Chất lượng thấp, thời gian giao hàng không đảm bảo, chi phí sản xuất kém cạnh tranh là 3 yếu điểm chính khiến cho các DNNVV ngành CNHT của Việt Nam luôn bị "loại" ra khỏi các chương trình xét duyệt, tìm kiếm các nhà cung cấp những sản phẩm phụ trợ bản địa của các tập đoàn đa quốc gia.
Khó tiếp cận vốn
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại minh khai hai bà trưng Điều đó cũng lý giải vì sao mà tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam chỉ đạt ở mức thấp với 22,4%, trong khi các nước trong khu vực như Thái Lan là 56%, Malaysia là 45%, Indonesia 43%. Điều đáng chú ý, cũng với con số này ở các DNNVV còn đạt mức khiêm tốn hơn, chỉ với 8,4%.
Căn nguyên sâu xa khiến cho ngành CNHT phát triền ì ạch trong nhiều năm nay chính là tình trạng thiếu vốn cho mở rộng đầu tư sản xuất, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và nâng cao trình độ công nghệ của các DN, đặc biệt là DNNVV.
Ông Lê Tuân - Giám đốc điều hành Tập đoàn Le Group, nhà cung cấp các sản phẩm gia công kim loại tấm và hàn dập cho Honda, Yamaha, ví việc tiếp cận vốn của DN như "vòng xoáy luẩn quẩn" không lối thoát. Cũng bởi, phần lớn DNNVV đều gặp khó khăn về nguồn lực, không có tài sả nđả mbả onhư đấ tđai, nê nhầ uhế tcá cngâ nhà ng đề utư chố icho vay vốn. Riêng với Le Group, để có vốn đầu tư nhà máy mới, các lãnh đạo đã phải chạy đôn chạy đáo đến nhiều ngân hàng, nhưng cũng chỉ vay được khoảng 50% vốn, còn lại, DN gia đình này phải… bán cả nhà để đầu tư.
Bài toán tài chính cũng làm đau đầu những DN đã vay được vốn, thậm chí là với cả những nguồn vốn giá rẻ. Ông Hà Quyết Thắng - Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất và Dịch vụ Thương mại Kim Long, chuyên sản xuất khuôn mẫu cho các DN Nhật Bản, chia sẻ về may mắn của DN mình khi năm 2007 vay được 400.000 USD từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình WT4-1 để xây dựng nhà xưởng và đổi mới trang thiết bị. Tuy nhiên, đây là khoản cho vay hai bước, nguồn vốn của Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ mà Kim Long tiếp cận được phải thông qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), nên lãi suất cũng không giữ được mức ổn định.
"Mặc dù nguồn vốn này do Nhật Bản hỗ trợ, nhưng lại thông qua ngân hàng của Việt Nam, nên vấn đề lãi suất vẫn không có cải thiện. Chúng tôi chỉ được ổn định lãi suất ở mức 10% trong 1 năm, còn những năm 2009 - 2010 vẫn phải theo lãi suất của thị trường với mức cao là 18 - 20%. Chính điều này đã làm cho nguồn vốn mang tính hỗ trợ không còn ý nghĩa với DN. Vì để đáp ứng yêu cầu của đối tác, hầu hết máy móc, thiết bị của DNNVV đều phải thay đổi, đặc biệt khi phải chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, nâng cao công nghệ sản xuất, nên nhu cầu đầu tư dài hạn càng lớn hơn, và DN cần có nguồn vốn ổn định. Nhưng với lãi suất biến động ở mức cao như vậy thì sự tài trợ cũng không còn ý nghĩa", ông Thắng nói.
Mở rộng cơ hội
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hai bà trưng Khảo sát của Dự án tài trợ vốn vay cho DNNVV (SMEFP III) của Chính phủ Nhật Bản do JICA thực hiện, có đến 79% DNNVV ngành CNHT đều cho biết gặp rào cản lớn trong tiếp cận vốn, và chỉ 1% cho rằng việc tiếp cận vốn là dễ. Trong đó, 25% DNNVV cho rằng rào cản lớn nhất chính là do thiếu thông tin về tài chính; 17% do mức độ tín nhiệm tín dụng thấp; 12% do kế hoạch kinh doanh yếu; 11% do thiếu tài sản đảm bảo và thủ tục phức tạp. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định khi lạm phát luôn biến động, nợ xấu gia tăng... càng làm tăng nguy cơ rủi ro tài trợ vốn và kinh doanh của ngân hàng, nên việc tiếp cận vốn của DN càng khó khăn hơn.
Chương trình WT4-1, mà cụ thể là Dự án SMEFP III dành cho DNNVV ngành CNHT được xem là chìa khóa góp phần tháo gỡ nút thắt về vốn cho DN. Theo ông Kyoshiro Ichikawa, Trưởng nhóm WT 4-1, trong giai đoạn 4 sẽ tập trung sự hỗ trợ cho các DNNVV lĩnh vực khuôn mẫu, bởi đây là ngành nòng cốt, xương sống tạo ra sản phẩm chất lượng cao.
Hiện nay, tại Việt Nam chỉ có khoảng 28 DNNVV Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực này và 60 DN Nhật Bản đã và đang đầu tư sản xuất khuôn mẫu.
Do đó, ông Ichikawa cho rằng việc tạo ra cơ chế tài chính từ Dự án SMEFP III sẽ giúp DN CNHT tiếp cận được nguồn vốn dài hạn với chi phí rẻ, vừa tạo
sự kết nối giữa DN Việt Nam và Nhật Bản.
Theo đó, SMEFP III sẽ phát hành sổ tay hướng dẫn DN lần đầu vay vốn ngân hàng nhằm giúp các DNNVV nhận thức được các thủ tục cơ bản khi vay vốn. Tất cả DNNVV ngành CNHT, đặc biệt trong lĩnh vực khuôn mẫu có kế hoạch, chiến lược dài hạn, giữ chữ tín trong kinh doanh, có sự phối hợp chủ động, tích cực với các DN Nhật Bản, có cam kết rõ ràng về chất lượng, thời gian giao hàng đều có khả năng nhận được sự hỗ trợ vay vốn từ dự án này.
dịch vụ chữ ký số tại quận long biên Theo thoibaokinhdoanh
Responses
0 Respones to "Thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành công nghiệp hỗ trợ"
Đăng nhận xét