Xử lý ô tô, xe máy đã tạm nhập của đối tượng hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam



Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc xử lý trường hợp đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ đã tạm nhập khẩu xe ô tô, xe hai bánh gắn máy trước ngày 1/11/2013.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà đông
Tại văn bản số 555/TTg-KTTH ngày 26/4/2014, xét đề nghị của Bộ Tài chính tại Công văn số 4056/BTC-TCHQ ngày 1/4/2014 về việc xử lý trường hợp đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam đã tạm nhập khẩu xe ô tô, xe hai bánh gắn máy trước ngày có hiệu lực thi hành của Quyết định 53/2013/QĐ-TTg ngày 13/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:

dịch vụ hóa đơn điện tử giá rẻ tại hải phòng
Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ đã tạm nhập khẩu ô tô là xe đã qua sử dụng trước ngày 1/11/2013 được chuyển nhượng xe này cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam trong trường hợp năm sản xuất của xe quá 5 năm tính từ năm sản xuất đến thời điểm chuyển nhượng.

Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ đã nhập khẩu xe hai bánh gắn máy (gồm cả xe khi tạm nhập khẩu là xe chưa qua sử dụng và xe đã qua sử dụng) trước ngày 1/11/2013 được chuyển nhượng xe này cho các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam.
Việc xử lý các xe ô tô, xe hai bánh gắn máy sau khi được chuyển nhượng trên thực hiện đúng theo quy định của Quyết định 53.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hà đông
Theo TCTC
[Read More...]


Thời điểm “vàng” cho cả người mua và nhà đầu tư



“Các căn hộ có diện tích dưới 100m2 hiện rất khó mua. Các dự án có giá bán trên dưới 20 triệu đồng mỗi m2 không còn hàng. Dự án từ vành đai 3 đổ vào giao dịch vẫn tốt, người mua để ở là chủ yếu, không phải nhà đầu tư", Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam nhận định.


Phối cảnh dự án 2,5 tỷ USD của Rose Rock tại Tuy Hòa, Phú Yên.
Bức tranh bất động sản Việt Nam quý I/2014 cho thấy nhiều sự chuyển biến đáng kể với giao dịch được cải thiện, thanh khoản tăng khá và thị trường đã xuất hiện “tiền chênh” trở lại đặc biệt ở phân khúc bình dân và giá rẻ.

Không những vậy, nhiều dự án FDI về du lịch, nghỉ dưỡng, nhà ở với tổng vốn đầu tư hơn 3 tỷ USD đăng ký vào Khánh Hòa, Phú Yên và TP. Hồ Chí Minh những tháng đầu năm, cho thấy nhà đầu tư nước ngoài dần quay lại thị trường Việt Nam.

Căn hộ 20 triệu đồng/m2 "cháy" hàng

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, những tháng đầu năm, thị trường bất động sản có tín hiệu tích cực với lượng giao dịch tăng mạnh. Chỉ trong 3 tháng đầu năm, lượng giao dịch qua sàn ở Hà Nội lên đến 1.500 giao dịch, gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Trong vòng 15 ngày đầu của tháng 4 đã có tới 800 lượt giao dịch thành công.

Nhận định của Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) về thị trường trong những tháng đầu năm nay cho thấy: Một số dự án đất nền trước đây giá bị đẩy lên quá cao nay chủ đầu tư chủ động hạ giá xuống để có thể bán hàng, ví như: Khu đo thị (KĐT) Nam An Khánh (Hoài Đức) giá đất nền chủ đầu tư chào bán khoảng từ 18-20 triệu đồng/m2 ; dự án KĐT Lê Trọng Tấn - Hà Đông giá bán đất nền hiện nay khoảng 15 triệu đồng/m2, giảm trên 50% so với thời kỳ đỉnh cao năm 2010, khi đó đất nền khu vực này khoảng 30- 40 triệu đồng/m2.

Về giá nhà chung cư, Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản cho rằng đã có dấu hiệu chững lại, không giảm tiếp, thậm chí một số dự án có vị trí tốt, diện tích nhỏ giá có xu hướng tăng nhẹ như: Các dự án chung cư KĐT Cổ nhuế - Từ Liêm gần đường Phạm Văn Đồng giá khoảng từ 24-26 triệu đồng/m2, giá tăng khoảng 1 triệu đồng/m2 do dự án có hạ tầng tốt, thuận tiện đi lại…

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, qua số liệu về giao dịch trên thị trường Hà Nội thời gian qua cho thấy: Tuy xu hướng chưa thật rõ ràng, mạnh mẽ nhưng đã có khuynh hướng ấm lên. Lòng tin của người tiêu dùng bước đầu đã có sự quay trở lại với thị trường.

Thứ trưởng dẫn chứng: So sánh số liệu tồn kho bất động sản đến ngày 31/12/2013 với các tháng trước cho thấy giá trị tồn kho bất động sản trên toàn quốc đã giảm dần từ tháng 3/2013 (giảm trên 26%). Lượng tồn kho căn hộ chung cư giảm khá nhiều, đặc biệt là chung cư có diện tích nhỏ.

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam nhận xét, các dự án có cơ cấu căn hộ thích hợp, giá bán trên dưới 20 triệu đồng/m2 hoặc các dự án có vị trí tốt, đang hoàn thiện tới 70-80% có tính thanh khoản cao.

“Các căn hộ có diện tích dưới 100 m2 hiện rất khó mua. Các dự án có giá bán trên dưới 20 triệu đồng mỗi m2 là không còn hàng. Dự án từ vành đai 3 đổ vào giao dịch vẫn rất tốt, người mua để ở là chủ yếu, không phải nhà đầu tư”, Thứ trưởng Nam cho biết thêm.

Việc tồn kho bất động sản giảm nó cũng kéo theo thị trường vật liệu xây dựng giảm mạnh lượng hàng tồn kho.

“Vào kỳ họp Quốc hội ngày 20/5 sắp tới sẽ thảo luận dự thảo Luật Nhà ở và kinh doanh bất động sản. Trong đó, có 2 điểm mới để đảm bảo quyền lợi cho người mua nhà: Thứ nhất, trước khi bán hàng phải có bảo lãnh hoặc bảo đảm của một tổ chức tài chính. Thứ hai là trước khi chủ đầu tư ký hợp đồng bán hàng phải được phép của chính quyền, đơn vị này sẽ kiểm tra chủ dự án đã có đủ các giấy tờ như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được phê duyệt quy hoạch chưa, đã có giấy phép xây dựng và thực hiện đủ các thủ tục của nhà nước chưa?”, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam khẳng định.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà đông Theo nhận định của Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản, trong năm nay các nhà đầu tư không có năng lực tài chính và kinh nghiệm, đầu tư các dự án không phù hợp với nhu cầu của thị trường hoặc có lượng vốn vay lớn sẽ tiếp tục gặp khó khăn, thậm chí sẽ phải rời bỏ thị trường, nhường thị trường cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Ngoài ra, đơn vị này cũng nhận định, xu thế chuyển nhượng toàn bộ hoặc từng phần dự án phát triển bất động sản, kể cả cho các doanh nghiệp nước ngoài và mua bán sáp nhập giữa các chủ đầu tư với nhau sẽ phổ biến hơn.

Thị trường đã xuất hiện “tiền chênh” trở lại

Bức tranh bất động sản Việt Nam quý I/2014 cho thấy nhiều sự chuyển biến đáng kể với giao dịch được cải thiện, thanh khoản tăng khá và thị trường đã xuất hiện “tiền chênh” trở lại đặc biệt ở phân khúc bình dân và giá rẻ.

Thực tế thị trường bất động sản cho thấy, hầu hết dự án căn hộ “đắt hàng” ngoài ưu điểm vị trí đắc địa, giá bán cạnh tranh… đều thêm “chiêu” hỗ trợ người mua vay vốn với lãi suất ưu đãi.

Điểm qua các dự án căn hộ đang có thanh khoản tốt trên thị trường trong những tháng đầu năm 2014 dễ thấy mức độ “nóng” trong cuộc đua lãi suất này.

Ấn tượng nhất có lẽ phải kể đến chính sách bán hàng tại dự án Tổ hợp chung cư The Sparks do Tập đoàn Nam Cường làm chủ đầu tư. Dự án gồm 16 tòa nhà, các căn hộ có diện tích từ 56 – 120m2, giá bán chỉ từ 900 triệu đồng.

Khách hàng chỉ cần thanh toán 300 triệu đồng được sở hữu nhà hoàn thiện; được hỗ trợ vay vốn lên tới 70% giá trị căn hộ trong vòng 20 năm và được miễn trả lãi suất trong năm đầu tiên.

Kế đến là Công ty Bất động sản Nhà Thực (Realhome) với dự án chung cư Tân Việt Tower (Hoài Đức, Hà Nội). Giá chào bán căn hộ tại Tân Việt Tower khoảng 13,5 triệu đồng/m2 cho các loại diện tích từ 78 - 115m2.

Đáng chú ý ở đây là, khách hàng chỉ cần thanh toán 70% giá trị căn hộ là được bàn giao nhà ở ngay; 30% giá trị căn hộ còn lại thanh toán linh hoạt trong vòng 2 năm, không tính lãi suất.

Một dự án nữa ở cùng phân khúc cũng đang gây “sốt” trên thị trường bất động sản Hà Nội là VC7 Housing Complex – 136 Hồ Tùng Mậu, nằm trên đường K3 Cầu Diễn, Hà Nội do Liên danh giữa EZ Việt Nam và VUD mở bán 300 căn hộ.

Khách mua sẽ được hỗ trợ vay vốn ngân hàng lên tới 25 năm, lãi suất 5,91%/năm trong 6 tháng đầu và 9,9%/năm trong 6 tháng tiếp. Đồng thời lãi suất sẽ được điều chỉnh bằng lãi suất tiền gửi cộng biên độ 4%/năm trong các năm tiếp theo.

Hay như tại dự án Chung cư Viện 103 Văn Quán của Công ty cổ phần Đầu tư đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà 7. Nằm tại KĐT Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội; giá bán khoảng 13,9 triệu đồng/m2 cho căn hộ có diện tích từ 82,4 – 118,6m2.

Khách hàng được áp dụng tiến độ thanh toán linh hoạt chia thành 6 đợt theo tiến độ xây dựng thực tế; được ngân hàng BIDV, MB Bank hỗ trợ vay tới 70% giá trị căn hộ trong vòng 20 năm với lãi suất ưu đãi.

Hưng Ngân Garden gồm 4 tòa tháp cao 22 tầng với 1.326 căn hộ, giá bán chỉ từ 10,9 triệu đồng/m2 cho căn hộ diện tích từ 53 - 65m2. Theo quy định hiện hành, 100% căn hộ tại đây đủ điều kiện được vay gói 30.000 tỷ đồng với lãi suất 5%/năm, thời hạn vay 15 năm, hạn mức vay lên đến 80% giá trị căn hộ.

Tính ra, khách hàng chỉ cần tiết kiệm khoảng 5 triệu đồng/tháng là có thể được sở hữu căn hộ Hưng Ngân Garden. Mức giá chủ đầu tư đưa ra từ 10,9 triệu đồng/m2.

Không những chỉ dự án bình dân mới hạ lãi vay, không ít dự án bất động sản thuộc phân khúc cao cấp cũng “ngược dòng” tham gia cuộc đua này nhằm hút khách. Hai trong số những dự án căn hộ cao cấp đáng chú ý nhất lộ chiêu này chính là Gamuda Gardens (Gamuda Land) và Green Valley (Phú Mỹ Hưng).

Ngày 20/4 vừa qua, Siêu thị dự án đã mở bán chính thức giai đoạn 1 với 364 căn biệt thự song lập và liền kề tại khu đô thị Gamuda Gardens thuộc quần thể Gamuda City. Các căn liền kề diện tích từ 118 - 224m2, biệt thự song lập từ 189 - 447m2, giá mở bán từ 43,6 triệu đồng/m2.

Đặc biệt, khách hàng chỉ cần thanh toán 20% sẽ được nhận nhà ở ngay, 80% còn lại được trả chậm trong vòng 48 tháng với lãi suất 0%.

Trong khi đó, Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng cũng vừa khai trương căn hộ mẫu dự án Green Valley với 2 kiểu nhà mẫu: Kiểu nhà O (87m2) và nhà A (120m2). Tọa lạc tại khu đô thị hiện đại bậc nhất Việt Nam, với 4 tòa nhà cao từ 20 - 27 tầng.

Giai đoạn 1 dự án Green Valley vừa được chào bán với lịch thanh toán chia làm 14 đợt, kéo dài tới 30 tháng, được khoảng 20 ngân hàng hỗ trợ cho vay tối đa 80% giá trị căn nhà, thời hạn lên đến 25 năm, lãi suất từ 6,8%/năm.

Giới chuyên môn bất động sản nhìn nhận, có nhiều lý do khiến các ông chủ dự án nhà ở thương mại phải đua nhau đưa ra đủ "chiêu trò" nhằm kéo khách về mình.

Báo cáo mới đây của Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho thấy, hiện giá nhà ở đã giảm khoảng từ 30 – 50% so với thời kỳ sốt nóng. Do vậy, để bảo đảm lợi nhuận, việc giảm giá nhà ở thêm nữa đối với các chủ đầu tư nhà ở thương mại gần như không thể.

Trong khi đó, các ông chủ này lại không được ưu đãi giống như nhà ở xã hội như giá bán chỉ từ 8 – 10 triệu đồng/m2, vay vốn với lãi suất 5%/năm, chủ đầu tư được giảm thuế giá trị gia tăng chỉ còn 5%. Cho nên, dòng sản phẩm căn hộ có giá trên 15 triệu đồng/m2 sẽ buộc phải “tự cứu mình trước khi đợi cứu” để giải phóng hàng tồn kho, duy trì hoạt động.

Nhà đầu tư nước ngoài quay lại thị trường

Nhiều dự án FDI về du lịch, nghỉ dưỡng, nhà ở với tổng vốn đầu tư hơn 3 tỷ USD đăng ký vào Khánh Hòa, Phú Yên và TP. Hồ Chí Minh những tháng đầu năm, cho thấy nhà đầu tư nước ngoài dần quay lại thị trường Việt Nam, theo CBRE.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận tân phú Dẫn đầu danh sách này là Rose Rock - Cty đầu tư của gia đình tài phiệt dầu mỏ Rockefeller công bố sẽ đầu tư 2,5 tỷ USD vào một dự án chung cư, khách sạn tại Tuy Hòa, Phú Yên. Tọa lạc ở Vịnh Vũng Rô, dự án có 350 bến đỗ, khách sạn hơn 760 phòng, 4.300 căn hộ, 100 nhà liền kề và cửa hàng bán lẻ.

Kế đến, một tỷ phú người Israel là Igal Ahouvi cũng tham gia thị trường bất động sản Việt Nam bằng việc thâu tóm Khu du lịch Bãi Rồng tại Cam Ranh (Khánh Hòa) với tổng kinh phí lên đến 300 triệu USD. Dự án được phát triển với thương hiệu mới là Alma Resort, gồm 200 biệt thự và 400 căn hộ.

Dự án có vốn FDI đứng thứ ba danh sách này cũng được công bố trong quý I/2014 là khu chung cư thuộc phường 22, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh có tổng vốn đầu tư 200 triệu USD do Sunwah Việt Nam (thuộc Sunwah Group) làm chủ đầu tư và nắm 48%. Khác với những tỷ phú quốc tế là tay chơi mới, Sunwah là Công ty phát triển bất động sản Hong Kong có mặt tại Việt Nam từ năm 1993.

Dự án đứng thứ tư là khu nghỉ dưỡng Cam Ranh Flowers Resort có tổng vốn đầu tư 88 triệu USD, tương đương 1.890 tỷ đồng vừa được Cty State Development - Moscow động thổ tại Khánh Hòa.

Tổng giám đốc điều hành Công ty CBRE Việt Nam, Marc Townsend cho biết, so với năm 2013, các nhà đầu tư ngoại đã tỏ ra mạnh dạn hơn. Bằng chứng là chỉ trong gần 4 tháng, có đến 4 dự án quy mô lớn, hơn 3 tỷ USD vốn FDI đăng ký vào Việt Nam. Chuyên gia này dự báo cuộc đổ bộ của khối ngoại sẽ mạnh dần.

Ông Marc Townsend cho biết thêm, hiện nay vẫn còn một số nhà đầu tư Trung Quốc, Hong Kong chưa lộ diện vì đang trong quá trình đàm phán với các chủ đầu tư Việt Nam để mua lại những dự án bất động sản trong nước. "Khẩu vị của các nhà đầu tư này là những dự án khách sạn, nghỉ dưỡng, giải trí", ông cho hay.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại biên hòa đồng nai Theo TCTC
[Read More...]


Đội Kiểm soát Hải quan TP. HCM: Chủ lực trong công tác chống buôn lậu trên địa bàn



Từ đầu năm 2014 đến nay, Cục Hải quan TP.HCM đã phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ buôn lậu, gian thương mại, đặc biệt là gian lận trong việc NK hàng bách hóa Trung Quốc qua các cửa khẩu trên địa bàn.

Một cuộc họp triển khai nhiệm vụ của Đội Kiểm soát Hải quan TP.HCM

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại vĩnh phúc
Ngăn chặn buôn lậu

Được lãnh đạo Cục Hải quan TP.HCM giao chủ trì thực hiện kế hoạch đấu tranh ngăn chặn hàng bách hóa Trung Quốc, Đội Kiểm soát Hải quan đã xây dựng kế hoạch phối hợp với các chi cục Hải quan cảng biển kiểm tra, kiểm soát nhiều lô hàng NK, phát hiện nhiều vụ vi phạm, trong đó có nhiều vụ gian lận thuế lớn, NK hàng giả nhãn hiệu.

Chẳng hạn, triển khai Kế hoạch 48/KH-HQHCM ngày 14-6-2013 của Cục Hải quan TP.HCM mở đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát với hàng tiêu dùng các tuyến trọng điểm, Đội Kiểm soát Hải quan đã phối hợp với các chi cục triển khai nhiều biện pháp quyết liệt. Kết quả, đã phát hiện và lập biên bản 967 trường hợp vi phạm (trong đó có 5 vụ buôn lậu, 158 vụ gian lận thương mại và 3 vụ vận chuyền tiền chất…), tang vật vi phạm trị giá 90 tỉ đồng, góp phần ngăn chặn, làm giảm tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, tăng thu cho ngân sách Nhà nước, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.

Đặc biệt, trong thời gian gần đây, thực hiện đợt cao điểm chống buôn lậu và gian lận thương mại đối với hàng bách hóa Trung Quốc, Đội Kiểm soát Hải quan đã phối hợp với chi cục Hải quan cửa khẩu cảng biển kiểm tra, phát hiện nhiều vụ gian lận thuế, NK hàng giả nhãn hiệu, kém chất lượng, hàng cấm…

Điển hình như vụ Công ty TNHH Hiếu Hòa Lộc nhập lậu hàng ngàn chai nước hoa từ Trung Quốc, nhưng giả nhãn hiệu nổi tiếng. Hay đầu tháng 5-2014, Đội Kiểm soát Hải quan phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 kiểm tra, phát hiện và tạm giữ 1 container hàng cấm NK của Công ty TNHH DVTM đầu tư Vân Tường, gồm: 1 chiếc xe đầu kéo; nhiều động cơ ô tô, phụ tùng ô tô đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng cấm NK. Ngoài ra còn một số động cơ của xe công trình, máy móc khác... thuộc hàng đã qua sử dụng.

Trước đó, Đội Kiểm soát Hải quan phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 kiểm tra lô hàng thuộc tờ khai hải quan số 120/NKD06 ngày 17-4-2014 của Công ty TNHH SXTM XNK Tân Bình Tiến, phát hiện và tạm giữ hàng ngàn phụ tùng xe ô tô nhập lậu, thuộc Danh mục hàng cấm NK, gồm: Két nước làm mát, bánh xe, động cơ đốt trong sử dụng dầu diesel, lò xo lá nhíp, trục các đăng, máy nén khí, mâm ép ly hợp, đĩa ma sát của ly hợp… dùng cho xe ô tô vận tải hàng hóa có tổng trọng lượng tải lớn nhất trên 20 tấn. Tất cả số hàng này đều đã qua sử dụng, chất lượng còn lại từ 40-60%, thuộc danh mục hàng cấm NK theo Thông tư 04/2014/TT-BCT ngày 27-1-2014 của Bộ Công Thương.




Chiếc xe đầu kéo nhập lậu bị Đội Kiểm soát Hải quan phát hiện

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận bình thạnh
Cảnh báo gian lận

Theo Phó đội trưởng phụ trách Đội Kiểm soát Hải quan Trần Bá Tùng, với nhiệm vụ quản lí địa bàn rộng, có nhiều điểm nóng về buôn lậu và gian lận thương mại, để thực hiện và phát huy hiệu quả, Đội Kiểm soát Hải quan đã triển khai thực hiện nghiêm các quyết định của cấp trên về tập trung đẩy mạnh các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan. Thực hiện các chuyên đề, kế hoạch đấu tranh, kiểm soát theo hướng chuyên sâu, mở rộng. Bên cạnh đó, Đội đã tăng cường công tác tuần tra kiểm soát trên sông nắm tình hình các tàu XNC tại các cảng biển, sân bay trên địa bàn vừa đạt hiệu quả ngăn ngừa, răn đe vừa kịp thời phát hiện ngăn chặn khi có hành vi vi phạm xảy ra.

Qua việc kiểm tra, kiểm soát trọng điểm đối với một số tuyến hàng nhằm ngăn chặn hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, gian lận thương mại, Đội đã kịp thời phát hiện các phương thức, thủ đoạn hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại mới, cũng như những kẽ hở trong quy trình thủ tục hải quan, để có biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn. Đồng thời, cảnh báo cho chi cục hoặc báo cáo lãnh đạo cục chỉ đạo biện pháp ngăn ngừa, tránh để DN lợi dụng thực hiện hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép.

Đáng chú ý, trong thời gian qua, Đội Kiểm soát Hải quan đã chuyển đổi phương thức hoạt động, với nhiệm vụ chính là cung cấp chuyển giao thông tin cho các Chi cục thực hiện kiểm tra, bắt giữ. Đội chỉ tập trung đấu tranh đối với những vụ việc vi phạm nghiêm trọng, phức tạp, đấu tranh chuyên án… Kết quả trên cho thấy công tác kiểm soát ngày càng đi vào chiều sâu, có trọng tâm trọng điểm, nắm chắc thông tin trước khi quyết định thực hiện biện pháp kiểm tra kiểm soát, đạt hiệu quả cao.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại huyện cần giờ
Nguồn Báo Hải Quan
[Read More...]


Mỗi năm ngành Hải quan ra 11.000 quyết định xử phạt



Ngày 15-5, tại TP.Nha Trang- tỉnh Khánh Hòa,Tổng cục Hải quan tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác xử lý và tố tụng hành chính tại Tòa án với sự tham dự của đại diện các đơn vị hải quan địa phương từ Quảng Bình đến Cà Mau.

Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường phát biểu tại hội nghị. (Ảnh D.Q)


Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà nam
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường đánh giá công tác xử lý và tố tụng hành chính tại Tòa án đã được các cơ quan Hải quan chú trọng và thực hiện tốt trong thời gian qua. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế do văn bản quy phạm pháp luật chưa đầy đủ chặt chẽ, kinh nghiệm xử lý của công chức còn yếu… dẫn đến số vụ án bị Tòa án hủy quyết định hành chính của cơ quan Hải quan có xu hướng gia tăng.

Phó Tổng cục trưởng cho biết, hội nghị lần này là dịp để đánh giá toàn diện công tác xử lý và tham gia tố tụng hành chính tại Tòa của cơ quan Hải quan, đồng thời sơ kết 5 tháng triển khai thực hiện Nghị định 127/2013/NĐ-CP của Chính phủ và lấy ý kiến tham gia vào dự thảo quyết định thay thế Quyết định 2885/QĐ-TCHQ ngày 1-11-2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Bản hướng dẫn nội bộ về trình tự, thủ tục tham gia tố tụng hành chính tại Tòa án của cơ quan Hải quan.

Theo báo cáo của Vụ Pháp chế- Tổng cục Hải quan, trong 6 năm (từ 2008 đến 2013) toàn ngành Hải quan đã phát sinh 61 vụ khởi kiện hành chính. Trong đó, có 4 vụ đã được đình chỉ giải quyết do DN tự nguyện rút đơn; 6 vụ Tòa án xử sơ thẩm, tuyên bác yêu cầu khởi kiện của đương sự, giữ nguyên quyết định hành chính của cơ quan Hải quan; 8 vụ Tòa án cấp sơ thẩm đã thụ lý nhưng chưa đưa ra xét xử; 43 vụ Tòa án đã giải quyết xong. Đại diện Vụ Pháp chế cho rằng, đối chiếu với số liệu về xử phạt vi phạm hành chính (trung bình mỗi năm cơ quan Hải quan ban hành từ 11.000-12.000 quyết định) thì số vụ bị khởi kiện ra Tòa án là không nhiều, chiếm tỉ lệ khoảng 0,008%.

Đánh giá chung về tình hình tham gia tố tụng hành chính tại Tòa án, Vụ Pháp chế cho rằng các văn bản liên quan đến lĩnh vực Hải quan, văn bản thi hành Luật Tố tụng hành chính được Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan ban hành tương đối đầy đủ. Trong năm 2013, Tổng cục Hải quan đã ban hành 15 văn bản hướng dẫn cho hải quan địa phương về tham gia tố tụng hành chính để giải quyết từng vụ việc cụ thể. Các văn bản hướng dẫn đảm bảo về chất lượng, thời hạn đã góp phần giúp Hải quan địa phương có hướng xử lý vụ việc chính xác, đúng pháp luật.

Bên cạnh đó, công tác xử lý và tố tụng hành chính tại Tòa đã và đang được cán bộ, công chức ngành Hải quan thực hiện một cách hiệu quả, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật có liên quan. Từ cấp Tổng cục đến cục hải quan các tỉnh, thành phố đều thực hiện việc tự kiểm tra công tác nghiệp vụ để kịp thời phát hiện và sửa chữa các sai sót xảy ra trong quá trình thực hiện, tránh phát sinh khiếu kiện.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại huyện củ chi
Khi phát sinh vụ việc bị khởi kiện tại Tòa án, về cơ bản cán bộ công chức hải quan đã chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, tài liệu, chứng cứ để tham gia giải quyết vụ án. Những cơ sở, căn cứ pháp lý để tham gia tố tụng hành chính đều được các đơn vị thảo luận, thống nhất trước khi có quan điểm chính thức trong việc tranh luận, giải trình với các cơ quan Tòa án các cấp. Đối với những vụ việc phức tạp, khi có yêu cầu hỗ trợ,Tổng cục Hải quan đã cử cán bộ nghiệp vụ của các Vụ, Cục có liên quan tích cực tham gia, phối hợp cùng các đơn vị phát sinh vụ kiện để tham gia tố tụng.

Bên cạnh những mặt tích cực, Vụ Pháp chế cho biết vẫn có những hạn chế tồn tại, như: một số văn bản quy phạm pháp luật quy định chưa chặt chẽ, không rõ ràng, gây khó khăn trong quá trình thực hiện; việc thực hiện nghiệp vụ xác định mã số, xác định thuế suất hàng hóa trong nhiều trường hợp của cơ quan Hải quan còn hạn chế, bất cập; một số quyết định hành chính của cơ quan Hải quan có sai sót; một số bản án, quyết định của Tòa án chưa phù hợp với bản chất vụ việc, khiến cơ quan Hải quan không thể thực hiện được.

Với thực tế trên, Vụ Pháp chế và một số đơn vị hải quan địa phương kiến nghị, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về hải quan bảo đảm cơ sở pháp lý để thực hiện quản lý Nhà nước về hải quan; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức Hải quan trong thực hiện nhiệm vụ; chú trọng công tác tuyên truyền, phố biến pháp luật hải quan và pháp luật XNK để DN thực hiện đúng; cán bộ công chức Hải quan cần tiếp tục nghiên cứu, triển khai thực hiện các quy định của Luật Tố tụng hành chính và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Thông qua quá trình tham gia tố tụng hành chính, các đơn vị cần phát hiện những thiếu sót, cơ sở trong các quy định của pháp luật để kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cho phù hợp. Đồng thời các cấp lãnh đạo đơn vị cần đặc biệt quan tâm đến công tác kiểm tra, tự kiểm tra việc ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành chính nhằm kịp thời phát hiện sai sót, vi phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ từ đó có biện pháp chấn chỉnh khắc phục ngay, tránh khiếu kiện phát sinh.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận thủ đức
Nguồn Báo Hải Quan
[Read More...]


Giải ngân vốn FDI tăng 6,7% so cùng kỳ



Ngày tạo: 21/05/2014 12:59:29 CH - Số lần đọc: 2

Trong 4 tháng đầu năm 2014, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 4 tỷ USD, tăng 6,7 % so với cùng kỳ năm 2013.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc giang
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20 tháng 4 năm 2014 cả nước có 390 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 3,22 tỷ USD, bằng 65,4% so với cùng kỳ năm 2013. Đến 20 tháng 4 năm 2014, có 140 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 1,62 tỷ USD, bằng 49,7% so với cùng kỳ năm 2013. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 4 tháng đầu năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 4,855 tỷ USD, bằng 59,1% so với cùng kỳ 2013.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận 10
Một số dự án lớn được cấp phép trong 4 tháng năm 2014 gồm: Dự án Cty cổ phần Xi măng Thăng Long (nhà máy xi măng Thăng Long) do nhà đầu tư Indonesia đầu tư tại Quảng Ninh với tổng vốn đầu tư đăng ký 352,65 triệu USD; Dự Cty TNHH Bệnh viện quốc tế Đại An Việt Nam - Canada tại Hải Dương với tổng vốn đầu tư 225 triệu USD; Dự án Khu chung cư phường 22 quận Bình Thạnh tại Thành phố Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư 200,11 triệu USD; Dự án Cty TNHH Ilshin Việt Nam của nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư tại Tây Ninh với tổng vốn đầu tư 177 triệu USD triệu USD.

Trong khi vốn giải ngân đang tăng so, thì vốn đăng ký mới và tăng thêm vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2013. Cụ thể, nếu như tổng vốn cấp mới và tăng vốn trong 4 tháng đầu năm chỉ bằng 59,1% so cùng kỳ năm 2013 thì ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được tỷ 4 tỷ USD, tăng 6,7 % so với cùng kỳ năm 2013.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại quận thủ đức
Nguồn Tài Chính Điện Tử
[Read More...]


CNTT ngành Tài chính: Tăng tốc vươn lên vị trí hàng đầu



Trong năm 2012, Cục Tin học và Thống kê tài chính (TH&TKTC) đã triển khai và hoàn thành 151 nhiệm vụ quan trọng trên cả 2 lĩnh vực quản lý nhà nước và triển khai ứng dụng CNTT - TK. Có thể nói năm 2012, Cục TH&TKTC đã hoàn thành hầu hết các nhiệm vụ và đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Theo ông Đặng Đức Mai, Cục trưởng Cục TH&TKTC, Bộ Tài chính, bước sang năm 2013 với nhiều thử thách, Cục TH&TKTC đặt ra mục tiêu sẽ mở rộng dịch vụ công tài chính điện tử trên phạm vi toàn quốc, vươn lên vị trí hàng đầu về CNTT trong khối cơ quan Chính phủ.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bình dương
2012 - Năm vượt khó của CNTT

Cụ thể, trong năm 2012, Cục TH&TKTC đã tập trung nguồn lực về nhân sự rất lớn để xây dựng cơ chế chính sách, các quy định, quy chế liên quan đến việc ứng dụng và triển khai các dự án công nghệ thông tin (CNTT) trong phạm vi toàn ngành Tài chính, đặc biệt là triển khai Quyết định số 2699/QĐ-BTC hướng dẫn triển khai Nghị định số 102/NĐ-CP về Quy chế quản lý đầu tư ứng dụng CNTT trong ngành Tài chính. Nhờ đó, toàn bộ việc mua sắm trang thiết bị CNTT bị trì hoãn từ năm 2011 (do ảnh hưởng của Nghị định 102) đã được tổ chức thực hiện. Có thể nói, đến thời điểm hiện tại, công tác xây dựng cơ chế chính sách, công tác phối hợp với các hệ thống để thúc đẩy quá trình ứng dụng CNTT toàn ngành Tài chính đã có cải tiến đáng kể, cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu triển khai trong giai đoạn mới.

Tiếp đó, công tác triển khai, đảm bảo hạ tầng kỹ thuật và an ninh thông tin điện tử ngành Tài chính đã được đẩy mạnh, thể hiện qua việc Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 2615/QĐ-BTC về việc đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường máy tính và mạng máy tính và ngay sau đó Bộ Tài chính đã ký Quy chế phối hợp với Bộ Công an về việc đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường máy tính và mạng máy tính. Đồng thời rà soát tổng thể các hệ thống CNTT của Bộ Tài chính và triển khai các giải pháp phù hợp để tăng cường an toàn an ninh cho hệ thống.

Có thể nói, trong bối cảnh tình hình an ninh mạng đang ngày càng xuất hiện những diễn biến hết sức phức tạp thì việc phối hợp giữa hai Bộ Tài chính và Bộ Công an góp phần quan trọng trong công tác bảo mật và an toàn thông tin, đặc biệt là những thông tin có liên quan đến các chính sách tài chính - ngân hàng có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống xã hội của nhân dân.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, Cục TH&TKTC đã từng bước hoàn chỉnh hệ thống cơ chế, chính sách kế hoạch chi tiết trong lĩnh vực bảo mật và an ninh thông tin, triển khai áp dụng chính sách mật khẩu phức tạp, phát hiện và xử lý mã độc ăn trộm thông tin, chiếm quyền điều khiển từ mạng nội bộ của Bộ Tài chính; tổ chức triển khai thống nhất trong toàn ngành Tài chính về kế hoạch ứng phó tấn công từ Internet, nâng cấp hệ thống tường lửa và bảo mật trong ngành.

Từ đó, góp phần làm hạn chế các cuộc tấn công gây ảnh hưởng tới sự hoạt động của hệ thống ứng dụng Công nghệ thông tin ngành Tài chính, tạo lập môi trường an toàn, bảo mật hệ thống thông tin điện tử của ngành Tài chính. Đây là được cho là mục tiêu sống còn trong năm 2012 vừa qua, vì tình hình an ninh thông tin các năm gần đây rất phức tạp do các cuộc tấn công từ bên ngoài.

Cũng trong năm 2012, hàng loạt các dự án CNTT đã được triển khai nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng CNTT trong giai đoạn mới, trong đó, nhiệm vụ quan trọng không thể không kể đến là công tác xây dựng và triển khai các giải pháp, sản phẩm (phần cứng, phần mềm, nội dung, thông tin số) mang tính tổng quát toàn ngành Tài chính, đáp ứng xu hướng phát triển về hệ thống ứng dụng của ngành trong giai đoạn mới.

Theo đó, trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Tài chính về định hướng đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn, quản lý điều hành của ngành Tài chính, trong năm 2012; Cục TH&TKTC đã hoàn thành nâng cấp công nghệ, đưa cơ sở dữ liệu (CSDL) vận hành trên máy chủ exadata đảm bảo cung cấp dữ liệu thông tin - hình thành Danh mục dùng chung toàn ngành.

Đồng thời, Cục đã hoàn thành nâng cấp phần mềm quản lý ngân sách Nhà nước (bao gồm 2 chương trình QLNS/Fox và QLNS/Oracle) lên phiên bản 8; Triển khai giai đoạn 2 dự án hiện đại hoá quy trình thu nộp thuế giữa cơ quan thuế, Kho bạc Nhà nước, hải quan và tài chính: Nâng cấp phần mềm đáp ứng áp dụng chữ ký số vào bảng kê…

Bên cạnh đó, Cục TH&TKTC cũng xây dựng, đề xuất các yêu cầu tư vấn cập nhật dự án và thông tin trong cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia tài chính ngân sách giai đoạn 2011-2015, đáp ứng yêu cầu triển khai các dự án toàn ngành như TABMIS, hải quan điện tử…phục vụ công tác tra cứu của các cán bộ trong ngành.

Ngoài ra, Cục đã hoàn thành rà soát, cập nhật đầy đủ thông tin trong cơ sở dữ liệu mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách, rà soát và chuẩn hóa CSDL thu chi ngân sách, CSDL văn bản pháp quy; cập nhật số quyết toán năm 2008, 2009 vào CSDL thu chi ngân sách; hoàn thành đào tạo cấp mã trực tuyến cho các Bộ, ngành tại trung ương góp phần triển khai ứng dụng cấp mã số trở thành một trong những dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài chính.

Đáng chú ý, trong năm 2012, Cục TH&TKTC đã hoàn thành dự thảo về định hướng triển khai, lấy ý kiến các đơn vị liên quan trong việc xây dựng hệ thống chỉ đạo và điều hành phục vụ Lãnh đạo Bộ và trước mắt tập trung nghiên cứu giải pháp đáp ứng nhu cầu tra cứu thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Bộ. Đến thời điểm hiện tại, hệ thống đã tương đối hoàn thiện và sẵn sàng triển khai, đồng thời đang thực hiện mở rộng chức năng để phục vụ nhu cầu quản lý và điều hành cho Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ.

Song song với đó, Cục TH&TKTC cũng triển khai chương trình văn bản điều hành cho các đơn vị tại trụ sở Bộ và đơn vị hệ thống. Hiện Cục đã khảo sát, phân tích thiết kế, hoàn thiện quy trình triển khai theo các yêu cầu đặc thù cho 24 vụ/cục tại trụ sở cơ quan Bộ Tài chính, 15 đơn vị của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và 9 đơn vị thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới năm 2012 cũng như trong nước khó khăn đã đặt ra thách thức không nhỏ đối với ngành Tài chính, trong đó có CNTT. Đây cũng là năm đầu tiên thực hiện quy chế quản lý đầu tư ứng dụng CNTT theo Nghị định 102/2009/NĐ-CP của Chính phủ. Nghị định 102 ra đời kèm theo đó là nhiều quy định yêu cầu việc đầu tư cần tuân thủ theo quy trình như bước chuẩn bị đầu tư thực hiện, nghiệm thu và đưa vào sử dụng… khiến khối lượng công việc đã nhiều nay lại càng tăng lên so với năm trước. Chính vì thế, công tác giải ngân đầu tư ứng dụng CNTT còn chậm trong những tháng đầu năm, tuy nhiên tính đến 31/01/2013, toàn ngành đạt tỷ lệ giải ngân khá cao là 83,3%.

Đặc biệt, trong bối cảnh khó khăn chung của toàn ngành song tính đến 31/12/2012, Cục TH&TKTC đã giải ngân đạt 80,9% và ước tính đến hết 31/1/2013 giải ngân được 198,7 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 96% kinh phí được giao không tự chủ, vượt cam kết giải ngân từ đầu năm 2012 (95%). So sánh với các đơn vị hệ thống (Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ NN, Ủy ban Chứng khoán NN), tính đến hết 31/1/2013, chỉ có Cục TH&TKTC, Tổng cục Dự trữ NN, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có tỷ lệ giải ngân vượt cam kết, 3 hệ thống còn lại đều không đạt tỷ lệ cam kết hồi đầu năm 2012. Nếu như năm 2012, các đơn vị có thể “đổ” tại Bộ giao dự toán muộn khiến đơn vị mình giải ngân chậm, thì năm nay, có một thuận lợi là ngay từ tháng 12/2012, Bộ đã phê duyệt kế hoạch, danh mục dự toán triển khai ứng dụng CNTT của tất cả các đơn vị, hệ thống. Điều này sẽ tạo điều kiện cho toàn ngành triển khai công tác ứng dụng CNTT nhanh, giải ngân kịp tiến độ.

Không những thế, hiện nguồn lực trong nước nói chung chưa đáp ứng và theo kịp với trình độ phát triển CNTT trên thế giới. Có nhiều đề án lớn, phạm vi rộng, các công ty CNTT trong nước không đủ năng lực để triển khai, mà phải hợp tác với các đối tác tại nước ngoài hoặc phải thông qua đấu thầu quốc tế... Bên cạnh đó là sự đa dạng, phong phú của các giải pháp trong ứng dụng CNTT, để không ngừng nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong ngành Tài chính, cần phải có sự cân nhắc, lựa chọn một cách kỹ lưỡng các giải pháp vừa đảm bảo đồng bộ với hệ thống hiện thời đồng thời đảm bảo phù hợp với thực tế triển khai tại Việt Nam.

Năm 2013 - Bộn bề lo toan

Năm 2013 là năm tiếp tục khó khăn đối với nền kinh tế trong nước, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác triển khai nhiệm vụ của Bộ Tài chính. Đặc biệt khi mà 2013 là năm bản lề, tạo đà cho việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mà Bộ giao trong kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2011-2015, định hướng tới năm 2020.

Hơn nữa đây cũng là năm giữa của kế hoạch 5 năm 2011-2015 với khối lượng nhiệm vụ lớn của 3 năm còn lại đòi hỏi cần được tổ chức thực hiện quyết liệt và cấp bách ngay từ đầu năm.

Ông Đặng Đức Mai, Cục trưởng Cục TH&TKTC cho rằng: Đây là mặt thuận lợi bởi chúng ta đang có đà từ năm 2012 khi công việc đã đi vào guồng với các dự án được nối từ năm trước sang năm 2013 và không mất thời gian để khởi động dự án. Trong bối cảnh khó khăn về kinh tế, xã hội đã được dự báo trước, các hệ thống CNTT ngành Tài chính đang có sự điều chỉnh lớn về tính tập trung, thống nhất, đòi hỏi cần có sự chuẩn hoá, tích hợp và phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị CNTT trong toàn ngành. Để thực hiện được mục tiêu nói trên, Cục cùng các đơn vị trong Bộ đã chủ động rà soát dự toán CNTT 2013 từ sớm và trình bộ ban hành dự toán trong tháng 12/2012.

Bên cạnh đó, dự kiến Cục TH&TKTC sẽ xây dựng và trình Bộ ban hành 03 quy định, quy chế là: Quy chế quản lý hoạt động của cổng thông tin điện tử trong quý I/2013; Cập nhật, bổ sung quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật hạ tầng CNTT cho phù hợp với khả năng đáp ứng của hãng cung cấp trong tháng 7/2013; Quy chế quản lý đầu tư ứng dụng CNTT thay thế quy chế 2699… để tạo cơ chế chính sách và hành lang pháp lý tổ chức và triển khai thực hiện thống nhất, từng bước đồng bộ, hoàn thiện đáp ứng cá yêu cầu quản lý và tổ chức triển khai ứng dụng CNTT và thống kê trong ngành Tài chính.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại bình dương
Đặc biệt, hình thức họp trực tuyến sẽ được Cục TH&TKTC tiếp tục hoàn thiện hệ thống điện tử đa phương tiện hỗ trợ chỉ đạo điều hành. Dự kiến trong năm 2013 và 2014 sẽ mở rộng lên khoảng 190 điểm cầu của các đơn vị hệ thống tại các tỉnh. Theo đánh giá của đại biểu tham gia Hội nghị tại 8 điểm cầu hiện nay, việc đổi mới hình thức tổ chức hội nghị trực tuyến là một bước đột phá về ứng dụng CNTT trong việc cải cách thủ tục hành chính.

Hình thức này đã giúp tiết giảm chi phí, thời gian cho đại biểu. Đồng thời, các thông tin chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Bộ, ý kiến của thủ trưởng, lãnh đạo các đơn vị cũng được truyền tải công khai, minh bạch và trực tiếp tới các cấp, từ đó tăng cường tính hiệu quả trong công tác thực thi các nhiệm vụ. Bên cạnh việc tiết giảm về chi phí, việc họp giao ban trực tuyến còn mang lại những lợi ích to lớn khác như: rút ngắn khoảng cách giữa các đơn vị trong ngành Tài chính; nhiều cán bộ được tham gia hơn, họ có thể nhận được chỉ đạo trực tiếp, rõ ràng từ lãnh đạo Bộ, từ đó nâng cao chất lượng cuộc họp.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2013 vẫn sẽ là đẩy mạnh hạ tầng kỹ thuật về an ninh bảo mật, Data center, máy chủ…Theo đó, Dự án an toàn bảo mật hệ thống thông tin tài chính sẽ được tổ chức thực hiện lập dự án khả thi, trình Bộ phê duyệt trong quý II/2013. Cùng với đó, dự án hệ thống thông tin dự phòng thảm hoạ sẽ được Cục TH&TKTC phối hợp đơn vị tư vấn lập dự án đảm bảo đáp ứng mục tiêu, yêu cầu, trình Bộ phê duyệt đầu tư dự án trong tháng 6/2013.

Nhiệm vụ của Cục còn nhiều bộn bề khi mà hàng loạt dự án cũng đồng thời được triển khai như: Dự án nâng cấp, mở rộng hạ tầng truyền thông thống nhất ngành Tài chính yêu cầu phải hoàn thành tư vấn lập dự án, trình Bộ phê duyệt đầu tư dự án trong tháng 4/2013 và đưa mô hình, giải pháp mới vào vận hành từ 01/01/2014. Ngay trong năm 2013, sẽ phải trình Bộ phương án thuê kênh truyền (từ năm 2014) đảm bảo về dung lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu trao đổi dữ liệu, khai thác các ứng dụng, các dịch vụ mạng; Dự án đồng bộ cho cơ quan tài chính địa phương đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý tài chính tại cơ quan tài chính địa phương; Dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính…

Đáng chú ý, một mục tiêu mới cần thực hiện trong nhiệm vụ năm 2013 là hoàn thiện quy trình quản lý nội bộ trong quý I/2013, ổn định tổ chức, bộ máy, nhân sự sự của Cục theo chức năng nhiệm vụ mới được giao, trình bộ đề án tuyển dụng để bổ sung thêm nguồn lực về số lượng cũng như củng cố chất lượng, từng bước hình thành nguồn lực có đủ năng lực tiếp nhận quản trị, vận hành các hệ thống lớn đảm bảo an ninh, an toàn thông tin.

Hiện nay, theo đánh giá, chất lượng cán bộ, công chức tại các đơn vị chưa đồng đều, một số cán bộ có trình độ phải kiêm nhiệm nhiều công việc dẫn đến quá tải, trong khi đó, cán bộ mới được tuyển dụng chưa thể nắm bắt, đáp ứng ngay được yêu cầu đối với các công việc được giao dẫn đến không đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng công việc.

Chính vì thế, thời gian tới Cục sẽ nghiên cứu quy hoạch đào tạo theo chuẩn, trong đó tập trung các nội dung đào tạo chuyên sâu đội ngũ cán bộ CNTT của Cục, các đơn vị hệ thống đảm bảo cho quản trị vận hành các hệ thống lớn của Bộ, đảm bảo cung cấp đội ngũ lành nghề đáp ứng được yêu cầu của hệ thống tài chính trong tương lai, có được sự sẵn sàng của nguồn nhân lực CNTT để triển khai, vận hành và bảo trì các ứng dụng, hạ tầng của ngành Tài chính theo xu hướng phát triển CNTT trên thế giới.

Nguồn nhân lực hiện đại, công nghệ hiện đại sẽ là nền tảng để ngành Tài chính tăng tốc từ đầu năm, mở rộng dịch vụ công tài chính điện tử trên phạm vi toàn quốc, vươn lên vị trí hàng đầu về CNTT trong khối cơ quan Chính phủ.

Tuy năm 2012, công tác ứng dụng CNTT toàn ngành Tài chính vẫn còn những điểm cần hoàn thiện, song Thứ trưởng Bộ Tài chính Phạm Sỹ Danh đánh giá Cục TH&TKTC cùng các đơn vị hệ thống đã có sự phối hợp rất tốt trong triển khai nhiệm vụ ứng dụng CNTT trên tất cả lĩnh vực: Vừa làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về CNTT đối với ngành Tài chính, vừa trực tiếp triển khai ứng dụng CNTT, đồng thời, đã từng bước thực hiện chức năng thống kê tài chính; Vừa chăm lo hạ tầng kỹ thuật, đồng thời phát triển ứng dụng; Quan tâm thực hiện nhiệm vụ chính trị mà đã chăm lo kiện toàn tổ chức bộ máy tổ chức và cán bộ. Nhìn chung, các lĩnh vực công tác của Cục và đơn vị hệ thống đã bắt đầu có chuyển biến tích cực, thể hiện rõ nét nhất trong công tác phối hợp giải ngân đầu tư CNTT.

“Với kết quả như vậy, tôi hoan nghênh, đồng thời, cám ơn các cán bộ làm việc trong lĩnh vực CNTT toàn hệ thống đã giúp Bộ triển khai, phát triển ứng dụng CNTT năm 2012, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Chính phủ đặt ra. Mặt khác, trước mắt năm 2013 nền kinh tế nói chung và ngành Tài chính còn gặp nhiều khó khăn đòi hỏi các đơn vị cần triển khai công việc đã đăng ký ngay trong tháng đầu năm này. Cụ thể, năm 2013 có nhiệm vụ quan trọng là Bộ sẽ tiếp nhận “siêu” dự án TABMIS và các dự án lớn khác của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước với quy mô rộng và trình độ công nghệ cao. Do đó, Cục TH&TKTC cần chuẩn bị kế hoạch tổng thể để tham mưu giúp Bộ quản trị, giám sát, vận hành hiệu quả các Dự án lớn này. Bên cạnh đó, ngoài việc hoàn thành Kế hoạch 5 năm 2011-2015, các đơn vị cần rà soát cơ chế chính sách quản lý, đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo Nghị định 102/2009/NĐ-CP để có nền tảng triển khai việc đầu tư trong khi chờ sửa đổi Nghị định. Đồng thời, lên phương án tiếp cận hướng sửa đổi Quyết định 2699/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư ứng dụng CNTT tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính để ngay khi NĐ 102 được sửa đổi sẽ ban hành. Tuyệt đối không để có thời gian chết cho ứng dụng CNTT bởi CNTT là huyết mạch của ngành Tài chính” – Thứ trưởng Phạm Sỹ Danh nhấn mạnh.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận tây hồ Nguồn Tài Chính Điện Tử

[Read More...]


Cơ hội hợp tác Pháp - Việt trong phát triển năng lượng tái tạo



Hiện nay, năng lượng là một thách thức lớn trong quá trình phát triển của Việt Nam. Nhu cầu năng lượng tăng mỗi năm 15 % trong 10 năm qua, và theo dự báo sẽ tiếp tục tăng trung bình mỗi năm 12 % trong thập kỷ tới, đến năm 2030. Dự báo nhu cầu năng lượng sẽ tăng gấp 4 lần so với năm 2005.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên
Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến tầm quan trọng chiến lược của chính sách phát triển các loại năng lượng tái tạo qua việc xây dựng kế hoạch phát triển năng lượng tổng thế giai đoạn 2011-2020 nhằm mục tiêu tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 5,6 % tổng sản lượng điện năm 2020 và 9,4 % năm 2030. Trong khi đó, Pháp là đối tác ưu tiên của Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng và trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Nhằm tạo cơ hội hợp tác trong lĩnh vực này, ngày 20/5, 7 doanh nghiệp Pháp gồm: COREX SOLAR phát triển và xây dựng các dự án năng lượng (Nam Phi, Ma-rốc, Ấn Độ Tân Đảo, đảo quốc Maurice) sử dụng cá nhân, cho các công trình công và thương mại; DASSAULT SYSTEMES thiết kế giải pháp công nghệ số hóa phát triển phong điện, tăng hiệu năng và chất lượng tua-bin, thực hiện các dự án lớn theo lộ trình và ngân sách yêu cầu; GREEN LIGHTHOUSE là doanh nghiệp chuyên về năng lượng tái tạo, thiết kế mô hình phát triển năng lượng tái tạo cho các thị trường mới nổi. Green Lighthouse cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ phát triển giải pháp công nghệ và thiết kễ kỹ thuật cho các dự án phát triển năng lượng bền vững; METEODYN là doanh nghiệp số một thế giới về phát triển phần mềm đánh giá nguồn phong điện tiềm năng tại các khu vực có địa hình phức tạp, tính toán sức gió ở các vùng đô thị cũng như đánh giá công suất điện mặt trời cho các công trình xây dựng; SIREA thiết kể và chế tạo hệ thống automat tự động giám sát và kiểm soát từ xa các thiết bị năng lượng, y tế và môi trường ; TECHSUB chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế các công trình ngầm dưới đáy biển, thiết kế hệ thống điện mặt trời quy mô lớn trên mặt nước và giải pháp làm sạch ao hồ bị ô nhiễm bằng năng lượng mặt trời và phong điện ; VALOREM là công ty chuyên trong lĩnh vực năng lượng xanh, quản lý tất cả các vấn đề liên quan tới năng lượng tái tạo: phát triển, nghiên cứu kỹ thuật, xây dựng, khai thác và bảo trì bảo dưỡng...sẽ tham gia hội thảo hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo « Chia sẻ kinh nghiệm Pháp-Việt Nam do Cơ quan Thương mại Ubifrance tổ chức tại Hà Nội.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại quận gò vấp
Hội thảo này sẽ góp phần tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này qua việc mở rộng các hoạt động hợp tác sang lĩnh vực năng lượng tái tạo. Bên cạnh tham luận của các cơ quan quản lý, chuyên gia và các cơ quan tài trợ, các doanh nghiệp Pháp tham gia hội thảo cũng sẽ giới thiệu các giải pháp và đột phá công nghệ mới nhất trong lĩnh vực này.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hoàng mai Nguồn Tài Chính Điện Tử
[Read More...]


Quy chuẩn mới về quản lý công ty thông tin tín dụng



NHNN Việt Nam đang lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2010/TT-NHNN ngày 25/6/2010 về hướng dẫn thi hành Nghị định số 10/2010/NĐ-CP ngày 12/02/2010 của Chính phủ về hoạt động thông tin tín dụng (TTTD).

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc giang Thông tin tín dụng vô cùng quan trọng đối với hoạt động của các ngân hàng

Một trong những sửa đổi, bổ sung của Dự thảo Thông tư là quy định về đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty TTTD. Theo NHNN, một trong những điều kiện hoạt động TTTD theo quy định tại Nghị định số 10/2010/NĐ-CP là doanh nghiệp có đội ngũ quản lý là những người có trình độ chuyên môn về tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin.


Do đó, NHNN cần hướng dẫn cụ thể về bằng cấp chuyên ngành, kinh nghiệm làm việc, cơ cấu nhân sự đối với các đối tượng này để bảo đảm lựa chọn được đội ngũ quản lý có đủ năng lực quản trị, điều hành, kiểm soát hoạt động của Công ty TTTD phù hợp với thực tế.

Cũng theo NHNN, thực tế, đội ngũ quản lý của Công ty TTTD phần lớn là đại diện phần vốn góp của các TCTD hoặc các tập đoàn, công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Trong khi đó, hiện nay phần lớn cán bộ quản lý tại các TCTD được đào tạo từ các trường đại học như: Học Viện Ngân hàng, Kinh tế quốc dân, quản trị kinh doanh, thương mại..., hoặc các khoa kinh tế đối ngoại, quản trị kinh doanh, maketing... thuộc các trường ĐH khác; người có bằng ĐH thuộc chuyên ngành tài chính rất ít.

Do đó, Dự thảo bổ sung “chuyên ngành kinh tế...” vào danh mục bằng cấp chuyên môn của đội ngũ quản lý Công ty TTTD cho phù hợp. Đồng thời, bổ sung chuyên ngành kế toán, kiểm toán đối với thành viên Ban kiểm soát Công ty TTTD.

Về cơ cấu nhân sự đội ngũ quản lý, NHNN cho rằng sẽ là cứng nhắc và không khoa học nếu yêu cầu toàn bộ đội ngũ quản lý của Công ty TTTD đều là những người có cùng chuyên ngành, cùng có kinh nghiệm làm việc trong một lĩnh vực hoặc một nhóm lĩnh vực.

Vì vậy, để bảo đảm sự hài hoà, hỗ trợ hiệu quả giữa các thành viên trong đội ngũ quản lý Công ty TTTD, đồng thời vẫn tuân thủ tinh thần Nghị định 10, NHNN đề xuất bổ sung nội dung: Chỉ yêu cầu các chức danh điều hành như Giám đốc, Phó giám đốc và tối thiểu 50% thành viên HĐQT, BKS phải thoả mãn đồng thời 2 nội dung về bằng cấp chuyên ngành và kinh nghiệm làm việc.

Đối với các thành viên HĐQT, BKS còn lại sẽ do Công ty TTTD tự quyết định phù hợp với tình hình thực tế và quy định pháp luật có liên quan.



Dự thảo Thông tư dự kiến sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 4 Thông tư 16/2010/TT-NHNN như sau:

“3. Có đội ngũ quản lý là những người có trình độ chuyên môn về tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin, cụ thể:

dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại biên hòa đồng nai a) Đối với thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Thành viên hợp danh: Có bằng đại học hoặc trên đại học, trong đó: có ít nhất 50% số thành viên có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và có ít nhất ba năm làm việc trực tiếp trong lĩnh lực tài chính, ngân hàng hoặc công nghệ thông tin.

b) Đối với Tổng giám đốc (Giám đốc)

Có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và có ít nhất ba năm giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc công nghệ thông tin.

c) Đối với Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc)

Có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin và có ít nhất hai năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc công nghệ thông tin.

d) Đối với thành viên Ban Kiểm soát

Có bằng đại học hoặc trên đại học, trong đó: có ít nhất 50% số thành viên có bằng đại học hoặc trên đại học về một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, công nghệ thông tin và có ít nhất 02 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, hoặc công nghệ thông tin.

đ) Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điểm a, b, c, d Khoản 3 Điều này, người được bổ nhiệm vào các chức danh thuộc đội ngũ quản lý phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định pháp luật hiện hành”.

Thông tin tín dụng vô cùng quan trọng đối với hoạt động của các ngân hàng
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hoàng mai Nguồn Diễn Đàn Doanh Nghiệp
[Read More...]


5 nguồn hình thành dự trữ ngoại hối nhà nước



Chính phủ vừa ban hành Nghị định 50/2014/NĐ-CP về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước thay thế Nghị định 86/1999/NĐ-CP ngày 30/8/1999.

dịch vụ báo cáo tài chính giá rẻ tại Quận 3
 Nghị định mới quy định rõ thành phần dự trữ ngoại hối nhà nước bao gồm: Ngoại tệ tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài; chứng khoán và các giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ do Chính phủ, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế phát hành; quyền rút vốn đặc biệt, dự trữ tại Quỹ tiền tệ quốc tế; vàng do Ngân hàng Nhà nước quản lý; các loại ngoại hối khác của Nhà nước.

Về nguồn hình thành dự trữ ngoại hối nhà nước, Nghị định 86/1999/NĐ-CP quy định có 4 nguồn gồm: ngoại hối hiện có thuộc sở hữu của Nhà nước do Ngân hàng Nhà nước quản lý; ngoại hối mua từ ngân sách nhà nước và mua từ thị trường ngoại tệ và thị trườngvàng trong nước; ngoại hối từ các khoản vay ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế; 4- Ngoại hối từ các nguồn khác.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nguyễn chính thanh đống đa
Nghị định 50/2014/NĐ-CP quy định có 5 nguồn hình thành dự trữ ngoại hối nhà nước gồm: ngoại hối mua từ ngân sách nhà nước và thị trường ngoại hối; ngoại hối từ các khoản vay ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế; ngoại hối từ tiền gửi ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng; ngoại hối mua từ các khoản sinh lời từ đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước; ngoại hối từ các nguồn khác.

Bên cạnh đó, Nghị định mới cũng bổ sung quy định về cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước. Ngân hàng Nhà nước sẽ quy định cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hoàng mai
Nguồn Diễn Đàn Doanh Nghiệp
[Read More...]


Gần 70% những 'người phá hoại nơi công sở' quyết bám trụ để hưởng lương, vừa làm vừa chơi



Theo khảo sát của Anphabe, 25% số người làm công sở thờ ơ với công việc. Hay nói cách khác, họ chính là những Zombie nơi công sở. Họ không nỗ lực làm việc, không cố gắng trong công việc. Và điều bất ngờ là 66,9% Zombie này không có ý định nghỉ việc.
Học kế toán thực hành Tại minh khai hai bà trưng
Khảo sát của Anphabe chỉ ra rằng có tới 66,9% những người đang có thái độ thờ ơ trong công việc quyết bám trụ công việc. Họ không có ý định nghỉ dù không gắn kết với công ty hay đồng nghiệp.

Zombie công sở xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp, mọi vùng miền. Và càng trẻ, hội chứng Zombie công sở càng cao.

Và tình trạng Zombie công sở gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, gây thất thoát 11,7% hiệu suất làm việc.

Zombie công sở hiện diện ở mọi nơi trên thế giới. So với Thái Lan, Việt Nam còn có tỷ lệ phần trăm thấp hơn (25% so với 32%).

Zombie công sở, họ là ai?

Anphabe chỉ ra 7 dấu hiệu nhận dạng Zombie công sở.

Thứ nhất, đó là người lúc nào cũng tỏ ra bận rộn nhưng toàn làm những việc ít quan trọng. Đồng nghiệp nhờ hỗ trợ quả là việc khó khăn.

Thứ hai, đó là Mr.Right, người luôn đúng. Họ luôn có những lý do ngoài bản thân để biện hộ cho những điều họ chưa làm được.

Thứ ba, Mrs.Know it-all. Những nhân viên này nghĩ rằng cái gì bản thân cũng biết, cũng giỏi. Và suy nghĩ này dẫn tới việc không chịu lắng nghe đồng nghiệp chia sẻ.

Thứ tư là Yes Employee. Nhân viên này luôn nói có với tất cả những việc sếp giao nhưng thực chất không để ý, không lắng nghe và không quan tâm tới điều sếp nói.

Thứ năm là No Boss. Những vị sếp này thường không giúp đỡ, hỗ trợ nhân viên và đồng nghiệp phát triển.

Thứ sáu là nhân viên công sở đồng mặt nhưng không đồng lòng. Trước mặt thì tỏ ra đồng ý nhưng sau lưng thì chống đối và nói xấu.

Thứ bảy là tip người nói đãi môi. Họ nói hay hơn làm và thường chọn KPI đại khái và đem lại kết quả không rõ ràng.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại quận gò vấp Điều trị mà không được thì chia tay

Theo các chuyên gia, nếu đã tìm đủ mọi cách để điều trị mà Zombie vẫn chưa hết bệnh thì phải nói lời chia tay.

Anphabe đã chỉ ra 4 cách chia tay như sau.

Phương pháp Tình phí: Nhân sự sẽ trao đổi thẳng thắn với nhân viên về quyết định chia tay và đề xuất một khoản tình phí để nhân viên chủ động chia tay trong hòa bình (trợ cấp thôi việc).

Thứ hai là “Niêm yết trên sàn”: Nhân sự có thể làm việc với các công ty tuyển dụng để niêm yết nhân viên trên và giúp họ tìm được công việc phù hợp hơn.

Thứ ba, Thay đổi chiến tuyến. Tức là chuyển nhân viên Zombie snag một chiến tuyến mới, vị trí thử thách hơn, khó khăn hơn nhưng không thay đổi thu nhập. Khi thêm việc mà không thêm lương, khả năng cao nhân viên Zombie sẽ tự quyết định nghỉ việc. Trong trường hợp tích cực hơn, biện pháp mạnh này có thể lại là giải pháp để nhân viên có động lực làm việc tốt trở lại.

Thứ tư là giải pháp “Bàn tay sắt”. Nghĩa là một khi đã quyết định chia tay Zombie nhưng gặp trở ngại. Ví dụ, hợp đồng không xác định thời hạn hoặc thời hạn còn khá lâu trong khi Zombie không ngừng hủy hoại môi trường làm việc chung thì nhân sự cần chuẩn bị đầy đủ bằng chứng để trao đổi thẳng thắn với nhân viên. Sử dụng đơn vị chuyên nghiệp thứ 3 cũng là giải pháp giúp nhân sự bớt hại não và lao tâm.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận đống đa Theo Trí Thức Trẻ
[Read More...]


Hà Nội: Chỉ số giá nhà ở tiếp tục xu hướng giảm



Báo cáo mới nhất của Savills về chỉ số giá nhà ở tại Hà Nội cho thấy, trong Quý I/2014, chỉ số giá nhà ở tại Hà Nội ở mức 100 điểm, giảm nhẹ 0,7 điểm theo quý và 8,3 điểm theo năm.

Thị trường đang điều chỉnh để hướng tới người mua nhà ở thực
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại quảng ninh
Chỉ số giá nhà ở theo kỳ cơ bản vẫn tiếp tục xu hướng giảm. Sau khi đạt điểm cao nhất vào Quý I/2011, chỉ số này đã giảm xuống mức 88 điểm vào quý trước và giữ nguyên trong Quý I/2014. Tỷ lệ hàng tồn kho giảm 5% theo năm nhưng tăng 1% theo quý do trong quý có kì nghỉ Tết âm lịch và có 3 dự án hạng C mở bán với khoảng 1.160 căn. Trong quý vừa rồi, có khoảng 1.240 căn đã được tiêu thụ, giảm 6% theo quý.

Giá trung bình trong Quý I/2014 đang ở mức 24,6 triệu đồng/m2, giảm 1,3% theo quý. Giá trung bình giảm là do nỗ lực của chủ đầu tư nhằm làm giảm lượng hàng tồn kho và do đợt mở bán của các dự án mới trong quý có mức giá vừa phải. Việc giá giảm cũng còn do đầu cơ giảm. Điều này cũng có thể là tín hiệu thị trường đang điều chỉnh để hướng tới người mua nhà ở thực.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại biên hòa đồng nai
Về chỉ số hoạt động văn phòng, trong Quý I/2014, chỉ số hoạt động văn phòng đạt 52,6 điểm, tăng nhẹ 0,1 điểm theo quý nhưng giảm 7 điểm theo năm. Chỉ số theo quý tăng nhẹ là do công suất bình quân tăng 1% theo quý trong khi giá thuê trung bình giảm 2% so với quý trước.

Quý này, chỉ số khu vực trung tâm giảm nhẹ 0,6 điểm theo quý xuống mức 67,1 điểm. Trong khi đó, chỉ số khu vực ngoài trung tâm đạt 54,7 điểm, tăng nhẹ 1% theo quý sau khi đã sụt giảm trong 7 quý liên tiếp. Nguyên nhân là do công suất trung bình của khu vực ngoài trung tâm tăng 2% theo quý lên 74%.

Savills cho rằng, trong hai năm tới, nguồn cung tương lai lớn sẽ tiếp tục gây áp lực lên thị trường văn phòng. Chỉ số hoạt động văn phòng dự kiến ​​sẽ giữ ổn định trong nửa cuối năm 2014 và tăng nhẹ vào năm 2015.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hoàng mai
Nguồn Diễn Đàn Doanh Nghiệp
[Read More...]


Trả gần 5.000 tỷ đồng cổ tức bằng tiền mặt từ sau cổ phần hóa



Tập đoàn Bảo Việt (mã CK BVH) tiếp tục giữ vững cam kết với cổ đông thông qua việc thực hiện chi trả cổ tức năm tài chính 2013 bằng tiền mặt, góp phần quan trọng thực hiện chiến lược phát triển của Tập đoàn Bảo Việt trong giai đoạn 2011 - 2015.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại quận 3
Theo chấp thuận của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, ngày 30/5 tới đây là thời điểm đăng ký cuối cùng cho các cổ đông nhận cổ tức của BVH. Thời gian bắt đầu thực hiện chi trả từ ngày 30/6/2014.

Như vậy, kể từ khi cổ phần hóa (năm 2007) đến nay, Tập đoàn Bảo Việt đã dành gần 5.000 tỷ đồng để chi trả cổ tức cho cổ đông. Tỷ lệ cổ tức tăng dần qua các năm cho thấy sự tăng trưởng ổn định và bền vững của Tập đoàn Bảo Việt (cụ thể như sau: năm 2008: 10%, năm 2009: 11%, năm 2010 và năm 2011: 12%, năm 2012 và 2013: 15%).
dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại quận thủ đức
Kết thúc quý 1/2014, Tập đoàn Bảo Việt đạt doanh thu hợp nhất 4.468 tỷ đồng, tăng trưởng 15,4% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó: Doanh thu từ lĩnh vực bảo hiểm đạt 3.165 tỷ đồng, tăng trưởng 14,8%; Doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 874 tỷ đồng, tăng 16,3%; Doanh thu từ hoạt động ngân hàng tăng 7,6% và hoạt động khác tăng 91,1%. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 539 tỷ đồng, tăng trưởng 28,4%, hoàn thành 35,9% kế hoạch năm. Tại ngày 31/3/2014, Tập đoàn có tổng tài sản hợp nhất đạt 60.781 tỷ đồng, nguồn vốn chủ sở hữu 12.527 tỷ đồng.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận đống đa
Nguồn Diễn Đàn Doanh Nghiệp
[Read More...]


Thủ tục thông báo phát hành hóa đơn GTGT đặt in



*Văn bản pháp luật:

– Nghị định 51/2010/NĐ–CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ;

– Thông tư 39/2014/TT–BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 hướng dẫn thi hành nghị định 51/2010/NĐ–CP quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ;

– Thông tư 26/2015/TT–BTC Hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ–CP và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2014/TT–BTC.
– Thông tư 37/2017/TT–BTC ngày 12/6/2017 sửa đổi Thông tư 39/2014/TT–BTC 206/2015/TT–BTC
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc giang
– Hồ sơ bao gồm:

+ Mẫu TB01/AC ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT–BTC.Kết xuất dạng XML để nộp tờ khai qua mạng

+ Hoá đơn mẫu: 03 liên gửi qua mạng (Thực hiện đính kèm mẫu hoá đơn ( file word), ký và nộp phụ lục)
– Thời hạn: Thông báo phát hành hóa đơn và hoá đơn mẫu phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất năm (05) ngày trước khi tổ chức kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày ký thông báo phát hành.

= > Từ ngày 12/6/2017: gửi mẫu TB01/AC chậm nhất 02 ngày trước khi sử dụng theo Thông tư 37/2017/TT–BTC sửa đổi Thông tư 39/2014/TT–BTC 206/2015/TT–BTC

+ Về Hóa đơn tìm hiểu thêm ở Phụ lục 1 HƯỚNG DẪN KÝ HIỆU VÀ GHI THÔNG TIN BẮT BUỘC TRÊN HÓA ĐƠN (Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT–BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ Tài chính)

– NV/11P: trong đó NV: là ký hiệu hóa đơn; 11: hóa đơn tạo năm 2011; P: là ký hiệu hóa đơn đặt in.

– NV/16P: trong đó NV: là ký hiệu hóa đơn; 16: hóa đơn tạo năm 2016; P: là ký hiệu hóa đơn đặt in.

– Ký hiệu 01GTKT3/001 được hiểu là: Mẫu thứ nhất của loại hóa đơn giá trị gia tăng 3 liên.

– Ký hiệu 01GTKT3/002 được hiểu là: Mẫu thứ hai của loại hóa đơn giá trị gia tăng 3 liên.

= > Nếu trong cùng 01 năm tài chính không có thay đổi mẫu hóa đơn thì việc đặt in tiếp theo sẽ được đánh số hóa đơn tăng

Ví dụ:

– Ngày 01/01/2017 doanh nghiệp đặt in hóa đơn: 01GTKT3/001 ký hiệu TD/17P từ số 01 đến số 200 = 04 cuốn (50 số / cuốn)

– Ngày 01/05/2017 doanh nghiệp sử dụng hết nên tiếp tục đặt in thêm 04 cuốn hóa đơn thì số sẽ đánh tiếp là 201 đến số 400 ký hiệu TD/17P

– Nếu ngày 01/05/2017 doanh nghiệp đổi mẫu hóa đơn 01GTKT3/002 thì số thứ tự hóa dơn được đánh mới là 01 đến số 200 ký hiệu TD/17P

– Nếu doanh nghiệp năm 2017 sử dung hết: 01GTKT3/001 ký hiệu TD/17P từ số 01 đến số 200 = 04 cuốn (50 số / cuốn) không thay đổi mẫu và đầu năm 2018 doanh nghiệp đặt in 200 số hóa đơn mẫu không đổi thì: 01GTKT3/001 ký hiệu TD/18P từ số 01 đến số 200 = 04 cuốn (50 số / cuốn)

(Chỉ cần thay đổi ký hiệu năm in và số thứ tự đánh lại từ đầu)

*Do đó:

dịch vụ báo cáo tài chính tại Hải Phòng 1. Cùng năm tài chính không đổi mẫu hóa đơn thì đánh theo số thứ tự tăng dần

2. Cùng năm tài chính nếu khác mẫu số thứ tự đánh lại từ đầu

3. Khác năm tài chính thì đánh lại số từ đầu chỉ khác ký hiệu hóa đơn năm tạo in


Thủ tục thông báo phát hành hóa đơn đặt in lần 2 trở đi:

*Trường hợp 01:

– Nếu không có sự thay đổi về nội dung và hình thức hóa đơn phát hành thì không cần phải gửi kèm hóa đơn mẫu.

– Mà chỉ cần gửi mẫu TB01/AC chậm nhất 5 ngày trước khi sử dụng.

= > Từ ngày 12/6/2017: gửi mẫu TB01/AC chậm nhất 02 ngày trước khi sử dụng theo Thông tư 37/2017/TT–BTC sửa đổi Thông tư 39/2014/TT–BTC 206/2015/TT–BTC

*Trường hợp 02:

– Nếu có sự thay đổi về nội dung và hình thức hóa đơn phát hành thì phải gửi kèm hóa đơn mẫu.

+ Mẫu TB01/AC ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT–BTC.Kết xuất dạng XML để nộp tờ khai qua mạng chậm nhất 5 ngày trước khi sử dụng.

= > Từ ngày 12/6/2017: gửi mẫu TB01/AC chậm nhất 02 ngày trước khi sử dụng theo Thông tư 37/2017/TT–BTC sửa đổi Thông tư 39/2014/TT–BTC 206/2015/TT–BTC

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận tây hồ + Hoá đơn mẫu: 03 liên gửi qua mạng (Thực hiện đính kèm mẫu hoá đơn ( file word), ký và nộp phụ lục)
[Read More...]


Chi phí vận chuyển hàng đi bán?



– Chí phí xăng, dầu vận chuyển hàng từ kho mang đi bán cho khách có là chi phí hợp lý?
– Có được khấu trừ thuế GTGT?

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại cầu giấy
*Phần 01: Về thuế TNDN

*Căn cứ:

– Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

– Điểm 4 Thông tư 96/2015/ TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định những khoản chi không được trừ

*Theo đó:

+ Về Thuế TNDN: Chi phí vận chuyển hàng đi bán nếu đáp ứng được đầy đủ hồ sơ chứng từ và phục vụ vào sản xuất kinh doanh… được tính vào chi phí được trừ, và quy định rõ trong quy chế tài chính

– Hóa đơn (xăng dầu hoặc hóa đơn dịch vụ cước vận chuyển hàng đi bán của doanh nghiệp vận tải khác,sửa chữa, và công cục dụng cụ…..) , chứng từ thu chi

– Lịch trình hoạt động xe

– Định mức sử dụng nhiên liệu: tùy theo thông số kỹ thuật và công suất thiết kế của xe để có định mức NVL phù hợp (các xe bán tải sử dụng Dầu Do, còn xe bình thường dùng xăng)

– Cuối tháng tổng hợp số KM theo lịch trình xe chạy để xác định mức nhiên liệu sử dụng

– Hóa đơn chứng từ liên quan tới các khoản chi phí phát sinh ( xăng dầu , sửa chữa …)

– Có chứng từ thanh toán ( trường hợp Chi phí trên 20 triệu cần đảm bảo thanh toán không dùng tiền mặt )

– Quy định cụ thể trên Quy chế tài chính

– …………………

*Phần 01: Về Thuế GTGT:

*Căn cứ:
– Điều 14. Thông tư số 219/2013/TT-BTC- Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng về Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

+Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hoá chịu thuế GTGT bị tổn thất.

– Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

1. Có hoá đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hoá nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT.


dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận thủ đức = > Như vậy: chi phí vận chuyển hàng đi bán có hóa đơn chứng từ hợp lệ đủ các điều kiện theo luật thuế GTGT và thuế TNDN thì được khấu trừ và tính vào phí hợp lý hợp lệ khi quyết toán thuế TNDN


*Phần 03: về chế độ hạch toán kế toán

– Xăng dầu đầu vào: Nợ TK 152,1331/ Có TK 111,331

– Xuất sử dụng theo định mức và nhật trình xe: Nợ TK 6412/ Có TK 152

– Chi phí lương nhân viên tài xế và phụ: Nợ TK 6411/ Có TK 334 = > Nợ TK 334/ Có TK 111,112

– Chi phí khấu hao phân bổ xe hoặc sửa chữa xe hoặc công cụ dụng cụ: Nợ TK 153,1331/ Có TK 111,331 = > Nợ TK 242/ Có TK 153 = > Nợ TK 6413,6414/ Có TK 242,214

Căn cứ:

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nguyễn chính thanh đống đa – Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được Bộ Tài chính ban hành vào ngày 26/8/2016

– THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP DO BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH thay thế cho QUYẾT ĐỊNH 15/2006/QĐ-BTC BAN HÀNH CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP DO BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH
[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page