Hai anh em ông Đỗ Minh Phú và Đỗ Anh Tú tham gia điều hành tại TienPhong Bank từ tháng 4.2012. Ông Phú, Chủ tịch TienPhong Bank, là ông chủ kinh doanh vàng với thương hiệu DOJI. Nhưng ông Tú, Phó Chủ tịch TienPhong Bank, lại có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tiêu dùng qua thương vụ bán 95% cổ phần Diana cho Unicharm (Nhật). Trên cơ sở đó, nghi vấn của nhà đầu tư về khả năng ông Tú tiếp tục đầu tư vào những doanh nghiệp trong lĩnh vực mình “quen tay” cũng là điều dễ hiểu.
Nhưng có một nghịch lý là tỉ lệ sở hữu ở EVE chỉ xấp xỉ 11%, trong khi ông Tú được biết đến với triết lý “không mua hoặc mua hết, không bán hoặc bán hết” để nắm thế chủ động, điển hình là thương vụ Diana. Vì vậy, tỉ lệ sở hữu này giống như là một trò may rủi khi bỏ tiền ra mà không kiểm soát được cái mình đang sở hữu.
Về vấn đề này, ông Tú chỉ nói: “Đây là khoản xử lý tài sản đặc biệt của TienPhong Bank”.
SIẾT NỢ?
TienPhong Bank trước thời anh em nhà họ Đỗ đã nằm trong diện tái cơ cấu bắt buộc nên cũng có các khoản nợ xấu cần xử lý. Theo Trưởng phòng Phân tích một quỹ đầu tư tại TP.HCM (không muốn nêu tên), cổ đông lớn đi vay tiền ở ngân hàng mình và thế chấp bằng cổ phiếu là chuyện thường thấy trong thời gian qua. Do đó, “khoản 11% cổ phần EVE này rất có thể là thanh lý khoản nợ không trả được mà cổ đông lớn đã vay ở TienPhong Bank”, vị này đánh giá.
Trên thực tế, các trường hợp như thế đã xảy ra trong vài năm gần đây. Điển hình là vụ Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) nắm giữ 50% cổ phần Công ty Thủy sản Bình An (Bianfishco) và vụ Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank) mua dự án Điện Biên của Công ty Thái Hòa (THV).
Bà Diệu Hiền, Tổng Giám đốc Bianfishco, đem 25 triệu cổ phần (tương ứng khoảng 50% cổ phần Công ty) bán cho một công ty do Habubank ủy thác. Đến lúc vỡ nợ, số cổ phiếu này đã thuộc về Ngân hàng. Lúc này, Habubank phải sáp nhập vào SHB nên số tài sản trên thuộc về SHB. Ngân hàng này cũng đứng ra bảo lãnh trả nợ cho Bianfishco.
Tương tự, Thái Hòa nợ Maritime Bank hơn 100 tỉ đồng. Để cơ cấu nợ tại đây, Thái Hòa đã bán 99% dự án Điện Biên cho ngân hàng này với giá 40 tỉ đồng. Sau đó Công ty bán tiếp 51% dự án cà phê tại Lào cho Maritime Bank trên tổng tài sản đánh giá là 200 tỉ đồng. Sau khi bán xong, Thái Hòa đã giải quyết được nợ với Maritimebank.
Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, vài năm gần đây, nhiều ngân hàng lớn đã mua lại các tài sản của doanh nghiệp với giá chỉ bằng 50% giá trị thực tế. Thông qua những công ty liên quan, họ cũng mua lại các tài sản thế chấp với giá rẻ để doanh nghiệp có tiền trả nợ, đồng thời giúp giảm nợ xấu ngân hàng. Đa số trường hợp này đều không được công bố, trừ việc thanh lý tài sản của những doanh nghiệp đã không còn cách trả nợ hoặc các tài sản thế chấp có giá trị không quá lớn.
Ông Trương Hữu Hiệp, Phó Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cho rằng ngân hàng và doanh nghiệp là một, phải luôn hỗ trợ lẫn nhau hết mức có thể. Trừ trường hợp bất khả kháng, cả hai mới kéo nhau ra tòa. Còn những khoản nợ nhỏ thì tự thương lượng với nhau, tránh mất uy tín và phiền phức thủ tục cho cả hai phía. “Cách giải quyết của hai trường hợp trên có thể nói là hiệu quả nhất hiện nay”, ông đánh giá.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại quảng ninh
BÀI TOÁN CỦA NGÂN HÀNG
Doanh nghiệp có tiền trả nợ, ngân hàng cũng xử lý được một khoản nợ xấu. Đó là một giải pháp vẹn cả đôi đường. Nhưng nhìn về dài hạn, ngân hàng phải đau đầu giải một bài toán rủi ro khác.
Theo ông Nguyễn Nam Sơn, Giám đốc Quỹ Đầu tư Vietnam Capital Partners (VCP), báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng sẽ giảm hoặc không còn nợ xấu nhưng các loại tài sản ở mục “tài sản khác” lại tăng lên. Hệ quả là mục “khoản phải thu khác” cũng tăng theo. Đến lúc này, áp lực xử lý khối tài sản kia được đặt ra.
Có 2 cách ngân hàng có thể áp dụng ngay. Nếu tài sản là bất động sản, ngân hàng có thể trưng dụng làm trụ sở. Nhưng nhìn chung, ngân hàng không có nhiều nhu cầu đối với loại này. Trong khi đó, số tài sản thế chấp không phải là ít và có nhiều loại.
Cách thứ hai là nhanh chóng bán lại số tài sản thế chấp. “Nhưng doanh nghiệp không bán được thì ngân hàng có bán được không?”, ông Sơn đặt vấn đề. Bởi lẽ, nếu bán được thì doanh nghiệp đã bán với giá tốt để có tiền trả nợ chứ không cần bán cho ngân hàng. “Các khoản nợ xấu chỉ là chuyền tay này qua tay kia”, ông nhận xét.
Áp lực phải bán lại số tài sản thế chấp này còn nằm ở quy định ngân hàng không được sở hữu quá 11% ở mỗi doanh nghiệp mà ngân hàng đầu tư. Nếu vì xử lý nợ xấu mà tỉ lệ sở hữu tăng lên thì vẫn được, nhưng ngân hàng bắt buộc phải có lộ trình giảm vốn. Sau khi gián tiếp sở hữu 50% cổ phần ở Bianfishco, SHB đã lên kế hoạch tái cấu trúc và niêm yết cổ phiếu Bianfishco cũng vì mục đích đó.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận ba đình Nhưng nếu ngân hàng chịu bán giá thấp và chấp nhận lỗ một phần thì cơ hội thu hồi vốn và giảm nợ vẫn còn. Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chính sách công, Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, việc này sẽ tạo ra thị trường mua bán tài sản giá rẻ, mang đến cơ hội cho cả ngân hàng lẫn giới đầu tư.
Đối với những khoản thế chấp tốt như ở Tienphong Bank, ngân hàng không phải quá lo lắng. Với gần 11% cổ phần EVE, Tienphong Bank có thể bán được giá tốt nhờ triển vọng dài hạn của công ty này. Everpia là một công ty hàng đầu trong ngành chăn ga gối đệm trung và cao cấp. Mặc dù kinh tế khó khăn, nhưng Công ty vẫn đạt tăng trưởng doanh thu hằng năm trên 35% trong giai đoạn 2009-2011 và hệ số lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) trên 21%/năm.
“Số cổ phần ở EVE có thể là để thanh lý khoản nợ không trả được mà cổ đông lớn đã vay ở TienPhong Bank”, một chuyên gia phân tích nhận xét.
dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại bắc giang Theo baomoi
Responses
0 Respones to "Hồi siết nợ của ngân hàng"
Đăng nhận xét