5 tháng đầu năm: Tổng thu NSNN TP.Hà Nội đạt 49% dự toán



Theo số liệu thống kê từ Sở Tài chính Hà Nội, tổng thu NSNN trên địa bàn Thành phố ước 5 tháng là 62.169 tỷ đồng, đạt 49% dự toán, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước. Thu NSNN trên địa bàn quận, huyện, xã, phường ước thực hiện 5 tháng đầu năm là 15.183,2 tỷ đồng, đạt 55% dự toán Thành phố giao.


Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà đông Trong đó, các khoản thu đạt tỷ lệ khá là: thuế công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh đạt 58%; lệ phí trước bạ đạt 44%; thuế thu nhập cá nhân đạt 71%. Tuy nhiên có một số khoản thu đạt tỷ lệ thấp, ảnh hưởng đến cân đối ngân sách như tiền thuê mặt đất, mặt nước đạt 23%; tiền sử dụng đất đạt 21%.

Theo đánh giá, kết quả thu NSNN 5 tháng đầu năm đã cơ bản đảm bảo nguồn cân đối nhiệm vụ chi ngân sách QHXP; đáp ứng nhu cầu kinh phí cho các quận, huyện, thị xã thực hiện nhiệm vụ chi được bình thường và kịp thời, đặc biệt là các khoản chi an sinh xã hội, bức xúc dân sinh.

Đẩy mạnh xử lý nợ XDCB

Tính đến 31/12/2013 có 18 quận, huyện, thị xã còn nợ đọng XDCB với tổng số tiền 1.921.763 triệu đồng, tương ứng 2.027 dự án (cấp huyện là 1.249.942 triệu với 1.109 dự án; cấp xã là 671.821 triệu với 918 dự án). Được biết, năm 2013 tình hình đấu giá đất gặp khó khăn, số thu đạt thấp, nhiều địa phương tổ chức đấu giá không thành công nên ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn đầu tư XDCB và kế hoạch vốn dự kiến xử lý nợ XDCB của ngân sách huyện, xã. Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố và hướng dẫn của Sở Tài chính, đến nay các quận, huyện, thị xã đã chủ động ưu tiên bố trí nguồn vốn theo phân cấp để xử lý nợ được 1.038 dự án với kinh phí 877.785 triệu đồng, đạt 46% tổng số nợ.

Cũng theo báo cáo của 29 đơn vị, tổng số các dự án do quận, huyện, thị xã được phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành năm 2013 là 2.201 dự án với giá trị 7.408.936 triệu đồng, giảm trừ 199.634 triệu đồng.

dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại quận long biên Công tác sắp xếp, xử lý cơ sở nhà đất theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được đẩy mạnh với 6.578 cơ sở của 24 quận, huyện đã được Thành phố phê duyệt phương án sắp xếp, xử lý với tổng diện tích đất là 17.547.681 m2 và 322.698 m2 diện tích nhà.

Tuy nhiên, việc quản lý nguồn thu từ quỹ đất công, đất công ích còn một số tồn tại hạn chế như nhiều nơi đã dành quỹ đất công ích trên 10% tổng quỹ đất nông nghiệp (quy định hiện nay là 5%) hoặc giao đất công ích cho hợp tác xã nông nghiệp, các tổ chức đoàn thể địa phương tự quản lý, sử dụng; đất công ích có thu tiền không nộp vào ngân sách xã. Một số địa phương cho thuê đất công, đất công ích không đúng thẩm quyền quy định, thời gian cho thuê kéo dài; việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ việc cho thuê, giao khoán, đấu thầu quỹ đất công và đất công ích chưa thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách…

Tại Hội nghị giao ban đánh giá kết quả thực hiện công tác tài chính, ngân sách khối quận, huyện, thị xã 5 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2014, đồng chí Nguyễn Doãn Toản - Giám đốc Sở Tài chính nhấn mạnh, dự báo trong quý 3 năm 2014 sẽ còn khó khăn hơn, vì vậy các Phòng TCKH cần tích cực phối hợp với cơ quan thuế rà soát dự toán thu, trường hợp cần thiết phải làm việc trực tiếp với doanh nghiệp có nợ đọng thuế để đôn đốc thu nợ. Trong điều hành ngân sách không chủ quan, cần duy trì Ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách; tham mưu hợp lý về giá sàn để thúc đẩy công tác đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn thu. Tham mưu điều hành chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả, chặt chẽ, kiểm soát các khoản chi theo đúng dự toán phân bổ, ưu tiên cho các nhiệm vụ chi an sinh xã hội thiết yếu; đẩy mạnh công tác quyết toán các dự án đầu tư, xử lý nợ XDCB; tăng cường công tác quản lý giá, tài sản nhà nước, thường xuyên báo cáo với Sở Tài chính các vướng mắc phát sinh để phối hợp tháo gỡ.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hà đông Nguồn Tài Chính Điện Tử
[Read More...]


PTT Vũ Văn Ninh: TP.HCM tập trung tạo thuận lợi cho DN



Ngày 27-5, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh và lãnh đạo 6 bộ, ngành đã có buổi làm việc với UBND TP.HCM về tình hình phát triển kinh tế -xã hội trong 5 tháng đầu năm, đặc biệt là công tác hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nguyễn chính thanh đống đa Kinh tế, chính trị ổn định

Báo cáo với Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh một số nét chính về phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM trong 5 tháng đầu năm 2014, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân cho biết, hầu hết các chỉ tiêu đều tăng trưởng mạnh, trong đó xuất khẩu đạt mức cao, với kim ngạch trên 11,7 tỷ USD, trong khi nhập khẩu có xu hướng giảm; đặc biệt vốn đầu tư nước ngoài vào TP.HCM đạt cao, tăng 119% so với cùng kì.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND TP.HCM và một số đơn vị của thành phố đã báo cáo với Phó Thủ tướng về hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tình hình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ về công tác tài chính, đầu tư, cơ chế đặc thù…

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng cho biết, tháng 5 và 5 tháng xuất khẩu của TP.HCM đều tăng so với cùng kì, thể hiện rõ nét nhất là số thu ngân sách đều tăng cao trên nhiều lĩnh vực.

Dự nợ tín dụng hàng tháng đều tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng kể cả huy động TP.HCM đang tạo điều kiện để đầu ra của ngân hàng đúng đối tượng, nên đã thực hiện chương trình kết nối ngân hàng với các doanh nghiệp thông qua các quận huyện, giúp ngân hàng tìm được đầu ra, doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tốt. Ngoài ra, đang thực hiện kết nối ngân hàng với tiểu thương, thực hiện chương trình kích cầu…

Đặc biệt, trong thời gian qua, tình hình biển Đông diễn biến phức tạp, với sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo TP.HCM, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, hoạt động thu hút khách du lịch vẫn ổ định, đầu tư nước ngoài tăng trưởng mạnh. Các ngân hàng vẫn duy trì thanh khoản tốt, dư nợ tín dụng tăng…

Tiếp tục hỗ trợ cho DN

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhận định, TP.HCM thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện chung còn nhiều khó khăn, nhưng TP.HCM đã có nhiều giải pháp thực hiện đồng bộ, toàn diện trên tất cả các mặt, đạt được nhiều chỉ tiêu rất ấn tượng. Quan trọng nhất là nhìn được xu hướng tình hình kinh tế khá dần lên, tăng trưởng theo chiều hướng phục hồi nhanh hơn trước. Trong tháng 5 tháng đầu năm, TP.HCM có nhiều chuyển biến tốt, chỉ số tồn kho giảm, chỉ số công nghiệp tăng, nông nghiệp cũng tăng trong khi bình quân chung của cả nước đang chậm lại và khó khăn. Khống chế được dịch bệnh, giảm nghèo rất ấn tượng, gần gấp đôi mức chung của cả nước. An toàn giao thông giảm cả 3 tiêu chí.

Đặc biệt, lãnh đạo TP.HCM rất nhạy trong việc xử lý, ngăn chặn tình trạng manh động, lợi dụng trong việc biểu tình vừa qua. TP.HCM tập trung lượng doanh nghiệp đầu tư rất lớn, nhưng thành phố đã chủ động và ngăn cản, xử lý tình huống rất nhanh và kịp thời, đảm bảo an toàn chính trị xã hội, đảm bảo môi trường đầu tư cho các nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận ba đình Hiện nay, hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp đầu tư nước đã ổn định, nhưng đâu đó vẫn còn một số doanh nghiệp có tâm trạng còn lo ngại.

Từ thực tế của TP.HCM, Phó Thủ tướng chỉ đạo các ngành, các cấp TP.HCM tiếp tục tập trung giải quyết, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đảm bảo sản xuất, đảm bảo an ninh, an toàn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài; tháo gỡ kịp thời các khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, kế cả thủ tục hành chính… đối với các doanh nghiệp có thiệt hại trong đợt biểu tình vừa qua, TP.HCM vận dụng các quy định của Chính phủ để giải quyết; ổn định kinh tế vĩ mô, xử lí nợ xấu, cơ cấu lại tổ chức tín dụng, thanh khoản tốt tạo thuận lợi cho nền kinh tế phát triển.

Với đà phát triển như hiện nay, TP.HCM phấn đấu thu vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách năm 2014, cố gắng vượt khoảng 10%. Đối với nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, TP.HCM tập trung làm tốt hơn, phấn đấu đi đầu cả nước về lĩnh vực này. Lập kế hoạch phê duyệt kế hoạch tái cơ cấu để thực hiện thường xuyên kiên quyết, kịp thời, nếu có vướng mắc thì phải kiến nghị xử lý ngay.

Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo 6 bộ, gồm: Xây dựng, Tài chính, Lao động-Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã phát biểu nhân định, cũng như giải đáp một số kiến nghị, vướng mắc của TP.HCM liên quan đến các lĩnh vực quản lí của các bộ, ngành, như: về tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước; cổ phiếu thưởng, cơ chế đặc thù cho TP.HCM…
dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại quận phú nhuận Nguồn Báo Hải Quan
[Read More...]


Luật Doanh nghiệp sửa đổi: Sẽ tạo thuận lợi và giảm chi phí quản trị doanh nghiệp



Đó là nhận định được Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh đưa ra khi báo cáo Quốc hội ngày 26.5 về dự án Luật DN với nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung. Trong đó, đáng chú ý nhất là việc hiện thực hóa đầy đủ quyền tự do kinh doanh theo nguyên tắc “DN được quyền tự do kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm”; tạo thuận lợi, giảm chi phí quản trị DN; bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên
Báo cáo Quốc hội, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh khẳng định, mục tiêu cao nhất của sửa đổi Luật DN lần này là tạo thuận lợi và bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, cổ đông, thành viên của DN; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với DN. Mặt khác sẽ hiện thức hóa đầy đủ quyền tự do kinh doanh theo nguyên tắc “DN được quyền kinh doanh tất cả ngành nghề mà pháp luật không cấm”.

Cụ thể, với các quy định về thành lập và đăng ký thành lập DN, Luật sửa đổi sẽ bãi bỏ yêu cầu về chứng chỉ hành nghề, xác định vốn pháp định tại thời điểm đăng ký DN, không ghi ngành nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký DN (trừ ngành nghề kinh doanh có điều kiện); kết hợp đồng thời thủ tục đăng ký DN với thủ tục về thuế, đăng ký lao động và bảo hiểm xã hội. Giảm tỷ lệ biểu quyết thông qua quyết định Đại hội cổ đông từ 65 xuống 51% với quyết định thông thường; quy định chi tiết hơn về nghĩa vụ của người quản lý công ty; tăng cường yêu cầu minh bạch, công khai; đổi tên “DN tư nhân” thành “DN cá thể”; bổ sung quy định chào bán cổ phần riêng lẻ đối với công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng. Đặc biệt với quy định về nhóm công ty, dự thảo luật xác định rõ hơn địa vị pháp lý của tập đoàn kinh tế, theo đó tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký DN. Nhưng sẽ bổ sung quy định rõ hơn về hình thức công ty mẹ - công ty con; cấm các công ty con trong cùng một nhóm công ty cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau; bổ sung quy định nhằm minh bạch hóa cơ cấu và mối quan hệ giữa các công ty trong tập đoàn kinh tế như công khai điều lệ hoặc thỏa thuận về quy chế hoạt động chung tập đoàn. Ngoài ra, việc giải thể, phá sản DN cũng sẽ được sửa đổi theo hướng bãi bỏ quy định hạn chế sáp nhập, hợp nhất, chia, tách công ty đối với công ty cùng loại hình tổ chức. Cho phép các công ty có cùng bản chất sở hữu có thể hợp nhất, sáp nhập, chia, tách; quy định rõ hơn và hợp lý hơn trình tự, thủ tục giải thể DN; thống nhất một đầu mối và tăng cường phối hợp giữa các cơ quan đăng ký kinh doanh, thuế và công an trong giải quyết thủ tục giải thể DN.
dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại bắc ninh
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cho rằng, với những sửa đổi, bổ sung trong dự luật sẽ giúp DN giảm đáng kể chi phí tuân thủ thủ tục hành chính khi gia nhập thị trường, quản lý kinh doanh, tổ chức lại và giải thể DN; giảm đáng kể rủi ro thương mại và rủi ro pháp lý cho hoạt động kinh doanh; nâng cao quyền tự chủ, tính linh hoạt và mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh; qua đó, giúp DN tận dụng tối đa năng lực, tiềm năng và cơ hội kinh doanh để phát triển; nâng cao hiệu lực giám sát nội bộ của chủ sở hữu và giám sát thị trường đối với hoạt động kinh doanh; đồng thời qua đó, áp đặt đầy đủ nguyên tắc và kỷ luật thị trường đối với DNNN. Khi quyền lợi của DN được phát huy tối đa, môi trường kinh doanh của Việt Nam chắc chắn sẽ thuận lợi hơn, thông thoáng, minh bạch và công bằng hơn với dự báo sẽ tăng khoảng 50 bậc, để xếp hạng khoảng 60 trên 189 quốc gia. Riêng chỉ số bảo vệ nhà đầu tư tăng khoảng 30 bậc để xếp hạng khoảng 120 trên 189 quốc gia.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hoàng mai
Nguồn Thuế Nhà Nước


[Read More...]


Đưa chương trình chứng chỉ quốc tế về tài chính, kế toán vào Việt Nam



Viện kế toán công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) cùng Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã ký kết biên bản hợp tác đưa chương trình Chứng chỉ quốc tế về tài chính, kế toán và kinh doanh vào đào tạo ở Việt Nam.

Trung tâm đào tạo kế toán tổng hợp Tại hà nam
Mới đây, Viện kế toán công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) và Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã ký kết biên bản hợp tác đưa chương trình Chứng chỉ quốc tế về tài chính, kế toán và kinh doanh (ICAEW CFAB) vào đào tạo ngay tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng.

Chương trình  này sẽ được đưa vào khung đào tạo chính thức dành cho sinh viên chương trình đào tạo chất lượng cao thuộc khoa Kế toán - Kiểm toán của trường này. Toàn bộ chương trình ICAEW CFAB sẽ được giảng dạy bằng tiếng Anh và sinh viên cần tham dự kỳ thi sát hạch theo quy định.
dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại hải phòng
Theo ông Mark Billington, Giám đốc ICAEW khu vực Đông Nam Á, điều này đánh dấu sự cam kết lâu dài của ICAEW, góp phần tạo ra sự phát triển cho ngành kế toán và kiểm toán tại Việt Nam.

Trong buổi lễ ký kết bản ghi nhớ hợp tác lần này, ông Mark Billington cũng không quên nhấn mạnh tầm quan trọng của chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế ICAEW CFAB và khả năng nâng cao lợi thế cạnh tranh của sinh viên khi nắm giữ chứng chỉ quốc tế này.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hoàng mai
Theo Thanh niên


[Read More...]


Bùng nổ công nghệ số và những thách thức mới đối với các doanh nghiệp kế toán



Kế toán viên phải đáp lại các áp lực về công nghệ và mô hình hoạt động mới đến từ phía khách hàng. Do vậy, hơn bao giờ hết, cần phát huy khả năng của họ trên vai trò là những chuyên gia cố vấn về tài chính đáng tin cậy.


Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức
Không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều kế toán viên lo ngại rằng vai trò của họ sẽ bị ảnh hưởng trong thời đại kỹ thuật số, tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều vấn đề khiến họ mất ngủ.

Sự can thiệp của kỹ thuật số đối với doanh nghiệp - bạn hay thù?

Từ các công ty hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, dịch vụ pháp luật đến các tổ chức giáo dục hay tập đoàn bán lẻ, sự xuất hiện của công nghệ số khiến các doanh nghiệp này buộc phải tìm cách phát triển hoặc sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Nghề kế toán cũng không phải là một ngoại lệ.

Andrew Dickeson FCPA, Giám đốc dịch vụ thuế tại Công ty Staples Rodway (Thành phố Auckland, New Zealand) cho biết tác động của công nghệ số thể hiện rõ nhất tại các công ty kế toán nhỏ, nơi mà những công việc kế toán truyền thống giờ có thể được thực hiện bởi các sản phẩm phần mềm trực tuyến như MYOB và Xero.

Tuy nhiên, chìa khóa cho các công ty là họ cần phải thay đổi tư duy về việc chuyển đổi từ những người giữ gìn sổ sách thành “các cố vấn kinh doanh” có khả năng tạo giá trị gia tăng cho khách hàng.

Để đáp lại xu thế phát triển của kỹ thuật số, Công ty Staples Rodway đang phát triển đội ngũ công nghệ thông tin nội bộ của Công ty và triển khai các dịch vụ có liên quan đến công nghệ đám mây cho khách hàng, cho phép họ phân tích kết quả tài chính trong thời gian thực trong khi cũng sử dụng phân tích dự báo để thúc đẩy các cơ hội tăng trưởng.

"Bất kể sự can thiệp nào của công nghệ cũng có thể được xem như mối đe doạ, nhưng ngược lại, bạn cũng có thể biến đó thành cơ hội”, Dickeson chia sẻ.

Chiến lược gia về kinh doanh Devini Goonetilleke FCPA cũng khẳng định rằng mối đe dọa thực sự đối với doanh nghiệp và khách hàng của cô là việc phớt lờ rủi ro từ việc không sử dụng các dữ liệu và công cụ kỹ thuật số.

Là người am hiểu về công nghệ, Devini cho biết sự thành công trong kinh doanh dựa trên sự kết hợp của con người, quy trình và công nghệ. “Tôi không thấy kỹ thuật số là một yếu tố gây cản trở, trên thực tế, tôi đang làm việc với khách hàng để kỹ thuật số có thể giúp họ phát triển hơn”, chiến lược gia này chia sẻ.

Làm thế nào để cân bằng giữa các mối quan hệ cá nhân và công việc?

Cuộc khủng hoảng mà người nông dân nuôi bò sữa tại Australia đang gặp phải, kéo theo việc giá sữa giảm mạnh đang có tác động nhất định đến Justin Gordon CPA và các đối tác tại Công ty dịch vụ Thuế và Kế toán Strategem.

Để giúp các công ty sữa đối mặt với tình hình này, Công ty Strategem của Justin đang cung cấp các công cụ phân tích tài chính cho phép người nông dân giám sát các xu hướng kinh doanh trong vòng 5 năm, trong đó có xét đến các yếu tố cổ phiếu, giá sữa và các vấn đề về vụ mùa nhằm cung cấp cho họ một lợi thế cạnh tranh chiến lược.

Động thái này cũng có tác dụng đem lại nhiều cơ hội kinh doanh hơn cho Strategem và chứng minh rằng trong nghịch cảnh có thể đem alại cơ hội. “Chúng tôi thấy rằng việc này đem lại nhiều cơ hội phát triển cho chúng tôi hơn là chờ đợi vào những công việc truyền thống như làm các giấy tờ hoàn thuế”, Gordon cho biết

Làm thế nào để đối mặt với các vấn đề về việc tuân thủ?

Việc toàn cầu hóa của các chuẩn mực kế toán thông qua IFRS đã tạo thêm áp lực cho các kiểm toán viên như Vickie Fan, FCPA – Giám đốc điều hành của công ty Fan, Chan & Co tại Hồng Kông.

Fan yêu công việc của mình nhưng cô thừa nhận rằng những thay đổi về quy định pháp luật, những trách nhiệm pháp lý và việc cạnh tranh với Big Four đã làm cho việc tuyển dụng các kiểm toán viên hoặc kế toán viên có kinh nghiệm trở nên không hề dễ dàng. Nói cách khác, công việc kiểm toán không hề hấp dẫn.

“Nghề kiểm toán có con đường sự nghiệp không hề dễ dàng và gần như chúng tôi khó có thể tuyển những người có kinh nghiệm trong một sớm một chiều”, Fan cho biết.

Bù lại, công ty của Fan đã xây dựng được đội ngũ kiểm toán viên có chất lượng, có khả năng làm việc nhóm tốt và mang lại hiệu quả công việc cao. "Đôi khi tôi thích các vấn đề khó khăn bởi vì tôi có thể học cách giải quyết chúng và cũng có thể chuyển đổi một số thách thức thành cơ hội", Fan nói.

Các công ty khác cũng phải đối mặt với các vấn đề tương tự, chủ yếu là điều kiện làm việc linh hoạt và cơ hội đào tạo hấp dẫn để thu hút các kiểm toán viên.

Justin Gordon đồng ý rằng nghề kiểm toán không phải là một nghề hấp dẫn. Công ty của ông đối mặt với vấn đề này bằng cách phổ biến và chia sẻ các công việc kiểm toán cho toàn bộ đội ngũ nhân viên kế toán, tạo cơ hội cho họ tiếp xúc với công việc kiểm toán và giúp hình thành một đội ngũ đa kỹ năng.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận đống đa Vì nhân viên công ty ông có thể chỉ làm các công việc kiểm toán vài tuần trong một năm nên bây giờ họ trông chờ cơ hội này để xây dựng thêm kỹ năng, đồng thời có cơ hội làm việc ngoài văn phòng.

Có cần phải giảm phí không?

Song song với những thách thức về việc tuân thủ, áp lực phải giảm phí cũng là một vấn đề lớn cho các doanh nghiệp địa phương như Strategem.

Việc cắt giảm tài trợ của các tổ chức phi lợi nhuận đã khiến khách hàng của các công ty cung cấp dịch vụ kế toán yêu cầu giảm chi phí kiểm toán, trong khi cạnh tranh từ những công ty lớn tại Melbourne đang lan rộng đến những thành phố nhỏ càng làm gia tăng sức ép cho các công ty quy mô nhỏ tại địa phương.

“Điều này vô cùng khó khăn. Rất nhiều khách hàng của chúng tôi không hiểu được việc tuân thủ các quy định là vô cùng cần thiết để chúng tôi đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn chuyên nghiệp của nghề nghiệp", Gordon nói.

Cách tốt nhất để phát triển là gì?

Với sự cạnh tranh ngày càng tăng, rất nhiều công ty đang xem xét các lựa chọn để có được cơ hội kinh doanh mới. Ví dụ như Fan, Chan & Co được mở rộng vào các thành phố của Trung Quốc đại lục như Thượng Hải.

Trong khi đó, Strategem lại đang triển khai phương thức khuyến mãi cho khách hàng và chương trình khuyến khích dành cho nhân viên với mức thưởng trị giá 30% phí năm đầu tiên của mỗi hợp đồng hoặc công việc mà họ mang lại cho công ty này.

Staples Rodway cũng đã có sáng kiến cung cấp dịch vụ hành chính, nhân sự và trả lương cho những công ty có quy mô nhỏ hơn khi họ không có đủ ngân sách để tuyển các chuyên gia nội bộ. “Việc này giúp chúng tôi bù đắp nhu cầu đang giảm sút về công việc duy trì sổ sách truyền thống”, Andrew Dickeson cho biết.

Chuyên gia này cũng hy vọng rằng các công ty kế toán có thể tiến tới việc cung cấp các dịch vụ mới sáng tạo hơn và trở thành một điểm đến duy nhất cho các khách hàng cần những dịch vụ chuyên nghiệp, có thể mang lại nhều giá trị gia tăng hơn cho khách hàng.

dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại quận tân bình Theo tạp chí INTHEBLACK của CPA Australia
[Read More...]


Bàn về vai trò, nhiệm vụ của người làm kế toán quản trị



Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, kế toán quản trị cũng biến đổi, phát triển để phù hợp với nền kinh tế. Bài viết tập trung phân tích 4 cấp độ của kế toán quản trị: (i) Kế toán chi phí; (ii) Kế toán quản trị truyền thống; (iii) Kế toán quản trị chiến lược; (iv) Kế toán bền vững, qua đó, chỉ rõ vai trò, nhiệm vụ của người làm kế toán quản trị tương ứng với mỗi dạng thức phát triển của kế toán quản trị.


Kế toán quản trị (KTQT) có vị trí và vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và doanh nghiệp (DN) nói riêng. Các quan điểm về KTQT thay đổi theo hướng đi từ chi tiết tới tổng thể, từ trong nội bộ doanh nghiệp hướng tới các yếu tố bên ngoài (đối thủ cạnh tranh, khách hàng, môi trường…). Để có thể đáp ứng được các yêu cầu đó của KTQT, người làm KTQT cũng không ngừng phát triển từ những người làm KTQT chi tiết cho tới người làm KTQT tổng thể, chiến lược.

Phương pháp nghiên cứu

Bài viết sử dụng phương pháp tổng hợp thống kê và phân tích logic thông thường theo các nội dung: (i) Tổng hợp thống kê lịch sử phát triển KTQT trên thế giới; (ii) Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến sự biến động nhu cầu thông tin của nhà quản trị DN; (iii) Vai trò, nhiệm vụ của người làm KTQT để có thể đáp ứng nhu cầu thông tin của nhà quản trị trong từng dạng thức phát triển của KTQT.

Góc nhìn lý thuyết về kế toán quản trị

Sau hơn 200 năm hình thành và phát triển, KTQT đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm. Đến nay đã có nhiều cá nhân, tổ chức nghiên cứu về lịch sử của KTQT từng quốc gia, cũng như khái quát hóa thành lịch sử phát triển KTQT của thế giới. Dù dưới góc độ hay quan điểm của bất kỳ nghiên cứu nào cũng đều chỉ ra KTQT gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội, với nhận thức và nhu cầu thông tin của nhà quản trị. Có thể hệ thống hóa và chỉ ra các bước phát triển cơ bản của KTQT qua hơn 200 năm như sau:

- Kế toán chi phí: Kế toán chi phí xuất hiện lần đầu tiên từ thời kỳ cuộc Cách mạng công nghiệp ở Anh nổ ra và lan rộng sang các nước khác ở châu Âu và Mỹ. Thời kỳ này là khởi nguồn của ngành công nghiệp sản xuất hàng loạt, sản phẩm sản xuất ra đến đâu được tiêu thụ hết đến đó. Các tập đoàn, định chế kinh tế hình thành và thống lĩnh thị trường. Nhà quản trị các DN trong giai đoạn này chưa quan tâm nhiều tới việc cạnh tranh với các đối thủ mà chỉ có nhu cầu xác định, kiểm soát chi phí nhằm mục đích đo lường hiệu quả và xác định lãi lỗ.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà đông - KTQT truyền thống: KTQT truyền thống được biết đến đầy đủ bắt đầu từ những năm 1950. Giai đoạn này, thị trường bắt đầu có sự cạnh tranh, nhu cầu thông tin để ra quyết định điều hành mang tính tác nghiệp của nhà quản trị nhiều hơn. Nhà quản trị phải đối mặt với các quyết định như: Sản xuất bao nhiêu sản phẩm để đạt lợi nhuận tối ưu, mua hay tự sản xuất sản phẩm, sản xuất tiếp hay tạm dừng…

- KTQT chiến lược: Nền kinh tế phát triển kéo theo sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Muốn tồn tại được trên thị trường, đòi hỏi nhà quản trị phải có chiến lược phát triển dài hạn để có những lợi thế cạnh tranh và có cơ chế phòng ngừa rủi ro cả trong ngắn và dài hạn. Nhà quản trị cần những thông tin để có thể hoạch định chiến lược, đưa ra những quyết định chiến lược và giám sát việc thực hiện chiến lược. Những thông tin này không thể có được chỉ bên trong nội bộ DN mà còn phải từ bên ngoài DN thông qua việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và khách hàng. Ngoài các thông tin liên quan đến chiến lược sản xuất kinh doanh, nhà quản trị cũng cần những thông tin liên quan đến giá trị cổ đông (giá trị cổ phiếu, giá trị thương hiệu của DN) để đưa ra những quyết định liên quan đến cổ phiếu của mình.

- Kế toán bền vững: Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các DN ngày nay được kỳ vọng không chỉ đem lại lợi nhuận cho chủ sở hữu hay các nhà đầu tư mà còn được kỳ vọng: (i) Sẽ giải quyết được các yếu tố xã hội như tạo việc làm cho người lao động tại địa phương; (ii) Đóng góp vào tốc độ phát triển kinh tế của địa phương; (iii) Phải chịu trách nhiệm bảo vệ môi trường… Nhiều công ty lớn trên thế giới đã phải thực hiện các kỳ vọng và trách nhiệm này.

Thực tế đã chứng minh, nhiều DN thay vì bỏ ra chi phí nghiên cứu sản xuất kết hợp với bảo vệ môi trường thì lại chấp nhận chịu phạt do việc gây ra ô nhiễm môi trường. Và số tiền phạt này thậm chí còn lớn hơn cả số chi phí bỏ ra để nghiên cứu phương thức sản xuất mới… Chính vì vậy, nhà quản trị DN ngày nay, ngoài nhu cầu thông tin phục vụ điều hành sản xuất kinh doanh thì cũng cần các thông tin về ảnh hưởng từ các hoạt động của DN tới các yếu tố môi trường - xã hội, kinh tế xung quanh DN.

Kế toán bền vững hay còn được biết đến là kế toán phát triển bền vững đề cập tới các yếu tố vĩ mô bao gồm: Môi trường, xã hội và kinh tế. Sản phẩm của kế toán bền vững là báo cáo phát triển bền vững của DN, báo cáo này mô tả các hoạt động của DN ảnh hưởng tới yếu tố môi trường, xã hội và kinh tế xung quanh DN. Kế toán bền vững có thể được chia nhỏ thành kế toán môi trường và kế toán trách nhiệm xã hội.

Kế toán bền vững xuất hiện lần đầu cách đây khoảng hơn 20 năm và tại thời điểm đó được coi như là một bộ phận của kế toán tài chính mà tập trung vào việc trình bày và thuyết minh các thông tin phi tài chính cho một số đối tượng bên ngoài DN như các cổ đông, nhà sáng lập, các cơ quan chức năng của Chính phủ…  Sau này kế toán bền vững cũng được coi như một dạng KTQT phục vụ nhà quản trị nội bộ DN trong việc đưa ra các quyết định hoặc thiết lập các chính sách mới có liên quan đến các hoạt động của DN.

Các dạng thức của KTQT nêu trên thể hiện sự phát triển của KTQT phù hợp với các giai đoạn phát triển của kinh tế - xã hội cùng với sự gia tăng của nhận thức con người về các yếu tố khác ngoài kinh tế như môi trường, xã hội. Trong hoạt động kinh doanh ngày nay ngoài việc phải đảm bảo đem lại hiệu quả lâu dài cho chủ sở hữu cũng phải có trách nhiệm với môi trường xung quanh, với xã hội và nền kinh tế mà DN đang hoạt động.

Các bước phát triển của KTQT không mang quy luật phủ định, dạng thức KTQT ở bậc cao hơn; không phủ định dạng thức KTQT ở bậc thấp hơn. Các dạng thức KTQT này tồn tại trong mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau và chúng cùng tồn tại trong một DN. Tuy nhiên, mức độ xuất hiện của từng dạng thức KTQT lại phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác, không phải mọi DN đều cần thiết phải có tất cả các dạng thức KTQT như trên.

Yêu cầu đặt ra với người làm kế toán quản trị

- Nhân viên kế toán chi phí: Thời kỳ đầu của KTQT, người làm KTQT đóng vai trò như một nhân viên kế toán chi phí. Công việc chính của họ là thu thập các thông tin về chi phí thực tế phát sinh, sau đó tổng hợp và xác định các chi phí liên quan đến sản phẩm để tính toán giá thành sản phẩm. Các kết quả tính toán được sử dụng nhằm mục đích xác định lãi lỗ và cung cấp cho kế toán tài chính để lập báo cáo tài chính. Các thông tin về chi phí chưa phục vụ nhà quản trị trong việc ra quyết định. Bên cạnh đó, nhân viên kế toán chi phí còn có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch kinh doanh ở dạng đơn giản dựa trên những số liệu kế toán lịch sử và dự báo có mức độ tin cậy thấp. Nhân viên kế toán chi phí làm việc như một thành viên trong bộ phận kế toán của DN, công việc của họ không liên quan nhiều tới các bộ phận khác.

- Nhân viên KTQT kiểu truyền thống: Giai đoạn này của KTQT, người làm KTQT không còn đơn thuần chỉ là nhân viên kế toán chi phí mà có thể được coi là một chuyên gia tài chính của DN. Phạm vi công việc cũng không chỉ giới hạn trong phòng kế toán mà có thể liên quan đến nhiều bộ phận khác trong DN. Người làm KTQT lúc này phải trang bị nhiều kiến thức và hiểu biết rõ ràng hơn về toàn bộ quy trình sản xuất kinh doanh của DN.

Người làm KTQT có thể là những chuyên gia xây dựng định mức chi phí cho DN; có thể là những người làm ở bộ phận xây dựng kế hoạch, phương án kinh doanh; có thể là những chuyên viên phân tích, đánh giá hiệu quả tài chính hoặc là những chuyên gia dự báo, phân tích thị trường. Mục tiêu cuối cùng của tập hợp những người làm KTQT truyền thống là cung cấp được đầy đủ thông tin cho nhà quản trị đưa ra được quyết định điều hành mang tính tác nghiệp – đây là bước tiến quan trọng nhất của người làm KTQT truyền thống so với nhân viên kế toán chi phí ở thời kỳ trước.

- Người làm KTQT chiến lược: Người làm KTQT chiến lược là những người không chỉ nắm rõ về hoạt động sản xuất kinh doanh của DN mà phải là những người hiểu rõ về thị trường nơi mà DN tham gia với những đối thủ cạnh tranh và nhóm khách hàng tiềm năng. Trên cơ sở các hiểu biết rõ ràng như vậy, người làm KTQT chiến lược có thể tham gia vào hoạch định chiến lược phát triển của DN, đảm bảo tạo được lợi thế cạnh tranh và đạt được hiệu quả tài chính trong dài hạn theo đúng các mục tiêu chiến lược mà chủ DN đặt ra.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận ba đình Ngoài các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, người làm KTQT cũng phải cung cấp được thông tin cho các nhà quản trị về giá trị cổ đông (giá trị cổ phiếu mà họ đang nắm giữ) để nhà quản trị có thể có những quyết định dài hạn đối với cổ phiếu của mình. Người làm KTQT chiến lược được coi như một thành viên tham gia quản trị, điều hành DN.

- Người làm KTQT bền vững: Người làm KTQT đòi hỏi không chỉ nắm rõ hoạt động sản xuất kinh doanh, đối thủ cạnh tranh và khách hàng của DN mà còn phải am hiểu các quy định về bảo vệ môi trường, các chính sách phát triển kinh tế xã hội của địa phương và các trách nhiệm phải đóng góp của DN đối với cộng đồng. Người làm KTQT lúc này đóng vai trò như một nhà quản trị cấp cao, có thể tham gia đóng góp ý kiến trực tiếp cho các chủ sở hữu DN.

Từ quan điểm ban đầu về người làm KTQT chỉ là nhân viên kế toán chi phí làm việc trong bộ phận kế toán của DN, ngày nay quan điểm về người làm KTQT đã vượt ra khỏi phạm vi của bộ phận kế toán. Người làm KTQT có thể làm việc ở các bộ phận khác nhau trong DN, họ cũng có thể ở rất nhiều cấp độ khác nhau.

Các báo cáo KTQT hiện nay không chỉ do một bộ phận duy nhất lập ra mà có thể do nhiều bộ phận ở nhiều cấp độ khác nhau lập, các báo cáo này kết hợp với nhau tạo thành một hệ thống thông tin kế toán quản trị cung cấp cho nhà quản trị ở các cấp động trong DN có thể sử dụng để đưa ra quyết định phù hợp.

Nhìn chung, sự phát triển KTQT không mang tính phủ định. Dạng thức KTQT ở bậc cao hơn không phủ định dạng thức KTQT ở bậc thấp hơn. Các dạng thức KTQT kết hợp và hỗ trợ lẫn nhau để phục vụ nhà quản trị các cấp của DN được tốt nhất.

Người làm KTQT không còn giới hạn phạm vi ở trong bộ phận kế toán mà có thể ở các bộ phận khác trong DN. Người làm KTQT cũng có nhiều cấp độ khác nhau tương ứng với các dạng thức KTQT tồn tại trong DN. Các báo cáo KTQT do người làm KTQT lập là một hệ thống thông tin cung cấp cho nhà quản trị ở các cấp trong DN. 
dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại quận tân phú
Theo tapchitaichinh
[Read More...]


Quy trình quản lý công nợ phải thu hiệu quả trong doanh nghiệp



Để đảm bảo sự lành mạnh về tài chính của Doanh nghiệp, tránh các rủi ro trong hoạt động kinh doanh thì việc xây dựng quy trình quản lý công nợ phải thu là điều rất cần thiết và cần được triển khai áp dụng tại các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, quy trình có thể phù hợp với doanh nghiệp này nhưng chưa chắc sẽ phù hợp với doanh nghiệp khác nên cần có sự điều chỉnh linh hoạt trong quá trình thực hiện.

Quy trình thu hồi công nợ hiệu quả cho doanh nghiệp hiện nay
Quản lý công nợ khách hàng thế nào cho hiệu quả?
Dưới đây là một quy trình quản lý công nợ phải thu cơ bản cho doanh nghiệp:

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại đà nẵng
- Bước 1: Thiết lập bộ phận chuyên môn quản lý chặt chẽ công nợ, soạn thảo một chính sách chi trả rõ ràng. Mục đích hạn chế tối đa những vấn đề phát sinh ngoài tầm kiểm soát, yêu cầu khách hàng ký thỏa thuận, yêu cầu về việc thanh toán. Cam kết phải thực hiện theo đúng thời hạn, quy định trong hợp đồng. Nêu rõ mức phạt trong trường hợp khách hàng phải chịu nếu vi phạm quy định thanh toán.

- Bước 2: Thiết lập một quy trình quản lý công nợ phải thu chuẩn của công ty. Bám sát các mục tiêu: Xác định rõ cá nhân nào sẽ chịu trách nhiệm làm việc với các khách hàng; Quy định rõ thời gian nhắc nhở khách hàng, cách thức có thể là gửi thư Email, gọi điện trực tiếp. Các cá nhân cần phải có ý thức trách nhiệm với việc quản lý thu hồi công nợ.

- Bước 3: Gửi hóa đơn đến khách hàng bằng hình thức nhanh nhất để rút ngắn được quá trình thu hồi. Trong hóa đơn cần phải thể hiện cụ thể thời gian tối đa khách hàng cần chi trả công nợ. Cụm “chi trả trong vòng 30 ngày” sẽ kém khẳng định hơn cụm “hạn chót vào ngày 30/9”.

dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại bắc ninh - Bước 4: Nhắc nhở, thúc giục khách hàng về việc thanh toán nếu chậm kỳ hạn. Có nhiều trường hợp khách hàng, có thể việc gửi email hoặc văn bản đề nghị thanh toán là không có tác dụng. Chúng ta cần yêu cầu hẹn gặp trực tiếp để trao đổi cụ thể. Cần phải có những yêu cầu cụ thể để khách hàng không thể thoái thác.

 New call-to-action

Trong quá trình thực hiện quy trình quản lý công nợ, mọi vấn đề cần được làm việc với người có thẩm quyền quyết định và giải quyết vấn đề công nợ, các chứng từ tài liệu phải được lưu trữ cẩn thận và có sự bám sát theo dõi chi trả cũng như khất nợ của khách hàng thường xuyên.
Hiện nay để giải quyết những vướng mắc trong vấn đề này đơn giản hơn thì các doanh nghiệp thường sử dụng phần mềm quản lý công nợ. Phần mềm kế toán MISA SME.NET 2017 luôn có sẵn các báo cáo về công nợ, tuổi nợ quá hạn, theo nhiều tiêu chí khác nhau để doanh nghiệp luôn nắm bắt được tình hình công nợ giúp doanh nghiệp thực hiện công tác thu hồi nợ thuận tiện nhất.
 Dùng thử miễn phí phần mềm kế toán
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hà đông MISA
[Read More...]


Đâu là công việc kế toán phải làm hằng ngày?



Kế toán là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Kế toán cần phải làm gì hàng ngày, hàng tháng, hàng năm ? Tuy nhiên, những bạn học kế toán mới ra trường thường không được tiếp cận thực tế nên không nắm bắt được những công việc hằng ngày tại doanh nghiệp, do đo, web kế toán giới thiệu với các bạn những công việc kế toán phải làm hằng ngày là gì ? nhằm giúp các bạn tiếp cận thực tế.


1. Công việc đầu năm mà kế toán thuế cần phải làm

- Kê khai và nộp tiền thuế môn bài đầu năm.

+ Hạn nộp tiền thuế môn bài là ngày 31/1.

+ Nếu là công ty mới thành lập thì nộp tờ khai và thuế môn bài trong vòng 30 ngày, kể từ khi có giấy phép Kinh doanh.

+ Nếu công ty có thay đổi về vốn, thì thời hạn cuối cùng nộp tờ khai thuế môn bài là 31/12 năm có thay đổi

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải dương - Nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN tháng 12 hoặc quý IV của năm trước. Nếu kê khai theo tháng thì hạn nộp là 20/1. Nếu theo quý thì là 30/1

- Nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý IV năm trước liền kề

- Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý IV năm trước liền kề

- Nộp Báo cáo tài chính, Quyết toán thuế TNDN, Quyết toán thuế TNCN của năm trước liền kề: Thời hạn nộp là 31/3

2. Công việc hằng ngày phải làm

- Ghi chép, thu thập, xử lý và lưu trữ các hoá đơn, chứng từ kế toán:

+ Khi DN có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như mua bán hàng hóa,… Thì công việc của kế toán là phải thu thập tất cả các hóa đơn chứng từ có liên quan (đầu ra, đầu vào) để làm căn cứ cho việc kê khai thuế và hạch toán.

+ Sau khi đã tập được các hóa đơn chứng từ liên quan thì kế toán thuế phải tiền hành xử lý và kiểm tra xem hóa đơn hợp pháp không, có hợp lệ, hợp lý hay không

+ Trường hợp nếu phát hiện hóa đơn GTGT viết sai, hóa đơn bất hợp pháp, kế toán phải xử lý ngay theo quy định của Thông tư 39/2014/TT-BTC và các văn bản pháp luật liên quan

+ Lập phiếu thu, phiếu chi, lập hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho… cần thiết trong ngày

- Vào sổ quỹ, sổ tiển gửi, và các sổ sách cần thiết khác

+ Lưu ý: Những chứng từ không dùng ghi sổ, hạch toán được lưu giữ 5 năm

+ Những chứng từ để ghi sổ, hạch toán được lưu giữ 10 năm

+ Những chứng từ, hồ sơ đặc biệt quan trọng tu trữ vĩnh viễn

3. Công việc hàng tháng

- Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng (Nếu DN kê khai thuế GTGT theo tháng).

- Đối với những hóa đơn đầu ra thì tháng nào có phát sinh phải kê vào tháng đó. Kể từ ngày 1/1/2014 những hóa đơn đầu vào không bị khống chế thời gian kê khai, nhưng phải khai trước khi Cơ quan thuế có quyết định thanh kiểm tra

- Lập tờ khai thuế TNCN theo tháng (Nếu DN kê khai thuế GTGT theo tháng, và có số thuế TNCN được phải nộp trong tháng).

- Lập tờ khai các loại thuế khác nếu có

- Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng (Đối với những DN mới thành lập dưới 12 tháng).

- Hạn nộp tờ khai là ngày 20 của tháng liền kề

- Tính giá hàng tồn kho, giá vốn hàng bán

- Tính lương, bảo hiểm , các khoản phụ cấp khác cho người lao động

- Tính khấu hao TSCĐ, tính phân bổ công cụ dụng cụ

- Lưu ý: Nếu trong tháng có phát sinh số tiền thuế phải nộp thì hạn nộp tờ khai cũng là hạn nộp tiền thuế

4. Công việc hàng quý

- Lập tờ khai thuế GTGT theo quý (Nếu DN bạn kê khai thuế GTGT theo quý)

- Lập tờ khai thuế Tạm tính Thuế TNDN theo Quý.

- Lập Báo cáo tình hình sử dụng Hoá đơn theo Quý.

- Lập tờ khai thuế TNCN theo quý (Nếu DN kê khai theo quý).

- Hạn nộp các tờ khai trên là ngày 30 của tháng đầu tiên quý sau liền kề.

5. Công việc cuối năm

- Cuối năm bạn nhớ làm báo cáo thuế cho tháng cuối năm và báo cáo thuế quý 4 .

- Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN năm

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận long biên - Lập báo cáo Quyết toán thuế TNDN năm

- Kiểm kê quỹ, kiểm kê kho hàng và tài sản, đối chiếu công nợ

- Lên sổ kế toán, đối chiếu sổ chi tiết và số tổng hợp

- Lập Báo cáo tài chính năm gồm: Bảng Cân đối Kế toán. Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ.

- Thuyết minh Báo cáo Tài chính. Bảng Cân đối số phát sinh Tài khoản.

-  In sổ sách, chứng từ kế toán và trình ký các sổ sách chứng từ đó

- Lưu trữ các chứng từ và số sách

Trên đây là những công việc cơ bản mà kế toán thuế phải làm trong doanh nghiệp. Để làm tốt những công tác tưởng như đơn giản đó, bạn phải hiểu rõ về những văn bản thuế liên quan, và các chuẩn mực kế toán.

Một số văn bản về thuế hiện hành kế toán cần nắm được như sau:

- Thông tư 156/2013/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý thuế

- Thông tư 219/2013/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Luật thuế GTGT

- Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNCN

- Thông tư 78/2014/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNDN

- Thông tư 39/2014/TT-BTC Hướng dẫn sử dụng hóa đơn

- Thông tư 119/2014/TT-BTC Sửa đổi một số Thông tư

Ngoài ra, các bạn cũng cần tham khảo các Nghị định hướng dẫn thực hiện và các Luật thuế
dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại quận thủ đức Theo ke-toan
[Read More...]


Hình thức xử phạt bổ sung trong kế toán, kiểm toán độc lập quá nặng



Trả lời Công văn số 10181/BTC-CĐKT của Bộ Tài chính về việc đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, VCCI cho rằng, vẫn tồn tại những khái niệm chưa rõ ràng và hình thức xử phạt bổ sung quá nặng.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thái bình
Cùng tính chất, nhưng khung xử phạt khác nhau

Liên quan đến nội dung xử phạt hành vi vi phạm trong việc tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bổi dưỡng kế toán trưởng, VCCI nhận định, điểm hạn chế của dự thảo đó là hành vi vi phạm có cùng tính chất nhưng khung xử phạt lại khác nhau.

Cụ thể, tại điểm a khoản 1 Điều 17 dự thảo quy định, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với hành vi “tổ chức khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng khi chưa đăng ký với Bộ Tài chính hoặc đã đăng ký nhưng chưa được Bộ Tài chính chấp thuận. Ngoài ra, tại khoản 4 Điều 19 dự thảo quy định phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi “thực hiện cập nhật kiến thức cho kế toán viên hành nghề và người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận”. Theo VCCI, hai hành vi trên có tính chất tương tự nhau. Bởi, cùng vi phạm về thủ tục đăng kí với cơ quan nhà nước đối với hoạt động đào tạo, do đó cần phải được xác định cùng khung xử phạt.

Tương tự, Điều 27, khoản 2 quy định, xử phạt hành vi “tiếp tục kinh doanh các dịch vụ kế toán khi đã chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán, bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán” và khoản 3 quy định, hành vi “cung cấp dịch vụ kế toán hoặc hành nghề dịch vụ kế toán khi chưa đủ điều kiện theo quy định” vào hai khung xử phạt khác nhau. Theo VCCI, hai hành vi này xét về bản chất là đều cung cấp dịch vụ kế toán khi chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

Vì vậy, để đảm bảo tính hợp lý, VCCI đề nghị Ban soạn thảo điều chỉnh hai hành vi này về cùng một khung xử phạt.

Khái niệm thiếu tính định lượng

dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại kiên giang VCCI cho rằng, nhiều quy định trong dự thảo đang sử dụng cụm từ “không kịp thời” để xác định hành vi vi phạm. Cụ thể, như điểm c khoản 2 Điều 1, Điều 30 quy định phạt tiền đối với hành vi “báo cáo không kịp thời…tình hình thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới…”. VCCI cho rằng, “không kịp thời” là khái niệm không rõ ràng, có thể tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau. Do đó, có thể trao nhiều quyền cho cán bộ thực thi, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Vì vậy, VCCI đề nghị Ban soạn thảo quy định theo hướng định lượng khái niệm này, ví dụ như xác định thời hạn chậm nộp báo cáo và mức xử phạt tương ứng.

Liên quan đến quy định xử phạt bổ sung tại khoản 2 Điều 31 dự thảo quy định “tước quyền Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán trong thời gian từ 06 tháng đến 12 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam khi thực hiện các hành vi vi phạm” có liên doanh với doanh nghiệp dịch vụ kế toán nước ngoài để cung cấp dịch vụ kế toán tại Việt Nam. Theo đó, VCCI nhận định, hình thức xử phạt bổ sung trên là quá nặng đối với các nhóm hành vi quy định tại khoản 1 Điều 31 của dự thảo.

VCCI lập luận, đây chủ yếu là hành vi vi phạm liên quan đến lưu trữ hồ sơ, báo cáo giải trình, nghĩa vụ báo cáo. Nếu so sánh với các hành vi cùng khung xử phạt khác hoặc thấp hơn trong dự thảo là chưa nguy hiểm bằng. Ví dụ như so sánh với hành vu về không đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kế toán tại khoản 3 Điều 27 hay hành vi “thông đồng, móc nối với khách hàng để cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật khi cung cấp dịch vụ kế toán cho khách hàng” tại khoản 1 Điều 23.

Vì vậy, để đảm bảo tính công bằng và hợp lý, VCCI đề nghị Ban soạn thảo bỏ quy định về hình thức xử phạt bổ sung. Trong trường hợp có giải tronhf hợp lý về lý do xử phạt nặng đối với hành vi vi phạm này bằng tước giấy phép tạm thời thì cũng cần giảm hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 31 của dự thảo xuống. Ví dụ, có thể tước quyền sử dụng giấy phép trong khoảng thời gian từ 01 đến 03 tháng, tương ứng với hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 23 của Dự thảo.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hai bà trưng Theo enternews
[Read More...]


Những điều cần hoàn thiện trong báo cáo thường niên



Mục đích của báo cáo thường niên là nhằm giới thiệu cho các nhà đầu tư một cách đầy đủ các hoạt động trọng yếu và tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và nhằm mục đích chính là dự đoán giá cổ phiếu và các yếu tố liên quan như lãi trên mỗi cổ phiếu (EPS) của doanh nghiệp trong tương lai.

Do đó, việc trình bày báo cáo thường niên cũng như các số liệu tài chính trong quá khứ phải làm sao giúp các nhà đầu tư dễ dự đoán tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của công ty, đặc biệt là EPS tương lai.

Các nhà đầu tư vốn chủ sở hữu kỳ vọng vào cả cổ tức và sự tăng trưởng trong giá trị cổ phiếu mà họ nắm giữ. Các nhà đầu tư có rủi ro là có thể không nhận được những khoản tiền này. Do vậy các nhà đầu tư sử dụng các báo cáo thường niên để: (1) Dự đoán các khoản lãi kỳ vọng của họ và (2) Đánh giá các rủi ro gắn liền với các khoản tiền lãi này.

1. Những điều có thể làm tốt hơn trong các báo cáo thường niên.

Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm trên Internet các báo cáo thường niên của các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng thế giới niêm yết trên các thị trường chứng khoán quốc tế tại Mỹ hay Châu Âu như PG.com của tập đoàn P&G (Mỹ), Unilever.com của tập đoàn Unilever (Hà lan và Anh Quốc). Mặc dù ở Việt Nam đã có một số quy định những điều tối thiểu phải trình bày trên báo cáo thường niên cho các công ty niêm yết. Tuy nhiên các công ty có thể làm được nhiều hơn thế để giới thiệu về mình với các nhà đầu tư. Việc trình bày tốt báo cáo thường niên là một công cụ hữu hiệu để giúp các nhà đầu tư hiểu hơn về công ty mình. Khi nhiều nhà đầu tư biết và đánh giá cao về công ty của bạn, có nghĩa là cổ phiếu của công ty bạn được nhà đầu tư đánh giá cao, do vậy nó có thể ảnh hưởng tốt đến giá cổ phiếu của công ty. Bởi vậy bạn có thể tham chiếu các báo cáo thường niên của các tập đoàn nổi tiếng thế giới cho báo cáo thường niên của mình. Sau đây là một số điểm mà tác giả cho rằng báo cáo thường niên của các công ty Việt Nam có thể làm tốt hơn.

1.1. Giới thiệu chiến lược của công ty: Bạn nên giới thiệu với nhà đầu tư chiến lược dài hạn của công ty mà nó tạo nên sự khác biệt và sự thành công của công ty. Những chiến lược này giúp cho nhà đầu tư có một cái nhìn về khả năng phát triển dài hạn của công ty. Chiến lược của công ty phải gắn liền với các thế mạnh của công ty cũng như trong mối liên hệ với môi trường kinh doanh của công ty. Hiện tại nhiều công ty Việt Nam đã có phần trình bày về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của công ty, tuy nhiên nhiều công ty không có phần trình bày về chiến lược phát triển công ty hoặc trình bày khá sơ sài. Điều này có thể làm cho nhà đầu tư có thể chưa thực sự yên tâm về khả năng phát triển dài hạn của công ty bạn.

1.2. Rủi ro và quản trị rủi ro:  Báo cáo thường niên nên trình bày các rủi ro chính mà công ty có thể phải đối mặt trong năm tới (tức năm hiện tại của ngày phát hành báo cáo thường niên) và các hành động mà công ty sẽ sử dụng để hạn chế các rủi ro xảy ra. Trình bày tốt phần này có nghĩa là công ty của bạn đã chuẩn bị rất tốt, đã dự liệu các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai và các biện pháp để ngăn ngừa nó. Điều này giúp các nhà đầu tư tin tưởng hơn những dự báo kết quả và tình hình tài chính của bạn. Ví dụ Unilever đưa ra các dự báo rủi ro cho năm 2010 về kinh tế như sau: Suy giảm kinh doanh trong thời kỳ kinh tế toàn cầu suy giảm, tránh việc sụp đổ của các khách hàng và nhà cung cấp. Do vậy họ: Kiểm soát cẩn thận các chỉ số kinh tế và thường xuyên sử dụng các mô hình ảnh hưởng của các kịch bản kinh tế khác nhau…

1.3. Các số liệu tài chính quan trọng nên trình bày ít nhất là 5 năm liên tục, và nó phải có ý nghĩa so sánh.  Để đánh giá đầy đủ về một công ty, các nhà đầu tư cần đánh giá các số liệu của ít nhất là 5 năm gần nhất, được trình bày sao cho thuận tiện nhất cho việc so sánh. Về nguyên tắc bạn nên trình bày càng dài càng tốt từ 10-15 năm như vậy nhà đầu tư càng thấy cả quá trình phát triển của công ty. Báo cáo thường niên 2009 của P&G trình bày 11 năm từ năm 2009 đến năm 1999. Các số liệu tài chính quan trọng có thể bao gồm như: Doanh thu thuần, Lãi kinh doanh, Lãi trước thuế, lãi sau thuế cho cổ đông công ty mẹ, EPS cơ bản, EPS pha loãng, EPS của các hoạt động tiếp tục, EPS của các hoạt động không tiếp tục, Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, Tổng tài tài sản, tổng công nợ, tổng vốn chủ sở hữu. Rất nhiều báo cáo thường niên hiện chỉ trình bày số liệu có 2 hay 3 năm. Có một số công ty trình bày số liệu tài chính quan trọng 5 năm nhưng các số liệu EPS lại không được điều chỉnh hồi tố khi có các sự kiện chia thưởng cổ phiếu hay chia cổ tức bằng cổ phiếu. Bởi vậy việc so sánh EPS qua các năm là không mấy ý nghĩa hoặc thậm chí là làm sai lệch nghiêm trọng.

1.4. Điều chỉnh EPS hồi tố. Nếu số cổ phiếu phổ thông hay cổ phiếu phổ thông tiềm năng đang lưu hành tăng như là kết quả của việc phát hành cổ phiếu thưởng hay chia tách cổ phiếu, trả cổ tức bằng cổ phiếu, việc tính EPS cơ bản và pha loãng cho tất cả các kỳ được trình bày phải được điều chỉnh tương ứng. Hiện nay một số công ty không điều chỉnh EPS, một số khác có điều chỉnh EPS của năm trước, nhưng lại không điều chỉnh trong các phần các chỉ tiêu tài chính quan trọng cho 5 năm, kết quả là các nhà đầu tư có được các thông tin EPS gốc mà nó không có mấy ý nghĩa trong việc so sánh. Ví dụ BCTN của Sacombank ở trang 44 phần các chỉ tiêu tài chính chủ yếu qua các năm, ghi nguyên gốc EPS năm 2009 là 2.771 đ/CP, năm 2008 là 1.869 đ/CP, trong báo cáo kết quả kinh doanh cũng tương tự. Tuy nhiên trong phần thuyết minh số 25 trang 90 thì ghi cả EPS điều chỉnh , khi đó EPS năm 2008 là 1.623 đ/CP (thay vì 1.869). Lẽ ra EPS năm 2008 trong tất cả các báo cáo của năm 2009 phải được trình bày là EPS điều chỉnh (1.623 đ/CP), con số này mới có ý nghĩa cho việc so sánh để thấy được sự tăng trưởng của EPS qua các năm. Tương tự EPS của các năm 2007 đến 2005 trong số liệu tài chính qua các năm đều phải điều chỉnh tương ứng để thấy được sự tăng trưởng của EPS. Việc chỉ trình bày EPS điều chỉnh trong phần thuyết minh các báo cáo tài chính mà không trình bày trên các báo cáo quan trọng như Báo cáo kết quả và phần các chỉ tiêu tài chính quan trọng qua các năm, dễ làm cho các nhà đầu tư hiểu nhầm, vì không phải ai cũng có thời gian đọc phần thuyết minh rất dài của các báo cáo tài chính. Hơn nữa việc phải trình bày EPS điều chỉnh hồi tố là bắt buộc theo quy định của VAS và IFRS (CM báo cáo tài chính quốc tế).

1.5. EPS pha loãng (Diluted EPS). Việc tính EPS trở nên phức tạp khi công ty có các khoản trái phiếu chuyển đổi, chứng quyền và lựa chọn quyền mua cổ phiếu hay các công cụ tài chính mà nó có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông. VAS quy định chưa rõ ràng về EPS “suy giảm” tức pha loãng mặc dù chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 33 “yêu cầu bắt buộc báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty phải trình bày cả hai chỉ tiêu EPS cơ bản và EPS pha loãng trên bề mặt của Báo cáo Kết quả kinh doanh với mức độ nổi bật như nhau”. Nhiều công ty Việt Nam hiện nay vẫn chưa báo cáo EPS pha loãng. Cho các quyết định đầu tư, nhà đầu tư luôn cần phải xem xét cả EPS cơ bản và EPS pha loãng. Trong tình huống mà doanh nghiệp có nhiều trái phiếu chuyển đổi thì EPS pha loãng vô cùng quan trọng nó là một chỉ báo cho EPS của các năm tới chứ không phải là EPS cơ bản. Ví dụ của ngân hàng ACB trong những năm gần đây là một điển hình mà EPS pha loãng là cơ sở chính xác hơn để các nhà đầu tư ước tính EPS của những năm tới.

Chỉ tiêu                                    2009    2008
EPS cơ bản (Đ/CP)               3.042   3.563
EPS pha loãng (Đ/CP)         2.751   2.979

Tuy nhiên nhiều công ty không trình bày chỉ tiêu EPS pha loãng. SSI cuối năm 2009 vẫn còn hơn 222 tỷ đ trái phiếu chuyển đổi sẽ chuyển thành 22.222.400 cổ phiếu mà nó sẽ chuyển đổi vào ngày 30.1.2010 để tăng vốn điều lệ từ 1.533 tỷ đ lên 1.755 tỷ đ. Tuy nhiên trong phần báo cáo tài chính của SSI năm 2009 không trình bày chỉ tiêu rất quan trọng đối với các nhà đầu tư là EPS pha loãng. Nếu tính EPS pha loãng của SSI, nó sẽ giảm hơn 10% so với EPS cơ bản do cổ phiếu của SSI bị pha loãng 14%.

1.6. Trình bày Lương và thu nhập của Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. Theo quy định của Việt Nam, Lương của TGĐ phải được báo cáo trước đại hội đồng cổ đông. Đó là một chỉ tiêu khá nhạy cảm ở Việt Nam. Rất nhiều công ty không đưa chỉ tiêu này vào báo cáo thường niên hoặc đưa vào số liệu tổng cho cả một nhóm ví dụ như HĐQT, Ban kiểm soát và Ban tổng giám đốc. Cũng có công ty đưa ra con số % lương, thu nhập, thù lao trên tổng số thu nhập như của Vinamilk mà thực chất thì những con số này gần như không có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư. Nếu một công ty trả lương tốt cho Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT mà công ty vẫn có kết quả kinh doanh tốt, thì đó là một công ty tốt. Tuy nhiên nếu một công ty trả lương cho từng cá nhân lãnh đạo công ty rất thấp nhưng công ty có kết quả kinh doanh tốt, điều đó làm các nhà đầu tư thấy bất an bởi tính bền vững của các nhà quản trị này, liệu họ có tiếp tục làm ở đấy nữa hay không? Rủi ro mà nhà quản trị chuyển sang công ty khác có mức thu nhập tốt hơn rất dễ xảy ra.

2. Trình bày các báo cáo tài chính

2.1. Trình bày báo cáo tài chính cho số liệu của 3 năm gần nhất (thay vì chỉ có 2 như hiện nay). Mặc dù chế độ kế toán của Việt Nam chỉ quy định bắt buộc các số liệu của năm hiện tại và năm trước đó. Tuy nhiên để các nhà đầu tư có một cách nhìn tốt hơn về công ty, đa phần các báo cáo tài chính của các công ty trên thị trường chứng khoán quốc tế (Unilever hay P&G) trình bày 3 năm liên tục cho năm hiện tại và 2 năm liền trước đó. Như vậy nhà đầu tư sẽ có các số liệu lịch sử dài hơn để có thể đánh giá về công mà có thể không cần phải tìm hiểu thêm báo cáo của các năm trước đó. Điều này không trái với quy định của chế độ kế toán Việt Nam.

2.2. Các hoạt động không tiếp tục. Các hoạt động không tiếp tục liên quan đến việc đóng cửa hoặc bán một bộ phận của doanh nghiệp. Nếu một công ty cắt bỏ một bộ phận kinh doanh nào đó, nó cần phải báo cáo riêng biệt kết quả kinh doanh của các bộ phận vẫn tiếp tục và các bộ phận không tiếp tục, cả hai đều phải được báo cáo trên báo cáo kết quả kinh doanh hay trong thuyết minh báo cáo tài chính. Để có các báo cáo kết quả kinh doanh có tính so sánh tốt, lãi lỗ của các bộ phận không tiếp tục cần được chỉ ra riêng biệt cho tất cả các năm trong quá khứ mà bộ phận này hoạt động, nếu không tình hình tài chính hiện tại của công ty mà nó không bao gồm các bộ phận đã cắt bỏ, sẽ không thể so sánh được với tình hình tài chính (các số liệu) quá khứ. EPS là một sự tổng hợp quan trọng, nó được báo cáo riêng biệt cho các hoạt động không tiếp tục.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận thủ đức 2.3. Báo cáo bộ phận . VAS 28 đã yêu cầu chi tiết về báo cáo các bộ phận, nó giống như IAS 14, tuy nhiên dường như các công ty làm báo cáo bộ phận rất sơ sài chưa đáp ứng được các yêu cầu của VAS cũng như yêu cầu của các nhà đầu tư. Báo cáo bộ phận cần thiết cho việc đánh giá rủi ro và lợi ích kinh tế của doanh nghiệp có nhiều ngành hàng khác nhau, có cơ sở ở nước ngoài hoặc doanh nghiệp có phạm vi hoạt động trên nhiều khu vực địa lý khác nhau. Báo cáo bộ phận nhằm hỗ trợ người sử dụng báo cáo tài chính: a) Hiểu rõ về tình hình hoạt động các năm trước của doanh nghiệp; b) Đánh giá đúng về những rủi ro và lợi ích kinh tế của doanh nghiệp; và c) Đưa ra những đánh giá hợp lý hơn về doanh nghiệp.

Ví dụ báo cáo bộ phận của Vinamilk chỉ đưa ra báo cáo kết quả ngắn gọn của bộ phận xuất khấu và bán nội địa. Thiết nghĩ Vinamilk nên báo cáo bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh hay ngành hàng cũng như nhìn thấy được sự rủi ro của chúng. Trong báo cáo của Chủ tịch HĐQT Vinamilk đã báo cáo rõ hơn về các bộ phận gồm (1) Nhóm sữa bột và bột dinh dưỡng, (2) Sữa đặc có đường, (3) Sữa tươi và sữa chua uống, (4) Hàng lạnh, thực phẩm và giải khát, (5) Cà phê, (6) Đầu tư tài chính. Nếu báo cáo bộ phận của Vinamilk trình bày theo các ngành này thì nhà đầu tư sẽ dễ dự đoán được tương lai của công ty hơn. Các số liệu báo cáo bộ phận nên trình bày cho 3 năm.

2.4. Báo cáo kết quả theo quý và cả năm. Hoạt động của các doanh nghiệp thường có tính thời vụ, để các nhà đầu tư có một cái nhìn đầy đủ hơn về doanh nghiệp, bạn nên trình bày báo cáo kết quả rút gọn theo từng quý và cho 2 năm.

Hãy xem trích đoạn của báo cáo thường niên của P&G năm 2009, phần Kết quả theo quý (chưa kiểm toán) (đơn vị Triệu USD):

Ngày kết thúc quý                    30.9         31.12        31.3         30.6          Cả năm
Doanh thu thuần 2008         19.799     21.038      20.026    20.885        81.748
Doanh thu thuần 2009         21.582     20.368      18.417    18.662        79.024

Những công ty hoạt động có tính thời vụ lớn như ngành bánh kẹo, đồ gỗ, thời trang thì báo cáo năm theo quý đặc biệt có ý nghĩa với các nhà đầu tư.

2.5. Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh. Trong báo cáo thường niên của P&G năm 2009, 3 chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất được làm nổi bật (trang đầu) đó là Doanh thu ròng, EPS và dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh. Một doanh nghiệp có tình hình tài chính, và kết quả kinh doanh bình thường thì dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là một số dương và nó thường ở mức bằng lãi ròng sau thuế cộng với các khoản chi phí khấu hao và chi phí không phải chi tiền trong kỳ. Nó nói lên rằng cho các hoạt động kinh doanh thông thường, dòng tiền thu về từ bán hàng và dịch vụ đủ bù đắp cho các chi phí kinh doanh thông thường và còn dư ra một khoản để tái đầu tư cho tương lai. Tuy nhiên do các hướng dẫn của VAS chưa rõ ràng, các khoản phải trả thương mại bao gồm cả các khoản phải trả khác cho mua sắm tài sản dài hạn, hay tài sản tài chính do vậy dòng tiền từ thuần từ hoạt động kinh doanh có thể bị lẫn lộn với các dòng tiền từ các hoạt động đầu tư hay tài chính. Báo cáo thường niên năm 2008 của một công ty đồ gỗ (trong nhóm 10 báo cáo thường niên hay nhất năm 2008) bị lỗi kỹ thuật rất nghiêm trọng này.

2.6. EPS cơ bản: EPS là một chỉ tiêu rất quan trọng của các công ty đại chúng và nhất là các công ty niêm yết. Tuy nhiên do chế độ kế toán của Việt Nam đưa ra cách tính sai rất căn bản (đến này vẫn chưa sửa). Đó là lãi dùng để tính EPS bao gồm cả các khoản quỹ khen thưởng phúc lợi không thuộc cổ đông. Bởi vậy EPS của các công ty bị sai lệnh nhiều ít tùy thuộc vào phần lãi sau thuế cho quỹ khen thưởng phúc lợi của công ty đó. Rất nhiều công ty trích quỹ khen thưởng phúc lợi từ 5-15% lợi nhuận sau thuế, do vậy EPS của các công ty này cũng bị sai lệch tương ứng tỷ lệ này. Vinamilk năm 2009 trích 10% lãi sau thuế cho quỹ khen thưởng phúc lợi, nên EPS của Vinamilk bị sai lệch so với số thực là 10%. Cá biệt có công ty trích quỹ này lên tới 30% như Công ty Than Núi Béo.
dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại đồng tháp Theo Webketoan
[Read More...]


Mức phạt hành vi lập hóa đơn không thống nhất giữa các liên



Thuế giá trị gia tăng (VAT) là một loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Theo điểm C, khoản 1 Điều 16 của TT 39/2014/TT-BTC – quy định về sử dụng hóa đơn thì: Hóa đơn được lập một lần thành nhiều liên. Nội dung lập trên hóa đơn phải được thống nhất trên các liên hóa đơn có cùng một số.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bình dương
Nếu khi lập hóa đơn kế toán vi phạm nguyên tắc trên ví dụ như lập liên 1 và liên 3 của cùng một hóa đơn khác với liên 2 giao cho khách hàng thì hành vi đó được gọi là Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp - Được quy định cụ thể tại điều 23 của TT 39/2014/TT-BTC

"Điều 23. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn

1. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc lập khống hóa đơn; cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc; lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác.

2. Một số trường hợp cụ thể được xác định là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn:

- Hóa đơn có nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ.

- Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán ra, để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra để gian lận thuế, để bán hàng hóa nhưng không kê khai nộp thuế.

- Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hóa, dịch vụ, nhưng không kê khai nộp thuế, gian lận thuế; để hợp thức hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ.

- Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn.

- Sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ mà cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn."

Mức phạt cho hành vi lập hóa đơn không thống nhất giữa các liên hay nội dung giữa các liên cùng 1 số hóa đơn không giống nhau sẽ bị sử phạt theo khoản 5 điều 11 của TT 10/2014/TT-BTC – Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn - Có HL: 2/3/2014 như sau:

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hoàng mai 5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc hành vi sử dụng bất hợp pháp hoá đơn.

Chú ý: Nếu hành vi này được thực hiện trước ngày 09 tháng 11 năm 2013, tức là từ khi nghị định 109/2013/NĐ-CP có hiệu lực thì xử phạt theo Điều 33. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ - của nghị định 51/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 và thay thế Nghị định số 89/2002/NĐ-CP.

6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với các hành vi:

a) Lập hoá đơn có sai lệch nội dung giữa các liên;

Đặc biệt kế toán cần quan tâm:

- Nếu trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn mà dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định tại Điều 108 của Luật Quản lý thuế thì doanh nghiệp chỉ bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 98/2007/NĐ-CP, Nghị định số 129/2013/NĐ-CP, Thông tư số 61/2007/TT-BTC, Thông tư số 166/2013/TT-BTC nêu trên, không bị xử lý về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 109/2013/NĐ-CP, Thông tư số 10/2014/TT-BTC nêu trên.

- Nếu trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn mà không dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định tại Điều 108 của Luật Quản lý thuế thì doanh nghiệp chỉ bị xử lý về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 109/2013/NĐ-CP, Thông tư số 10/2014/TT-BTC nêu trên, không bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 98/2007/NĐ-CP, Nghị định số 129/2013/NĐ-CP, Thông tư số 61/2007/TT-BTC, Thông tư số 166/2013/TT-BTC nêu trên.

Theo công văn Số: 568/TCT-CS V/v xử lý vi phạm hành chính về hóa đơn - ngày 26 tháng 02 năm 2014
dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại quận nam từ liêm Tổng hợp
[Read More...]


Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Quốc tế Lao động 1/5



Cùng tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Quốc tế Lao động 1/5.

Ngày Quốc tế Lao động hay ngày 1 tháng 5 là ngày lễ kỷ niệm và ngày hành động của phong trào công nhân quốc tế và của người lao động.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức
Năm 1886, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ: "...Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ". Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký. Giới chủ tư bản có thể biết trước quyết định của công nhân mà không thể kiếm cớ chối từ.

Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago. Khoảng 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mit-tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ "Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!" Cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày càng đông người tham gia.

dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại quận long biên
Ý nghĩa của ngày Quốc tế Lao động 1/5

Ngày 1/5 được xem là ngày mừng thắng lợi đã đạt được, nêu quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ mới và biểu lộ tình đoàn kết với những người lao động các nước khác. Ngày 1/5 cũng là ngày biểu dương cho lực lượng lao động, đấu tranh cho hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội.

Ngày nay, Ngày Quốc tế Lao động 1/5 là ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta, ngày đoàn kết giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hà đông
Theo Dân trí
[Read More...]


Phân biệt chi phí phải trả và dự phòng phải trả như thế nào?




Thuật ngữ khoản dự phòng phải trả và chi phí phải trả làm nhiều bạn khi bắt đầu học kế toán bị lầm lẫn, do đó, web kế toán xin giới thiệu với các bạn bài viết này nhằm giúp các bạn phân biệt giữa hai khái niệm này.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại quảng ninh
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC tại Điều 54 quy định về chi phí phải trả và Điều 62 quy định về dự phòng phải trả như sau:

1. Đối với khoản chi phí phải trả

- Là nghĩa vụ nợ hiện tại chắc chắn về thời gian phải thanh toán;

- Xác định được chắc chắn số tiền sẽ phải trả;

- Các khoản phải trả cho hàng hóa, dịch vụ đã nhận được từ người bán hoặc đã cung cấp cho người mua trong kỳ báo cáo nhưng thực tế chưa chi trả do chưa có hóa đơn hoặc chưa đủ hồ sơ, tài liệu kế toán, được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ báo cáo.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận 1
- Trên Báo cáo tài chính, chi phí phải trả là một phần của các khoản phải trả thương mại hoặc phải trả khác.

- Các khoản chi phí phải trả thường là các khoản chi phí như:

- Các khoản phải trả cho người lao động trong kỳ như phải trả về tiền lương nghỉ phép.

- Chi phí trong thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất theo mùa, vụ có thể xây dựng được kế hoạch ngừng sản xuất.

- Trích trước chi phí lãi tiền vay phải trả trong trường hợp vay trả lãi sau, lãi trái phiếu trả sau (khi trái phiếu đáo hạn).

- Trích trước chi phí để tạm tính giá vốn hàng hóa, thành phẩm bất động sản đã bán…..

2. Đối với khoản dự phòng phải trả

- Là nghĩa vụ nợ hiện tại nhưng thường chưa xác định được thời gian thanh toán cụ thể.

- Các khoản dự phòng phải trả thường được ước tính và có thể chưa xác định được chắc chắn số sẽ phải trả (ví dụ khoản chi phí dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng);

- Các khoản phải trả chưa phát sinh do chưa nhận hàng hóa, dịch vụ nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh kỳ này để đảm bảo khi phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất, kinh doanh được phản ánh là dự phòng phải trả.

- Trên Báo cáo tài chính, các khoản dự phòng phải trả được trình bày tách biệt với các khoản phải trả thương mại và phải trả khác.

* Các khoản trích trước không được phản ánh vào tài khoản 335 mà được phản ánh là dự phòng phải trả như:

- Chi phí sửa chữa lớn của những TSCĐ đặc thù do việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ, doanh nghiệp được phép trích trước chi phí sửa chữa cho năm kế hoạch hoặc một số năm tiếp theo; trước đó theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC thì chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thì được ghi nhận vào tài khoản 335.

- Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây dựng, tái cơ cấu doanh nghiệp.

- Các khoản dự phòng phải trả khác bao gồm cả khoản dự phòng trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật, khoản dự phòng phải trả đối với hợp đồng có rủi ro lớn mà trong đó những chi phí bắt buộc phải trả cho các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng vượt quá những lợi ích kinh tế dự tính thu được từ hợp đồng đó.
dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại quận hoàn kiếm
Theo ke-toan
[Read More...]


Những trang bị cần có để làm kế toán cho công ty nước ngoài



Có rất nhiều bạn học kế toán và mong muốn sau khi ra trường có thể làm cho công ty nước ngoài nhưng không biết trang bị những gì cho bản thân để có thể nắm chắc cơ hội hơn. Xin giới thiêu với các bạn một số vấn đề cần trang bị để có thể chuẩn bị tốt khi làm việc tại một công ty nước ngoài.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà nam
Ngoài việc luôn rèn luyện kiến thức chuyên môn thật tốt và vững chắc, để có thể làm việc ở công ty nước ngoài thì hai yếu tố quan trọng giúp bạn thành công hơn là tiếng Anh và phong cách làm việc phù hợp.

Ở các công ty nước ngoài, dù người quản lý trực tiếp của bạn là người Việt, bạn vẫn phải thường xuyên trao đổi email, soạn báo cáo bằng tiếng Anh. Trường hợp sếp bạn là người nước ngoài, ngoài tiếng Anh chuyên ngành, việc giao tiếp lưu loát để nắm được chính xác thông tin sếp muốn truyền tải đến bạn là điều bắt buộc.
dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại quận hà đông
Bên cạnh đó, thường ở các công ty nước ngoài, phong cách làm việc của họ khá nhanh, chú trọng đến kết quả công việc và luôn mong nhân viên tự thích ứng nhanh chóng với mọi cá tính trong một tập thể. Vì vậy, bạn có thể tìm hiểu và rèn luyện cho mình những kỹ năng như giao tiếp, tiếp nhận và xử lý thông tin, làm việc độc lập và theo nhóm, kỹ năng tư duy, phân tích và đưa ra giải pháp trước một vấn đề.

Những kỹ năng này bạn có thể rủ bạn bè cùng thực tập với nhau hoặc tham gia vào những khóa ngắn hạn tại một số trung tâm rèn luyện kỹ năng cho sinh viên, thanh niên, người đi làm… hiện có rất nhiều tại Việt Nam.

Chúc bạn có định hướng tốt và thành công trong tương lai.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận 9
Theo Webketoan
[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page