– Lập sai sổ sách kế toán; thiếu chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng, giám đốc;
– Không in sổ kế toán ra giấy;
– Số liệu trên sổ kế toán không đúng với năm trước.
** Vậy những sai lầm trên được xử phạt như thế nào? Hãy xem trước và sau Nghị định 41/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về sổ kế toán cụ thể như thế nào nhé.
1. Quy định được áp dụng trước ngày ngày 1/5/2018 – Căn cứ theo điều 8 Nghị định 105/2013/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
a. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng:
– Lập sổ kế toán không đầy đủ các nội dung theo quy định như không ghi tên đơn vị kế toán, tên sổ, ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khoá sổ; thiếu chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; không đánh số trang, không đóng dấu giáp lai giữa các trang trên sổ kế toán;
– Ghi sổ kế toán không đầy đủ nội dung chủ yếu theo quy định;
– Vi phạm các quy định về ghi sổ kế toán như ghi chồng lên nhau, ghi cách dòng; không gạch chéo phần trang sổ không ghi; không thực hiện việc cộng số liệu tổng cộng khi ghi hết trang sổ, không thực hiện việc chuyển số liệu tổng cộng trang sổ trước sang đầu trang sổ kế tiếp;
– Không đóng thành quyển sổ riêng cho từng kỳ kế toán và thực hiện các thủ tục pháp lý sau khi in sổ ra giấy trong trường hợp thực hiện kế toán trên máy vi tính.
b. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:
– Mở sổ kế toán không theo đúng nguyên tắc chung của một trong các hình thức sổ kế toán theo quy định;
– Ghi sổ kế toán không tuân thủ phương pháp quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán;
– Ghi sổ, khóa sổ kế toán không kịp thời theo quy định;
– Sửa chữa sai sót trên sổ kế toán không theo đúng phương pháp quy định.
c. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng:
– Không thực hiện việc mở sổ kế toán vào đầu kỳ kế toán năm hoặc từ ngày thành lập đơn vị kế toán;
– Không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán;
– Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán năm trước liền kề hoặc sổ kế toán ghi không liên tục từ khi mở sổ đến khi khoá sổ;
– Không thực hiện việc khoá sổ kế toán trong các trường hợp mà pháp luật về kế toán quy định phải khoá sổ kế toán;
– Không in sổ kế toán ra giấy sau khi khoá sổ trên máy vi tính đối với các loại sổ phải in theo quy định, hoặc không có đầy đủ chữ ký và đóng dấu theo quy định sau khi in sổ.
d. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng:
– Mở sổ kế toán ngoài hệ thống sổ kế toán chính thức của đơn vị;
– Giả mạo sổ kế toán;
– Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo sổ kế toán;
– Cố ý để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị hoặc tài sản có liên quan đến đơn vị;
– Huỷ bỏ trước hạn hoặc cố ý làm hư hỏng sổ kế toán.
2. Quy định được áp dụng từ ngày ngày 1/5/2018 – Căn cứ theo điều 9 Nghị định 41/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ quy định cụ thể như sau:
a. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng:
– Lập sổ kế toán không ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ, ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; thiếu chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; không đánh số trang; không đóng dấu giáp lai giữa các trang của số kế toán trên giấy;
– Sổ kế toán không ghi bằng bút mực (trừ trường hợp đơn vị lựa chọn ghi sổ kế toán bằng phương tiện điện tử), ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới, ghi chồng lên nhau, ghi cách dòng; không gạch chéo phần trang sổ không ghi; không thực hiện việc cộng số liệu tổng cộng khi ghi hết trang sổ, không thực hiện việc chuyển số liệu tổng cộng trang sổ trước sang đầu trang sổ kế tiếp;
– Không đóng thành quyển sổ riêng cho từng kỳ kế toán hoặc không có đầy đủ chữ ký và đóng dấu theo quy định sau khi in ra giấy (trừ các loại sổ không bắt buộc phải in theo quy định đối với trường hợp đơn vị lựa chọn lưu trữ sổ kế toán trên phương tiện điện tử);
– Mẫu sổ kế toán không có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định.
b. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:
– Sổ kế toán không được ghi đầy đủ theo các nội dung chủ yếu theo quy định;
– Sửa chữa sai sót trên sổ kế toán không theo đúng phương pháp quy định;
– Không in sổ kế toán ra giấy sau khi khóa sổ trên phương tiện điện tử đối với các loại sổ kế toán phải in ra giấy theo quy định.
c. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng:
– Không thực hiện việc mở sổ kế toán vào đầu kỳ kế toán năm hoặc từ ngày thành lập đơn vị kế toán;
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định
– Không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán;
– Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán năm trước liền kề hoặc sổ kế toán ghi không liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ;
– Không thực hiện việc khóa sổ kế toán trong các trường hợp mà pháp luật quy định phải khóa sổ kế toán.
d. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng:
– Hủy bỏ trước hạn hoặc cố ý làm hư hỏng sổ kế toán;
– Để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị hoặc có liên quan đến đơn vị nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
** Ngoài ra các bạn có thể xem thêm các mức phạt khác như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:
+ Áp dụng sai quy định về chữ viết; chữ số trong kế toán;
+ Áp dụng sai quy định về đơn vị tiền tệ trong kế toán;
+ Áp dụng sai quy định về kỳ kế toán;
+ Áp dụng sai chế độ kế toán mà đơn vị thuộc đối tượng áp dụng.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng:
dịch vụ kế toán thuế giá rẻ tại huyện bình chánh
+ Hạch toán không đúng nội dung quy định của tài khoản kế toán;
+ Thực hiện sửa đổi nội dung, phương pháp hạch toán của tài khoản kế toán hoặc mở thêm tài khoản kế toán thuộc nội dung phải được Bộ Tài chính chấp thuận mà chưa được chấp thuận.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng hệ thống tài khoản kế toán đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận.
e. Biện pháp khắc phục hậu quả:
– Buộc bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của sổ kế toán quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
– Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế trong trường hợp không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin số liệu trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
– Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế trong trường hợp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
– Buộc khôi phục lại sổ kế toán đối với các vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
– Buộc bổ sung vào sổ kế toán đối với các hành vi để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị hoặc có liên quan đến đơn vị vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại quận tân phú
Theo daotaoketoanhcm.com
Responses
0 Respones to "Những mức phạt vi phạm hành chính về sổ sách kế toán không thể bỏ qua."
Đăng nhận xét