Nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng "ế vốn"



Mặc dù tín dụng tháng 2/2013 đã tăng 0,26%, nhưng tính chung 2 tháng đầu năm, tín dụng giảm 0,28% so với cuối năm 2012, thấp hơn mức giảm 1,88% trong 2 tháng đầu năm 2012 và tăng chậm hơn so với lượng vốn huy động khiến nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng "ế vốn". Thực trạng này khiến nhiều ngân hàng đang âm thầm điều chỉnh giảm lãi suất huy động.

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, trong tháng 2/2013, dư nợ tín dụng đã tăng 0,26% từ mức giảm 1,23% trong tháng 1/2013. Tính chung 2 tháng đầu năm 2013, tín dụng giảm 0,28% so với cuối năm 2012, thấp hơn mức giảm 1,88% trong 2 tháng đầu năm 2012.

Tuy nhiên, huy động vốn vẫn tăng trưởng khá tốt. Huy động vốn liên tục tăng cao khiến thanh khoản của hệ thống ngân hàng tiếp tục được cải thiện. Tính đến hết tháng 2/2013, huy động vốn tăng 2% so với cuối năm 2012, gấp hơn 2 lần mức tăng của 2 tháng đầu năm 2012.

Âm thầm hạ lãi suất huy động

Theo thông tin từ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), từ ngày 20/3, lãi suất huy động của ngân hàng này giảm ở một số kỳ hạn. Cụ thể, ở kỳ hạn từ 1 - 3 tháng, lãi suất huy động tại đây từ mức kịch trần 8%/năm xuống còn 7,5%/năm, tức giảm 0,5%/năm. Ở kỳ hạn trên 12 tháng, lãi suất huy động cũng giảm từ 10,5%/năm xuống còn 9,5%/năm.

Còn theo thông báo từ Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), kể từ ngày 14/3, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn truyền thống của ACB giảm 0,2% đối với các kỳ hạn 1 - 6 tháng, niêm yết ở mức 7,8% đối với hình thức lãi cuối kỳ và 7,7% với hình thức lãi tháng. Riêng kỳ hạn 9 tháng, hình thức lãi tháng lãi suất chỉ là 7,6%. Các kỳ hạn từ 12 tháng được doanh nghiệp này áp mức lãi suất từ 10 - 10,8%; trong đó mức cao nhất là ở kỳ hạn 36 tháng, 24 tháng và 13 tháng với hình thức lãi cuối kỳ.

Trước đó, trong tháng 2, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã đưa lãi suất kỳ hạn 1 - 11 tháng xuống 7,92%. Kỳ hạn 12 tháng và 13 có lãi suất cao nhất là 11,3%; các kỳ hạn còn lại áp mức 11%.

Như vậy, với 3 ngân hàng vừa điều chỉnh giảm lãi suất huy động thì mức giảm tới 1%/năm (kỳ hạn trên 12 tháng) của Vietcombank hiện nay là mức giảm khá mạnh trên thị trường. Lãi suất kỳ hạn trên 12 tháng đang được NHNN cho phép các ngân hàng tự thỏa thuận với khách hàng.

Trước Vietcombank, một ngân hàng lớn khác là BIDV cũng đã áp mức lãi suất huy động VND cao nhất từ cuối năm 2012 đến nay chỉ là 9,5%/năm.

Hiện trong hệ thống, các mức lãi suất huy động VND cao từ 11,5 - 12%/năm có ở một vài ngân hàng nhỏ, còn lại phổ biến chỉ từ 10 - 11%/năm. Thời gian qua, nhiều ngân hàng khác đã chủ động giảm nhẹ lãi suất huy động. Xu hướng rút dần lãi suất huy động đang thể hiện rằng hệ thống có hiện tượng ứ đọng vốn nhưng khó đẩy mạnh cho vay ra.

Với việc điều chỉnh giảm lãi suất huy động của một số ngân hàng đi tiên phong hiện nay, dư luận cho rằng nhiều khả năng, NHNN sẽ có đợt điều chỉnh lãi suất trên toàn hệ thống. Đây cũng là việc mà Chính phủ yêu cầu NHNN điều hành chính sách tiền tệ theo hướng giảm lãi suất, nhằm tiến tới giảm lãi suất cho vay.

Sẽ về mức 7%/năm?

Theo đánh giá của chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, việc các ngân hàng chủ động cắt giảm lãi suất huy động vốn VND hiện nay là rất "đáng hoan nghênh" trong bối cảnh chi phí vốn doanh nghiệp lớn. Lãi suất huy động VND giảm sẽ kéo lãi suất cho vay xuống.

"Lạm phát tháng 3 sẽ duy trì khoảng 3% (so với tháng 12/2012). Nguy cơ lạm phát vẫn có thể bùng nổ nhưng chúng ta vẫn còn 9 tháng tới để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đặt ra. Thế nên, theo tôi, đã đến lúc hệ thống ngân hàng phải giảm tiếp lãi suất xuống", ông Hiếu nhấn mạnh.

Ông Hiếu nhận định, việc ngân hàng hạ lãi suất đầu vào là tín hiệu vui cho đại bộ phận doanh nghiệp đi vay vốn sản xuất kinh doanh hiện nay, nhưng giảm lãi suất phải được tính toán kỹ lưỡng. "Lãi suất cho vay lý tưởng nhất hiện nay là 10%/năm. Theo đó, lãi suất đầu vào cần giảm xuống 7%/năm để phù hợp với biên độ 3%/năm giữa huy động và cho vay. Nếu tính như vậy, mục tiêu kiềm chế lạm phát phải dưới 5%. Để hoàn thành được công thức này vô cùng khó. Dù sao đi nữa, nếu NHNN cắt giảm lãi suất huy động, ít nhất cũng phải giảm xuống còn 7,5%/năm, chứ không nên điều chỉnh nhỏ giọt từng đợt 0,25%. Nếu giảm nhỏ giọt với tỷ lệ thấp sẽ không giúp nhiều cho việc hạ lãi suất cho vay", ông Hiếu phân tích.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại minh khai hai bà trưng Cũng theo ông Hiếu, điều hành lãi suất hiện nay cần phải dựa vào tín hiệu của lạm phát, nhưng không phải lúc nào lãi suất cũng phải thực dương. "Nhiều quốc gia trên thế giới, điển hình là Mỹ, có thời điểm lãi suất là thực âm, do tiền gửi dồi dào", ông Hiếu ví dụ.

Về quan ngại sự sụt giảm của dòng tiền tiết kiệm do lãi suất huy động xuống thấp, ông Hiếu cho rằng người gửi tiền hiện có quá ít sự lựa chọn, bởi thị trường bất động sản đang đóng băng, chứng khoán biến động mạnh, vàng có nhiều rủi ro; thế nên, người dân gửi tiền với mức lãi suất 8%/năm hiện nay vừa an toàn, vừa có lãi.

dịch vụ chữ ký số tại hải dương Việc giảm lãi suất có thể kích thích nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp nhưng điều quan trọng nhất trong thời gian tới là nhu cầu vay vốn đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, lãi suất huy động tự động giảm ắt lãi vay sẽ giảm theo.

Với tình hình nhu cầu vốn hiện tại của doanh nghiệp, các ngân hàng đang rơi vào tình trạng "ế vốn" khiến nhiều ngân hàng mạnh tay mua vào trái phiếu Chính phủ. Bởi vậy, việc các ngân hàng giảm lãi suất huy động cũng là điều dễ hiểu. Lãi suất huy động vốn bằng tiền đồng được các ngân hàng tự động giảm xuống so với mức trần cho phép còn thể hiện rõ ở các ngân hàng đã cơ cấu lại nguồn vốn giữa tỷ lệ cho vay và huy động.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hai bà trưng Theo thoibaokinhdoanh



Responses

0 Respones to "Nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng "ế vốn""

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page