Luật Doanh nghiệp sửa đổi: Tăng hậu kiểm đối với DN



Đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp sửa đổi nhưng Luật Doanh nghiệp cũng cần quy định hậu kiểm đối với doanh nghiệp.

Trung tâm kế toán thực hành Tại bắc ninh Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông tại Hội thảo Tòa đàm về Luật doanh nghiệp sửa đổi tổ chức ngày 17/5, việc xây dựng Luật Doanh nghiệp nói riêng cũng như các Luật nói chung cần hướng tới tạo dựng môi trường kinh doanh thông thoáng những vẫn phải đảm bảo quản lý hiệu quả. Việc đăng ký kinh doanh trong dự thảo Luật sửa đổi tuân thủ tuyệt đối Hiến pháp là doanh nghiệp được làm tất cả những gì nhà nước không cấm. Với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, các cơ quan chức năng khi đưa ra điều kiện, yêu cầu về giấy phép thì phải trả lời được câu hỏi nếu cấp giấy phép thì có tác dụng gì hay là nêu bỏ giấy phép thì ảnh hưởng tác động gì tới hoạt động kinh tế xã hội, nếu không trả lời được sẽ mạnh dạn đề nghị bỏ. Với sự liên thông của cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn.

Một trong những điểm đáng quan tâm là Luật Doanh nghiệp sửa đổi lần này quy định bãi bỏ yêu cầu về chứng chỉ hành nghề, xác nhận vốn pháp định tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp, không ghi ngành nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trừ ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật), kết hợp đồng thời thủ tục đăng ký doanh nghiệp với thủ tục về thuế, đăng ký lao động và bảo hiểm xã hội. Đồng thời bổ sung áp dụng thống nhất thủ tục về thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua hoặc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp, không phân biệt nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Tuy nhiên, dưới góc độ một công ty thường xuyên tư vấn cho doanh nghiệp, ông Nguyễn Công Ái, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH KPMG cho rằng: Cần giữ nguyên việc ghi rõ ngành nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Việc không ghi ngành nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp còn có thể tạo ra lỗ hổng pháp lý khi cơ quan quản lý chuyên ngành không nắm rõ ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát. Ví dụ trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký sản xuất phần mềm máy tính, nhưng trên thực tế thực hiện cả các hoạt động nhập khẩu, phân phối điện thoại di động. Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu, cơ quan hải quan không thể căn cứ vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không có thông tin cụ thể về ngành nghề kinh doanh để kiểm tra và xác định hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp có phù hợp với chức năng kinh doanh hay không.

Điều này có thể dẫn đến việc cơ quan quản lý vì muốn đảm bảo chức năng kiểm tra, giám sát của mình, sẽ buộc phải ban hành nhiều văn bản hướng dẫn dưới luật, đẻ ra thêm nhiều giấy phép con, gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời, theo ông Ái, việc tách hai thủ tục đăng ký doanh nghiệp và đăng ký đầu tư, đồng thời quy định phải thực hiện đăng ký đầu tư đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện có thể sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp phải tự tìm hiểu các quy định này trong tình trạng hiện nay chưa có văn bản quy định thống nhất về danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và các điều kiện áp dụng với các ngành nghề này.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hà nội "Tôi đề xuất hơi trái chiều là giữ nguyên điều kiện thành lập DN với thẩm tra dự án đầu tư như quy định hiện hành, đồng thời, giữ nguyên thời gian cấp phép và góp vốn điều lệ. Bên cạnh đó, với ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên có văn bản thống nhất quy định ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện cụ thể là gì, tránh tình trạng quy định tản mác như hiện nay. Đặc biệt, phải có quy định thực tế cũng như chế tài xử lý cho các cơ quan quản lý nếu không thực thi theo pháp luật. Danh mục này cần được rà soát lại theo hướng tinh giảm và phải đồng bộ với hệ thống mã ngành kinh tế quốc dân hiện hành. Đảm bảo trên thực tế việc cơ quan quản lý tuân thủ nghiêm túc quy định về thời gian cấp phép, trả lời doanh nghiệp, danh mục hồ sơ tài liệu (không yêu cầu thêm tài liệu ngoài quy định).Việc thực hiện hậu kiểm cần phải nêu rõ yêu cầu về sự phối hợp chặt chẽ và thông tin hai chiều giữa cơ quan đăng ký kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là cơ quan thuế để tránh tình trạng gây khó khăn cho doanh nghiệp từ việc phải chịu hậu kiểm chồng chéo cho những vấn đề tương tự nhau bởi nhiều cơ quan khác nhau." - Phó Tổng giám đốc KPMG cho biết thêm.

Về việc ghi và mã hóa ngành nghề kinh doanh khi đăng ký doanh nghiệp, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI đồng tình với chủ trương bỏ việc ghi mã ngành nghề kinh doanh khi đăng ký doanh nghiệp. Bởi mục tiêu quản lý Nhà nước không đạt được trong quy định này, do những bất cập thực tế từ cả phía doanh nghiệp (đăng ký khống nhiều ngành nghề) và cơ quan Nhà nước (áp mã ngành nghề chưa phù hợp và chưa bao quát được trên thực tế, trong khi lại phải tốn kém thời gian công sức dành cho việc này). Thực tế có khoảng cách giữa đăng ký kinh doanh và kinh doanh thực tế mà do quá coi nặng khâu đăng ký mà hậu kiểm định kỳ lại lỏng lẻo. Chính vì thế, trong Luật sử đổi cần có 2 phụ lục là phụ lục ngành nghề cấm kinh doanh và phụ lục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Ngoài ra, việc đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp sửa đổi nhưng cần nhấn mạnh yêu cầu Luật Doanh nghiệp cần quy định hậu kiểm đối với doanh nghiệp, ít nhất trong những lĩnh vực chung thuộc phạm vi của Luật này (ví dụ, hậu kiểm để đảm bảo rằng doanh nghiệp đã đăng ký là có tồn tại, có hoạt động, không phải doanh nghiệp ma,… để giải quyết được lo ngại là vì thủ tục thành lập doanh nghiệp đơn giản sẽ dẫn tới doanh nghiệp dễ dàng thành lập để lừa đảo, mua bán hóa đơn,…).
dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại hà nội Nguồn Tài Chính Điện Tử




Responses

0 Respones to "Luật Doanh nghiệp sửa đổi: Tăng hậu kiểm đối với DN"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page