PetroVietnam và những con số ấn tượng



Ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho biết, năm 2012, Tập đoàn đã cơ bản hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2012, và có mức tăng trưởng cao so với năm 2011 với những con số khá ấn tượng.

Tăng trữ lượng dầu khí đạt 48 triệu tấn quy đổi, bằng 137,1% kế hoạch năm; Ký thêm được 5 hợp đồng dầu khí mới (ở trong nước 4 hợp đồng và ở nước ngoài 1 hợp đồng) và 2 thỏa thuận nghiên cứu chung ở Uzbekistan và Kazakhstan. Ngoài ra, Tập đoàn còn phát hiện thêm 2 dầu khí mới là Kình Ngư Trắng và Thỏ Trắng.

Năm 2012, tổng sản lượng khai thác quy dầu của Tập đoàn đạt 26 triệu tấn, bằng 104,8% kế hoạch năm, tăng 8,7% so với năm 2011. Hoạt động dịch vụ dầu khí cũng tiếp tục được đẩy mạnh, doanh thu dịch vụ dầu khí năm 2012 đạt trên 234 nghìn tỷ đồng, bằng 102% kế hoạch năm, tăng 13% so với năm 2011, chiếm 30% tổng doanh thu toàn Tập đoàn.

Tổng doanh thu của toàn bộ các đơn vị trong Tập đoàn đạt 772,7 nghìn tỷ đồng, bằng 117% kế hoạch năm, tăng 14,4% so với năm 2011. Tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp toàn Tập đoàn đạt 113,1 nghìn tỷ đồng, bằng 119,4% kế hoạch năm, tăng 12,4% so với năm 2011.

10 sự kiện nổi bật của Tập đoàn năm 2012

- Công trình nghiên cứu khoa học: "Tìm kiếm, phát hiện và khai thác có hiệu quả các thân dầu trong đá móng granitoit trước Đệ Tam bể Cửu Long, thềm lục địa Việt Nam" được Chủ tịch nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học công nghệ.

- Tập đoàn đạt kỷ lục về doanh thu (đạt 772,7 nghìn tỷ đồng, tăng 14,4% so với năm 2011) và nộp ngân ngân sách Nhà nước (đạt 186,3 nghìn tỷ đồng, tăng 15,8% so với năm 2011, vượt 51,48 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch năm).

- Có 2 phát hiện dầu khí mới, đưa 7 mỏ/công trình vào khai thác (trong đó, ở trong nước 4 mỏ và ở nước ngoài 3 mỏ).

- Khai thác tấn dầu thô thứ 290 triệu vào ngày 31/5/2012; khai thác m3 khí thứ 80 tỷ vào ngày 15/10/2012; sản xuất kWh điện thứ 50 tỷ vào ngày 14/10/2012.

- Năm đầu tiên Tập đoàn khai thác đạt trên 1 triệu tấn dầu ở nước ngoài (1,11 triệu tấn).

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng - Hoàn thành đầu tư và đưa vào vận hành thương mại Nhà máy Đạm Cà Mau vào ngày 24/4/2012, với chi phí đầu tư thấp hơn 200 triệu USD so với tổng mức đầu tư được duyệt, đáp ứng 70% nhu cầu phân đạm trong nước. Tập đoàn chính thức hoàn thành tổng thể cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau và tổ chức khánh thành vào ngày 26/10/2012.

- Tự thực hiện chế tạo, xây lắp và đưa vào vận hành thành công giàn khoan tự nâng đầu tiên của Việt Nam (giàn Tam Đảo 03) - công trình cơ khí trọng điểm nhà nước.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hai bà trưng - Hoàn tất việc xây dựng và lắp đặt hệ thống giàn khai thác khí khu vực mỏ Hải Thạch - Mộc Tinh.

- Viện Dầu khí Việt Nam (đơn vị nghiên cứu khoa học của Tập đoàn) được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.

- Tổng công ty Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí Việt Nam (đơn vị thành viên của Tập đoàn) đạt giải "Nhà thầu khoan Dầu khí tốt nhất khu vực Châu Á năm 2012” do Tạp chí World Finance trao tặng.
dịch vụ chữ ký số tại hải dương Theo Thoibaonganhang

[Read More...]


Có thể bị phạt tới 30 triệu đồng nếu giả mạo, khai man chứng từ kế toán



Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo và đang tổ chức lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.

Dự thảo Nghị định quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, mức phạt, thẩm quyền xử phạt.

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán quy định tại dự thảo Nghị định này bao gồm các vi phạm về: Quy định về chứng từ kế toán; quy định về sổ kế toán; về tài khoản kế toán; về báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán và công khai báo cáo tài chính; về kiểm tra kế toán; về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán; về kiểm kê tài sản…

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập quy định tại dự thảo Nghị định bao gồm các vi phạm quy định về: Cấp, quản lý và sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán; về hoạt động của tổ chức kiểm toán; về quản lý, sử dụng chứng chỉ kiểm toán viên, cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên; về đăng ký hành nghề kiểm toán và giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán; về hoạt động kiểm toán…

Mức xử phạt trong lĩnh vực kế toán cao nhất là 30 triệu đồng

Dự thảo Nghị định quy định rõ các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt và mức xử phạt trong lĩnh vực kế toán. Theo đó, phạt tiền từ 200.000 đến 2 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Lập chứng từ kế toán không đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật về kế toán; Tẩy xoá, sửa chữa chứng từ kế toán; Ký chứng từ kế toán không đúng với quy định về bố trí chữ ký của các chức danh đối với từng loại chứng từ kế toán.

Phạt tiền từ 10 triệu đến 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Giả mạo, khai man chứng từ kế toán; Thoả thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán; Lập chứng từ kế toán có nội dung các liên không giống nhau trong trường hợp phải lập chứng từ kế toán có nhiều liên cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh…

Phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng đối với hành vi bán hàng không lập hoá đơn bán hàng theo quy định. Các vi phạm quy định về sổ kế toán cũng có thể bị xử phạt lên đến 30 triệu đồng.

Vi phạm trong lĩnh vực kiểm toán độc lập có thể bị phạt 100 triệu đồng

Đối với hành vi vi phạm quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đến 50 triệu đồng.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh Hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng đối với tổ chức kiểm toán thực hiện một trong các hành vi vi phạm như không nộp trả Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho cơ quan có thẩm quyền khi có quyết định thu hồi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Không làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi có thay đổi phải điều chỉnh theo quy định; hoặc làm mất, làm hỏng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán nhưng không thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại theo quy định.

Hành vi giả mạo, sửa chữa, tẩy xóa Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán; Cho thuê, cho mượn, cầm cố Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đến 40 triệu đồng.

Đặc biệt, có thể phạt tiền từ 80 triệu đến 100 triệu đồng đối với tổ chức kiểm toán vẫn tiếp tục kinh doanh các dịch vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Kiểm toán độc lập khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận tân phú Đối với hoạt động của DN kiểm toán, chi nhánh DN kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam nếu có hành vi vi phạm có thể bị phạt từ 20 triệu đến 80 triệu đồng.

Dự thảo Nghị định cũng nêu rõ, Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến mức cao nhất quy định tại Nghị định này.
dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại hà nội Theo baohaiquan

[Read More...]


Tín dụng hạ lãi suất



Mặc dù ngân hàng nhà nước (NHNN) tích cực triển khai các giải pháp nhằm giải quyết nút thắt nợ xấu, tháo gỡ khó khăn tín dụng, tuy nhiên tình hình thị trường vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện. Số liệu do Vụ Tín dụng NHNN mới đây cho thấy, dư nợ cho vay của toàn hệ thống NHTM đến ngày 19/2 tiếp tục âm 0,16% so với cuối năm 2012. Trong bối cảnh đó, các NHTM đã triển khai nhiều biện pháp kích cầu, thông qua các gói tín dụng ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

Kỳ vọng nguồn vốn giá rẻ

Ngay sau Tết Nguyên đán Quý Tỵ, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đã công bố gói tín dụng ưu đãi với tổng trị giá giải ngân tối thiểu 1.000 tỷ đồng dành cho DNNVV. Không phải là ngân hàng đầu tiên tung gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp trong năm 2013, nhưng việc đưa ra các chương trình ưu đãi ngay sau Tết Nguyên đán của MB được kỳ vọng khởi đầu năm mới với nhiều chương trình hạ lãi suất được triển khai hơn.

Trao đổi với báo giới, lãnh đạo các ngân hàng như Sacombank, Eximbank, OCB, ACB, DongABank… đều cho biết sẽ dành lượng vốn ưu đãi hơn lãi suất cho vay thông thường để hỗ trợ khách hàng DNNVV, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu.

Nỗ lực giảm lãi suất cho vay xuống mức cạnh tranh để tiếp tục cung ứng tín dụng ổn định nhằm mục đích đưa nguồn vốn vào phục vụ sản xuất kinh doanh là cách nhiều NHTM đang thực hiện. Giải pháp này mang lại nhiều lợi ích, một mặt giúp ngân hàng tăng trưởng tín dụng, mặt khác hỗ trợ doanh nghiệp chi phí, đẩy mạnh bán hàng, giảm tồn kho, tạo thêm việc làm, khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh dài hạn.

Ở góc độ vĩ mô, việc cung cấp các gói tín dụng ưu đãi cho DNNVV góp phần kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thông qua việc giảm chi phí đầu vào giảm giá thành đầu ra của sản phẩm.

Lý giải về dòng vốn tập trung cho DNNVV, một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng chia sẻ trong bối cảnh rủi ro nợ xấu đang có xu hướng tăng cao, các NHTM sẽ phải cấu trúc lại đối tượng khách hàng, việc ưu tiên tín dụng giá rẻ cho khách hàng DNNVV là điều tất yếu.

Bởi, đối tượng khách hàng này hạn mức cho vay không lớn, nguồn thu dịch vụ thanh toán từ hoạt động tín dụng cũng không cao, nhưng bù lại đây là phân khúc khách hàng thường xuyên khát vốn. Hơn nữa, các DNNVV rất linh hoạt, dễ thích ứng với biến động thị trường, vượt qua khó khăn nhanh chóng trong hoạt động kinh doanh, vòng quay vốn nhanh nên các NHTM yên tâm tín dụng an toàn và hiệu quả hơn.

Cơ hội cho doanh nghiệp nào?

Dù sẽ triển khai nhiều chương trình lãi suất thấp, nhưng các ngân hàng khá thận trọng lựa chọn khách hàng để hạn chế rủi ro nợ xấu, nhất là khi chỉ số này tăng mạnh trong năm 2012.

Gói hỗ trợ mới của MB áp dụng mức lãi suất thấp nhất 9,99%/năm, kéo dài từ ngày 22/2 đến 31/3/2013. Nếu so với mặt bằng lãi suất huy động 8%/năm, lãi suất MB đang áp dụng chỉ hưởng chênh lệch chưa đến 2% - mức cần thiết đảm bảo chi phí hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng. Lãi suất này tương đối thấp so với mức 13%/năm phổ biến trên thị trường. Việc tung ra gói tín dụng 1.000 tỷ đồng ngay sau gói tín dụng ưu đãi 2.000 tỷ đồng vừa kết thúc nhằm tạo chuỗi hỗ trợ mang tính liên tục cho doanh nghiệp, giúp tận dụng tối đa cơ hội kinh doanh. Đây cũng là nhóm đối tượng nằm trong diện ưu tiên cung cấp tín dụng theo chỉ đạo của NHNN.

Mới đây, NHNN đã ban hành Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng chặt chẽ so với Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ trước đây. Mặc dù Thông tư 02 đến tháng 6/2013 mới có hiệu lực nhưng quy định này buộc các NHTM phải cẩn trọng hơn trong cho vay, trong đó phải xếp hạng tín dụng, kỹ càng chọn lọc hồ sơ cho vay do lo ngại nợ xấu gia tăng, trích lập dự phòng theo quy định mới sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Như vậy, không phải tất cả doanh nghiệp mà chỉ những đơn vị nào thể hiện được tiềm lực phát triển, có chiến lược phát triển rõ ràng mới có thể tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ này. Đây là xu thế tất yếu khi nợ xấu đang trở thành “vấn nạn” của nền kinh tế.

Đại diện của MB cho biết, gói tín dụng lãi suất từ 9,99%/năm trở lên của MB áp dụng với các khách hàng DNNVV có tín dụng loại A, không có nợ xấu tại thời điểm giải ngân; áp dụng với khách hàng cũ và khách hàng mới theo chương trình Ngân hàng Cộng đồng dành cho DNNVV.
Câu chuyện kích thích tín dụng trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng thấp, hàng tồn kho tăng cao, khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp chậm lại, trong khi nợ xấu tăng đang trở thành bài toán khó cho cả ngân hàng, doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý.

Dưới góc độ tổ chức chịu trách nhiệm tái cấp vốn cho thị trường, nhiều NHTM đã đưa ra các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp như cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất cho vay về mức thấp nhất có thể. Nút thắt nợ xấu cũng được các NHTM tích cực xử lý qua việc tăng trích lập dự phòng rủi ro, tuân thủ nghiêm phân loại nợ…

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh Tuy nhiên, bên cạnh việc đưa ra các gói tín dụng ưu đãi, tái cơ cấu để kiện toàn hoạt động quản lý, kiểm soát trong hệ thống, các nhà băng cũng nên đưa ra các giải pháp hỗ trợ đồng bộ hơn cho doanh nghiệp, giúp dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, cụ thể như các giải pháp giúp tăng cường năng lực quản lý tài chính; nâng cao hiệu quả đồng vốn; thẩm định tính khả thi trong các dự án kinh doanh…

Hướng đi này đang được một số ngân hàng áp dụng tương đối thành công trong năm 2012. Đại diện MB cho biết, một trong những cơ sở để ngân hàng này đạt mức tăng trưởng tín dụng 27% trong năm 2012 là nhờ triển khai các chương trình hỗ trợ đồng bộ cho nhóm khách hàng cụ thể. Đối với DNNVV, MB tập trung tư vấn, cung cấp gói sản phẩm dựa trên đặc thù mỗi doanh nghiệp, đặc thù ngành nghề, địa lý và chuỗi phân phối.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận ba đình Dựa trên các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cơ bản, MB chọn lọc, cấu trúc lại dựa theo yêu cầu từng nhóm khách hàng cụ thể, với mức giá trọn gói hợp lý, nhằm tối đa hóa hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, MB cũng chọn lọc ưu tiên những doanh nghiệp có tiềm năng, có đầu ra trong sản xuất kinh doanh trong thời gian tới và nỗ lực cùng ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn.

Việc triển khai các chương trình, chính sách hỗ trợ vốn giá rẻ cho doanh nghiệp còn phụ thuộc vào tiềm lực, chiến lược phát triển của các ngân hàng.

Tuy nhiên, với việc các ngân hàng tung ra nhiều gói hỗ trợ tín dụng ngay sau Tết Nguyên đán - vốn là thời điểm trầm lắng của thị trường tài chính ngân hàng - mang lại nhiều tín hiệu tích cực hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2013.
dịch vụ chữ ký số tại hải dương
Theo tapchitaichinh
[Read More...]


"Siết" hoạt động bảo lãnh của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam



Nhằm "siết" hoạt động bảo lãnh của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước ngày 11/3 đã có công văn yêu cầu các ngân hàng thực hiện nghiêm chế độ báo cáo.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức Theo Ngân hàng Nhà nước, việc này là nhằm đảm bảo việc triển khai Thông tư 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 quy định về hoạt động bảo lãnh ngân hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý, nâng cao trách nhiệm trong quản trị kinh doanh và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Cụ thể, sau ngày 31/3/2013 (thời hạn theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước tại công văn số 968/NHNN-TD ngày 07/01/2013 về việc gửi quy định nội bộ về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng cho Ngân hàng Nhà nước và thực hiện thiết kế, in ấn, sử dụng mẫu cam kết bảo lãnh), Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện biện pháp kiểm tra và xử lý đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không gửi văn bản quy định nội bộ về hoạt động bảo lãnh và báo cáo thực hiện việc thiết kế, in ấn mẫu cam kết bão lãnh về Ngân hàng Nhà nước.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận tân bình Mặt khác, dự kiến trong quý II/2013, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện khảo sát tại một số tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh về triển khai hoạt động bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 28/2012/TT-NHNN và thực tế hoạt động tín dụng chứng từ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng hiện nay.

Ngân hàng nhà nước cũng sẽ tiến hành kiểm tra việc thực hiện toàn bộ nội dung quy định tại Thông tư 28/2012/TT-NHNN đối với một số tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong quý III/2013.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, rà soát, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện xử lý theo quy định đối với những tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm./.
dịch vụ chữ ký số tại quận3 Theo vietnamplus

[Read More...]


Thu ngân sách đạt 14,9% dự toán 2 tháng đầu



Báo cáo của Tổng cục Thuế cho biết, tổng thu ngân sách tháng 2 do ngành thuế quản lý ước đạt 5,9% so với dự toán và bằng 92% so với thực hiện cùng kỳ. Luỹ kế thu 2 tháng ước thực hiện đạt 14,9% so với dự toán, bằng 99,3% so với cùng kỳ năm 2012.

Trong đó, thu từ dầu thô ước thực hiện đạt 16,9% so với dự toán, bằng 95,3% so với cùng kỳ năm 2012; thu nội địa ước đạt 14,5% so với dự toán pháp lệnh, bằng 100,2% so với cùng kỳ năm 2012. Số thu không kể tiền sử dụng đất ước đạt 14,9% so với dự toán pháp lệnh và bằng 100,7% so với cùng kỳ năm 2012. So với dự toán, chỉ có 4/14 khoản thu, sắc thuế đạt trên 16% là khu vực DN FDI đạt 16,2%; thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp đạt 36%; tiền bán nhà đạt 24,7%; lệ phí trước bạ đạt 16,9%. Có 10/14 khoản đạt thấp là: thu từ khu vực DNNN đạt 14,7%; thu từ khu vực ngoài quốc doanh đạt 14,7%; thuế bảo vệ môi trường đạt 13,5%; thu tiền sử dụng đất đạt 9,2%. Nếu so với cùng kỳ có 7/14 khoản thu, sắc thuế có mức tăng trưởng là thu từ khu vực DN FDI tăng 22,3%; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tăng 3,5 lần; tiền bán nhà tăng 3,1 lần; lệ phí trước bạ tăng 37,7%; phí, lệ phí tăng 58,9%...

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại minh khai hai bà trưng Theo đánh giá của Tổng cục Thuế, kết quả thu của khu vực SXKD đạt thấp là do kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và số nộp ngân sách của DN, điển hình là số thuế TNDN quý IV/2012 phải kê khai nộp trong tháng 1/2013 đạt thấp, số thuế GTGT hụt thu khoảng 4.000 tỷ đồng so với dự toán do Chính phủ đã cho phép giãn tiếp 3 tháng đối với số thuế GTGT của tháng 6/2012 phải nộp trong tháng 1 để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho SXKD, hỗ trợ thị trường.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hai bà trưng Để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu quý I, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo các đơn vị ngay trong tháng 3 cần tiếp tục bám sát sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Tài chính và cấp uỷ, UBND các cấp để chủ động triển khai các giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho SXKD, đặc biệt, cần tham mưu cho chính quyền các địa phương tiếp tục duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo thu ngân sách. Tổng cục Thuế cũng chỉ đạo các Cục Thuế tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu ngân sách, mở rộng đối tượng và phạm vi thanh, kiểm tra, chú trọng việc thanh tra đối với các chuyên đề như chuyển giá, thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng, hoàn thuế; thanh tra đối với các DN lớn, các DN có vốn đầu tư nước ngoài. DN khai thác khoáng sản, bất động sản, kinh doanh du lịch, dịch vụ... Ngoài ra, toàn ngành sẽ đẩy mạnh áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế nhằm hạn chế nợ mới phát sinh, động viên kịp thời nguồn lực cho NSNN.
dịch vụ chữ ký số tại hưng yên Theo tapchithue

[Read More...]


Nợ xấu ngân hàng đang giảm



Ở hai kênh dữ liệu, từ báo cáo của các tổ chức tín dụng và giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu đã có xu hướng giảm khá nhanh.

Tại buổi họp báo về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2013, thông tin dẫn nguồn Ngân hàng Nhà nước cho biết, nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã giảm từ khoảng 8,82% tại thời cuối tháng 9/2012 xuống còn khoảng 6% vào cuối tháng 2/2013.

Con số trên là theo kết quả giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước.

Còn theo con số từ báo cáo của các tổ chức tín dụng, tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ cũng có xu hướng giảm khá mạnh vào cuối năm 2012.

Cụ thể, dữ liệu mà tìm hiểu cho thấy, tỷ lệ nợ xấu ước tính theo báo cáo của các tổ chức tín dụng đã giảm xuống mức 4,08% sau khi tăng từ mức 3,07% cuối năm 2011 lên mức cao nhất là 4,86% vào thời điểm cuối tháng 11/2012.

Tốc độ gia tăng nợ xấu cũng có chiều hướng chậm lại trong nửa sau năm vừa qua. Trong quý 1/2012, tốc độ tăng trưởng nợ xấu bình quân của hệ thống ngân hàng ở khoảng 8%/tháng và có chiều hướng tăng lên. Tuy nhiên, từ tháng 4/2012 nợ xấu có chiều hướng tăng chậm lại rõ rệt, đặc biệt từ tháng 6/2012 tốc độ tăng trưởng nợ xấu phổ biến không quá 2,5%/tháng; riêng tháng 12/2012 giảm 12,2%.

Tác động giảm nợ xấu trong tháng 12/2012 chủ yếu do các tổ chức tín dụng đã tích cực tự xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro. Tính chung, trong năm 2012, tổng số nợ xấu được xử lý bằng dự phòng rủi ro của hệ thống ước đạt khoảng 69 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, nợ xấu không giảm đi tương ứng, do có nợ xấu mới tiếp tục phát sinh.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại minh khai hai bà trưng Về mức tăng trưởng nợ xấu theo năm, tốc độ cao đã thể hiện từ năm 2008 với mức 75%, nhưng đến năm 2009 đã giảm mạnh xuống mức 27%; đến năm 2011 lại tăng trưởng tới 64% và tính đến 9 tháng đầu năm 2012 đã tăng tới 66%.

Trong các mốc trên, mức tăng trưởng thấp năm 2009 được lý giải ở tác động của chính sách kích cầu và tăng trưởng tín dụng cao; mẫu số tổng dư nợ mở rộng đã “giúp” che khuất tốc độ tăng của nợ xấu. Đến năm 2011 và 2012, tăng trưởng tín dụng liên tục ở mức thấp kỷ lục, tốc độ tăng nợ xấu mới thực sự lộ rõ.

Với diễn biến có xu hướng cải thiện từ cuối năm 2012, sắp tới, nếu công ty quản lý tài sản ra đời, có thể kỳ vọng nợ xấu sẽ dần được xử lý tốt hơn. Tuy nhiên, cơ sở để giảm được nợ xấu bền vững vẫn tùy thuộc chủ yếu vào sự phục hồi của nền kinh tế và sức khỏe của các doanh nghiệp.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận ba đình Trong bản tin kinh tế vĩ mô vừa phát hành, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng nhấn mạnh rằng: “Trạng thái động của nợ xấu có liên quan trực tiếp và chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế, giống như hai mặt của một đồng tiền”.

Theo phân tích của Ủy ban, cũng giống như lạm phát, tăng trưởng kinh tế cũng là biến nội sinh và có quan hệ hai chiều với dòng tín dụng để có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn khi tương tác với nhau. Tăng trưởng suy giảm có tác động làm gia tăng nợ xấu và đến lượt mình, nợ xấu gia tăng sẽ làm tắc nghẽn dòng tín dụng nuôi dưỡng nền kinh tế thực và qua đó sẽ có tác động làm tăng trưởng tiếp tục suy giảm
dịch vụ chữ ký số tại bắc ninh Theo tapchitaichinh

[Read More...]


Xuất khẩu cần chiến lược cụ thể



Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2013, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu xấp xỉ 12,1 tỷ USD vào 12 thị trường nhập khẩu lớn nhất (kim ngạch từ 400 triệu USD trở lên, chiếm 64,6% tổng kim ngạch xuất khẩu).

Trong 12 thị trường trên, có 4 thị trường (chiếm 1/3) ở Đông Nam Á, với kim ngạch 2,136 tỷ USD, chiếm 74,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực Đông Nam Á. Khi khu vực này đang tiến tới thời điểm giảm thuế suất thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thì các doanh nghiệp Việt Nam cần khẩn trương tận dụng cơ hội này.

Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh để có thể hạn chế một lượng hàng không nhỏ của các nước trong khu vực cũng sẽ tranh thủ cơ hội này để tràn vào Việt Nam. Nếu không nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, hàng hoá sản xuất tại Việt Nam không chỉ “thắng ít trên sân người”, mà còn “thua trên sân nhà”.


Nguồn: Tổng cục Hải quan

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần đi sâu, tìm hiểu kỹ hơn để duy trì và phát triển hàng hoá xuất khẩu vào 4 thị trường lớn nhất (đạt trên 1 tỷ USD) mà quan trọng nhất là cần chiến lược cụ thể với các thị trường này .

Trong số 4 thị trường lớn của xuất khẩu Việt Nam, Mỹ là thị trường lớn nhất, chiếm tới 16,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, vượt xa các thị trường đứng thứ hai trở xuống. Trong 2 tháng đầu năm 2013, 7 mặt hàng đạt trên 100 triệu USD, lớn nhất là hàng dệt may đạt 1,248 tỷ USD, ngoài ra, còn có giày dép 360 triệu USD, gỗ và sản phẩm gỗ 244 triệu USD, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 158 triệu USD, thủy sản 143 triệu USD, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng 123 triệu USD, dầu thô 108 triệu USD…

Mỹ là thị trường nhập khẩu có quy mô lớn trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang đây mới chiếm khoảng 1% thị trường; không quá kén chọn như nhiều nước; có số Việt kiều sống ở đây đông nhất thế giới cùng nhiều doanh nghiệp của người Việt… Tuy nhiên, đối với một số mặt hàng khi xuất khẩu sang đây đã có kim ngạch lớn, thì cần hết sức chú ý tránh “bỏ trứng vào một giỏ” để tránh hàng rào kỹ thuật dưới dạng như kiện bán phá giá chẳng hạn.

Đối với thị trường Trung Quốc, những năm trước còn đứng thứ 3, nhưng trong 2 tháng đầu năm nay đã vượt qua Nhật Bản lên đứng thứ 2 trong số những thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với 6 mặt hàng đạt trên 100 triệu USD. Lớn nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 303 triệu USD, tiếp đến là sắn và sản phẩm từ sắn 272 triệu USD (chiếm gần 90% tổng kim ngạch xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam); cao su 182 triệu USD (chiếm 47,7% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam); gạo 146 triệu USD (chiếm 40,1% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam); than đá 128 triệu USD (chiếm 75,7% tổng kim ngạch xuất khẩu than của Việt Nam); gỗ và sản phẩm gỗ 121 triệu USD (chiếm trên 16,4% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam); xơ sợi dệt các loại 105 triệu USD (chiếm 36,8% tổng kim ngạch xuất khẩu xơ sợi dệt các loại của Việt Nam).

Một số mặt hàng khác, tuy kim ngạch tuyệt đối không lớn, nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng đó của Việt Nam (như quặng và khoáng sản khác chiếm 58,4%, chất dẻo chiếm 41,3%, rau quả chiếm 29,6%, hạt điều chiếm 25,4%...). Đối với các mặt hàng mà thị trường Trung Quốc nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn, cần đặc biệt quan tâm đến việc tăng/giảm mạnh của những mặt hàng này, vì tác động lớn đến giá cả, đến sản xuất trong nước.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên Đối với thị trường Nhật Bản, hiện là thị trường lớn thứ ba, có 6 mặt hàng đạt trên 100 triệu USD. Lớn nhất là dệt may 330 triệu USD (chiếm 13,2% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam); tiếp đến là dầu thô 294 triệu USD (chiếm 24% tổng kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam); phương tiện vận tải khác và phụ tùng 264 triệu USD (chiếm 29,4%); máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng 181 triệu USD (chiếm 23,3%); thủy sản 113 triệu USD (chiếm 14,9%); gỗ và sản phẩm gỗ 110 triệu USD (chiếm 14,9%).

Một số mặt hàng tuy đạt kim ngạch thấp hơn, nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng tương ứng, như hóa chất chiếm 42,3%, dây điện và cáp điện chiếm 29,2%, sản phẩm từ chất dẻo chiếm 22%, sản phẩm từ hóa chất chiếm 20,6%, sản phẩm gốm sứ chiếm 16,9%, thủy tinh chiếm 15,2%, túi xách, ví, va li, ô dù chiếm 14,4%... Đối với Nhật Bản có vấn đề mới đặt ra là đồng Yên giảm giá sẽ làm cho tốc độ tăng xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản sẽ chậm lại, xuất siêu sang thị trường này sẽ thấp đi (2 tháng qua chỉ có 233 triệu USD).

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận ba đình Thị trường lớn thứ tư là Hàn Quốc với 13 mặt hàng đạt trên 10 triệu USD trong đó lớn nhất là dầu thô 218 triệu USD, chiếm 17,8% tổng kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam; tiếp đến là phương tiện vận tải và phụ tùng 208 triệu USD, chiếm 23,1%; dệt may 206 triệu USD, chiếm 8,3%... Vấn đề đáng lưu ý trong quan hệ buôn bán với Hàn Quốc là nhập siêu của Việt Nam từ thị trường này hiện rất lớn, lên tới 1,822 triệu USD, bằng 167,5% kim ngạch xuất khẩu.
dịch vụ chữ ký số tại hải dương Theo tapchitaichinh

[Read More...]


Nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng "ế vốn"



Mặc dù tín dụng tháng 2/2013 đã tăng 0,26%, nhưng tính chung 2 tháng đầu năm, tín dụng giảm 0,28% so với cuối năm 2012, thấp hơn mức giảm 1,88% trong 2 tháng đầu năm 2012 và tăng chậm hơn so với lượng vốn huy động khiến nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng "ế vốn". Thực trạng này khiến nhiều ngân hàng đang âm thầm điều chỉnh giảm lãi suất huy động.

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, trong tháng 2/2013, dư nợ tín dụng đã tăng 0,26% từ mức giảm 1,23% trong tháng 1/2013. Tính chung 2 tháng đầu năm 2013, tín dụng giảm 0,28% so với cuối năm 2012, thấp hơn mức giảm 1,88% trong 2 tháng đầu năm 2012.

Tuy nhiên, huy động vốn vẫn tăng trưởng khá tốt. Huy động vốn liên tục tăng cao khiến thanh khoản của hệ thống ngân hàng tiếp tục được cải thiện. Tính đến hết tháng 2/2013, huy động vốn tăng 2% so với cuối năm 2012, gấp hơn 2 lần mức tăng của 2 tháng đầu năm 2012.

Âm thầm hạ lãi suất huy động

Theo thông tin từ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), từ ngày 20/3, lãi suất huy động của ngân hàng này giảm ở một số kỳ hạn. Cụ thể, ở kỳ hạn từ 1 - 3 tháng, lãi suất huy động tại đây từ mức kịch trần 8%/năm xuống còn 7,5%/năm, tức giảm 0,5%/năm. Ở kỳ hạn trên 12 tháng, lãi suất huy động cũng giảm từ 10,5%/năm xuống còn 9,5%/năm.

Còn theo thông báo từ Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), kể từ ngày 14/3, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn truyền thống của ACB giảm 0,2% đối với các kỳ hạn 1 - 6 tháng, niêm yết ở mức 7,8% đối với hình thức lãi cuối kỳ và 7,7% với hình thức lãi tháng. Riêng kỳ hạn 9 tháng, hình thức lãi tháng lãi suất chỉ là 7,6%. Các kỳ hạn từ 12 tháng được doanh nghiệp này áp mức lãi suất từ 10 - 10,8%; trong đó mức cao nhất là ở kỳ hạn 36 tháng, 24 tháng và 13 tháng với hình thức lãi cuối kỳ.

Trước đó, trong tháng 2, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã đưa lãi suất kỳ hạn 1 - 11 tháng xuống 7,92%. Kỳ hạn 12 tháng và 13 có lãi suất cao nhất là 11,3%; các kỳ hạn còn lại áp mức 11%.

Như vậy, với 3 ngân hàng vừa điều chỉnh giảm lãi suất huy động thì mức giảm tới 1%/năm (kỳ hạn trên 12 tháng) của Vietcombank hiện nay là mức giảm khá mạnh trên thị trường. Lãi suất kỳ hạn trên 12 tháng đang được NHNN cho phép các ngân hàng tự thỏa thuận với khách hàng.

Trước Vietcombank, một ngân hàng lớn khác là BIDV cũng đã áp mức lãi suất huy động VND cao nhất từ cuối năm 2012 đến nay chỉ là 9,5%/năm.

Hiện trong hệ thống, các mức lãi suất huy động VND cao từ 11,5 - 12%/năm có ở một vài ngân hàng nhỏ, còn lại phổ biến chỉ từ 10 - 11%/năm. Thời gian qua, nhiều ngân hàng khác đã chủ động giảm nhẹ lãi suất huy động. Xu hướng rút dần lãi suất huy động đang thể hiện rằng hệ thống có hiện tượng ứ đọng vốn nhưng khó đẩy mạnh cho vay ra.

Với việc điều chỉnh giảm lãi suất huy động của một số ngân hàng đi tiên phong hiện nay, dư luận cho rằng nhiều khả năng, NHNN sẽ có đợt điều chỉnh lãi suất trên toàn hệ thống. Đây cũng là việc mà Chính phủ yêu cầu NHNN điều hành chính sách tiền tệ theo hướng giảm lãi suất, nhằm tiến tới giảm lãi suất cho vay.

Sẽ về mức 7%/năm?

Theo đánh giá của chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, việc các ngân hàng chủ động cắt giảm lãi suất huy động vốn VND hiện nay là rất "đáng hoan nghênh" trong bối cảnh chi phí vốn doanh nghiệp lớn. Lãi suất huy động VND giảm sẽ kéo lãi suất cho vay xuống.

"Lạm phát tháng 3 sẽ duy trì khoảng 3% (so với tháng 12/2012). Nguy cơ lạm phát vẫn có thể bùng nổ nhưng chúng ta vẫn còn 9 tháng tới để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đặt ra. Thế nên, theo tôi, đã đến lúc hệ thống ngân hàng phải giảm tiếp lãi suất xuống", ông Hiếu nhấn mạnh.

Ông Hiếu nhận định, việc ngân hàng hạ lãi suất đầu vào là tín hiệu vui cho đại bộ phận doanh nghiệp đi vay vốn sản xuất kinh doanh hiện nay, nhưng giảm lãi suất phải được tính toán kỹ lưỡng. "Lãi suất cho vay lý tưởng nhất hiện nay là 10%/năm. Theo đó, lãi suất đầu vào cần giảm xuống 7%/năm để phù hợp với biên độ 3%/năm giữa huy động và cho vay. Nếu tính như vậy, mục tiêu kiềm chế lạm phát phải dưới 5%. Để hoàn thành được công thức này vô cùng khó. Dù sao đi nữa, nếu NHNN cắt giảm lãi suất huy động, ít nhất cũng phải giảm xuống còn 7,5%/năm, chứ không nên điều chỉnh nhỏ giọt từng đợt 0,25%. Nếu giảm nhỏ giọt với tỷ lệ thấp sẽ không giúp nhiều cho việc hạ lãi suất cho vay", ông Hiếu phân tích.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại minh khai hai bà trưng Cũng theo ông Hiếu, điều hành lãi suất hiện nay cần phải dựa vào tín hiệu của lạm phát, nhưng không phải lúc nào lãi suất cũng phải thực dương. "Nhiều quốc gia trên thế giới, điển hình là Mỹ, có thời điểm lãi suất là thực âm, do tiền gửi dồi dào", ông Hiếu ví dụ.

Về quan ngại sự sụt giảm của dòng tiền tiết kiệm do lãi suất huy động xuống thấp, ông Hiếu cho rằng người gửi tiền hiện có quá ít sự lựa chọn, bởi thị trường bất động sản đang đóng băng, chứng khoán biến động mạnh, vàng có nhiều rủi ro; thế nên, người dân gửi tiền với mức lãi suất 8%/năm hiện nay vừa an toàn, vừa có lãi.

dịch vụ chữ ký số tại hải dương Việc giảm lãi suất có thể kích thích nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp nhưng điều quan trọng nhất trong thời gian tới là nhu cầu vay vốn đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, lãi suất huy động tự động giảm ắt lãi vay sẽ giảm theo.

Với tình hình nhu cầu vốn hiện tại của doanh nghiệp, các ngân hàng đang rơi vào tình trạng "ế vốn" khiến nhiều ngân hàng mạnh tay mua vào trái phiếu Chính phủ. Bởi vậy, việc các ngân hàng giảm lãi suất huy động cũng là điều dễ hiểu. Lãi suất huy động vốn bằng tiền đồng được các ngân hàng tự động giảm xuống so với mức trần cho phép còn thể hiện rõ ở các ngân hàng đã cơ cấu lại nguồn vốn giữa tỷ lệ cho vay và huy động.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hai bà trưng Theo thoibaokinhdoanh

[Read More...]


Cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục kỳ vọng vào hải quan điện tử



Sau hơn 3 năm triển khai thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT) tại Hải quan Lạng Sơn, loại hình này đã đem lại hiệu quả tích cực, được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.

Theo Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, tính đến nay đã có hơn 1.400 doanh nghiệp thực hiện TTHQĐT, đạt trên 80% số doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu qua địa bàn. Trong quý I/2013, tổng kim ngạch TTHQĐT đạt gần 400 triệu USD đạt 90% tổng kim ngạch toàn Cục, số tờ khai đạt 10.000 tờ khai điện tử, bằng 93% tổng số tờ khai toàn Cục.

Ông Vy Công Tường - Phó cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết, phát huy vai trò tiên phong trong cải cách, hiện đại hóa của ngành Hải quan, Cục Hải quan Lạng Sơn đã đầu tư mọi nguồn lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và hệ thống công nghệ thông tin cho việc thực hiện TTHQĐT. Đẩy mạnh tuyên truyền đến cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan hữu quan về lợi ích và xu hướng tất yếu của thực hiện TTHQĐT.

Đồng thời thực hiện Nghị định số 87/NĐ-CP, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã triển khai áp dụng thủ tục hải quan điện tử theo quy trình mới với phiên bản 4.0 tại 100% các Chi cục Hải quan, do vậy tăng tính tự động hóa trong thực hiện thủ tục.

Tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp xuất nhập khẩu tiêu biểu qua địa bàn Lạng Sơn tổ chức vào trung tuần tháng 3/2013, cộng đồng doanh nghiệp đã đánh giá cao việc triển khai TTHQĐT của Hải quan Lạng Sơn. Đại diện Công ty cổ phần thương mại Citicom cho rằng, việc triển khai TTHQĐT đã tiết kiệm được chi phí, thời gian cho doanh nghiệp.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại minh khai hai bà trưng
Đại diện công ty TNHH Bảo Long thì nhấn mạnh, cùng phương châm “làm hết việc trong ngày” của Hải quan Lạng Sơn, việc áp dụng TTHQĐT đã giúp cho doanh nghiệp giảm áp lực trong việc thông quan hàng hóa, giảm giấy tờ, tiết kiệm thời gian đi lại và chi phí. Đại diện công ty cổ phần Hoàng Huy chấm điểm tích cực của thông quan điện tử ở chỗ giảm tiếp xúc giữa doanh nghiệp và cơ quan Hải quan, qua đó giảm tiêu cực. Đa số doanh nghiệp cho biết rất kỳ vọng vào Hải quan Lạng Sơn trong việc thực hiện thông quan điện tử bước tiếp theo, với những kết quả cao hơn nữa.

dịch vụ chữ ký số tại hưng yên Trong thời gian tới Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn tiếp tục đầu tư nguồn lực, cơ sở vật chất và hệ thống công nghệ thông tin cho việc thực hiện TTHQĐT theo chiều sâu. Đồng thời để đáp ứng sự kỳ vọng của doanh nghiệp, Hải quan Lạng Sơn sẽ tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, kịp thời khắc phục các lỗi phát sinh, giải đáp những khó khăn vướng mắc. Hiện Hải quan Lạng Sơn đã và đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS vào năm 2014.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận long biên Theo tapchitaichinh

[Read More...]


Thống nhất việc điều hành giá xăng dầu



Từ 20 giờ 00 ngày 28/3/2013, sau khi được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Liên Bộ Tài chính - Công Thương đã thống nhất việc điều hành giá xăng dầu.

Giá xăng dầu thế giới liên tục tăng

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; đồng thời qua theo dõi diễn biến giá xăng dầu thế giới và tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối; trên cơ sở đánh giá tình hình thị trường trong nước, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài chính thông tin về tình hình giá xăng dầu và biện pháp điều hành giá xăng dầu trong nước hiện nay như sau:

Thứ nhất, từ cuối năm 2012, đầu năm 2013 giá xăng dầu thế giới vận động theo xu hướng tăng đã làm giá cơ sở tăng cao. Để giữ ổn định giá bán xăng dầu trong nước nhằm bình ổn giá cả thị trường, Nhà nước đã liên tục điều hành để giữ ổn định, không tăng giá bán lẻ xăng dầu trong nước mà sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu (từ đầu năm 2013 đã có 04 lần điều chỉnh) và hiện nay mức sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu như sau: xăng: 2.000 đồng/lít, dầu điêzen: 800 đồng/lít, dầu hỏa: 1.150 đồng/lít, dầu madút: 650 đồng/kg).

Ngày 26/2/2013, giá xăng dầu thế giới tăng ở mức cao, nên giá bán lẻ trong nước thấp hơn giá cơ sở từ 1.000- 2.300 đồng/lít, khi đó phải điều chỉnh tăng giá bán từ 1.000- 2.300 đồng/lít. Để ổn định thị trường, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu không tăng giá mà sử dụng Quỹ bình ổn giá để bù đắp.

Thứ hai, tại thời điểm hiện nay, mặc dù giá nhập khẩu có giảm so với tháng 2/2013 nhưng vẫn ở mức cao. Theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và Thông tư số 234/2009/TT-BTC thì chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán hiện hành của các chủng loại xăng dầu như sau:

 Mặt hàng
Giá bán hiện hành


Giá cơ sở tính toán theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP

Chênh lệch giữa giá cơ sở với giá bán hiện hành


  (1) (2) (3)=(1)-(2)

1. Xăng RON 92

 23.150 24.580 -1.430

2. Dầu điêzen 0,05 S

 21.550 21.912 -362

3. Dầu hoả


21.600

 22.080 -480
 4. Dầu madút 3,5S
17.650


18.457

 -807


Theo Bộ Tài chính, hiện nay, giá xăng dầu thế giới tuy có giảm, nhưng vẫn ở mức cao; trong khi, Quỹ bình ổn giá xăng dầu xăng dầu của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã hết; giá trong nước thấp hơn giá của các nước có chung đường biên giới với Việt Nam từ 2.000 đồng/lít đến trên 5.000 đồng/lít dẫn đến tình trạng buôn lậu xăng dầu diễn ra rất phức tạp.

Thứ ba, để giải quyết tình trạng trên, cần thiết phải xem xét điều chỉnh giá bán xăng dầu trong nước, ngừng sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu khi nguồn lực Quỹ không còn để phản ánh đúng giá hàng hóa, dịch vụ khi sản xuất, kinh doanh có sử dụng xăng dầu đồng thời tạo điều kiện để khôi phục nguồn cho Quỹ bình ổn.

Định hướng điều hành giá xăng dầu

Sau khi được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Liên Bộ Tài chính - Công Thương đã thông nhất việc điều hành giá xăng dầu như sau:

Một là, ngừng sử dụng Quỹ bình ổn giá đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu;

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại minh khai hai bà trưng Hai là, tính toán đầy đủ các yếu tố cấu thành chi phí trong giá cơ sở theo quy định thì phần chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán lẻ xăng dầu cho phép doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối điều chỉnh tối đa giá bán các chủng loại xăng dầu trong nước (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) ở nhiệt độ thực tế và ở địa bàn gần cảng nhập khẩu, gần nhà máy sản xuất, chế biến xăng, dầu, cụ thể như sau: Xăng điều chỉnh tối đa 1.430 đồng/lít; Dầu điêzen điều chỉnh tối đa 362 đồng/lít; Dầu hỏa điều chỉnh tối đa 480 đồng/lít; Dầu madut điều chỉnh tối đa 807 đồng/kg.

Liên Bộ yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối chủ động rà soát lại phương án giá, cách tính giá theo quy định để quy định giá bán xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến của giá cơ sở và phù hợp với các quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP để tạo lập mặt bằng giá bán xăng dầu cạnh tranh trong nước;

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận ba đình Ba là, về thời điểm thực hiện, thời gian áp dụng ngừng sử dụng Quỹ bình ổn, khôi phục lợi nhuận định mức thực hiện kể từ 20 giờ ngày 28/3/2013; Thời điểm điều chỉnh giá bán xăng dầu trong nước do doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối tự quyết định vào thời điểm thích hợp nhưng không được trước thời điểm ngừng sử dụng Quỹ bình ổn giá, khôi phục lợi nhuận định mức phù hợp với các quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP.

Trong thời gian tới, Liên Bộ Tài chính - Công Thương tiếp tục thực hiện điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có quản lý của Nhà nước theo đúng các nguyên tắc, quy định của Nghị định số 84/2009/NĐ-CP; Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2013 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; tùy theo diễn biến của tình hình thị trường thế giới và trong nước, linh hoạt điều hành đồng bộ các biện pháp về giá, Quỹ Bình ổn giá để bình ổn giá xăng dầu, góp phần thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Đồng thời, Liên Bộ Tài chính – Công Thương sẽ tiếp tục chỉ đạo việc kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn ngừa việc lợi dụng chủ trương điều hành giá xăng dầu để tăng giá hàng hoá, dịch vụ khác không hợp lý; đồng thời tích cực thực hiện chủ trương tiết kiệm xăng, dầu của Chính phủ trong sản xuất và tiêu dùng.
dịch vụ chữ ký số tại thanh xuân Theo tapchitaichinh
[Read More...]


Sợ đi vay, ngại cho vay



Đây là tâm lý khá phổ biến hiện nay làm cản trở luân chuyển dòng tiền trong nền kinh tế.

Ngân hàng ngại cho vay

Theo các DN, hiện nay việc tiếp cận vốn đã dễ hơn nhất là đối với các DN lớn, có uy tín. Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần “nới” điều kiện cho vay để nguồn vốn không chỉ đến với những DN, tổng công ty lớn, mà còn có thể đến với những DN vừa và nhỏ...

Theo Tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) Vũ Thanh Sơn, với các DN vừa và nhỏ có vốn điều lệ thấp, để tiếp cận nguồn vốn lại không đơn giản, vì DN có ít tài sản để thế chấp ngân hàng. Hơn nữa, mức lãi suất 11-14%/năm trong bối cảnh hiện nay vẫn còn cao so nhu cầu của các DN. Bởi vậy, ông Sơn kiến nghị ngân hàng cần xem xét tiếp tục giảm lãi suất cho vay xuống ngưỡng 10%/năm, kéo dài thêm thời gian giãn nợ đối với một số ngành hàng còn đang gặp khó khăn.

Đặc biệt, ông Sơn cũng chỉ ra một khó khăn khiến dòng vốn “chậm” lưu thông đó là trên thị trường hiện nay xuất hiện tâm lý “sợ cho vay - sợ đi vay” của ngân hàng và DN.

Theo ông Sơn, hiện nay có một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo và cán bộ tín dụng của các ngân hàng lo lắng, sợ trách nhiệm (phát sinh nợ xấu) nên rụt rè trong việc quyết định các phương án cho vay của DN, khiến nhiều DN bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Mặt khác, không ít DN cũng tỏ ra ngại ngần, không dám vay vốn trong bối cảnh kinh tế khó khăn bởi họ vẫn chưa tìm thấy đầu ra cho sản phẩm, vẫn loay hoay với câu hỏi “không biết vay vốn để làm gì?”.

Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Dệt 19-5 Hà Nội Đỗ Văn Minh cũng cho rằng, ngân hàng cần rà soát lại chế độ chính sách, có cơ chế để DN tiếp cận nguồn vốn nhanh hơn, điều chỉnh giảm lãi suất, kéo dài thời gian giãn nợ. Không chỉ hỗ trợ cho DN sản xuất, ngân hàng cần ưu đãi lãi suất cho vay tiêu dùng như vay mua xe, mua nhà… vì có tiêu dùng mới có sản xuất.

Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Huy Tưởng cũng cho rằng, mặc dù lãi suất đã được giảm nhiều lần, song vẫn còn cao so với mong muốn của DN. Thủ tục và điều kiện vay vốn vẫn còn những ràng buộc khiến một số DN thấy khó khăn khi tiếp cận vốn vay. Trong hệ thống ngân hàng nợ xấu vẫn còn cao và chưa được xử lý về cơ bản

Ông Nguyễn Minh Quang - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) cho rằng, DN hiện nay vẫn đắn đo trong vay vốn và muốn lãi suất cho vay giảm nữa để giảm giá thành sản phẩm xuống.

“Song với những DN dù rất cố gắng, nỗ lực nhưng không vượt qua được khó khăn thì cũng nên để DN phá sản. DN thì cũng để giống như lẽ tự nhiên của con người là có sinh, có tử.” – ông Quang nói.

Đẩy nhanh hạ lãi suất

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại minh khai hai bà trưng Trả lời các DN, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, với tình hình hiện nay chúng ta có thể bỏ được trần lãi suất. Tuy nhiên, nếu để thị trường điều tiết thì lãi suất sẽ giảm chậm hơn, phải mất nhiều thời gian. Do đó, để việc hạ mặt bằng lãi suất nhanh hơn nên NHNN vẫn quyết định để trần lãi suất. Dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn của NHNN cho rằng khả năng kiềm chế lạm phát năm nay ở mức dưới 7%.

Do đó, điều kiện để tiếp tục hạ lãi suất huy động không còn nhiều. Tuy nhiên, NHNN sẽ cố gắng điều hành để lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh giảm xuống mức 9-10%/năm. Với các khoản vay cũ phấn đấu đưa xuống dưới 13%/năm.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, mỗi một ngân hàng có tiêu chí đánh giá DN nhưng quan điểm chỉ đạo của hệ thống ngân hàng là không hạ chuẩn tín dụng. NHNN sẽ chỉ đạo các NHTM cho vay trên cơ sở đánh giá DN, không câu nệ vào văn bản, làm sao để hai bên cùng chia sẻ, thông cảm lẫn nhau.

Theo Thống đốc, tại phiên họp thường kỳ tháng 3, Chính phủ nhận định mặc dù còn nhiều yếu tố có thể làm tăng lạm phát, nhưng có khả năng lạm phát cả năm 2013 vẫn có thể kiềm chế ở mức 7%. Hiện trần lãi suất huy động ngắn hạn đã giảm xuống 7,5%/năm, nên điều kiện để hạ lãi suất huy động xuống nữa không còn nhiều. Mục tiêu của nhà điều hành là tiếp tục tạo thanh khoản tốt cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các ngân hàng hạ lãi suất cho vay.

“Trong khoảng 2 - 3 tháng nữa sẽ đưa mặt bằng lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh xuống quanh mức 10%/năm. Các khoản cho vay cũ còn dư nợ, sẽ phấn đấu đưa lãi suất giảm xuống dưới 13%/năm” – Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh.

dịch vụ chữ ký số tại hải dương Ông cũng đề nghị các ngân hàng thương mại, trên cơ sở điều kiện và khả năng của mình tiếp tục giảm lãi suất cho vay hơn nữa so với các mức trên, bởi thực tế huy động vốn 7,5%/năm, nếu không cho vay ra được thì ngân hàng cũng gặp khó. “Huy động như thế, cho vay ra 8%/năm vẫn còn hơn là huy động rồi gửi ở NHNN với mức lãi suất 3%/năm”.

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình khẳng định, quan điểm điều hành của NHNN là dẫn dắt thị trường về thanh khoản, tỷ giá… nhằm tạo niềm tin cho xã hội, không chạy theo thị trường, bị thị trường chi phối. Do đó thời gian tới, NHNN sẽ duy trì chính sách áp dụng trần lãi suất để tiếp tục giữ vai trò là “nhạc trưởng” cho các ngân hàng thực hiện.

Dự báo, trong năm 2013, lạm phát sẽ được kiểm soát dưới mức 7%, đây sẽ là tiền đề để các ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất cho vay xuống mức thấp hơn. Tuy nhiên, chính sách lãi suất cần có độ trễ, nên lãi suất không thể giảm ngay mà trong vòng 1,5 - 3 tháng tới, mặt bằng lãi suất cho vay sản xuất - kinh doanh sẽ “rơi” xuống 9 - 11%/năm, các khoản vay cũ sẽ được đưa xuống dưới 13%/năm.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận long biên Theo vietnamnet

[Read More...]


Giá xăng có thể phải tăng 4 lần nếu không sử dụng Quỹ Bình ổn giá



Phó Cục trưởng phụ trách Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Anh Tuấn chiều tối nay 1/4 đã trả lời phỏng vấn báo chí xung quanh một số vấn đề về việc công khai, minh bạch trong quản lý và vận hành Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, nếu không sử dụng Quỹ Bình ổn giá, giá xăng thời gian qua có thể đã phải tăng tới 4 lần.

Thưa ông, việc tăng giá xăng dầu vừa qua là tất yếu bởi giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ trong nước, trong khi Quỹ Bình ổn giá đã hết. Xin ông cho biết việc vận hành của Quỹ Bình ổn giá như thế nào?

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Hiện nay, Quỹ Bình ổn giá đang được thực hiện trích lập, sử dụng, quản lý theo quy định tại Thông tư số 234/2009/TT-BTC ngày 9/12/2009 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế hình thành, quản lý và sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 4, Thông tư 234/2009/TT-BTC thì: "Quỹ Bình ổn giá được trích lập bằng một khoản tiền cụ thể, cố định trong giá cơ sở theo quy định tại khoản 9, Điều 3, Chương I Nghị định số 84/2009/NĐ-CP là 300 đồng/lít (kg) của lượng xăng dầu thực tế tiêu thụ và được xác định là một khoản mục chi phí trong cơ cấu giá cơ sở của Thương nhân đầu mối. Trong trường hợp cần thiết Bộ Tài chính sẽ điều chỉnh mức trích lập, thời điểm trích lập Quỹ Bình ổn giá cho phù hợp với biến động của thị trường và có thông báo để các thương nhân đầu mối thực hiện".

Chính vì vậy, việc trích Quỹ Bình ổn giá là chi phí bắt buộc, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (DN).

DN kinh doanh xăng dầu đầu mối chỉ được sử dụng Quỹ Bình ổn giá vào mục đích Bình ổn giá xăng dầu trong nước theo chỉ đạo của Liên Bộ Tài chính - Công Thương (thông qua Tổ Giám sát Liên Ngành về giá xăng dầu).

Không phải lúc nào DN cũng được sử dụng Quỹ Bình ổn giá; chỉ khi giá thế giới tăng làm cho giá cơ sở tăng cao hơn giá bán hiện hành và Chính phủ thực hiện kiềm chế tăng giá hoặc không điều tiết tăng giá bán, Liên Bộ có công văn chỉ đạo DN sử dụng Quỹ Bình ổn giá. Mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá không phải cố định mà phụ thuộc vào mức độ chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán hiện hành và mục tiêu điều hành giá dựa trên tình hình kinh tế, xã hội trong nước...

Ông có thể cho biết cụ thể cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu?

Việc trích, sử dụng Quỹ Bình ổn giá, các DN kinh doanh xăng dầu đầu mối phải chấp hành đúng các quy định của Liên Bộ Tài chính - Công Thương (thông qua các thông báo, công văn của Tổ Giám sát Liên Ngành); DN không được phép tự động trích, tự động sử dụng tiền từ Qũy Bình ổn giá. Quỹ Bình ổn giá được hạch toán vào tài khoản riêng và chỉ được sử dụng vào mục đích Bình ổn giá, nghiêm cấm sử dụng vào mục đích khác. Định kỳ hàng quý các DN phải báo cáo kết quả trích và sử dụng Quỹ Bình ổn giá đối với Bộ Tài chính, kể cả trong những trường hợp yêu cầu báo cáo đột xuất.

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh; tình hình trích lập, sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu ở tất cả các DN kinh doanh xăng dầu đầu mối và công khai kết quả kiểm tra trước công luận (cuối năm 2011 và giữa năm 2012).

Đồng thời, phối hợp với Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tại các DN kinh doanh xăng dầu đầu mối (cuối năm 2011 về kiểm toán chuyên đề về việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu giai đoạn 2009-2010). Trong đó, Kiểm toán Nhà nước đã đánh giá cao về hiệu quả của Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục có các đoàn kiểm tra, thanh tra về tình hình sản xuất kinh doanh xăng dầu tại một số DN trong đó có nội dung kiểm tra về trích lập, sử dụng Quỹ Bình ổn giá để có tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 84/2009/NĐ-CP và Thông tư số 234/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Được biết, để kiềm giá xăng dầu, từ đầu năm đến nay, Liên Bộ Tài chính- Công Thương liên tục đưa ra quyết định tăng mức trích Quỹ, không tăng giá xăng dầu. Ông có thể cho biết số dư cụ thể của Quỹ vào những thời điểm trên?

Hiện nay, ở nước ta xăng dầu tiêu thụ trong nước chủ yếu là nhập khẩu trên thị trường thế giới mà thị trường xăng dầu thế giới luôn biến động bất thường do nhiều nguyên nhân. Sự biến động của giá xăng dầu có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến toàn bộ sản xuất và tiêu dùng trong nền kinh tế.

Để bình ổn giá xăng dầu trong nước, hạn chế tác động bất lợi gây ra đối với nền kinh tế và đời sống nhân dân do giá dầu tăng cao đột ngột, các nước trên thế giới đều có các biện pháp (kinh tế, hành chính) can thiệp vào hoạt động kinh doanh xăng dầu tuỳ theo tiềm lực và cơ chế quản lý kinh tế của mỗi nước.

Đối với nước ta, nền kinh tế đã và đang thực hiện cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước, cũng rất cần thiết phải có cơ chế điều tiết vào thị trường khi tình hình giá cả biến động thất thường và theo yêu cầu của tình hình cần thiết phải bình ổn giá (trong đó có giải pháp về Quỹ Bình ổn giá).

Kể từ lần tăng giá ngày 28/8/2012 đến nay, giá xăng dầu thế giới biến động chủ yếu theo xu hướng tăng. Tuy nhiên, để giữ ổn định giá bán xăng dầu trong nước nhằm bình ổn giá cả thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, Nhà nước đã không cho tăng giá bán lẻ xăng dầu trong nước mà thay vào đó đã cho phép sử dụng Quỹ Bình ổn giá (từ đầu năm 2013 đã có 4 lần điều chỉnh mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá), như vậy, nếu không có Quỹ Bình ổn giá thì giá bán xăng dầu trong nước từ cuối năm 2012 đã phải tăng nhiều lần, đặc biệt từ đầu năm 2013 đã phải tăng liên tiếp tới 4 lần.

Cụ thể, lần thứ nhất ngày 15/1/2013, nếu không sử dụng Quỹ Bình ổn giá (300 đồng/lít,kg) thì giá bán xăng dầu trong nước đã phải tăng khoảng 300 đồng/lít,kg tùy từng chủng loại.

Lần thứ hai ngày 28/1/2013, nếu không sử dụng Quỹ Bình ổn giá thì giá bán xăng dầu trong nước đã phải tăng từ 200- 500 đồng/lít,kg.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức Lần thứ ba ngày 8/2/2013, nếu không sử dụng Quỹ Bình ổn giá thì giá bán xăng dầu trong nước đã phải tăng từ 200- 500 đồng/lít,kg.

Lần thứ tư ngày 26/2/2013, nếu không sử dụng Quỹ Bình ổn giá và tính đủ lợi nhuận định mức trong cơ cấu giá cơ sở thì giá bán xăng dầu trong nước đã phải tăng từ 1.000- 2.300 đồng/lít,kg.

Cho đến cuối tháng 3/2013, khi số dư Quỹ Bình ổn giá không còn, do sử dụng Quỹ Bình ổn giá trong một thời gian dài ở mức cao (từ giữa tháng 8/2012 đến đầu tháng 11/2012 và từ đầu năm 2013 đến cuối tháng 3/2013), trong khi mức trích Quỹ Bình ổn giá không thay đổi (300 đồng/lít,kg), mức sử dụng cao hơn mức trích nên tính đến cuối tháng 3/2013 thì nguồn lực Quỹ Bình ổn giá không còn (số dư Quỹ Bình ổn giá bị âm).

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hai bà trưng Cụ thể, tính đến ngày 20/2/2013, ước số dư quỹ Bình ổn giá khoảng 758 tỷ đồng cho nên Liên Bộ vẫn tiếp tục quyết định trích Quỹ để bình ổn giá xăng dầu. Tuy nhiên, sau hơn 1 tháng trích quỹ với mức khá cao 2.000 đồng/lít xăng thì đến trước ngày 28/3/2013, Quỹ Bình ổn giá đã âm 524 tỷ đồng. Như vậy, sau khi cân nhắc, Liên Bộ đã quyết định tăng giá xăng dầu vì nguồn Quỹ đã âm khá lớn.

Xin cảm ơn ông!
dịch vụ chữ ký số tại hưng yên Theo tapchitaichinh



[Read More...]


Áp lực hạ lãi suất



Ngày 4/4, Chính phủ ban hành nghị quyết về phiên họp thường kỳ tháng 3/2013, trong đó yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục điều hành giảm lãi suất cho vay ngay trong đầu tháng 4/2013.

Các quyết định giảm lãi suất của NHNN đưa ra từ năm 2012 đến nay thường là chỉ khi lạm phát đã cho tín hiệu khá chắc chắn.

Hiện, Chính phủ yêu cầu NHNN tiếp tục điều hành ổn định tỷ giá, kiểm soát chặt giá trị đồng tiền Việt Nam.

Dùng nốt phần đất còn lại?

Yêu cầu trên được đưa ra mười ngày sau đợt cắt giảm các lãi suất điều hành, ngày 25/3/2013. Nếu liên tiếp giảm lãi suất như vậy, lại vừa phải kiểm soát chặt giá trị đồng tiền Việt Nam, thực là quá khó. Bởi lẽ, lãi suất liên tiếp hạ, VND kém hấp dẫn thì tỷ giá USD/VND có thể phản ánh những thay đổi.

Khi tiếp nhận thông tin trên, phóng viên đã đặt câu hỏi với lãnh đạo cao cấp của NHNN về tình huống giảm lãi suất lần này, họ có độc lập trong điều hành hay không? Nếu hỏi đúng và trực tiếp hơn, liệu có bị “ép” hạ lãi suất hay không? Tuy nhiên, không có câu trả lời.

Đặt câu hỏi trên bởi lãi suất vừa có một đợt cắt giảm, trong khi cơ hội để giảm tiếp là không còn nhiều, theo lời chính Thống đốc Nguyễn Văn Bình tại hội nghị mới đây ở Đà Nẵng: “Tôi xin khẳng định mục tiêu giảm lãi suất huy động để trên cơ sở đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay là rất ít”.

“Chúng ta đang cố gắng theo hướng giảm lãi suất huy động được chút nào hay chút đó, nhưng cơ hội còn lại để tiếp tục giảm là rất ít. Do năm nay chúng ta phấn đấu giữ lạm phát 6 - 8%. Muốn giữ lạm phát cả năm 6% - 8% thì mỗi quý còn lại chỉ được 1% - 1,7% là rất khó khăn, nhất là quý IV thì bao giờ CPI cũng rất là cao”, ông Bình tính toán.

Vài ngày sau hội nghị trên, nhà điều hành tiến hành cắt giảm lãi suất, đồng nghĩa với điều kiện giảm tiếp vốn đã “rất ít” lại càng ít hơn.

Song, ngay sau đó, một số chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước có các báo cáo, nhận định rằng lãi suất vẫn có thể giảm thêm. Nhưng dư địa không còn nhiều. Cũng dễ thấy ở bước giảm thận trọng, như để dành của NHNN vừa qua là trượt nhẹ trần lãi suất huy động xuống 0,5%/năm, các lãi suất điều hành giảm một bước 1%/năm.

Nay, cơ hội để giảm tiếp dường như rất ít, nhưng trước yêu cầu của Chính phủ, có lẽ sẽ phải dùng nốt phần còn lại. Hoặc có thể ở hướng khác, đẩy mạnh cung tiền, hạ thấp chi phí hỗ trợ vốn cho các nhà băng (?).

Vấn đề không hẳn là lãi suất

Trao đổi về yêu cầu trên của Chính phủ, một chuyên gia nhìn nhận: “Nền kinh tế bây giờ không phải là lãi suất nữa. Đừng quá nhấn mạnh đến vướng mắc lãi suất nữa. Thực tế đáng quan tâm hơn, mà đâu có mới, suốt cả năm qua nói mãi rồi, là người ta không hấp thụ vốn được, không sử dụng được vốn, không có nhiều nhu cầu thúc đẩy sản xuất kinh doanh khi đầu ra khó khăn đi, cơ hội kinh doanh ít đi…”.

Một điểm đáng chú ý nữa, tại nghị quyết vừa ban hành, Chính phủ yêu cầu NHNN tháo gỡ khó khăn về điều kiện, thủ tục vay vốn để tín dụng nhanh chóng đi vào nền kinh tế.

Chuyên gia trên cho rằng, không rõ Chính phủ yêu cầu tháo gỡ theo hướng nào, nhưng nếu động đến điều kiện cho vay thì cần thận trọng: “Hàng chục năm qua các điều kiện và thể lệ tín dụng vẫn vậy. Chẳng phải điều kiện cho vay ngày càng ghê gớm lên đâu, khắc nghiệt lắm đâu. Còn vì qua khó khăn kéo dài, sức khỏe sa sút, nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được các tiêu chuẩn mà nới điều kiện, hạ điều kiện cho vay thì cần tính đến những rủi ro, nợ xấu cao thì còn chưa giải quyết được”.

Đang tham dự Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2013 tại Nha Trang, trả lời phóng viên qua tin nhắn, một chuyên gia đưa ra góc nhìn: “Nếu xét thuần túy về chính trị thì áp lực giảm lãi suất như vậy là dễ hiểu. Tuy nhiên, xét về giác độ kinh tế, đây sẽ là một động thái chính sách tiềm ẩn nhiều rủi ro”.

Cùng quan điểm của chuyên gia trên, ông cho rằng giai đoạn hiện nay công cụ lãi suất có rất ít hiệu lực. Và NHNN chủ yếu điều hành chính sách tiền tệ qua điều tiết khối lượng tiền. Đó là then chốt của vấn đề.

Cơ hội bị pha loãng

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng Như ý kiến trên, NHNN chủ yếu điều hành chính sách tiền tệ qua điều tiết khối lượng tiền. Tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán năm 2012 và quý I/2013 ở mức khá cao, một phần do mua vào lượng lớn ngoại tệ, đã hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống và có hiện tượng dư thừa gần đây.

Chính thanh khoản tốt hơn, vốn dồi dào hơn là cơ hội để NHNN đang tăng cường tổ chức đấu thầu vàng. Giả sử đợt bình ổn này, họ bán ra khoảng 10 tấn vàng, khoảng 11.000 tỷ đồng là quy mô “hút” tiền đáng kể.

Giả sử sau khi bình ổn được, giá vàng trong nước về sát giá thế giới, tức giảm mạnh chênh lệch hiện nay, trong khi lãi suất tiết kiệm VND bớt hấp dẫn đi, không loại trừ một bộ phận dòng vốn dân cư thay vì gửi ngân hàng lại tìm đến vàng.

Tương tự, lãi suất VND liên tiếp giảm, giá trị bớt hấp dẫn đi, lại không loại trừ một bộ phần vốn dân cư cũng tìm đến “đô”.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận ba đình Trong khi đó, từ năm 2012 đến nay, hoạt động đấu thầu trái phiếu Chính phủ khá sôi động với dồn dập các đợt phát hành, các ngân hàng lại có một kênh để đẩy vốn sang, vừa có lãi suất tương đối dễ chịu vừa an toàn.

Nhiều kênh chia sẻ dòng vốn như vậy, trong đó có tác động quan trọng của các đợt giảm lãi suất liên tiếp, cũng pha loãng đi cơ hội giảm lãi suất cho vay. Bởi lẽ, thay vì vốn dồn cho "cửa chính" là cho vay, cung lớn thì lãi suất dễ giảm hơn, thì lại có nhiều cánh cửa khác mở rộng thêm mà phân tán đi nguồn cung và cơ hội đó.

Khách quan mà nhìn nhận, trước những tác động đan xen như vậy, nếu không có sự chủ động và độc lập cần thiết, NHNN sẽ càng gặp khó. Dễ thấy, các quyết định giảm lãi suất của họ đưa ra từ năm 2012 đến nay là chỉ khi lạm phát đã cho tín hiệu khá chắc chắn.
dịch vụ chữ ký số tại hải phòng Theo tapchitaichinh

[Read More...]


Nhiều điểm tiến bộ theo chuẩn quốc tế trong Luật Hải quan sửa đổi



Ngày 16/4/2013 tại Hà Nội, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã tổ chức lấy ý các chuyên gia kinh tế, đại diện các công ty luật và đông đảo đại diện doanh nghiệp (DN) về dự thảo Luật Hải quan sửa đổi. Về cơ bản những nội dung được sửa đổi, bổ sung trong dự Luật khá toàn diện, khắc phục những bất hợp lý của Luật hiện hành, bổ sung nhiều quy định mới điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong thực tiễn, đã được các đại biểu tham dự hội nghị ghi nhận.

Cải cách bám sát thực tiễn

Đề cập đến tầm quan trọng của việc sửa đổi Luật Hải quan, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, 10 năm thực hiện Luật Hải quan đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh kinh tế, lợi ích chủ quyền và an ninh quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Luật cũng thể hiện một số hạn chế, bất cập, chưa bắt kịp với sự phát triển của thực tiễn, đặc biệt là chưa tạo hành lang pháp lý thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Trước yêu cầu thực tiễn đó, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính xây dựng Luật Hải quan sửa đổi.

Luật gia Vũ Xuân Tiền - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Luật gia Hà Nội:

Luật Hải quan sửa đổi được xây dựng công phu, bổ sung nhiều điểm mới (gồm 112 Điều, 9 chương; trong đó, giữ nguyên 33 Điều của Luật hiện hành, sửa đổi 44 Điều, bổ sung 35 Điều mới). Luật có nhiều điểm mới đáng chú ý. Cụ thể là, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hải quan, cam kết song phương; luật hóa nhiều hoạt động nghiệp vụ hải quan theo chuẩn quốc tế, như quản lý rủi ro, quy định rõ ràng việc ứng dụng công nghệ thông tin (thủ tục hải quan điện tử)trong việc quản lý quy trình hải quan, khai báo hàng hóa xuất nhập khẩu của DN.

Luật Hải quan sửa đổi, hướng đến 3 mục tiêu quan trọng, đó là: Đảm bảo yêu cầu hội nhập toàn diện của nền kinh tế Việt Nam, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế; Tạo khuôn khổ pháp lý để cải cách thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hải quan điện tử; Tạo khuôn khổ pháp luật để đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Hiện nay, Dự thảo Luật Hải quan sửa đổi đã được Bộ Tài chính gửi lấy ý kiến các bộ, ngành, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), các hiệp hội doanh nghiệp từ đầu tháng 3/2013.

Luật Hải quan sửa đổi đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến các bộ, ngành, giới DN để sớm hoàn thiện, trình Chính phủ và đưa ra Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII, diễn ra vào giữa tháng 5/2013.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh nhấn mạnh, Luật Hải quan sửa đổi có nhiều điểm mới, sửa đổi quan trọng liên quan đến phương thức thực hiện thủ tục hải quan (từ phương thức truyền thống, bán điện tử sang phương thức điện tử); bổ sung cơ chế xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan; đăng ký tờ khai hải quan; phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thông quan hàng hóa..., theo hướng phù hợp hơn với chuẩn quốc tế, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động thương mại của DN.

Tiếp tục hoàn thiện

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại minh khai hai bà trưng Tại hội nghị, Ban Soạn thảo Luật đã ghi nhận nhiều ý kiến bổ ích từ phía các Luật gia, đại diện DN, xoay quanh 3 nhóm vấn đề cơ bản.

Thứ nhất
, nội luật hoá các cam kết quốc tế đáp ứng yêu cầu hội nhập, bao gồm các vấn đề: Địa điểm làm thủ tục hải quan; Xác định xuất xứ hàng hóa (Điều 26); Xác định mã số, trị giá hải quan, xác nhận xuất xứ đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trước khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu; giải phóng hàng; Trị giá hải quan.

Thứ hai
, cải cách thủ tục hải quan, hiện đại hoá quản lý hải quan, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, liên quan đến: Áp dụng đầy đủ nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra, giám sát hải quan; Đại lý làm thủ tục hải quan (Điều 20);Hồ sơ hải quan, thời hạn cơ quan Hải quan làm thủ tục hải quan; Phân loại hàng hóa (Điều 25); Khai hải quan, thời hạn nộp hồ sơ hải quan; Kiểm tra hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan (Điều 30 đến 33); Tạo cơ sở pháp lý để thực hiện thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo cơ chế một cửa; Chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp…

dịch vụ chữ ký số tại quận cầu giấy Thứ ba
, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý hải quan và trách nhiệm xã hội của cơ quan Hải quan. Nhiều ý kiến cho rằng, cần quy định rõ quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan trong lĩnh vực hải quan đề nghị bổ sung trách nhiệm của cán bộ, cơ quan Hải quan trong hoạt động thực thi pháp luật.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã có những trao đổi thẳng thắn đối với từng ý kiến và cho biết, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc hội nghị lấy ý kiến cộng đồng DN tại các thành, phố lớn (cụ thể tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 18/4/2013). Trên cơ sở đó Ban Soạn thảo Luật sẽ có những điều chỉnh bổ sung và hoàn thiện Luật trước khi trình Chính phủ và Quốc hội.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hai bà trưng Theo tapchitaichinh
[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page