính trong hoạt động kế toán, vì vậy ngài tin tưởng rằng chương trình học mang tính quốc tế của AIA sẽ đạt được thành công tại thị trường Việt Nam.”

Ông Phạm Sỹ Danh - Chủ tịch Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam cho biết: "VACPA hoan nghênh và ủng hộ phương châm hoạt động của AIA. Tôi tin rằng, trong thời gian tới, Hiệp hội Kế toán quốc tế (AIA) tại Việt Nam, Công ty CSKM Global Institute Ltd sẽ phát huy được các kết quả đáng mong đợi, hoàn thành tốt mục tiêu đặt ra là đào tạo được thế hệ kế toán viên đạt đẳng cấp quốc tế thông qua cung cấp các chứng chỉ có chất lượng, phù hợp và cải tiến, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao ngành kế toán, kiểm toán cho doanh nghiệp, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam”.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức Hiệp hội kế toán quốc tế AIA với sự đồng hành của công ty CSKM GLOBAL INSTITUE - Đại diện AIA tại Việt Nam. Công ty CSKM đã có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển chương trình học AIA tại Đài Loan, đến Việt Nam AIA và CSKM Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều hoạt động giới thiệu chứng chỉ kế toán quốc tế AIA đến với các trường đại học trong nước. Chỉ trong thời gian ngắn, AIA đã tiến hành ký kết thỏa thuận miễn giảm môn học cho trường Đại học Thành Đô và Đại học Thành Tây. AIA hiện tại đang tiến hành đàm phán với các trường đại học khác và hy vọng sẽ ký kết công nhận chương trình học tương đương trong tương lai. Điều này sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho sinh viên, cũng như giảng viên khi theo học các chứng chỉ quốc tế, giảm chi phí và thời gian đào tạo mà vẫn đảm bảo chất lượng chương trình học. Hoạt động này thể hiện nỗ lực trong việc xúc tiến nhằm phổ biến chứng chỉ AIA đối với sinh viên, giảng viên cũng như nhân sự ngành tài chính, kế toán kiểm toán tại Việt Nam.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hai bà trưng Cũng nhân dịp này, đại diện Hiệp hội kế toán quốc tế AIA - Giám đốc phát triển AIA toàn cầu bà Sharon Gorman đã trao chứng nhận trung tâm đào tạo chương trình AIA cho trường đại học Thành Tây và đại học Thành Đô.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày một nhiều, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập TPP. Nguồn nhân sự kế toán kiểm toán chất lượng cao vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Sự ra đời của Hiệp hội kế toán quốc tế AIA tại Việt Nam rất kịp thời đúng lúc, chương trình học AIA theo tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội.
dịch vụ chữ ký số tại quận hà đông Theo dantri

[Read More...]


Nghị định số 153/2016/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động



Bên cạnh việc tuân thủ những quy định mới về mức lương tối thiểu vùng thì doanh nghiệp không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ... là những nội dung quan trọng tại Nghị định số 153/2016/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động vừa được Chính phủ ban hành.

Nghị định số 153/2016/NĐ-CP nêu rõ, khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức

Đồng thời, các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.

dịch vụ chữ ký số tại quận hoàn kiếm Căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 153/2016/NĐ-CP và các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng lao động với người lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế của doanh nghiệp, doanh nghiệp phối hợp với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động để thoả thuận, xác định mức điều chỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương, mức lương ghi trong hợp đồng lao động và mức lương trả cho người lao động cho phù hợp.

Ngoài ra, phải bảo đảm các quy định của pháp luật lao động và tương quan hợp lý tiền lương giữa lao động chưa qua đào tạo với lao động đã qua đào tạo và lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, giữa lao động mới tuyển dụng với lao động có thâm niên làm việc tại doanh nghiệp.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hà đông Theo tapchitaichinh

[Read More...]


Kế toán tại Việt Nam: Các nhân tố tác động đến quá trình vận dụng giá trị hợp lý



Vấn đề giá trị hợp lý mới xuất hiện gần đây nhưng đã được bàn đến như là hướng đi mới của định giá trong kế toán. Giá trị hợp lý là một cơ sở định giá có những ưu điểm khá rõ ràng với các cơ sở định giá khác, góp phần làm cho thông tin tài chính thích hợp hơn với nhu cầu sử dụng thông tin trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển.

Giá trị hợp lý trong lĩnh vực kế toán

Bắt đầu từ năm 2005, Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) chính thức triển khai Dự án xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) thay thế cho hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) hiện hành. Tháng 9/2010, IASB công bố dự thảo và đến đầu tháng 5/2011 phát hành IFRS 13 (Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 13) – Đo lường giá trị hợp lý có hiệu lực từ 01/01/2013.

Theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 13, “Giá trị hợp lý là giá mà có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc phải trả để thanh toán một khoản nợ phải trả trong giao dịch thông thường giữa các bên tham gia thị trường tại ngày đo lường”.

Trong khi đó, ở Việt Nam giá gốc được quy định là nguyên tắc cơ bản, vai trò và việc sử dụng giá trị hợp lý trong định giá còn mờ nhạt. Thực tế, giá trị hợp lý ở Việt Nam đã được đề cập đến từ hơn 10 năm nay và đầu tiên được định nghĩa trong Chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập: Là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.

Trong kế toán Việt Nam, giá trị hợp lý được sử dụng chủ yếu trong ghi nhận ban đầu: Tài sản cố định, doanh thu, thu nhập khác và báo cáo các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, xác định giá phí hợp nhất kinh doanh.

Về phương pháp xác định giá trị hợp lý ngoại trừ đoạn 24 của Chuẩn mực kế toán số 4 – Tài sản cố định vô hình: Giá trị hợp lý có thể là: Giá niêm yết tại thị trường hoạt động; Giá của nghiệp vụ mua bán tài sản cố định vô hình tương tự. Ngày 13/03/2006, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 17/2006/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 101/2005/NĐ-CP về thẩm định giá, trong đó có quy định khá cụ thể các phương pháp định giá, song việc áp dụng các phương pháp này như thế nào trong kế toán vẫn còn bỏ ngỏ.

Dù được thừa nhận và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, song tại Việt Nam khái niệm giá trị hợp lý còn khá mới mẻ và chưa được áp dụng rộng rãi. Thực tế các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, quy định, hướng dẫn về giá trị hợp lý hiện nay là chưa cụ thể, rõ ràng; chưa có phương pháp định giá cụ thể theo mô hình giá trị hợp lý theo IASB mà Chuẩn mực kế toán quy định.

Những người làm công tác kế toán chủ yếu thực hiện khi có văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và nhất là người làm kế toán trong doanh nghiệp (DN) Việt Nam chủ yếu với tâm lý là phục vụ cho cơ quan thuế. Ngoài ra, theo mô hình giá trị hợp lý của IASB thì chi phí để thu thập, xử lý thông tin tốn nhiều chi phí và lợi ích mang chưa tương xứng với chi phí bỏ ra.

Bên cạnh đó, hiện chưa xác định một cách cụ thể và thống nhất về việc sử dụng giá trị hợp lý là cơ sở định giá trong kế toán nên việc chứng minh giá trị hợp lý phải mất thời gian và chi phí cho việc phục vụ sự kiểm tra của các nhà quản lý nhà nước…

Phương pháp và mô hình nghiên cứu

Từ các yêu cầu áp dụng giá trị hợp lý, bài viết xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị hợp lý:

Tổng thể mẫu trong nghiên cứu là các DN cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán. Khung chọn mẫu là một bộ phận của tổng thể DN được chọn ra để quan sát trên thị trường chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Tổng số các DN cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán thỏa mãn điều kiện về dữ liệu là 186 DN được lựa chọn.

Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Xác định các nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến giá trị hợp lý và xây dựng mô hình nghiên cứu.

Bước 2: Thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu.

Bước 3: Đánh giá độ tin cậy các thang đo: Độ tin cậy của thang đo được đánh giá qua hệ số Cronbach Alpha, qua đó các biến sẽ bị loại nếu hệ số tương quan tổng biến nhỏ (< 0,3) và thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach Alpha đạt yêu cầu (> 0,6).

Bước 4: Phân tích nhân tố khám phá nhằm đảm bảo mô hình EFA đảm bảo khả năng tin cậy, đòi hỏi phải thực hiện các kiểm định.

Bước 5: Phân tích hồi quy đa biến để mô hình đảm bảo khả năng tin cậy và hiệu quả, đòi hỏi thực hiện các bước kiểm định.

Bước 6: Phân tích kết quả và giải pháp về việc áp dụng giá trị hợp lý trong DN Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu

Kiểm định chất lượng thang đo thông qua các chỉ tiêu như: Chính sách, môi trường kế toán; phương pháp định giá; môi trường kinh doanh; tâm lý người kế toán, nhà quản lý và đối tượng sử dụng; lợi ích kinh tế cho thấy trị số Cronbach Alpha > 0,6: Thang đo được đánh giá chất lượng tốt.

Qua kiểm định KMO và Bartlett ta thấy, KMO = 0,758 thỏa mãn điều kiện 0,5 < KMO < 1, phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế.

Qua kiểm định KMO và Bartlett, kiểm định Bartlett có Sig. < 0,01 các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện.

Kiểm định mức độ giải thích các biến quan sát đối với nhân tố: Cột Cumulative % cho biết trị số phương sai trích là 74,467%. Điều này có nghĩa là 74,467% thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát (thành phần của Factor).
Kết quả mô hình EFA cho biết các đặc trưng có hệ số tải nhân tố các biến và được đặt tên như sau:

- FAC1_1 là F1 bao gồm các biến: Phục vụ cho cơ quan thuế; Thiếu niềm tin về giá trị hợp lý; Chưa nhận thức đầy đủ về giá trị hợp lý; Không có sự đồng thuận giá trị hợp lý từ người làm kế toán, nhà quản lý đến đối tượng sử dụng.

- FAC2_1 là F2 bao gồm các biến: Cần có chính sách khuyến khích sử dụng giá trị hợp lý; Chuẩn mực kế toán để thuyết minh và sử dụng giá trị hợp lý chưa ban hành; Sử dụng năm kỹ thuật định giá theo tiêu chuẩn thẩm định giá; Sử dụng phương pháp khác.

- FAC3_1 là F3 bao gồm các biến: Chuẩn mực kế toán chưa có quy định rõ ràng; Chưa có Quyết định quy định giá trị hợp lý là cơ sở định giá trong kế toán; Chưa có Thông tư hướng dẫn cụ thể, rõ ràng; Tổ chức, hội nghề nghiệp chưa phát huy hết vai trò.

- FAC4_1 là F4 bao gồm các biến: Không có sự đồng bộ của nền kinh tế; Môi trường pháp lý của hoạt động định giá chưa đồng bộ; Thị trường hàng hóa chưa phát triển; Các yếu tố của thị trường hoạt động rất phức tạp và thường xuyên bất động.

- FAC5_1 là F5 bao gồm các biến: Mục đích sử dụng của các đối tượng kế toán; Mức độ thận trọng và lạc quan kế toán; Yêu cầu mục đích, sử dụng thông tin kế toán.

- FAC6_1 là F6 bao gồm các biến: Tốn nhiều chi phí để thu thập và xử lý thông tin; Lợi ích mang lại không tương xứng với chi phí.

- FAC7_1 là F7 bao gồm các biến: Chưa xác định cụ thể, thống nhất về việc sử dụng giá trị hợp lý; Các tổ chức định giá nặng về hành chính.

Phân tích hồi quy bội để nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị hợp lý, mô hình tương quan tổng thể có dạng:
Y = f(F1, F2, F3, F4, F5, F6,F7)

Trong đó:

Y: Biến phụ thuộc;

F1, F2 … F7: Biến độc lập.

Việc xem xét trong các yếu tố từ F1 đến F7, yếu tố nào thật sự tác động đến giá trị hợp lý một cách trực tiếp sẽ được thực hiện bằng phương trình hồi quy tuyến tính:

Y = bo + b1F1 + b2F2 + b3F3 + b4F4 + b5F5 + b6F6 + b7F7 + ei

Trong đó, các biến đưa vào phân tích hồi quy được xác định bằng cách tính điểm của các nhân tố (Factor score – nhân tố).

Nhân tố thứ i, được xác định:

Fi = Wi1X1 + Wi2X2 + … + WikXk

Trong đó:

Wik: Hệ số nhân tố được trình bày trong ma trận hệ số nhân tố;

Xi: Biến quan sát nhân tố thứ i.

Kiểm định hệ số hồi quy cho thấy, các biến F1; F2; F6; F7 có Sig.>0,05, vậy các biến tương quan không có ý nghĩa với giá trị hợp lý với độ tin cậy 95%. Biến F3, F4, F5 có Sig.<0,01, vậy các biến tương quan có ý nghĩa với giá trị hợp lý với độ tin cậy 99%.

Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình

Trong Bảng 2, R2 hiệu chỉnh là 0,141. Như vậy, 14,1% thay đổi về việc sử dụng giá trị hợp lý được giải thích bởi các biến độc lập của mô hình.

Với Sig. < 0,01 có thể kết luận mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế. Hay nói cách khác, có ít nhất 1 biến độc lập có liên hệ tuyến tính với biến phụ thuộc và mức độ tin cậy 99%.

Kiểm định phương sai phần dư không đổi cho thấy, các biến F1, F3, F6, F7 có mức ý nghĩa Sig. > 0,05. Còn các biến F2, F4, F5 có mức ý nghĩa Sig. < 0,05. Như vậy, kiểm định Spearman cho biết phương sai số dư không thay đổi nếu loại bỏ các biến F2, F4, F5. Qua các kiểm định của mô hình hồi quy, các biến có ý nghĩa thống kê: F1, F3, F6, F7.

Đối với hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa:

- Nhóm biến F1: có hệ số 0,040 quan hệ cùng chiều với giá trị hợp lý. Khi DN đánh giá các yếu tố Phục vụ cho cơ quan thuế; Thiếu niềm tin về giá trị hợp lý; Chưa nhận thức đầy đủ về giá trị hợp lý; Không có sự đồng thuận giá trị hợp lý từ người làm kế toán, nhà quản lý đến đối tượng sử dụng tăng thêm 1 điểm thì giá trị hợp lý tăng thêm 0,040 điểm (tương ứng hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là 0,040).

- Nhóm biến F3: có hệ số 0,121 quan hệ cùng chiều với giá trị hợp lý. Khi DN đánh giá các yếu tố Chuẩn mực kế toán chưa có quy định rõ ràng; Chưa có Quyết định quy định giá trị hợp lý là cơ sở định giá trong kế toán; Chưa có Thông tư hướng dẫn cụ thể, rõ ràng; Tổ chức, hội nghề nghiệp chưa phát huy hết vai trò tăng thêm 1 điểm thì giá trị hợp lý tăng thêm 0,121 điểm (tương ứng hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là 0,121).

- Nhóm biến F6: có hệ số 0,043 quan hệ cùng chiều với giá trị hợp lý. Khi DN đánh giá các yếu tố Tốn nhiều chi phí để thu thập và xử lý thông tin; Lợi ích mang lại không tương xứng với chi phí tăng thêm 1 điểm thì giá trị hợp lý tăng thêm 0,043 điểm (tương ứng hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là 0,043).

- Nhóm biến F7: có hệ số 0,015 quan hệ cùng chiều với giá trị hợp lý. Khi DN đánh giá các yếu tố Chưa xác định cụ thể, thống nhất về việc sử dụng giá trị hợp lý; Các tổ chức định giá nặng về hành chính tăng thêm 1 điểm thì giá trị hợp lý tăng thêm 0,015 điểm (tương ứng hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là 0,015).
Đối với hệ số hồi quy chuẩn hóa:

Hệ số này xác định vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập. Các hệ số hồi quy chưa được chuẩn hóa có thể chuyển đổi với dạng phần trăm như sau:
Biến F1 đóng góp 18,47%, biến F3 đóng góp 55,08%, biến F6 đóng góp 19,69%, biến F7 đóng góp 6,76%. Như vậy, thứ tự ảnh hưởng đến giá trị hợp lý: F3, F1, F6, F7.

ảnh 5 Thông qua các kiểm định có thể khẳng định, các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị hợp lý theo thứ tự tầm quan trọng là F3, F1, F6, F7.

Kết luận

Mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu gồm 5 nhân tố ảnh hưởng đến giá trị hợp lý, gồm: Chính sách; Môi trường kế toán; Phương pháp định giá; Môi trường kinh doanh; Tâm lý người kế toán, nhà quản lý và đối tượng sử dụng; Lợi ích kinh tế với 25 biến quan sát. Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố, kết quả các biến quan sát được đưa vào phân tích hồi quy thành 7 nhóm nhân tố.

Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã xác định giá trị hợp lý chịu ảnh hưởng bởi 7 nhóm nhân tố với các nhóm nhân tố này ảnh hưởng đến phương sai số dư không thay đổi nếu loại bỏ các biến: F2, F4 và F5. Thông qua các kiểm định, thảo luận kết quả hồi quy có thể khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị hợp lý theo thứ tự tầm quan trọng: F3

- Chuẩn mực kế toán chưa có quy định rõ ràng; Chưa có Quyết định quy định giá trị hợp lý là cơ sở định giá trong kế toán; Chưa có Thông tư hướng dẫn cụ thể, rõ ràng; Tổ chức, hội nghề nghiệp chưa phát huy hết vai trò, F1 - Phục vụ cho cơ quan thuế; Thiếu niềm tin về giá trị hợp lý; Chưa nhận thức đầy đủ về giá trị hợp lý; Không có sự đồng thuận giá trị hợp lý từ người làm kế toán, nhà quản lý đến đối tượng sử dụng, F6 - Tốn nhiều chi phí để thu thập và xử lý thông tin; Lợi ích mang lại không tương xứng với chi phí, F7 - Chưa xác định cụ thể, thống nhất về việc sử dụng giá trị hợp lý; Các tổ chức định giá nặng về hành chính.

Kiểm định giả thuyết của mô hình đã khẳng định, giá trị hợp lý chịu sự tác động của 5 nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng giá trị hợp lý như là một cơ sở định giá trong kế toán. Giá trị hợp lý được ghi nhận sử dụng trong các DN để ghi nhận các giá trị ban đầu, chưa sử dụng khi trình bày các khoản mục sau khi ghi nhận ban đầu và đánh giá sự suy giảm giá trị tài sản và nợ phải trả, chưa đạt được mục đích của giá trị hợp lý trình bày theo sự thay đổi của thị trường. Giá trị hợp lý được sử dụng như giá gốc và dùng thay thế giá gốc trong một số trường hợp cần thiết.
Những yêu cầu đặt ra

Kinh nghiệm quốc tế và nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, giá trị hợp lý cần được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, song việc sử dụng cần bảo đảm các nguyên tắc như:

Thứ nhất, sử dụng giá trị hợp lý phải phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo sự hội nhập và đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống kế toán, chuẩn mực của Việt Nam.

Thứ hai, sử dụng giá trị hợp lý phù hợp với đặc điểm của Việt Nam: Môi trường kinh doanh hiện có, thị trường hàng hóa đang từng bước hình thành phát triền, hệ thống pháp lý về kế toán, kiểm toán và thẩm định giá đang từng bước hoàn thiện phù hợp với thông lệ quốc tế.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định Tuy nhiên, việc sử dụng giá trị hợp lý cần tính toán phù hợp với đặc điểm kinh tế của từng thời kỳ và cần có một lộ trình thích hợp, có thể thực hiện theo hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm giá trị hợp lý:

Ban hành các hướng dẫn giải thích về giá trị hợp lý, giải thích các cấp độ, phương pháp xác định giá trị hợp lý tạo sự cân đối giữa các đặc tính chất lượng và các tiêu chuẩn định giá. Hoàn thiện các chuẩn mực ban hành nhằm loại bỏ mâu thuẫn, tạo sự nhất quán và hoàn thiện về định giá.

Điều chỉnh Luật Kế toán, chuẩn mực chung nhằm tạo bước quan trọng cho hành lang pháp lý của việc tiến tới ban hành chuẩn mực về đo lường giá trị hợp lý trong kế toán Việt nam. Tuyên truyền, phổ biến, đào tạo bằng các hội thảo nhằm nâng cao nhận thức cho người làm kế toán, nhà quản lý tạo sự đồng thuận và phát triển giá trị hợp lý từ người làm kế toán, nhà quản lý cho đến các đối tượng sự dụng các thông tin trên báo cáo tài chính.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hai bà trưng
Giai đoạn 2: Định hướng cho việc sử dụng giá trị hợp lý:

Ban hành chuẩn mực đo lường giá trị hợp lý dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 13 đã được ban hành và áp dụng từ ngày 01/01/2013. Bổ sung cập nhật các chuẩn mực kế toán đã ban hành cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, ban hành các chuẩn mực kế toán Việt nam còn thiếu được xây dựng phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm tạo điều kiện áp dụng giá trị hợp lý trong định giá. Hoàn thiện thị trường hàng hóa và tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển các thị trường hàng hóa mới nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin tham chiếu trong đo lường giá trị hợp lý.

Quá trình hội nhập quốc tế đòi hỏi việc sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế tiến tới như là một cơ sở định giá trong kế toán. Việc áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam đòi hỏi phải được thực hiện đồng bộ, cụ thể trong từng giai đoạn cụ thể và tương lai không xa, giá trị hợp lý sẽ trở thành cơ sở định giá chủ yếu trong kế toán, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của Việt Nam.
dịch vụ chữ ký số tại quận đống đa Theo Tạp chí Tài chính

[Read More...]


Hướng dẫn mới về cập nhật kiến thức cho kế toán viên



Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 292/2016/TT-BTC hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kế toán viên và người đăng ký dịch vụ hành nghề kế toán.

Theo quy định của thông tư 292, đối tượng cập nhật kiến thức hàng năm là kế toán viên hành nghề và người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán (DVKT).

Trường hợp người mới được cấp chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên thì được đăng ký để được hành nghề DVKT trong thời gian từ ngày được cấp chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên đến ngày 31/12 của năm sau năm được cấp chứng chỉ mà không bắt buộc phải cập nhật kiến thức.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh Thông tư hướng dẫn, kế toán viên phải tham gia cập nhật kiến thức tại các lớp học do hội nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán; cơ sở đào tạo; doanh nghiệp kinh doanh DVKT tổ chức.

Thời gian cụ thể như sau: Tối thiểu 40 giờ trong năm trước liền kề năm đăng ký hành nghề DVKT, trong đó có tối thiểu 20 giờ cập nhật kiến thức các quy định về kế toán, thuế của Việt Nam, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán.

Tối thiểu 80 giờ trong 2 năm trước liền kề năm đăng ký hành nghề DVKT đối với người không hành nghề DVKT trong thời gian từ 24 tháng liên tục trở lên tính đến thời điểm đăng ký.

dịch vụ chữ ký số tại quận hoàn kiếm Thời gian cập nhật kiến thức được cộng dồn,  tính từ ngày 16/8 của năm trước đến ngày 15/8 của năm sau.

Việc tính giờ cập nhật kiến thức năm 2016 của kế toán viên để được hành nghề năm 2017 được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 72/2007/TT-BTC.

Còn đối với việc tính giờ cập nhật kiến thức năm 2017 của kế toán viên để được hành nghề năm 2018 được tính từ ngày 16/8/2016 đến ngày 15/8/2017, trừ số giờ cập nhật kiến thức đã được tính cho năm 2016.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/1/2017.

Theo Thời báo Tài chính Việt Nam
[Read More...]


Giải đáp quy định về công tác lưu trữ chứng từ kế toán



Trong quá trình thực hiện công tác lưu trữ chứng từ kế toán theo Quyết định số 858/QĐ-KBNN ngày 15/10/2014 của Tổng Giám đốc KBNN ban hành Quy chế bảo quản, lưu trữ và tiêu hủy tài liệu kế toán của hệ thống KBNN trong điều kiện vận hành TABMIS, nhiều độc giả còn vướng mắc...

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa
Trong quá trình thực hiện công tác lưu trữ chứng từ kế toán theo Quyết định số 858/QĐ-KBNN ngày 15/10/2014 của Tổng Giám đốc KBNN ban hành Quy chế bảo quản, lưu trữ và tiêu hủy tài liệu kế toán của hệ thống KBNN trong điều kiện vận hành TABMIS (Quyết định 858) có vấn đề cần làm rõ, cụ thể: Tại Điều 6, Mục I, Chương II Quyết định 858 quy định tập chứng từ phải được đóng bằng bìa cứng, có độ bền để bảo vệ, trên bìa có ghi các thông tin, trong đó thông tin “Gồm có... chứng từ, từ số … đến số...” đang được hiểu chỉ đếm chứng từ kế toán do đơn vị lập (không bao gồm hồ sơ kèm theo) ghi vào có đúng không?

Trả lời: Theo quy định về trách nhiệm giao, nhận tài liệu tại Khoản 3, Điều 6, Mục I, Chương II Quyết định 858: “Kế toán viên có chứng từ phát sinh có trách nhiệm bàn giao cho người thực hiện bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán thuộc Phòng (bộ phận) Kế toán”.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận tây hồ
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 4 Luật Kế toán năm 2003: “Tài liệu kế toán là chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và tài liệu khác có liên quan đến kế toán”.

Như vậy, cần phải thực hiện đánh số trang tập chứng từ (Tập tài liệu kế toán) từ đầu đến cuối tập chứng từ và điền thông tin “Từ số… đến số…”, sau đó lấy số thứ tự cuối cùng ghi vào “Gồm có… chứng từ”.

dịch vụ chữ ký số tại quận long biên
Theo Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 174 (12/2016)

[Read More...]


Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Quốc tế Lao động 1/5



Cùng tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Quốc tế Lao động 1/5.

Ngày Quốc tế Lao động hay ngày 1 tháng 5 là ngày lễ kỷ niệm và ngày hành động của phong trào công nhân quốc tế và của người lao động.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa Năm 1886, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ: "...Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ". Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký. Giới chủ tư bản có thể biết trước quyết định của công nhân mà không thể kiếm cớ chối từ.

Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago. Khoảng 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mit-tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ "Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!" Cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày càng đông người tham gia.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hà đông Ý nghĩa của ngày Quốc tế Lao động 1/5

Ngày 1/5 được xem là ngày mừng thắng lợi đã đạt được, nêu quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ mới và biểu lộ tình đoàn kết với những người lao động các nước khác. Ngày 1/5 cũng là ngày biểu dương cho lực lượng lao động, đấu tranh cho hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội.

Ngày nay, Ngày Quốc tế Lao động 1/5 là ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta, ngày đoàn kết giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

dịch vụ chữ ký số tại hải phòng Theo Dân trí

[Read More...]


Một số điểm mới về chế độ hội nghị trong các cơ quan công đoàn



Kể từ ngày 01/7/2017, chế độ chi hội nghị trong các cơ quan công đoàn sẽ được chính thức áp dụng theo Hướng dẫn số 849/HD-TLĐ vừa được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành về sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Quyết định số 1911/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về tiêu chuẩn, định mức chế độ chi tiêu trong các cơ quan công đoàn.

Hướng dẫn số 849/HD-TLĐ ngày 05/6/2017 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nêu rõ, về quy định chung, các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của công đoàn thực hiện chế độ công tác phí khi đi công tác trong nước và chế độ chi hội nghị theo Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính.

Cụ thể, về chế độ chi hội nghị trong các cơ quan công đoàn, được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn như sau:

Thứ nhất, về chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu dự hội nghị, hội thảo, tập huấn:

Đối với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương:

+ Cuộc họp tổ chức tại địa điểm nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương có mức chi tối đa 200.000 đồng/ngày/người.

+ Cuộc họp tổ chức tại địa điểm nội thành, nội thị của thành phố trực thuộc tỉnh; tại các huyện, thị xã thuộc tỉnh có mức chi tối đa 150.000 đồng/ngày/người.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định
Đối với Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở:

+ Cuộc họp tổ chức tại địa điểm nội thành của thành phố trục thuộc Trung ương có mức chi tối đa 150.000 đồng/ngày/người.

+ Cuộc họp tổ chức tại địa điểm nội thành, nội thị của thành phố trực thuộc tỉnh; tại các huyện, thị xã thuộc tỉnh có mức chi tối đa 100.000 đồng/ngày/người.

Thứ hai, về chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu dự hội nghị Ban Chấp hành công đoàn các cấp:

Hội nghị Ban Chấp hành (Ban Thường vụ, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn) Tổng Liên đoàn, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương có mức chi tối đa 200.000 đồng/người/ngày. Trong khi đó, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có mức chi tối đa 150.000 đồng/người/ngày.

Thứ ba, về chi giải khát giữa giờ:
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại thanh trì
Theo Hướng dẫn số 849/HD-TLĐ ngày 05/6/2017 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, mức chi giải khát giữa giờ là 20.000 đồng/1 buổi (nửa ngày)/đại biểu.

Bên cạnh đó, Hướng dẫn số 849/HD-TLĐ ngày 05/6/2017 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng nêu rõ, các quy định khác không quy định trong Hướng dần này vẫn thực hiện theo Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị của Bộ Tài chính và Quy định số 1911/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 về tiêu chuẩn, định mức chế độ chi tiêu trong các cơ quan công đoàn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn. Những mức chi trên làm căn cứ để các cơ quan công đoàn xem xét khả năng nguồn kinh phí quyết định cụ thể cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng yêu cầu trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phản ánh về Tổng Liên đoàn (qua Ban Tài chính Tổng Liên đoàn) để nghiên cứu, giải quyết.

dịch vụ chữ ký số tại thanh xuân Theo tapchitaichinh

[Read More...]


2 startup Nhật "sống khỏe" nhờ... cách kinh doanh cũ



Các doanh nghiệp Nhật Bản được bắt nguồn kinh doanh từ truyền thống theo cách khác hẳn những quốc gia khác, chẳng hạn như việc khăng khăng sử dụng máy fax trong hoạt động giao dịch là ví dụ điển hình.

Tuy nhiên, việc giải quyết được một số khoảng trống giữa cách truyền thống và hiện đại trong kinh doanh đang mở ra những cánh cửa cơ hội cho các công ty khởi nghiệp địa phương.

Bài viết này xin giới thiệu hai trong số những công ty khởi nghiệp Nhật Bản thành công từ chính các cánh cửa cơ hội này dành cho họ tại đất nước mặt trời mọc.

Freee: hỗ trợ kế toán doanh nghiệp

Công ty Freee được thành lập nhằm mục đích giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ quan tâm tới vấn đề kế toán và tiền lương của họ bằng cách sử dụng phần mềm trực tuyến của Freee.

Giờ đây, công ty đang giải quyết nhiều vấn đề hơn cho các khách hàng nhờ ra mắt dịch vụ như thẻ Freee - một dịch vụ thẻ tín dụng trực tuyến dành cho những hãng còn quá nhỏ để thuyết phục các ngân hàng phát hành thẻ công ty cho họ.

Ông Daisuke Sasaki - CEO của Freee - cho biết: “Thực sự rất quan trọng để có được trải nghiệm thực tế trong những vấn đề bạn đang phát triển. Do đó, khi chúng tôi bắt đầu mở công ty của mình, chúng tôi đã không đủ điều kiện để có được một tấm thẻ đó”.

Ngoài ra, các dịch vụ khác bao gồm một công cụ dành cho những hãng đầu tư vốn mạo hiểm đánh giá khả năng tài chính của người tiếp nhận đầu tư bằng cách sử dụng nền tảng kế toán của Freee.

Và hơn hết thảy, Freee đang tập trung phát triển vào trí tuệ nhân tạo để cho phép ra quyết định kinh doanh đối với các khách hàng của họ. Điều này sẽ cho phép công ty hướng tới những khách hàng lớn hơn.

Và trong khi Freee đã chứng tỏ được hiệu quả của việc cung cấp một nền tảng trực tuyến về kế toán thương mại, việc quản lý và quyết định tự động vẫn đang ở giai đoạn đầu. Thành công phụ thuộc vào việc tập hợp và phổ biến số lượng và chất lượng đúng của dữ liệu.

Vì vậy, ông Sasaki cho biết, từ đội ngũ phát triển mạnh mẽ xấp xỉ 100 người, khoảng 1/5 được công ty xác định tập trung vào nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo. Hiện tại, Freee đang phục vụ hơn 800.000 doanh nghiệp nhỏ ở Nhật Bản và đã huy động vốn thành công với tổng trị giá 82,8 triệu USD từ các nhà đầu tư bao gồm SBI Holdings và Quỹ Mirai Creation của Toyota.

Raksul: Hỗ trợ xuyên biên giới

Việc giải quyết các vấn đề truyền thống có thể cũng giúp được những doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh vượt ra khỏi Nhật Bản, đưa đến cho họ cách tiếp cận và phát triển được ở những thị trường nước ngoài.

Do đó, Raksul đã tạo ra một doanh nghiệp in ấn trực tuyến nhằm cung cấp cho các công ty nhỏ hơn sự tiếp cận dễ dàng hơn cùng chi phí rẻ hơn đối với các tài liệu được in ấn, chẳng hạn như tờ rơi quảng cáo hay những phiếu giảm giá cho các nhà hàng nhỏ.

Nhà sáng lập kiêm CEO của Raksul - ông Yasukane Matsumoto - đã xác định nhu cầu này và đưa ra hướng giải quyết mà không cần công ty thực sự sở hữu bất cứ thiết bị in ấn nào. Nhờ vậy, giúp công ty giảm thiểu được tối đa chi phí.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh Ông Matsumoto chia sẻ: "Tôi bắt đầu ra mắt công ty vào năm 2009 và khi đó không có bất cứ khoản đầu tư nào hậu thuẫn". Tuy nhiên, nhờ kết nối những người cần các tài liệu được in với những doanh nghiệp tổ chức in ấn có trả phí, công ty hiện đang có số vốn đạt hơn 75 triệu USD.

Năm 2015, Raksul cũng cho ra mắt dịch vụ logistics có tên Hacobell, là hoạt động kết nối phù hợp các công việc chuyển hàng với những công ty chuyển phát. Ông Matsumoto cho biết, công việc này hoàn toàn không phải là một bước nhảy vọt so với việc kết nối những công việc in ấn với các nhà in, cho nên nó đã tạo được ý nghĩa, ít nhất là đối với ông. “Khi tôi trình bày ý tưởng này, mọi người đã rất nghi ngờ. Nhưng giờ đây thực sự nó đã thành công”, ông Matsumoto nói.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hai bà trưng Sau đó, ông Matsumoto đã chuyển hướng tập trung vào việc mở rộng hoạt động ở thị trường nước ngoài, nhắm tới những quốc gia như Indonesia - nơi Raksul đã có mặt từ 2 năm trước thông qua một khoản đầu tư vào công ty khởi nghiệp về in ấn địa phương có tên Prinzio.

Tương tự, ông Matsumoto cũng muốn đưa công ty tới những quốc gia như Việt Nam thông qua các đối tác địa phương. Ông không ngại việc đưa Raksul sang Việt Nam bị chậm bởi vì ông cảm thấy nơi đây sẽ trở thành thị trường “hot” tiếp theo trong vòng 5 - 10 năm tới. Cho nên, “chúng tôi muốn gieo trồng những hạt giống, bắt đầu ở quy mô nhỏ và sau đó làm cho chúng tồn tại bền vững”, ông bộc bạch.

dịch vụ chữ ký số tại quận hà đông Theo Dân trí

[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page