Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bình dương
2012 - Năm vượt khó của CNTT
Cụ thể, trong năm 2012, Cục TH&TKTC đã tập trung nguồn lực về nhân sự rất lớn để xây dựng cơ chế chính sách, các quy định, quy chế liên quan đến việc ứng dụng và triển khai các dự án công nghệ thông tin (CNTT) trong phạm vi toàn ngành Tài chính, đặc biệt là triển khai Quyết định số 2699/QĐ-BTC hướng dẫn triển khai Nghị định số 102/NĐ-CP về Quy chế quản lý đầu tư ứng dụng CNTT trong ngành Tài chính. Nhờ đó, toàn bộ việc mua sắm trang thiết bị CNTT bị trì hoãn từ năm 2011 (do ảnh hưởng của Nghị định 102) đã được tổ chức thực hiện. Có thể nói, đến thời điểm hiện tại, công tác xây dựng cơ chế chính sách, công tác phối hợp với các hệ thống để thúc đẩy quá trình ứng dụng CNTT toàn ngành Tài chính đã có cải tiến đáng kể, cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu triển khai trong giai đoạn mới.
Tiếp đó, công tác triển khai, đảm bảo hạ tầng kỹ thuật và an ninh thông tin điện tử ngành Tài chính đã được đẩy mạnh, thể hiện qua việc Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 2615/QĐ-BTC về việc đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường máy tính và mạng máy tính và ngay sau đó Bộ Tài chính đã ký Quy chế phối hợp với Bộ Công an về việc đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường máy tính và mạng máy tính. Đồng thời rà soát tổng thể các hệ thống CNTT của Bộ Tài chính và triển khai các giải pháp phù hợp để tăng cường an toàn an ninh cho hệ thống.
Có thể nói, trong bối cảnh tình hình an ninh mạng đang ngày càng xuất hiện những diễn biến hết sức phức tạp thì việc phối hợp giữa hai Bộ Tài chính và Bộ Công an góp phần quan trọng trong công tác bảo mật và an toàn thông tin, đặc biệt là những thông tin có liên quan đến các chính sách tài chính - ngân hàng có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống xã hội của nhân dân.
Để hiện thực hóa mục tiêu này, Cục TH&TKTC đã từng bước hoàn chỉnh hệ thống cơ chế, chính sách kế hoạch chi tiết trong lĩnh vực bảo mật và an ninh thông tin, triển khai áp dụng chính sách mật khẩu phức tạp, phát hiện và xử lý mã độc ăn trộm thông tin, chiếm quyền điều khiển từ mạng nội bộ của Bộ Tài chính; tổ chức triển khai thống nhất trong toàn ngành Tài chính về kế hoạch ứng phó tấn công từ Internet, nâng cấp hệ thống tường lửa và bảo mật trong ngành.
Từ đó, góp phần làm hạn chế các cuộc tấn công gây ảnh hưởng tới sự hoạt động của hệ thống ứng dụng Công nghệ thông tin ngành Tài chính, tạo lập môi trường an toàn, bảo mật hệ thống thông tin điện tử của ngành Tài chính. Đây là được cho là mục tiêu sống còn trong năm 2012 vừa qua, vì tình hình an ninh thông tin các năm gần đây rất phức tạp do các cuộc tấn công từ bên ngoài.
Cũng trong năm 2012, hàng loạt các dự án CNTT đã được triển khai nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng CNTT trong giai đoạn mới, trong đó, nhiệm vụ quan trọng không thể không kể đến là công tác xây dựng và triển khai các giải pháp, sản phẩm (phần cứng, phần mềm, nội dung, thông tin số) mang tính tổng quát toàn ngành Tài chính, đáp ứng xu hướng phát triển về hệ thống ứng dụng của ngành trong giai đoạn mới.
Theo đó, trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Tài chính về định hướng đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn, quản lý điều hành của ngành Tài chính, trong năm 2012; Cục TH&TKTC đã hoàn thành nâng cấp công nghệ, đưa cơ sở dữ liệu (CSDL) vận hành trên máy chủ exadata đảm bảo cung cấp dữ liệu thông tin - hình thành Danh mục dùng chung toàn ngành.
Đồng thời, Cục đã hoàn thành nâng cấp phần mềm quản lý ngân sách Nhà nước (bao gồm 2 chương trình QLNS/Fox và QLNS/Oracle) lên phiên bản 8; Triển khai giai đoạn 2 dự án hiện đại hoá quy trình thu nộp thuế giữa cơ quan thuế, Kho bạc Nhà nước, hải quan và tài chính: Nâng cấp phần mềm đáp ứng áp dụng chữ ký số vào bảng kê…
Bên cạnh đó, Cục TH&TKTC cũng xây dựng, đề xuất các yêu cầu tư vấn cập nhật dự án và thông tin trong cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia tài chính ngân sách giai đoạn 2011-2015, đáp ứng yêu cầu triển khai các dự án toàn ngành như TABMIS, hải quan điện tử…phục vụ công tác tra cứu của các cán bộ trong ngành.
Ngoài ra, Cục đã hoàn thành rà soát, cập nhật đầy đủ thông tin trong cơ sở dữ liệu mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách, rà soát và chuẩn hóa CSDL thu chi ngân sách, CSDL văn bản pháp quy; cập nhật số quyết toán năm 2008, 2009 vào CSDL thu chi ngân sách; hoàn thành đào tạo cấp mã trực tuyến cho các Bộ, ngành tại trung ương góp phần triển khai ứng dụng cấp mã số trở thành một trong những dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài chính.
Đáng chú ý, trong năm 2012, Cục TH&TKTC đã hoàn thành dự thảo về định hướng triển khai, lấy ý kiến các đơn vị liên quan trong việc xây dựng hệ thống chỉ đạo và điều hành phục vụ Lãnh đạo Bộ và trước mắt tập trung nghiên cứu giải pháp đáp ứng nhu cầu tra cứu thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Bộ. Đến thời điểm hiện tại, hệ thống đã tương đối hoàn thiện và sẵn sàng triển khai, đồng thời đang thực hiện mở rộng chức năng để phục vụ nhu cầu quản lý và điều hành cho Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ.
Song song với đó, Cục TH&TKTC cũng triển khai chương trình văn bản điều hành cho các đơn vị tại trụ sở Bộ và đơn vị hệ thống. Hiện Cục đã khảo sát, phân tích thiết kế, hoàn thiện quy trình triển khai theo các yêu cầu đặc thù cho 24 vụ/cục tại trụ sở cơ quan Bộ Tài chính, 15 đơn vị của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và 9 đơn vị thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới năm 2012 cũng như trong nước khó khăn đã đặt ra thách thức không nhỏ đối với ngành Tài chính, trong đó có CNTT. Đây cũng là năm đầu tiên thực hiện quy chế quản lý đầu tư ứng dụng CNTT theo Nghị định 102/2009/NĐ-CP của Chính phủ. Nghị định 102 ra đời kèm theo đó là nhiều quy định yêu cầu việc đầu tư cần tuân thủ theo quy trình như bước chuẩn bị đầu tư thực hiện, nghiệm thu và đưa vào sử dụng… khiến khối lượng công việc đã nhiều nay lại càng tăng lên so với năm trước. Chính vì thế, công tác giải ngân đầu tư ứng dụng CNTT còn chậm trong những tháng đầu năm, tuy nhiên tính đến 31/01/2013, toàn ngành đạt tỷ lệ giải ngân khá cao là 83,3%.
Đặc biệt, trong bối cảnh khó khăn chung của toàn ngành song tính đến 31/12/2012, Cục TH&TKTC đã giải ngân đạt 80,9% và ước tính đến hết 31/1/2013 giải ngân được 198,7 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 96% kinh phí được giao không tự chủ, vượt cam kết giải ngân từ đầu năm 2012 (95%). So sánh với các đơn vị hệ thống (Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ NN, Ủy ban Chứng khoán NN), tính đến hết 31/1/2013, chỉ có Cục TH&TKTC, Tổng cục Dự trữ NN, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có tỷ lệ giải ngân vượt cam kết, 3 hệ thống còn lại đều không đạt tỷ lệ cam kết hồi đầu năm 2012. Nếu như năm 2012, các đơn vị có thể “đổ” tại Bộ giao dự toán muộn khiến đơn vị mình giải ngân chậm, thì năm nay, có một thuận lợi là ngay từ tháng 12/2012, Bộ đã phê duyệt kế hoạch, danh mục dự toán triển khai ứng dụng CNTT của tất cả các đơn vị, hệ thống. Điều này sẽ tạo điều kiện cho toàn ngành triển khai công tác ứng dụng CNTT nhanh, giải ngân kịp tiến độ.
Không những thế, hiện nguồn lực trong nước nói chung chưa đáp ứng và theo kịp với trình độ phát triển CNTT trên thế giới. Có nhiều đề án lớn, phạm vi rộng, các công ty CNTT trong nước không đủ năng lực để triển khai, mà phải hợp tác với các đối tác tại nước ngoài hoặc phải thông qua đấu thầu quốc tế... Bên cạnh đó là sự đa dạng, phong phú của các giải pháp trong ứng dụng CNTT, để không ngừng nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong ngành Tài chính, cần phải có sự cân nhắc, lựa chọn một cách kỹ lưỡng các giải pháp vừa đảm bảo đồng bộ với hệ thống hiện thời đồng thời đảm bảo phù hợp với thực tế triển khai tại Việt Nam.
Năm 2013 - Bộn bề lo toan
Năm 2013 là năm tiếp tục khó khăn đối với nền kinh tế trong nước, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác triển khai nhiệm vụ của Bộ Tài chính. Đặc biệt khi mà 2013 là năm bản lề, tạo đà cho việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mà Bộ giao trong kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2011-2015, định hướng tới năm 2020.
Hơn nữa đây cũng là năm giữa của kế hoạch 5 năm 2011-2015 với khối lượng nhiệm vụ lớn của 3 năm còn lại đòi hỏi cần được tổ chức thực hiện quyết liệt và cấp bách ngay từ đầu năm.
Ông Đặng Đức Mai, Cục trưởng Cục TH&TKTC cho rằng: Đây là mặt thuận lợi bởi chúng ta đang có đà từ năm 2012 khi công việc đã đi vào guồng với các dự án được nối từ năm trước sang năm 2013 và không mất thời gian để khởi động dự án. Trong bối cảnh khó khăn về kinh tế, xã hội đã được dự báo trước, các hệ thống CNTT ngành Tài chính đang có sự điều chỉnh lớn về tính tập trung, thống nhất, đòi hỏi cần có sự chuẩn hoá, tích hợp và phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị CNTT trong toàn ngành. Để thực hiện được mục tiêu nói trên, Cục cùng các đơn vị trong Bộ đã chủ động rà soát dự toán CNTT 2013 từ sớm và trình bộ ban hành dự toán trong tháng 12/2012.
Bên cạnh đó, dự kiến Cục TH&TKTC sẽ xây dựng và trình Bộ ban hành 03 quy định, quy chế là: Quy chế quản lý hoạt động của cổng thông tin điện tử trong quý I/2013; Cập nhật, bổ sung quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật hạ tầng CNTT cho phù hợp với khả năng đáp ứng của hãng cung cấp trong tháng 7/2013; Quy chế quản lý đầu tư ứng dụng CNTT thay thế quy chế 2699… để tạo cơ chế chính sách và hành lang pháp lý tổ chức và triển khai thực hiện thống nhất, từng bước đồng bộ, hoàn thiện đáp ứng cá yêu cầu quản lý và tổ chức triển khai ứng dụng CNTT và thống kê trong ngành Tài chính.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại bình dương
Đặc biệt, hình thức họp trực tuyến sẽ được Cục TH&TKTC tiếp tục hoàn thiện hệ thống điện tử đa phương tiện hỗ trợ chỉ đạo điều hành. Dự kiến trong năm 2013 và 2014 sẽ mở rộng lên khoảng 190 điểm cầu của các đơn vị hệ thống tại các tỉnh. Theo đánh giá của đại biểu tham gia Hội nghị tại 8 điểm cầu hiện nay, việc đổi mới hình thức tổ chức hội nghị trực tuyến là một bước đột phá về ứng dụng CNTT trong việc cải cách thủ tục hành chính.
Hình thức này đã giúp tiết giảm chi phí, thời gian cho đại biểu. Đồng thời, các thông tin chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Bộ, ý kiến của thủ trưởng, lãnh đạo các đơn vị cũng được truyền tải công khai, minh bạch và trực tiếp tới các cấp, từ đó tăng cường tính hiệu quả trong công tác thực thi các nhiệm vụ. Bên cạnh việc tiết giảm về chi phí, việc họp giao ban trực tuyến còn mang lại những lợi ích to lớn khác như: rút ngắn khoảng cách giữa các đơn vị trong ngành Tài chính; nhiều cán bộ được tham gia hơn, họ có thể nhận được chỉ đạo trực tiếp, rõ ràng từ lãnh đạo Bộ, từ đó nâng cao chất lượng cuộc họp.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2013 vẫn sẽ là đẩy mạnh hạ tầng kỹ thuật về an ninh bảo mật, Data center, máy chủ…Theo đó, Dự án an toàn bảo mật hệ thống thông tin tài chính sẽ được tổ chức thực hiện lập dự án khả thi, trình Bộ phê duyệt trong quý II/2013. Cùng với đó, dự án hệ thống thông tin dự phòng thảm hoạ sẽ được Cục TH&TKTC phối hợp đơn vị tư vấn lập dự án đảm bảo đáp ứng mục tiêu, yêu cầu, trình Bộ phê duyệt đầu tư dự án trong tháng 6/2013.
Nhiệm vụ của Cục còn nhiều bộn bề khi mà hàng loạt dự án cũng đồng thời được triển khai như: Dự án nâng cấp, mở rộng hạ tầng truyền thông thống nhất ngành Tài chính yêu cầu phải hoàn thành tư vấn lập dự án, trình Bộ phê duyệt đầu tư dự án trong tháng 4/2013 và đưa mô hình, giải pháp mới vào vận hành từ 01/01/2014. Ngay trong năm 2013, sẽ phải trình Bộ phương án thuê kênh truyền (từ năm 2014) đảm bảo về dung lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu trao đổi dữ liệu, khai thác các ứng dụng, các dịch vụ mạng; Dự án đồng bộ cho cơ quan tài chính địa phương đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý tài chính tại cơ quan tài chính địa phương; Dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính…
Đáng chú ý, một mục tiêu mới cần thực hiện trong nhiệm vụ năm 2013 là hoàn thiện quy trình quản lý nội bộ trong quý I/2013, ổn định tổ chức, bộ máy, nhân sự sự của Cục theo chức năng nhiệm vụ mới được giao, trình bộ đề án tuyển dụng để bổ sung thêm nguồn lực về số lượng cũng như củng cố chất lượng, từng bước hình thành nguồn lực có đủ năng lực tiếp nhận quản trị, vận hành các hệ thống lớn đảm bảo an ninh, an toàn thông tin.
Hiện nay, theo đánh giá, chất lượng cán bộ, công chức tại các đơn vị chưa đồng đều, một số cán bộ có trình độ phải kiêm nhiệm nhiều công việc dẫn đến quá tải, trong khi đó, cán bộ mới được tuyển dụng chưa thể nắm bắt, đáp ứng ngay được yêu cầu đối với các công việc được giao dẫn đến không đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng công việc.
Chính vì thế, thời gian tới Cục sẽ nghiên cứu quy hoạch đào tạo theo chuẩn, trong đó tập trung các nội dung đào tạo chuyên sâu đội ngũ cán bộ CNTT của Cục, các đơn vị hệ thống đảm bảo cho quản trị vận hành các hệ thống lớn của Bộ, đảm bảo cung cấp đội ngũ lành nghề đáp ứng được yêu cầu của hệ thống tài chính trong tương lai, có được sự sẵn sàng của nguồn nhân lực CNTT để triển khai, vận hành và bảo trì các ứng dụng, hạ tầng của ngành Tài chính theo xu hướng phát triển CNTT trên thế giới.
Nguồn nhân lực hiện đại, công nghệ hiện đại sẽ là nền tảng để ngành Tài chính tăng tốc từ đầu năm, mở rộng dịch vụ công tài chính điện tử trên phạm vi toàn quốc, vươn lên vị trí hàng đầu về CNTT trong khối cơ quan Chính phủ.
Tuy năm 2012, công tác ứng dụng CNTT toàn ngành Tài chính vẫn còn những điểm cần hoàn thiện, song Thứ trưởng Bộ Tài chính Phạm Sỹ Danh đánh giá Cục TH&TKTC cùng các đơn vị hệ thống đã có sự phối hợp rất tốt trong triển khai nhiệm vụ ứng dụng CNTT trên tất cả lĩnh vực: Vừa làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về CNTT đối với ngành Tài chính, vừa trực tiếp triển khai ứng dụng CNTT, đồng thời, đã từng bước thực hiện chức năng thống kê tài chính; Vừa chăm lo hạ tầng kỹ thuật, đồng thời phát triển ứng dụng; Quan tâm thực hiện nhiệm vụ chính trị mà đã chăm lo kiện toàn tổ chức bộ máy tổ chức và cán bộ. Nhìn chung, các lĩnh vực công tác của Cục và đơn vị hệ thống đã bắt đầu có chuyển biến tích cực, thể hiện rõ nét nhất trong công tác phối hợp giải ngân đầu tư CNTT.
“Với kết quả như vậy, tôi hoan nghênh, đồng thời, cám ơn các cán bộ làm việc trong lĩnh vực CNTT toàn hệ thống đã giúp Bộ triển khai, phát triển ứng dụng CNTT năm 2012, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Chính phủ đặt ra. Mặt khác, trước mắt năm 2013 nền kinh tế nói chung và ngành Tài chính còn gặp nhiều khó khăn đòi hỏi các đơn vị cần triển khai công việc đã đăng ký ngay trong tháng đầu năm này. Cụ thể, năm 2013 có nhiệm vụ quan trọng là Bộ sẽ tiếp nhận “siêu” dự án TABMIS và các dự án lớn khác của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước với quy mô rộng và trình độ công nghệ cao. Do đó, Cục TH&TKTC cần chuẩn bị kế hoạch tổng thể để tham mưu giúp Bộ quản trị, giám sát, vận hành hiệu quả các Dự án lớn này. Bên cạnh đó, ngoài việc hoàn thành Kế hoạch 5 năm 2011-2015, các đơn vị cần rà soát cơ chế chính sách quản lý, đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo Nghị định 102/2009/NĐ-CP để có nền tảng triển khai việc đầu tư trong khi chờ sửa đổi Nghị định. Đồng thời, lên phương án tiếp cận hướng sửa đổi Quyết định 2699/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư ứng dụng CNTT tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính để ngay khi NĐ 102 được sửa đổi sẽ ban hành. Tuyệt đối không để có thời gian chết cho ứng dụng CNTT bởi CNTT là huyết mạch của ngành Tài chính” – Thứ trưởng Phạm Sỹ Danh nhấn mạnh.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận tây hồ Nguồn Tài Chính Điện Tử
Responses
0 Respones to "CNTT ngành Tài chính: Tăng tốc vươn lên vị trí hàng đầu"
Đăng nhận xét