9 viêc cần làm để sắp xếp hệ thống kế toán cho doanh nghiệp nhỏ



Đối với chủ doanh nghiệp nhỏ, hay chữ thời thượng bây giờ gọi là start up, thì chẳng có việc gì mà không đến tay. Từ bán hàng, PR, marketing, đến quản lý, kế toán… tất cả các việc đó đều nằm trong phạm vi công việc của chủ doanh nghiệp. Vì thế, một số mẹo về kế toán này sẽ giúp cho hệ thống kế toán của các doanh nghiệp nhỏ hoàn thiện hơn, tốt hơn và tất nhiên là đỡ tốn thời gian công sức hơn.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thái bình
Nhiều doanh nghiệp hiện nay lựa chọn cách thuê kế toán thời vụ để làm báo cáo tài chính, và thực sự, bản thân họ còn không biết số liệu đó đã được hình thành thế nào. Họ chỉ được thông báo là lỗ hay lãi, và bản thân họ là người biết hơn ai hết đó có phải là con số thật hay không (và phần lớn là …không phải). Điều này tưởng như vô hại ở những năm đầu tiên, nhưng càng ngày mối nguy hại sẽ càng lớn dần lên, khi tiền của mình mà không quản lý được, số liệu của mình mà không biết từ đâu, thấy có lãi (tự ước tính) mà sao không có tiền, thấy cứ lỗ mà thuế thì vẫn phải nộp, thấy mình làm tốt mà rồi lại bị phạt về thuế… Tất cả những điều đó, cá nhân mình đã từng trải nghiệm khi tư vấn cho nhiều doanh nghiệp nhỏ, và lời khuyên với các chủ doanh nghiệp là hãy làm tốt từ đầu, để dành thời gian và công sức vào các việc to lớn hơn như phát triển ý tưởng kinh doanh của mình.

Làm tốt ngay từ đầu, ở đây, nghĩa là cần có sổ sách kế toán đầy đủ và minh bạch. Một số mẹo sau đây giúp các chủ doanh nghiệp quản lý được công việc kế toán tốt nhất:

Hãy tách riêng cá nhân mình với công việc kinh doanh

Từ một ví dụ đơn giản, khi mở Công ty, các bạn theo thông lệ, cũng mở một tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp. Nhưng vì bán hàng thì vốn đã khó khăn, khách hàng lại hỏi là “Có tài khoản Vietcombank không để chuyển khoản cho khỏi mất phí?” Thế là, vốn có tài khoản cá nhân, bạn dùng luôn cho tiện. Việc này là hoàn toàn sai, vì lâu dài, kế toán của các bạn sẽ khó theo dõi các khoản qua tài khoản cá nhân của bạn, và bạn cũng không thoải mái gì khi cung cấp sổ phụ ngân hàng của mình cho kế toán. Việc này về sau trở thành một khó khăn và làm bạn bị lẫn lộn công việc kinh doanh với cá nhân.

Theo dõi chi phí

Đối với chủ doanh nghiệp, mỗi đồng tiền chi ra là một lần suy nghĩ và đắn đo. Nhưng thật lạ là không phải chủ doanh nghiệp nào cũng theo dõi và phân tích các chi phí của mình để co thể quản lý chúng, tiết kiệm và ra quyết định chính xác. Nhiều khi, việc quản lý các chi phí này còn giúp các bạn sát sao trong việc chi tiêu, và tận dụng tối đa những lần giảm giá, chiết khấu… để tối ưu hóa chi phí của mình. Chắc chắn là nhà cung cấp của bạn cũng sẽ rất mong muốn được đón tiếp bạn quay lại, chứ không chỉ mua một lần mà thôi.

Các khoản phải thu - phải trả

Nếu chỉ coi kế toán là việc ghi chép các giao dịch thì chắc chắn các bạn sẽ gặp khó khăn khi không thể theo dõi các khoản phải thu, phải trả của công ty nhỏ của mình. Phải thu, phải trả ở đây không chỉ đề cập đến phải thu từ khách hàng, phải trả nhà cung cấp, mà còn là các khoản tạm ứng cho nhân viên, trả trước từ khách hàng thân thiết… Việc quản lý các khoản khác nhau này sẽ giúp các bạn chủ động hơn trong dòng tiền và có thể dự báo trước được tình hình tài chính của mình, không rơi vào hoàn cảnh “cháy túi”.



Hồ sơ kế toán rõ ràng và có thể hiểu được

Nếu bạn thử nhìn vào hồ sơ của chính công ty mình nhưng không hiểu được trật tự sắp xếp của nó, hay thậm chí là không hiểu các con số trong đó, thì đó là một hiểm họa đấy. Vì đó chính là những bằng chứng để sau này bạn giải trình cho cơ quan thuế, nhưng nếu chính bạn không hiểu thì liệu người kế toán (mà không chắc là người kế toán đó còn là nhân viên của bạn khi bạn bị thanh tra) có giúp được bạn hay không?

Cập nhật sổ sách theo định kỳ

Một trong những sai lầm thường thấy là các chủ doanh nghiệp thường để cả năm mới làm sổ sách kế toán một lần, thậm chí, thuê vài triệu đồng để một người kế toán nào đó bên ngoài doanh nghiệp làm giúp. Nếu bạn đang làm như vậy, hãy nghĩ lại. Kế toán cũng giống như thời gian, nếu đã trôi qua thì không thể quay lại để làm được. Bạn thử nghĩ xem, nếu quên lấy một cái hóa đơn, nhưng cuối năm mới phát hiện ra, thì có lấy lại được nữa không? Hãy yêu cầu kế toán làm sổ sách kế toán theo định kỳ hàng tháng, muộn nhất là hàng quý, và hãy dành thời gian để soát xét sổ sách của mình nhé

Chi phí lương
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận tây hồ
Thực ra điều này liên quan nhiều đến việc quản lý nhân sự, nhưng một trong những khó khăn của chủ doanh nghiệp là cảm thấy mình đã trả công xứng đáng, nhưng sao không giữ được người tốt. Đó là do bạn chưa thực sự tính toán nghiêm túc tất cả các khoản phúc lợi mà nhân viên của bạn được hưởng (bao gồm cả lương, làm thêm giờ, các phúc lợi, các lợi ích khác…) để đảm bảo tính cạnh tranh, tính duy trì đối với nhân viên, đồng thời cũng đảm bảo việc quản lý và tối ưu hóa chi phí của mình.

Dự phòng các khoản chi lớn

Một trong những vấn đề về dòng tiền là khi cần thiết chi trả các khoản quan trọng (sửa chữa cửa hàng, mua thay thế máy móc…) thì lại ...hết tiền. Việc này thực ra không phải xảy ra một cách đột ngột, mà nó chỉ đột ngột khi chúng ta không dự phòng nó từ trước, ai chẳng biết là máy tính dùng đến 3 năm sẽ phải thay, quán café của mình sau 4 năm cần nâng cấp.

Theo dõi và quản lý hàng tồn kho

Một trong những phân hệ kế toán quan trọng nhất nhưng lại ít được quan tâm nhất của ông chủ là phần hàng tồn kho. Hãy nhớ rằng việc quản lý hàng tồn kho với sự giúp đỡ của chính bạn – chuyên gia về ngành hàng đó – sẽ giúp cho hàng tồn kho không bị thiếu hụt, mà lại cũng không bị dư thừa. Cả hai trạng thái này đều không tốt với doanh nghiệp của bạn chút nào.

Theo dõi và quản lý công nợ phải thu

Một trong những rủi ro rất lớn là việc bán hàng, cho nợ và …không thu hồi được tiền. Nếu bạn chỉ có 1 khách hàng lớn, rất quan trọng, thì việc bán chịu cũng vẫn rủi ro không kém gì việc bán cho nhiều đối tượng khách hàng với khả năng chi trả khác nhau. Dù ở trường hợp nào, hãy đặt ra một “ngưỡng chịu đựng” với chính mình, để khi nào thấy khách hàng vượt quá ngưỡng đó thì ngừng bán chịu. Hãy có luật của mình và tuân thủ nó, để đảm bảo rằng kinh doanh không đứng trước rủi ro mất tiền và phá sản.

dịch vụ chữ ký số tại huyện ứng hòa Theo ktcvietnam


Responses

0 Respones to "9 viêc cần làm để sắp xếp hệ thống kế toán cho doanh nghiệp nhỏ"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page