Khẩn trương thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu cấp tỉnh



Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các bộ: Quốc phòng, Công an, Công Thương về việc triển khai Quy chế của Ban chỉ đạo 389 quốc gia (Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo Quyết định 389/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ-gọi tắt là Ban chỉ đạo 389).


Trung tâm kế toán thực hành Tại từ liêm Giao Cục Hải quan làm thường trực của Ban Chỉ đạo 389 địa phương các tỉnh biên giới, các tỉnh là địa bàn trọng điểm. Ảnh: M.Hùng.

Nhằm tạo chuyển biến tích cực, hiệu quả trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả địa phương (Ban chỉ đạo 389 địa phương) do Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố làm Trưởng Ban với thành phần tương ứng với Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên Đối với cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo 389 địa phương các tỉnh biên giới, các tỉnh là địa bàn trọng điểm thì giao cho Cục Hải quan là cơ quan thường trực; các tỉnh khác căn cứ tình hình thực tế tại địa phương để giao cơ quan phù hợp làm cơ quan trường trực. Đồng thời, Ban chỉ đạo 389 địa phương căn cứ vào Quy chế hoạt động và kế hoạch công tác năm 2014 của Ban chỉ đạo 389 quốc gia để xây dựng quy chế hoạt động, kế hoạch công tác năm 2014.

Đối với các bộ: Quốc phòng, Công an, Công Thương và Văn phòng Chính phủ cử cán bộ, công chức biệt phái làm việc tại Văn phòng thường trực.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại bắc ninh Nguồn Báo Hải Quan

[Read More...]


Lập đoàn kiểm tra công tác xây dựng và quản lý nhà tái định cư



Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng vừa ký ban hành quyết định số 547/QĐ-BXD thành lập đoàn kiểm tra công tác đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng nhà ở phục vụ tái định cư tại các thành phố Hà Nội, HCM và Đà Nẵng.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà đông Đoàn sẽ kiểm tra công tác đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng nhà ở tái định cư trên địa bàn Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng

Đoàn kiểm tra do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam làm trưởng đoàn. Các đơn vị phối hợp gồm: Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Thanh tra Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng các thành phố Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng giao đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra công tác đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng nhà ở tái định cư bằng vốn ngân sách nhà nước (kể cả các dự án đầu tư bằng hình thức BT). Đồng thời, kiểm tra công tác quản lý sử dụng nhà ở tái định cư (tổ chức quản lý vận hành, khai thác kinh doanh, dịch vụ, phí dịch vụ; việc bảo hành, bảo trì) theo quy định của pháp luật.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hà đông Về phía địa phương, Sở Xây dựng các thành phố Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng có trách nhiệm lập báo cáo về tình hình đầu tư xây dựng các dự án nhà ở tái định cư đã hoàn thành đưa vào sử dụng gửi Đoàn kiểm tra trước ngày 30/5/2014.
dịch vụ chữ ký số tại quận long biên Nguồn Diễn Đàn Doanh Nghiệp

[Read More...]


TP HCM chi ngân sách 3,9 tỉ đồng hỗ trợ doanh nghiệp



Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân vừa chủ trì cuộc họp với lãnh đạo 24 quận, huyện và các sở ngành về đảm bảo an ninh trật tự và các giải pháp hỗ trợ DN trên địa bàn sau sự cố một số đối tượng quá khích gây rối, phá hoại tại các KCX - KCN.

Báo cáo tại cuộc họp, Ban Quản lý các Khu chế xuất - Khu công nghiệp TP HCM (Hepza) cho biết, trên địa bàn có 32 doanh nghiệp bị thiệt hại về cơ sở vật chất, ước tính 3,9 tỷ đồng. Các doanh nghiệp này chủ yếu tập trung tại Khu chế xuất Linh Trung 1 và 2, Khu công nghiệp Bình Chiểu (quận Thủ Đức).

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên Ngoài ra, có 124 doanh nghiệp lo sợ tình hình bất ổn đã cho công nhân tạm nghỉ sản xuất từ một đến 3 ngày dẫn đến một số doanh nghiệp phải bồi thường hợp đồng với khách nhưng chưa thống kê được cụ thể tổng giá trị thiệt hại.

Theo ban quản lý các Khu chế xuất - Khu công nghiệp TP HCM, hiện tình hình an ninh trật tự đã ổn định nhưng vẫn có nguy cơ diễn biến phức tạp; tâm lý chủ doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài) vẫn còn bất an; có khả năng một số doanh nghiệp sẽ tạm hoãn kế hoạch mở rộng sản xuất hoặc đầu tư mới.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận long biên
Trước tình hình này, Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân cho biết, thành phố đã quyết định chi ngân sách 3,9 tỷ đồng để hỗ trợ các đơn vị này khắc phục hậu quả; đồng thời, thành lập tổ công tác do Sở Tài chính làm tổ trưởng phối hợp với các sở ngành rà soát, nắm thêm tình hình thiệt hại để hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh.
dịch vụ chữ ký số tại quận long biên Nguồn Diễn Đàn Doanh Nghiệp

[Read More...]


Hải quan TP.Hồ Chí Minh sẵn sàng “bấm nút”



Trong những ngày đầu tháng 6, từ trụ sở Cục Hải quan TP.HCM đến các chi cục hải quan cửa khẩu trực thuộc đều treo băng rôn, bảng hướng dẫn, cùng với công tác chuẩn bị chu đáo thể hiện sự quyết tâm của đơn vị đồng hành cùng DN thực hiện thành công Hệ thống VNACCS/VCIS.

Công chức Hải quan cảng Sài Gòn KV 1 làm thủ tục cho DN. Ảnh: T.H

Ngày 9-6, Cục Hải quan TP.HCM sẽ chính thức triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS tại 3 chi cục: Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3 và Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Cảng. Sau đó, ngày 16-6, sẽ triển khai tại Chi cục Hải quan Quản lý hàng đầu tư, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hiệp Phước, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn Khu vực 2; ngày 23-6, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, Chi cục Hải quan Quản lí hàng gia công, Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh; ngày 30-6, Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn Khu vực IV, Chi cục Hải quan KCX Linh Trung và Chi cục Hải quan KCX Tân Thuận.

Làm cả thứ Bảy, Chủ nhật

Hơn 7 giờ 30 phút sáng thứ Bảy chúng tôi có mặt tại cảng Cát Lái (quận 2-TP.HCM). Lúc này, đường ra vào cảng mới chỉ có lác đác một vài chiếc xe chở container chầm chậm lăn bánh ra khỏi cảng. Một công chức hải quan giám sát tại cổng cảng cho biết, cảng Cát Lái làm việc 24/24 giờ nên hải quan giám sát cũng làm việc theo ca đảm bảo công tác giám sát 24/24 giờ. Buổi sáng hàng hóa còn ít, nhưng khoảng từ 10 giờ trở đi thì hàng hóa xuất, nhập cảng luôn tấp nập đến tận đêm, đặc biệt là hàng hóa XK.

Tại khu vực làm thủ tục hải quan đã có một số DN đến làm thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa. Đội trưởng Đội Thủ tục hàng hóa NK Võ Thanh Hùng đến khá sớm, rảo quanh các bàn làm việc kiểm tra, nhắc việc công chức trong đội, rồi trở về bàn bắt tay vào công việc. Vừa phân tờ khai cho kiểm hóa viên, Đội trưởng Võ Thanh Hùng vừa chia sẻ, trung bình mỗi ngày đội làm thủ tục cho khoảng 700 tờ khai hải quan NK hàng hóa, nhưng ngày thứ Bảy thì lượng tờ khai giảm xuống chỉ còn khoảng hơn một nửa. Tuy nhiên, đội vẫn bố trí đủ CBCC làm thủ tục, bởi vì ngoài việc làm thủ tục cho các tờ khai phát sinh, các công chức có nhiệm vụ rà soát lại toàn bộ số tờ khai đã thực hiện, cũng như nghiên cứu các văn bản chính sách mới, chuẩn bị cho tuần làm việc tiếp theo.

Anh Vũ Việt Thắng, Công ty TNHH POONG IN VINA (khu công nghiệp Tân Uyên- Bình Dương) cho biết, anh mở tờ khai phi mậu dịch nhập khẩu hàng hóa từ chiều thứ Sáu, nhưng do có một số sai sót về hồ sơ phải bổ sung nên sáng nay quay lại chờ làm thủ tục kiểm tra thực tế hàng hóa. Công ty thường xuyên làm thủ tục tại Hải quan Bình Dương, nhưng có nhiều lô hàng làm thủ tục qua các cửa khẩu tại TP.HCM. Trong đợt diễu hành phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương – 981 trái phép trong vùng biển của Việt Nam, một số đối tượng quá khích gây rối, các DN, trong đó Công ty TNHH POONG IN VINA cũng bị ảnh hưởng nhẹ, một số lô hàng XNK bị gián đoạn, nhưng sau đó cơ quan Hải quan bố trí làm cả ngày thứ Bảy và Chủ nhật nên DN đã thực hiện được kịp thời. Đối với việc khai báo trên Hệ thống VNACCS/VCIS, DN cũng đã khá thành thạo khi tham gia tại Bình Dương, nên việc khai báo tại Hải quan TP.HCM không có nhiều lo ngại.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 Võ Minh Tuấn cho biết, Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 triển khai làm việc ngày thứ Bảy từ nhiều năm nay và đã trở thành ngày làm việc bình thường như những ngày trong tuần. Trung bình, ngày thứ Bảy, Chi cục làm thủ tục thông quan hàng hóa cho khoảng 700-800 tờ khai XNK hàng hóa. Trong 2 tuần cuối tháng 5 vừa qua, Chi cục bố trí hơn nửa lực lượng làm ngày Chủ nhật theo chỉ đạo của UBND TP.HCM và lãnh đạo Cục nhằm hỗ trợ các DN bị ảnh hưởng vừa qua trong hoạt động XNK. Tuy nhiên, sau 2 tuần bố trí lực lượng không có DN nào có nhu cầu làm thủ tục XNK hàng hóa, nên Chi cục đã yêu cầu các đội bố trí trực qua điện thoại, nếu có yêu cầu của DN thì sẵn sàng bố trí lực lượng để giải quyết thông quan hàng hóa ngay. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, chi cục luôn bố trí thời gian trong những ngày nghỉ cuối tuần để nghiên cứu, tập huấn các văn bản liên quan đến việc triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS cho CBCC trong đơn vị.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà đông Đã sẵn sàng

Ngày 9-6, Cục Hải quan TP.HCM sẽ chính thức triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3 và Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Cảng. Hiện nay tất cả các khâu chuẩn bị, phương án triển khai, phương án dự phòng đều đã sẵn sàng cho việc “bấm nút” triển khai chính thức. Các Tổ công tác, gồm cán bộ Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan TP.HCM đã được bốt trí để hỗ trợ các chi cục trong những ngày đầu triển khai.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận long biên Tại các chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Cảng, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3 là những đơn vị triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS trong đợt đầu đều bố trí những ngày nghỉ cuối tuần để tập trung rà soát, ôn lại các thao tác thực hiện cho thuần thục. Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Cảng Trần Việt Cường chia sẻ, tất cả CBCC trong chi cục đã sẵn sàng cho ngày triển khai chính thức Hệ thống VNACCS/VCIS. Trong đó, CBCC và DN được tập huấn, thực hành khá kĩ, bên cạnh đó Chi cục còn đưa ra các tình huống giả định để tìm hướng khắc phục, đảm bảo triển khai đạt kết quả tốt nhất.

Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM Nguyễn Thị Thu Hương cho biết, công tác cải cách thủ tục, hiện đại hóa luôn được Hải quan TP.HCM đặt lên hàng đầu. Nhiệm vụ triển khai thành công Hệ thống VNACCS/VCIS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2014 của đơn vị. Với khối lượng công việc chiếm 35% khối lượng của toàn ngành, nên công tác chuẩn bị, triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS được đơn vị thực hiện hết sức cẩn trọng, bài bản với cả phía DN và Hải quan, với mục đích đem lại hiệu quả cao nhất khi triển khai, tránh được tối đa các vướng mắc phát sinh.
dịch vụ chữ ký số tại thanh xuân Nguồn Báo Hải Quan

[Read More...]


Kịp thời thực hiện các giải pháp thuế tháo gỡ khó khăn cho DN



Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn vừa ký công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các Sở Tài chính, Cục Thuế, Cục Hải quan hướng dẫn một số giải pháp hỗ trợ DN khắc phục thiệt hại, sớm trở lại sản xuất kinh doanh.

Miễn thuế NK theo cam kết của DN

Về miễn thuế NK, không thu thuế GTGT hàng NK để sửa chữa, thay thế máy móc, thiết bị, linh kiện bị hư hại, tổn thất, Bộ Tài chính có hướng dẫn cụ thể như sau:

Về lập và đăng ký Danh mục hàng hóa miễn thuế NK, không thu thuế GTGT hàng NK: Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi DN bị thiệt hại đóng trụ sở hướng dẫn DN bị thiệt hại căn cứ Biên bản kiểm kê, đánh giá giá trị vật chất thiệt hại do DN lập và đăng ký Danh mục hàng hóa được miễn thuế NK, không thu thuế GTGT hàng NK để phục vụ sửa chữa, thay thế máy móc, thiết bị, linh kiện bị hư hại, tổn thất kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi.

 Bộ Tài chính yêu cầu các Sở Tài chính, Cục Hải quan, Cục Thuế tỉnh, thành phố nơi có DN bị thiệt hại khẩn trương triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ DN theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ.
Trường hợp chưa có Biên bản kiểm kê xác nhận giá trị thiệt hại thì căn cứ vào cam kết của DN để thực hiện việc lập và đăng ký Danh mục.
Thời điểm đăng ký Danh mục được xác định là trước khi đăng ký tờ khai NK đầu tiên của hàng hóa NK để sửa chữa, thay thế máy móc, thiết bị, linh kiện bị hư hại thuộc Danh mục.

Hồ sơ miễn thuế NK, không thu thuế GTGT hàng NK trong trường hợp này cũng được Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể.

Theo đó, hồ sơ gồm: Danh mục hàng hóa được miễn thuế NK, NK phục vụ sửa chữa, thay thế máy móc, thiết bị, linh kiện bị hư hại tổn thất kèm theo Phiếu theo dõi đăng ký trừ lùi đã được đăng ký với cơ quan Hải quan; Các hồ sơ thủ tục khác theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 12 Thông tư số 128/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Về thẩm quyền miễn thuế NK, không thu thuế GTGT hàng NK, công văn cũng nêu rõ: Cơ quan Hải quan nơi DN NK hàng hóa thực hiện miễn thuế NK, không thu thuế GTGT hàng NK thuộc Danh mục đã đăng ký. Trường hợp nơi DN NK hàng hóa khác nơi xảy ra tổn thất thì cơ quan Hải quan nơi xảy ra tổn thất có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hải quan nơi NK để thực hiện việc miễn thuế NK, không thu thuế GTGT hàng NK.

Lương cho NLĐ thời gian nghỉ việc được trừ vào thuế TNDN

Về thuế TNDN, DN bị thiệt hại, tổn thất được kê khai vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập tính thuế TNDN đối với phần chi trả tiền lương, tiền công cho người lao động phải nghỉ việc trong các trường hợp sau:

Trong trường hợp DN đã trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh trước ngày 25-5-2014 mà có chi trả tiền lương, tiền công cho người lao động trong thời gian phải nghỉ việc từ ngày 12-5-2014 đến khi trở lại làm việc, DN được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập tính thuế TNDN đối với phần chi trả tiền lương, tiền công nêu trên.

Trường hợp DN bị thiệt hại trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh trong tháng 6-2014 mà người lao động của DN đã được ngân sách ứng trước tiền lương, tiền công của tháng 4-2014 và những ngày đầu tháng 5-2014: DN thực hiện trả lại ngân sách số tiền ứng trước nêu trên và hạch toán số tiền này vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập tính thuế TNDN.

Tùy mức độ thiệt hại để miễn, giảm tiền thuê đất

Về miễn, giảm tiền thuê đất, thuê hạ tầng, Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:

Đối với các DN bị thiệt hại nói chung và công ty kinh doanh hạ tầng bị thiệt hại, căn cứ mức độ thiệt hại của DN, Cục Thuế báo cáo UBND tỉnh, thành phố thực hiện miễn, giảm tiền thuê đất, tiền thuê hạ tầng theo hướng dẫn tại công văn số 6642/BTC-CST ngày 21-5-2014 của Bộ Tài chính.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà đông
Công ty kinh doanh hạ tầng miễn, giảm phí sử dụng hạ tầng cho DN bị thiệt hại và chi phí này DN được trừ vào tiền thuê đất và không bị loại trừ khi xác định thu nhập tính thuế TNDN.

Bộ Tài chính yêu cầu Cục thuế tỉnh, thành phố nơi có DN bị thiệt hại phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan thực hiện rà soát các trường hợp DN bị thiệt hại nặng, phải ngừng sản xuất kinh doanh để đầu tư khôi phục hoạt động trở lại, bao gồm cả trường hợp DN phải thuê đất, thuê cơ sở vật chất ở địa điểm mới để đầu tư khôi phục sản xuất.

Trên cơ sở mức độ thiệt hại của từng DN và mức độ hỗ trợ theo các giải pháp về thuế tại công văn số 6642/BTC-CST ngày 21-5-2014 của Bộ Tài chính, Cục thuế tỉnh, thành phố nơi có DN bị thiệt hại báo cáo với UBND tỉnh, thành phố quyết định việc miễn tiền thuê đất cho DN kể từ năm 2014.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận long biên Trường hợp sau khi thực hiện việc miễn tiền thuê đất trên mà DN vẫn còn khó khăn thì tham mưu với UBND tỉnh trên cơ sở cân đối nguồn của ngân sách địa phương để quyết định việc hỗ trợ bằng phương pháp ngân sách hoàn trả tiền thuê đất mà DN đã nộp trước khi phải ngừng sản xuất kinh doanh. Tổng số tiền miễn, hoàn và các giải pháp khác không quá số tiền DN bị thiệt hại.

Bộ Tài chính yêu cầu, Cục Thuế, Cục Hải quan báo cáo kết quả thực hiện chung về Bộ Tài chính. Nếu trong quá trình thực hiện, có vướng mắc báo cáo về Bộ Tài chính để giải quyết kịp thời.

Như vậy, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã khẩn trương rà soát và ban hành kịp thời hướng dẫn giải pháp giúp các DN khắc phục thiệt hại, tổn thất nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh.
dịch vụ chữ ký số tại quận long biên Nguồn Báo Hải Quan

[Read More...]


Giữ nguyên giá bán lẻ điện



Theo Bộ Công Thương, khi áp dụng biểu giá bán lẻ điện từ 1-6, giá bán lẻ điện bình quân vẫn được giữ nguyên ở mức 1.508,85 đồng/kWh.

Giá điện bán lẻ bình quân vẫn giữ mức 1.508,85 đồng/kWh.

Tại cuộc họp báo thường kỳ diễn ra ngày 2-6, ông Đinh Thế Phúc, Phó Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, biểu giá bán lẻ điện ban hành theo Quyết định số 4887/QĐ-BCT ngày 30-5-2014 của Bộ Công Thương được cấu trúc theo cơ cấu biểu giá bán lẻ điện được quy định tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đây không phải sự điều chỉnh giá điện do mức giá bán lẻ bình quân vẫn giữ ở mức 1.508,85 đồng/kWh. Tuy nhiên, giá bán của từng mức có sự thay đổi.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà đông "Khi điều chỉnh cơ cấu giá thì cũng có mức tăng, mức giảm, nhưng nhìn chung, giá điện sinh hoạt, điện kinh doanh sẽ giảm. Theo cơ cấu biểu giá mới, giá điện sinh hoạt và kinh doanh giảm. Với sản xuất, không phải giờ cao điểm, giá điện cũng không tăng. Do đó, việc thay đổi biểu giá sẽ không có tác động gì đến CPI", ông Phúc khẳng định.

Trước đó, theo Quyết định 28, từ 1-6-2014, giá bán lẻ điện sinh hoạt chỉ còn 6 bậc, thay vì 7 bậc như trước. Quyết định 28 nêu rõ, giá bán lẻ điện cho nhóm khách hàng sử dụng điện sinh hoạt gồm 6 bậc, với mức giá tăng dần nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận long biên Cũng tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho hay, năm 2014 sẽ không thiếu điện. Hiện nay, có ít nhất 10 dự án đang được triển khai, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt nam (EVN) để đảm bảo thực hiện dự án đúng tiến độ đề ra.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, điện sản xuất của cả nước tháng 5 ước đạt 12,10 tỷ kWh, tăng 10,5% so cùng kỳ. Tính chung 5 tháng đầu năm, điện sản xuất ước đạt 54,42 tỷ kWh, tăng 11,1% so cùng kỳ. Điện thương phẩm tháng 5 ước đạt 10,63 tỷ kWh, tăng 9,2% so cùng kỳ.
dịch vụ chữ ký số tại thanh xuân Nguồn Báo Hải Quan

[Read More...]


Thủ tướng chỉ thị đẩy nhanh việc thực hiện giúp đỡ DN bị thiệt hại



Ngày 1/6, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 13/CT-TTg yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh thực hiện các giải pháp và giải quyết các thủ tục hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp bị thiệt hại tại một số địa phương.


Chỉ thị nêu rõ, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật và giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp tại một số địa phương khắc phục thiệt hại, sớm trở lại sản xuất kinh doanh bình thường.

Đến nay, tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội tại các địa phương đã được đảm bảo; nhiều doanh nghiệp đã trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường.

Để tiếp tục làm rõ hiện trạng, phân loại các vấn đề để có giải pháp xử lý cụ thể theo đúng pháp luật và các cam kết quốc tế, đảm bảo an ninh trật tự và khôi phục lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, bảo đảm tổ chức thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 207/TB-VPCP ngày 20/5/2014, văn bản số 3758/VPCP-KTTH ngày 26/5/2014 và các văn bản chỉ đạo liên quan về đảm bảo an ninh trật tự, giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục thiệt hại, sớm trở lại sản xuất kinh doanh.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có doanh nghiệp bị thiệt hại thành lập ngay Tổ công tác hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết các thủ tục hành chính đặt trong Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Khu kinh tế để hướng dẫn chi tiết và giải quyết ngay những vấn đề thuộc thẩm quyền.

Tổ công tác do một lãnh đạo UBND trực tiếp chỉ đạo, có nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, giám sát trong tất cả các khâu trong quá trình giải quyết, xử lý; trong đó khẩn trương thống kê và phân loại thiệt hại theo từng quốc gia, mức độ, giá trị thiệt hại... và gửi các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, đề xuất cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan thành lập Tổ công tác liên ngành hỗ trợ các doanh nghiệp bị thiệt hại với thành phần gồm các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngoại giao, Lao động-Thương binh và Xã hội, Công an; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam; lãnh đạo UBND các địa phương liên quan để điều phối, phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình giải quyết thủ tục và hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục thiệt hại, sớm trở lại sản xuất kinh doanh.

Đồng thời chủ động đẩy nhanh việc hướng dẫn chi tiết, cụ thể để hỗ trợ các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh tiếp tục triển khai, thực hiện hiệu quả các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại đã nêu tại Thông báo số 207/TB-VPCP ngày 20/5/2014, Thông báo số 210/TB-VPCP ngày 22/5/2015, văn bản số 3758/VPCP-KTTH ngày 26/5/2014, đảm bảo giải quyết kịp thời những đề nghị và vướng mắc của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thanh xuân Bên cạnh đó phối hợp với địa phương làm việc với doanh nghiệp bị thiệt hại nặng, bị cháy và gặp khó khăn chưa phục hồi sản xuất để đánh giá thiệt hại; xác định khả năng và những khó khăn khi phục hồi sản xuất kinh doanh, đề xuất các phương án xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận long biên Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an tiếp tục phối hợp, hỗ trợ các địa phương về công tác đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn, nhất là tại các Khu Kinh tế và Khu Công nghiệp; nhanh chóng truy tìm và trả lại nhà đầu tư các trang thiết bị đã bị lấy cắp; tăng cường công tác theo dõi nắm tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn không để xảy ra các vụ việc tương tự.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thường xuyên theo dõi, đôn đốc thực hiện Chỉ thị này và các văn bản chỉ đạo liên quan, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vướng mắc phát sinh và đề xuất biện pháp xử lý.
dịch vụ chữ ký số tại thanh xuân Nguồn Thuế Nhà Nước
[Read More...]


Tìm hiểu về kế tóan tài sản cố định



I. KHÁI NIỆM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
- Theo chuẩn mực kế tóan số 03, 04 ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC, chuẩn mực số 06 ban hành theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC và quyết định 206/2003/QĐ-BTC thì tài sản cố định được phân lọai như sau:

• Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định) thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị...
• Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...
• Tài sản cố định thuê tài chính: là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.

Mọi hợp đồng thuê tài sản cố định nếu không thoả mãn các quy định trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.
II. NGUYÊN TẮC GHI NHẬN NGUYÊN GIÁ TSCĐ
1. Tiêu chuẩn nhận biết và ghi nhận tài sản cố định
a. Tài sản cố định hữu hình
Tư liệu lao động là từng tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
a. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
b. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;
c. Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;
d. Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.
Đối với súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình.
Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình.
b. Tài sản cố định vô hình
Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả bốn điều kiện quy định đối với tài sản cố định mà không hình thành tài sản cố định hữu hình thì được coi là tài sản cố định vô hình. Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả bốn tiêu chuẩn nêu trên thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn được bảy điều kiện sau:

a. Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;
b. Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;
c. Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;
d. Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;
đ. Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;
e. Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;
g. Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình.

Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, lợi thế thương mại không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động.
c. Tài sản cố định thuê tài chính
Là tài sản đáp ứng được các yêu cầu về ghi nhận tài sản cố định và phải thỏa mãn thêm các điều kiện: là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.

- Các trường hợp thuê tài sản dưới đây thường dẫn đến hợp đồng thuê tài chính :

a) Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê.

b) Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê.

c) Thời hạn thuê tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu.

d) Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn (tương đương) giá trị hợp lý của tài sản thuê.

e) Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào.

- Hợp đồng thuê tài sản cũng được coi là hợp đồng thuê tài chính nếu hợp đồng thoả mãn ít nhất một trong ba (3) trường hợp sau:

a) Nếu bên thuê huỷ hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việc huỷ hợp đồng cho bên cho thuê;

b) Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại của tài sản thuê gắn với bên thuê;

c) Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê với tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường.

2. Xác định nguyên giá tài sản cố định
a. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình
TSCĐ hữu hình mua sắm: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử), chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác.

TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu: Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có).
TSCĐ hữu hình mua trả chậm: Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hoá) theo quy định của Chuẩn mực “Chi phí đi vay”.

TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế: Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạy thử. Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thì nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng (+) các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Trong các trường hợp trên, mọi khoản lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá của tài sản đó. Các chi phí không hợp lý như nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình.

TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về.
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương). Trong cả hai trường hợp không có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi. Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi. Ví dụ: việc trao đổi các TSCĐ hữu hình tương tự như trao đổi máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các cơ sở dịch vụ hoặc TSCĐ hữu hình khác.

b. Nguyên giá tài sản cố định vô hình
- Nguyên giá TSCĐ vô hình mua riêng biệt, bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên - Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, trả góp, nguyên giá của TSCĐ vô hình được phản ánh theo giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí SXKD theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ vô hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”.

- TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi, thanh toán bằng chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị, nguyên giá TSCĐ vô hình là giá trị hợp lý của các chứng từ được phát hành liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị.

- Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn: Là giá trị quyền sử dụng đất khi được giao đất hoặc số tiền phải trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác, hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn liên doanh.

- Nguyên giá TSCĐ vô hình được Nhà nước cấp hoặc được tặng, biếu, được xác định theo giá trị hợp lý ban đầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hà đông c. Nguyên gía tài sản cố định thuê tài chính
- Bên thuê ghi nhận tài sản thuê tài chính là tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán với cùng một giá trị bằng với giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản thì ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. Tỷ lệ chiết khấu để tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản là lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê tài sản hoặc lãi suất ghi trong hợp đồng. Trường hợp không thể xác định được lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê thì sử dụng lãi suất biên đi vay của bên thuê tài sản để tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu.
- Chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính, như chi phí đàm phán ký hợp đồng được ghi nhận vào nguyên giá tài sản đi thuê.
- Khoản thanh toán tiền thuê tài sản thuê tài chính phải được chia ra thành chi phí tài chính và khoản phải trả nợ gốc. Chi phí tài chính phải được tính theo từng kỳ kế toán trong suốt thời hạn thuê theo tỷ lệ lãi suất định kỳ cố định trên số dư nợ còn lại cho mỗi kỳ kế toán.
dịch vụ chữ ký số tại quận long biên Nguồn Kế Toán Trọn Gói

[Read More...]


Biến động tỷ giá “không quá đáng ngại”



Báo cáo của nhiều công ty chứng khoán cho rằng: Tỉ giá ngoại tệ có những biến động ngắn hạn chủ yếu do yếu tố tâm lý nhưng không đáng quan ngại, các điều kiện vĩ mô hiện tại đủ để Ngân hàng Nhà nước thực hiện bình ổn tỉ giá khi cần thiết.

Tỉ giá được dự báo sẽ không có sự biến động mạnh. Ảnh: Internet

Sau khi liên tục duy trì sự ổn định trong suốt Quý I cũng như tháng 4, thị trường ngoại hối có dấu hiệu nóng lên và đã có những biến động khá mạnh trong tháng 5, đặc biệt là về cuối tháng, và những ngày đầu của tháng 6.

Có những thời điểm, tỉ giá bán tại nhiều ngân hàng thương mại được treo ở mức giá trần 21.246 VND/USD. Cùng với đó, trên thị trường tự do, tỉ giá cũng tăng mạnh, phổ biến ở mức 21.280-21.300 VND/USD mua vào và 21.330-21.350 VND/USD bán ra.

Trong báo cáo vĩ mô tháng 5-2014, Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng: Những biến động trên thị trường ngoại hối trước hết là do yếu tố tâm lý khi căng thẳng ở biển Đông bất ngờ xảy ra. Ngoài ra, vào đầu tháng 6, một số ngân hàng lớn còn chịu áp lực rút USD của một doanh nghiệp lớn để phục vụ nhu cầu hoạt động kinh doanh, từ đó cũng tạo áp lực nhất định lên thị trường ngoại hối.

“Chúng tôi cho rằng, mặc dù căng thẳng ở biển Đông có thể chưa sớm được giải quyết nhưng khả năng căng thẳng leo thang hoặc có chuyển biến xấu hơn nữa là khó xảy ra. Thêm vào đó, những biến động về cầu ngoại tệ như trong đầu tháng 6 được đánh giá sẽ chỉ xảy ra trong ngắn hạn” – báo của VCBS nhận định.

Trong 6 tháng qua chúng ta chưa điều chỉnh tỉ giá và tỉ giá tiếp tục ổn định, do vậy trong xã hội cũng có kỳ vọng điều chỉnh tỉ giá. Tuy nhiên, qua phân tích cung cầu của thị trường và cục diện kinh tế vĩ mô thì hiện nay quan hệ cung cầu vẫn rất được đảm bảo, 6 tháng qua tỉ trọng xuất siêu cao, cán cân thanh toán thặng dư lớn trên 10 tỉ USD, cung cầu ngoại tệ hết sức dồi dào.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình

VCBS kỳ vọng tỉ giá và thị trường ngoại hối sẽ dần ổn định trở lại do cung ngoại tệ vẫn tương đối dồi dào. Bởi vì một là vốn FDI giải ngân duy trì xu hướng tăng và đạt 4,6 tỉ USD, hai là dự trữ ngoại hối đạt mức kỷ lục 35 tỉ USD, đảm bảo trên 12 tuần nhập khẩu.
Theo VCBS, Ngân hàng Nhà nước hiện vẫn có nhiều dư địa cũng như các biện pháp để có thể can thiệp nhằm đảm bảo sự ổn định của thị trường nếu cần thiết. “Chúng tôi vẫn giữ nguyên dự báo tỉ giá sẽ không điều chỉnh trong Quý II” – báo cáo của VCBS dự báo.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh Có nhiều điểm phân tích tương đồng với VCBS, báo cáo vĩ mô tháng 5 của Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) cho rằng: Tâm lý lo ngại sự kiện Biển Đông đã khiến dòng tiền thị trường phần nào chuyển sang tích lũy tài sản (như vàng, ngoại tệ…). Tỉ giá trung bình các ngân hàng thương mại tăng nhẹ hơn (khoảng 0,4%) từ mức 21.080 lên mức 21.165 vào cuối tháng.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận long biên Trong khi đó, tỉ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố vẫn giữ nguyên ở mức 21.036 VND/USD.

“Nói chung, áp lực lên tỉ giá theo chúng tôi đánh giá chủ yếu là do tâm lý ngắn hạn và không quá lo ngại trong điều kiện vĩ mô hiện tại (lạm phát thấp, xuất siêu, dự trữ ngoại hối lớn…). Cho đến nay, vẫn chưa có tín hiệu nào cho thấy khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ sớm điều chỉnh tỉ giá bình quân liên ngân hàng, dù vậy khả năng “điều chỉnh giảm” không quá 1% vẫn sẽ được bỏ ngỏ cho tới cuối năm” – BSC nhận định.

Trong chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” ngày 8-6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết: Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cam kết rằng thị trường ngoại hối tiếp tục ổn định từ nay đến cuối năm, nếu có điều chỉnh thì Ngân hàng Nhà nước chủ động điều chỉnh ở mức không quá 2%.
dịch vụ chữ ký số tại quận long biên Nguồn Báo Hải Quan

[Read More...]


Giải đáp về hóa đơn chứng từ và hình thức thanh toán



Để giải quyết vướng mắc của nhiều DN cũng như các đơn vị Hải quan địa phương, Tổng cục Hải quan giải đáp một số vướng mắc về hóa đơn chứng từ và hình thức thanh toán.

Công chức Cục Hải quan Lạng Sơn hướng dẫn DN mở tờ khai.

Quy định về hóa đơn chứng từ

Công ty TNHH Daiwa Plastios Thăng Long phản ánh, theo Khoản 5, Điều 11 Thông tư 128/2013/TT-BTC (gọi tắt là Thông tư 128) quy định: Hàng hóa NK thuộc nhiều loại hình, có chung vận đơn, hóa đơn thương mại, khai trên nhiều tờ khai theo từng loại hình hàng hóa NK thì các chứng từ bản chính được lưu kèm một số tờ khai hải quan, các chứng từ kèm tờ khai hải quan khác sử dụng bản chụp và ghi rõ trên chứng từ “bản chính được lưu kèm tờ khai hải quan số….., ngày….”. Tuy nhiên, tại Khoản 2, Điều 12 lại quy định: Khi làm thủ tục hải quan NK, các chứng từ bao gồm Hợp đồng, Hóa đơn thương mại, Bảng kê chi tiết hàng hóa và vận đơn nộp cho cơ quan Hải quan đều là bản chụp. Với quy định như vậy, DN đang lúng túng nếu các chứng từ trên chấp nhận bản chụp khi làm thủ tục hải quan NK thì DN NK có yêu cầu người bán gửi Hợp đồng, Hóa đơn thương mại, Bảng kê chi tiết hàng hóa gốc để lưu tại DN không, bởi thực tế, người bán hàng không muốn gửi chứng từ gốc vì muốn tiết kiệm chi phí gửi chứng từ về Việt Nam.

Trả lời về vấn đề này, Tổng cục Hải quan cho biết, Khoản 5, Điều 11 Thông tư số 128 hướng dẫn, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa NK tại các tờ khai này thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 128 hoặc theo quy định phù hợp với loại hình hàng hóa NK. Trường hợp hồ sơ hải quan quy định phải nộp chứng từ bản chính thì bản chính chỉ được lưu kèm 1 tờ khai (do chỉ có 1 bản chính), các tờ khai khác lưu bản chụp và ghi rõ bản chính được lưu tại tờ khai.

Công ty TNHH Sung Bu Vina và một số DN khác cho biết, tại Điều 3, Thông tư 64/2013/TT-BTC, hóa đơn giá trị gia tăng là loại hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân khai, tính thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau: Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như XK. Tuy nhiên, theo quy định của Thông tư 128 thì trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất NK tại chỗ về hóa đơn thì DN sử dụng hóa đơn XK. Vì vậy, DN thắc mắc, DN nằm ở khu chế xuất và có hoạt động XK tại chỗ, DN nên sử dụng loại hóa đơn nào?

Theo Tổng cục Hải quan, ngày 22-11-2013, Bộ Tài chính đã có công văn số 16239/BTC-TCHQ về việc sử dụng hóa đơn đối với hình thức xuất NK tại chỗ hướng dẫn Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Theo đó, trường hợp DN nội địa bán hàng vào khu phi thuế quan thì sử dụng hóa đơn GTGT (liên giao khách hàng) do DN XK lập thay cho hóa đơn XK khi làm thủ tục hải quan. Tổng cục Hải quan đề nghị các DN căn cứ hướng dẫn của Bộ Tài chính tại công văn số 16239/BTC-TCHQ để thực hiện.

Vướng hình thức thanh toán

Công ty Xăng dầu Khu vực 3 - TP. Hải Phòng cho biết, DN có ký hợp đồng với công ty vận tải biển Việt Nam có tàu chạy chuyến quốc tế. Theo thủ tục tạm nhập tái xuất thì hóa đơn là tái xuất bằng USD và thanh toán bằng VND. Tuy nhiên, cơ quan Thuế xuất hóa đơn bằng VND và thanh toán bằng VND, trong khi đó, cơ quan Hải quan lại yêu cầu xuất bằng USD. DN đang lúng túng bởi hình thức thanh toán nào là đúng, nếu không thông qua được thì DN phải làm thủ tục gì?

Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan cho rằng, tại Điểm 3, Phụ lục I Chứng từ thanh toán qua ngân hàng ban hành kèm theo Thông tư số 128 quy định: “Đồng tiền thanh toán đối với xăng dầu XK và tạm nhập tái xuất phải là ngoại tệ tự do chuyển đổi qua ngân hàng phù hợp với quy định hiện hành về quản lý ngoại hối, trừ trường hợp thương nhân Việt Nam bán xăng dầu cho thương nhân thuộc các khu vực hải quan riêng nằm trên lãnh thổ Việt Nam như KCX, DN CX, khu bảo thuế, KTM - CN và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong đó quy định quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu vực này với nội địa là quan hệ XK, NK và các hãng hàng không Việt Nam có máy bay bay tuyến quốc tế, thương nhân Việt Nam có tàu biển chạy tuyến quốc tế được thực hiện thanh toán bằng đồng Việt Nam”.

Do đó, việc Công ty Xăng dầu Khu vực 3 - TP.Hải Phòng cung ứng (tái xuất) xăng dầu từ nguồn tạm nhập cho tàu biển Việt Nam chạy tuyến quốc tế xuất cảnh thanh toán bằng đồng Việt Nam là phù hợp với quy định nêu trên.

Tại Điểm a, Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 139/2013/TT-BTC ngày 9-10-2013 của Bộ Tài chính quy định hồ sơ hải quan đối với tái xuất xăng dầu không yêu cầu thương nhân phải nộp hóa đơn bán hàng. Tổng công ty dầu Việt Nam đang lúng túng bởi thời điểm chốt giá chính thức (của mặt hàng dầu thô) xác định như thế nào? Đồng thời, theo DN, hiện nay, đồng tiền nộp thuế XK dầu thô bằng USD. Tuy nhiên, vẫn tồn tại tỷ giá hạch toán giữa Kho bạc và Hải quan do Hải quan không có tài khoản tiền USD tại Kho bạc. Kho bạc Nhà nước phải quy đổi số tiền USD mà DN đã nộp sang VND theo tỷ giá công bố của Nhà nước áp dụng cho hệ thống Kho bạc. Điều này dẫn đến chênh lệch tỷ giá quy đổi giữa số thuế XK tạm tính giữa tỷ giá ngày mở tờ khai hải quan/ngày nộp thuế và tỷ giá vào ngày xác định số thuế thực nộp.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thanh xuân Về việc xác định thời điểm chốt giá chính thức của mặt hàng dầu thô, Tổng cục Hải quan đề nghị DN nghiên cứu quy định tại Khoản 2 Điều 11 và Điều 25 Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15-12-2010 của Bộ Tài chính (gọi tắt là Thông tư 205) để thực hiện. Theo đó, đối với hàng hoá XK chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai, thời điểm chốt giá tối đa là 90 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan hàng hoá XK. Trường hợp thời điểm chốt giá vượt quá 90 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, cơ quan Hải quan có thẩm quyền quyết định việc chấp nhận thời điểm chốt giá ghi trên hợp đồng. Thời điểm chốt giá được chấp nhận nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 11 Thông tư 205.

Đối với hàng NK, trường hợp người khai hải quan chưa có đủ thông tin cần thiết để xác định trị giá tính thuế tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, người khai hải quan trì hoãn xác định trị giá tính thuế hoặc trường hợp phải thực hiện việc tham vấn theo quy định, cơ quan Hải quan trì hoãn xác định trị giá tính thuế, thời gian trì hoãn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai. Thủ tục trì hoãn thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 25 Thông tư 205.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận long biên
Về việc chênh lệch tỷ giá hạch toán giữa Kho bạc và cơ quan Hải quan, Tổng cục Hải quan cho biết: Trường hợp người nộp thuế được tạm nộp bằng ngoại tệ khi chưa có giá chính thức trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng theo quy định thì tỷ giá quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam đối với số thuế phải thu (TK 314) là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế. Tỷ giá hạch toán thu NSNN: Thực hiện theo tỷ giá do Kho bạc Nhà nước cung cấp cùng với thông tin trên giấy nộp tiền ngoại tệ vào NSNN.
dịch vụ chữ ký số tại quận long biên Nguồn Báo Hải Quan
[Read More...]


Nợ xấu tăng trở lại, VAMC mua nợ khiêm tốn



Nợ xấu tăng trở lại, ở mức 4,01% vào cuối tháng 4, trong khi đó VAMC chỉ mua 3.929 tỷ đồng nợ xấu trong quý I-2014 so với mức 10.000 tỷ đồng dự kiến.

Tiền trong ngân hàng vẫn khó ra được nền kinh tế.

Nợ xấu tăng

Dẫn số liệu từ Ngân hàng Nhà nước trong báo cáo cập nhật ngành ngân hàng 2013 và 5 tháng năm 2014, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Vietcombank (VCBS) cho biết: Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống tại thời điểm tháng 4-2014 là 4,01%. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp tỷ lệ nợ xấu tăng, từ các mức 3,61% cuối năm 2013 và 3,73% và 3,86% của tháng 1 và tháng 2-2014.

Nguyên nhân là do Công ty Quản lí tài sản Việt Nam (VAMC) chỉ mua số lượng nợ xấu ở mức khiêm tốn 3.929 tỷ đồng trong quý I-2014 so với con số dự kiến 10.000 tỷ đồng. Ngoài ra, diễn biến này phần nhiều mang tính chất kỹ thuật do các ngân hàng thường tăng chi phí trích lập dự phòng để giữ tỷ lệ nợ xấu ở mức hợp lý vào các thời điểm chốt báo cáo tài chính quan trọng (tháng 6 và tháng 12). Tình hình tài chính của các doanh nghiệp không có nhiều khởi sắc trong bối cảnh kinh tế chỉ hồi phục ở mức vừa phải.

“Chúng tôi lưu ý con số nợ xấu kể trên chỉ mới dựa vào báo cáo của các ngân hàng thương mại lên Ngân hàng Nhà nước, còn tỷ lệ nợ xấu theo công bố của thanh tra Ngân hàng Nhà nước (bao gồm số nợ được tái cơ cấu theo Quyết định 780) vào thời điểm tháng 2-2014 là 9,71%, cũng trong đà tăng nếu so với mức 9% tại thời điểm 31-12-2013” – các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Vietcombank nhận định.

Như vậy, nợ xấu tiếp tục là một vấn đề cần tập trung giải quyết của hệ thống ngân hàng trong thời gian tới. Ngoài ra, từ ngày 1-6-2014, Thông tư 09 về phân loại nợ sẽ bắt đầu được áp dụng có thể làm tăng con số nợ xấu báo cáo của các ngân hàng thương mại, tuy nhiên mức độ tác động cụ thể sẽ cần phải chờ đến kì báo cáo tài chính quý II-2014 để có thể đánh giá rõ ràng.

Tại hội thảo “Ổn định tài chính: Nhận dạng rủi ro hệ thống và tăng cường chính sách cẩn trọng vĩ mô” do Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và Tổ chức Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tổ chức hôm 12-6, ông Huỳnh Thế Du, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright cho biết: Cách đây 10 năm nợ xấu được công bố chính thức là 21.000 tỉ đồng, bằng 1,5 tỉ USD Mỹ lúc đó, chiếm 7% tổng dư nợ. Thế nhưng chỉ có 3.100 tỉ đồng nợ xấu là được xử lý thật sự, và số còn lại không được xử lý gì cả, được khoanh lại.

“Chúng ta thấy câu chuyện xử lý nợ xấu tương tự như 10 năm trước đang xảy ra, chúng ta khoanh tất cả các khoản nợ xấu lại một góc, bảo để đó và hy vọng sau 5 năm nữa tốc tộ tăng trưởng tín dụng sẽ giúp hóa bùn, giống như sự kỳ diệu 10 năm trước đây. Có nghĩa là không phải xử lý gì cả” – ông Huỳnh Thế Du chia sẻ.

Tuy nhiên, ông Huỳnh Thế Du nhấn mạnh: Bối cảnh bây giờ khác hắn 10 năm trước. Trước đây dư nợ chỉ khoảng 40% GDP. Nay dư nợ đã lên 100% GDP rồi, để nó tăng lên tốc độ cao trong thời gian tới là không thể. Có nghĩa là nếu ta áp dụng triết lý xử lý cũ là không phù hợp cho hoàn cảnh hiện nay.

Mục tiêu tăng trưởng tín dụng vẫn có thể đạt được

Trong 5 tháng của năm 2014, Ngân hàng Nhà nước thêm một lần nữa điều chỉnh trần lãi suất huy động xuống 6%/năm khi lạm phát tiếp tục được kiểm soát tốt với CPI tiếp tục xu hướng giảm. Trong khi đó, tín dụng tăng trưởng chậm, chỉ đạt 1,31% tính đến 23-5-2014 do ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ và tình hình tài chính chưa có nhiều cải thiện của các doanh nghiệp.

Tín dụng tăng trưởng thấp hơn kì vọng trong 5 tháng của năm 2014 dù cho một số động thái cắt giảm lãi suất đã được tiến hành. VCBS hy vọng hoạt động cho vay sẽ được cải thiện từ cuối quý II và các tháng tiếp theo khi hoạt động sản xuất đi vào mùa cao điểm và một số dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm được đẩy mạnh triển khai.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thanh xuân “Theo đó, mục tiêu tăng trưởng 12-14% tín dụng cho cả năm 2014 vẫn có cơ sở thực hiện” – VCBS dự báo.

Ngoài ra, sau khi hiện thực hóa một phần lợi nhuận trong quý IV-2013, các ngân hàng tiếp tục mở rộng danh mục trái phiếu trong quý I-2014.

“Chúng tôi cũng dự báo các NH vẫn sẽ tiếp tục đầu tư trái phiếu trong bối cảnh thanh khoản dồi dào” – VCBS nhận định.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hà đông Tuy nhiên, VCBS cho rằng hoạt động đầu tư sẽ bớt sôi động. Một là lợi suất trái phiếu dường như đã chạm đáy, khả năng ít biến động trong quý II. Hai là các ngân hàng đã đầu tư tương đối nhiều vào giấy tờ có giá trong quý I, do đó việc tiếp tục đầu tư mạnh mẽ sẽ khó xảy ra, chưa kể đến việc các ngân hàng bắt đầu chuẩn bị dần cho hoạt động tín dụng ấm dần lên từ cuối quý II.
dịch vụ chữ ký số tại quận long biên Nguồn Báo Hải Quan

[Read More...]


Hà Nội: Bình ổn giá sữa theo hai giai đoạn



Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện việc bình ổn giá các sản phẩm dinh dưỡng chứa sữa động vật dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Theo đó, kế hoạch thực hiện của Hà Nội bao gồm việc ban hành văn bản hướng dẫn và yêu cầu các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sữa xác định giá bán buôn tối đa, bán lẻ tối đa, đăng ký giá bán theo quy định của Bộ Tài chính.

Bố trí, sắp xếp nhân lực, cơ sở vật chất để thực hiện việc tiếp nhận, rà soát biểu mẫu đăng ký giá, kê khai giá sữa; tập huấn cho các địa phương quận, huyện, thị xã; thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định quản lý nhà nước về giá, đăng ký, kê khai giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sữa.

Lộ trình thực hiện việc bình ổn giá sữa trên địa bàn TP. Hà Nội gồm hai giai đoạn. Giai đoạn 1, từ ngày 11/6 đến ngày 6/7/2014 sẽ thực hiện việc quản lý giá bán buôn tối đa đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất sữa, nhập khẩu sữa có trụ sở chính trên địa bàn TP. Hà Nội.

Cụ thể, các tổ chức, cá nhân sản xuất sữa, nhập khẩu sữa từ ngày 11 đến ngày 18/6 lập biểu mẫu giá bán buôn tối đa, đăng ký giá bán với Sở Tài chính theo quy định. Sở Tài chính thực hiện rà soát biểu mẫu, yêu cầu các công ty, doanh nghiệp sản xuất sữa và nhập khẩu sữa có văn bản thông báo tới tất cả các chi nhánh, đại lý trên địa bàn thành phố để tổ chức thực hiện.

Theo đó, trường hợp các chi nhánh, đại lý được quyền quyết định giá đã đăng ký giá với Sở Tài chính mà mức giá bán buôn, bán lẻ đăng ký thấp hơn mức giá bán buôn tối đa, bán lẻ tối đa thì tiếp tục thực hiện bán theo mức giá đã đăng ký.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên Trường hợp các chi nhánh, đại lý được quyền quyết định giá đã đăng ký giá vói Sở Tài chính mà mức giá bán buôn, bán lẻ đăng ký cao hơn mức giá bán buôn tối đa, bán lẻ tối đa thì không được bán theo mức giá đã đăng ký; trước mắt thực hiện bán buôn thấp hơn mức giá bán buôn tối đa, thực hiện mức giá bán lè không cao hơn mức giá bán lẻ tối đa.

Trước ngày 6/7, các quận, huyện, thị xã phải hoàn thành việc tiếp nhận, rà soát biểu mẫu giá tối đa, biểu mẫu đăng ký giá, kê khai giá sữa theo quy định hiện hành.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận long biên Giai đoạn 2, từ ngày 7/7 trở đi, Sở Tài chính có trách nhiệm ban hành văn bản hướng dẫn việc thực hiện đăng ký giá, kê khai giá đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sữa trên địa bàn. Thời gian xong trước ngày 20/7. Đồng thời tổ chức tập huấn và hướng dẫn quận, huyện, thị xã việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về giá sữa.

Sở Tài chính, UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thanh kiểm tra việc chấp hành các quy định quản lý nhà nước về giá sữa đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sữa trên địa bàn, đảm bảo chủ trương bình ổn giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi được thực thi nghiêm túc.
dịch vụ chữ ký số tại quận hà đông Nguồn Tạp Chí Thuế

[Read More...]


Hải quan TP.HCM đảm bảo hoạt động XNK của DN FDI thông suốt



Gần 10.000 tờ khai thuộc 13 loại hình XNK hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã được thông quan sau 1 tuần triển khai chính thức VNACCS/VCIS, đảm bảo hoạt động XNK của các DN thông suốt.


Cán bộ Trung tâm CNTT- Cục Hải quan TP.HCM hướng dẫn DN FDI tra cứu tờ khai. Ảnh: T.Hòa.

Mỗi ngày thông quan trên 2.000 tờ khai

Theo Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư, sau 1 tuần triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS, số lượng tờ khai XNK hàng hóa của các doanh nghiệp FDI tăng mạnh. Trung bình mỗi ngày đơn vị thực hiện khoảng trên 2.000 tờ khai.

Trong quá trình thực hiện, Chi cục đã phát hiện, giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh cho doanh nghiệp, như: Trường hợp chưa nhận được giấy chứng nhận nộp tiền từ Kho bạc, thiếu dữ liệu giấy nộp tiền từ Kho bạc, khai báo sai bảng mã về loại hình hàng hóa XNK; hệ thống mạng không thông trong quá trình truy cập hệ thống, không khai được tờ khai trên hệ thống do hệ thống vẫn báo doanh nghiệp còn nợ thuế…

Theo lãnh đạo Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư, đối với các doanh nghiệp FDI có 13 loại hình hàng hóa XNK, Hệ thống VNACCS/VCIS có yêu cầu rất cao đối với người sử dụng, số lượng tiêu chí phải khai báo nhiều hơn so với hệ thống thông quan điện tử trước đây, mức độ quản lý cũng chặt chẽ hơn, đòi hỏi người sử dụng phải thao tác nhiều hơn, chuẩn bị kỹ hơn thông tin để khai báo. Chính vì thế, trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện được các lỗi khai báo doanh nghiệp thường gặp phải, cơ quan Hải quan thông báo để lưu ý các doanh nghiệp ngay, tránh được những sai sót không đáng có, ảnh hưởng đến thời gian thông quan hàng hóa.

Sau một tuần triển khai thực hiện, phần lớn các vướng mắc về kỹ thuật về VNACCS/VCIS đã và đang được Cục Hải quan TP.HCM phối hợp với Tổng cục Hải quan tập trung xử lý nên không gây ảnh hưởng tới hoạt động XNK trên địa bàn. Cho đến thời điểm này các doanh nghiệp cũng đã quen dần với việc khai báo trên Hệ thống mới, mọi việc đang dần dần ổn định với tín hiệu rất tích cực.

Vướng mắc đặc thù

Mặc dù, Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư đã tăng cường lực lượng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc khai báo hải quan, xử lý các vướng mắc, tuy nhiên, đã phát sinh vướng mắc đối với loại hình đặc thù này, cần hướng dẫn cụ thể, tạo thuận lợi cho cả Hải quan và doanh nghiệp.

Đối với tờ khai luồng Vàng có kiểm tra chuyên ngành, hàng phải kiểm tra chuyên ngành tại cảng, nhưng chưa có hướng dẫn cách ghi nhận giám sát lấy mẫu trên tờ khai. Cục Hải quan TP.HCM đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn thống nhất đối với trường hợp này.

Đối với loại hình xuất trả hành nhập khẩu (B13), theo quy định tại Thông tư 128/TT-BTC của Bộ Tài chính phải kiểm tra thực tế hàng hóa, đối chiếu tờ khai nhập khẩu. Tuy nhiên, trên Hệ thống VNACCS/VCIS lại phân luồng Xanh. Tạm thời Chi cục đề xuất dừng thông quan, mở tờ khai thủ công để chuyển kiểm tra thực tế hàng hóa, vì thế Chi cục đề nghị hướng dẫn thống nhất đối với trường hợp này và bổ sung tiêu chí quản lý rủi ro để phân luồng với loại hình B13.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà đông
Có trường hợp phát sinh một hóa đơn có 157 mục hàng, đóng chung một kiện hàng. Hệ thống VNACCS/VCIS phân thành 4 tờ khai (1 Xanh, 2 Vàng, 1 Đỏ), tất cả đều phải kiểm tra chất lượng. Tuy nhiên, theo quy định, đối với tờ khai phân luồng Xanh, luồng Vàng thì phải thực hiện giám sát lấy mẫu kiểm tra chuyên ngành. Như vậy, cách xử lý 4 tờ khai chung bill và chung kiện trên như thế nào để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Hàng TNTX theo phương thức quay vòng, sửa chữa và thực hiện dự án đầu tư được quy định tại Điều 52 và Điều 53 Thông tư 128/2013, nhưng lại không quy định trong Thông tư 22/2014/TT-BTC khi triển khai VNACCS. Để xử lý các tờ khai đối với loại hình này, hiện tại chi cục đang thực hiện khai báo từ xa trong chương trình cũ. Chi cục đề nghị đưa vào chương trình VNACCS/VCIS để dễ quản lý.

Một số doanh nghiệp mặc dù không nợ thuế và đáp ứng các yêu cầu của Thông tư 128/2013/TT-BTC (có cơ sở sản xuất, có cam kết thanh toán qua ngân hàng...) nhưng vẫn không đăng ký được tờ khai với mã C (ân hạn 275 ngày). Chi cục đề xuất: Mọi số liệu liên quan đến nợ thuế, phiếu chứng nhận ... của doanh nghiệp cần phải thể hiện đầy đủ trên hệ thống kế toán thuế, mới kịp thời nhắc nhở và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nộp thuế, đăng ký tờ khai và ân hạn thuế.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hà đông
Việc hưởng ân hạn thuế được xét theo từng ngày. Theo Chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư, nếu không được ân hạn (do nợ thuế, Bản cam kết cơ sở sản xuất, thanh toán qua ngân hàng chưa được TCHQ phê duyệt…) thì sẽ không được ân hạn trong cả ngày, mặc dù đã xuất trình đầy đủ chứng từ nộp tiền, cũng như Bản cam kết đã được lãnh đạo chi cục phê duyệt. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động XNK, tiến độ sản xuất và giao hàng của doanh nghiệp.

Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, chi cục đề xuất, khi doanh nghiệp xuất trình đủ các chứng cứ cho thấy không doanh nghiệp không nợ thuế, phiếu chứng nhận…., thì giải quyết cho doanh nghiệp được đăng ký tờ khai hải quan với ân hạn 275 ngày bằng các nghiệp vụ thích hợp…
dịch vụ chữ ký số tại quận hà đông Nguồn Báo Hải Quan

[Read More...]


Hiện đại hoá thu ngân sách Nhà nước đã “phủ sóng" cả nước



Sau gần 10 năm (từ năm 2005 triển khai thí điểm), đến thời điểm tháng 6-2014, Dự án hiện đại hóa quy trình thu, nộp NSNN (phối hợp thu giữa KBNN, cơ quan thu như: Thuế, Hải quan với hệ thống ngân hàng thương mại) đã phủ sóng tại 63 tỉnh, thành phố với khoảng 700 đơn vị KBNN quận, huyện. Dự án đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước, đồng thời góp phần tập trung nhanh nguồn thu, nâng cao tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt...

Hoạt động nghiệp vụ tại KBNN Phú Thọ. Ảnh: Thu Hằng

Trái ngọt

Theo đánh giá của KBNN, sau thời gian dài đi vào thực hiện, Dự án đã đạt được các mục tiêu đề ra như: Thông tin nhanh số thu vào NSNN qua Kho bạc; Giảm nguồn lực nhập cùng loại thông tin về chứng từ thu tại các đơn vị Tài chính; Tập trung quản lý đối với các khoản thu vào NSNN và các khoản tạm thu qua KBNN, khắc phục tình trạng không thống nhất về thông tin; Đáp ứng xu hướng hiện đại hóa công tác tài chính quốc gia và xây dựng Chính phủ điện tử; Cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế khi thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách...

"Việc phối hợp thu giữa các cơ quan như: Thuế - Hải quan - KBNN- ngân hàng thương mại đã tạo ra nhiều đột phá về cải cách thủ tục thu, nộp NSNN; tạo thuận lợi cho cả 3 phía: KBNN, người nộp thuế và cơ quan Thuế. Bởi các điểm giao dịch của các ngân hàng được bố trí rộng khắp trên địa bàn các quận, huyện và trung tâm thành phố, tạo thuận lợi cho người vi phạm đến nộp phạt. Đây được xem là một bước tiến mới nhằm giúp người bị phạt tiết kiệm chi phí, thời gian, giảm tải cho cơ quan chức năng.

Trong thời gian tới, cơ quan Thuế "bắt tay" với cơ quan Kho bạc, ngân hàng để đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền hình thức thu mới qua hệ thống các ngân hàng thương mại; mở thêm các điểm giao dịch tại các khu vực dân cư và kinh tế tập trung để có thêm nhiều người nộp thuế được hưởng các lợi ích qua việc sử dụng phương thức thu thuế hiện đại của hệ thống ngân hàng... nhằm nâng cao tỷ trọng thu NSNN trực tiếp qua hệ thống các ngân hàng".

Phó Cục trưởng Cục Thuế Yên Bái Nông Xuân Hùng


Những mục tiêu trên của Dự án đã được thể hiện rõ khi chúng tôi có dịp thị sát tại các tỉnh miền núi phía Bắc thời gian qua.
Chia sẻ với chúng tôi, Phó Giám đốc KBNN Phú Thọ- Vương Thị Bẩy cho rằng, từ tháng 7-2010, địa bàn tỉnh Phú Thọ chính thức triển khai hệ thống Hiện đại hoá thu nộp NSNN. Sau gần 4 năm triển khai thực hiện công tác phối hợp thu trên địa bàn đã góp phần vào việc đổi mới về cơ chế chính sách và quy trình nghiệp vụ trong công tác quản lý quỹ NSNN theo hướng đơn giản, hiện đại, công khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế. Cụ thể, KBNN Phú Thọ tổ chức thực hiện việc ủy nhiệm thu phạt vi phạm hành chính bằng biên lai thu qua ngân hàng thương mại để tạo thêm nhiều thuận lợi cho người nộp phạt, giảm bớt áp lực đối với công tác thu phạt vi phạm hành chính cho đơn vị. Việc tổ chức phối hợp thu NSNN với các ngân hàng được thực hiện với các khoản thu NSNN bằng tiền mặt và chuyển khoản. Đồng thời theo nguyên tắc kết nối, trao đổi thông tin dữ liệu điện tử cả số thu NSNN và số đã thu NSNN. Trên cơ sở đó, cơ quan Kho bạc dễ dàng theo dõi số thu hàng ngày kịp thời.

"Hiện có 12/13 đơn vị KBNN trên địa bàn Phú Thọ thực hiện uỷ nhiệm thu cho các ngân hàng bằng tiền mặt. Trong năm 2013, tổng số thu NSNN là 3.408 tỷ đồng, trong đó số thu NSNN qua ngân hàng là 1.598 tỷ đồng, đạt 47%. Trong quý I-2014, tổng thu NSNN là 804 tỷ đồng, số thu qua ngân hàng là 443 tỷ đồng, đạt 55%"- Phó Giám đốc Vương Thị Bẩy nói.

Mặc dù là tỉnh triển khai Dự án sau Phú Thọ 1 năm nhưng các cơ quan như KBNN, Thuế, Hải quan, ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang cũng "tăng tốc" mở rộng các điểm thu. "Hiện nay toàn tỉnh có 32 điểm thu, trong đó có 27 điểm thu của Ngân hàng Nông nghiệp và 5 điểm thu của Ngân hàng Công thương. Các điểm thu thực hiện tốt công tác thu, nộp NSNN, việc xử lý chứng từ, hạch toán đối chiếu số liệu và quy trình nghiệp vụ thông suốt, đảm bảo các khoản thu NSNN tại tất cả các điểm thu của Ngân hàng đều được chuyển đến các đơn vị Kho bạc ngay trong ngày" - Phó Giám đốc KBNN Tuyên Quang, Trương Trọng Dũng cho biết.

Rào cản cần tháo gỡ

Dự án Hiện đại hóa quy trình thu nộp NSNN là dự án liên quan đến nhiều cơ quan, nhiều cán bộ và một khối lượng lớn đối tượng nộp thuế nên trong quá trình triển khai đôi lúc còn chưa đồng bộ. Cụ thể như: Danh mục đối tượng nộp thuế, danh mục tờ khai hải quan... chưa cập nhật đầy đủ do vậy khó khăn cho cơ quan Kho bạc và Ngân hàng khi hạch toán.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà đông
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh phối hợp thu và uỷ nhiệm thu NSNN bằng tiền mặt cho các ngân hàng thương mại đảm nhận; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ thống Kho bạc, yêu cầu đặt ra đối với các ngân hàng cần triển khai các hình thức thu nộp hiện đại theo chuẩn quốc tế như: Internet Banking, nộp thuế qua thẻ ATM và dịch vụ thu không chờ chấp thuận của ngân hàng thương mại; Hệ thống ngân hàng cần phát triển chương trình ứng dụng thu NSNN có kết nối trực tiếp với Chương trình kế toán nhằm loại trừ các trường hợp chênh lệch giữa số liệu trên Chương trình ứng dụng thu NSNN và chương trình kế toán của ngân hàng; Tăng cường trách nhiệm đối chiếu của cơ quan ra quyết định xử phạt đối với số đã thu được từ KBNN và ngân hàng thương mại. Cơ quan thu cần thường xuyên cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác dữ liệu về số phải thu NSNN để tạo thuận lợi cho quá trình tổ chức thu nộp, đối chiếu số liệu ngữa ngân hàng và Kho bạc.

dịch vụ chữ ký số tại thanh xuân Theo kế hoạch KBNN đặt ra trong năm 2014 sẽ phối hợp với Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan triển khai mở rộng phối hợp thu NSNN với các ngân hàng thương mại cổ phần đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định như: Ngân hàng thương mại CP Á Châu, Ngân hàng Xăng dầu, Ngân hàng Bản Việt, Ngân hàng Đông Nam Á, Ngân hàng Quân đội, Ngân hàng ANZ.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận long biên Nguồn Báo Hải Quan

[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page