Điều kiện niêm yết cổ phiếu của công ty sau sáp nhập



Từ ngày 15-7 tới, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ thực hiện một số quy định mới về điều kiện niêm yết chứng khoán của công ty cổ phần hình thành sau quá trình hợp nhất, sáp nhập DN tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Nguyễn Sơn cho biết, đó là nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật đối với lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại minh khai hai bà trưng Cụ thể, theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 73/2013/TT-BTC ngày 29-5-2013 hướng dẫn chi tiết một số điều về niêm yết chứng khoán tại Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20-7-2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, kể từ ngày 15- 7, các trường hợp công ty nhận sáp nhập và bị sáp nhập phải đều là công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán (Sở GDCK) TP.Hồ Chí Minh.

Trên cơ sở đó, công ty hình thành sau sáp nhập mới được thực hiện thay đổi niêm yết tại Sở GDCK TP.Hồ Chí Minh. Tương tự, công ty nhận sáp nhập là công ty niêm yết trên Sở GDCK Hà Nội, công ty bị sáp nhập là công ty niêm yết trên Sở GDCK mới được thực hiện thay đổi niêm yết tại Sở GDCK Hà Nội. Trong khi đó, so với quy định trước đây thì các DN đang niêm yết trên Sở GDCK nhận sáp nhập các DN chưa niêm yết trên Sở GDCK chỉ cần tiến hành thay đổi đăng ký niêm yết.

Ngoài ra, theo quy định của Bộ Tài chính, Công ty bị sáp nhập phải đáp ứng điều kiện có ít nhất 1 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời điểm công ty hình thành sau sáp nhập được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm liền trước năm sáp nhập tối thiểu là 5%; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 1 năm, không có lỗ lũy kế tính đến thời điểm sáp nhập; tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán báo cáo tài chính.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận long biên Trường hợp công ty bị sáp nhập không đáp ứng được điều kiện trên, thì phải có tỷ lệ ROE trên báo cáo tài chính hợp nhất năm được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính hợp nhất bán niên được kiểm toán (lập ngay sau thời điểm sáp nhập) của công ty hình thành sau sáp nhập tối thiểu là 5% hoặc có tỷ lệ ROE dương trên báo cáo tài chính hợp nhất năm được kiểm toán (lập ngay sau thời điểm sáp nhập) và lớn hơn tỷ lệ ROE trên báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán của công ty nhận sáp nhập.

Đồng thời, số cổ phiếu phát hành thêm (tương ứng với số vốn của công ty bị sáp nhập) chỉ được niêm yết bổ sung sau 1 năm kể từ thời điểm công ty hình thành sau sáp nhập được cấp giấy chứng nhận kinh doanh.

Bên cạnh đó, những trường hợp công ty nhận sáp nhập và bị sáp nhập đều không phải là công ty niêm yết, công ty hình thành sau sáp nhập phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như công ty mới đăng ký niêm yết cổ phiếu lần đầu.
dịch vụ chữ ký số tại thanh xuân Theo baohaiquan




Responses

0 Respones to "Điều kiện niêm yết cổ phiếu của công ty sau sáp nhập"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page