Bài 2: “Nóng” với các phương án tái cấu trúc



Cùng với câu chuyện lợi nhuận, vấn đề phương hướng, chiến lược hoạt động của công ty cũng thu hút sự quan tâm rất lớn của các cổ đông trong mùa đại hội năm nay. Trong đó, nổi lên các vấn đề tái cấu trúc và mua bán, sáp nhập DN (M&A).

Sacombank đang triển khai kế hoạch sáp nhập Ngân hàng Phương Nam.


Tìm cách đón đầu cơ hội

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2014 của Công ty CP Chứng khoán Thành Công (TCSC) vừa diễn ra cuối tháng 3, các cổ đông đã tranh luận khá nhiều về phương hướng hoạt động của công ty. Nhiều ý kiến cho rằng ban lãnh đạo TCSC chưa đưa ra được những sáng kiến hoạt động kinh doanh thực sự có hiệu quả.

Là một công ty chứng khoán, nhưng các hoạt động kinh doanh chính của công ty như môi giới, tư vấn… chỉ mang về khoảng 540 triệu trên tổng số tài sản của công ty hơn 300 tỷ đồng trong năm 2013 là quá ít. Doanh thu chính của công ty vẫn phụ thuộc vào khoản tiền gửi ngân hàng (thu về hơn 27 tỷ đồng).

Các cổ đông cũng không đồng tình với phương thức hoạt động của công ty là lấy vốn cổ đông bỏ vào ngân hàng và sử dụng tiền lãi của ngân hàng chi trả cho các hoạt động của TCSC. Nếu như hoạt động này vẫn tiếp diễn thì công ty không thể nào có lãi chứ chưa thể đề cập đến định hướng là lên sàn niêm yết. Trong năm 2013, TCSC ghi nhận 27,44 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận là 8,41 tỷ đồng, đạt lần lượt 94% và 121% kế hoạch đề ra.

Một số cổ đông cũng cho rằng TCSC nên tập trung và đưa ra những chiến lược để phát triển hoạt động M&A. Với ý kiến này, Phó Chủ tịch Hội đồng quản Trị TCSC Trần Như Tùng cho biết sẽ tận dụng các mối quan hệ ở các cổ đông lớn để phát triển mảng M&A. Ông cũng cho biết thêm là cổ đông lớn là Seamico đã và đang hỗ trợ và giới thiệu cho công ty các thương vụ mua bán sáp nhập của các công ty nước ngoài, đặc biệt là các công ty Thái Lan.

Với mục tiêu tái cơ cấu hoạt động và đón đầu Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), hoàn thiện chuỗi liên kết sợi - dệt - nhuộm - may, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2014 của Tổng CTCP Phong Phú đã thông qua phương án sáp nhập Công ty CP Dệt gia dụng Phong Phú (PPH) và Công ty CP Dệt vải Phong Phú (PPF) vào Tổng công ty CP Phong Phú.

Hiện, Tổng Công ty CP Phong Phú là công ty mẹ của PPH với tỷ lệ sở hữu 53,35% và PPF với tỷ lệ 50,08%. Cả PPH và PPF đều đang hoạt động với số vốn điều lệ 80 tỷ đồng. Việc sáp nhập được thực hiện bằng phương thức hoán đổi cổ phiếu, Phong Phú phát hành 7,7 triệu cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu của hai công ty trên để hoán đổi lấy 100% số lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng Tỷ lệ hoán đổi được đề xuất là 1:1 giữa PPH đối với Phong Phú và cũng 1:1 giữa PPF đối với Phong Phú. Thời gian dự kiến thực hiện là quý II-2014. Sau sáp nhập, PPH và PPF chấm dứt hoạt động. Vốn điều lệ của Phong Phú sẽ tăng từ 656 tỷ đồng lên 733 tỷ đồng.

Nở rộ kế hoạch M&A

Đặc biệt thu hút sự chú ý của các cổ đông và dư luận trong mùa đại hội cổ đông năm 2014 chính là kế hoạch sáp nhập của nhiều ngân hàng. Trong đó, tại Đại hội đồng cổ đông năm 2014 của Ngân hàng Sacombank, ông Kiều Hữu Dũng đại diện Hội đồng quản trị Sacombank cho biết, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt nên Sacombank cần có những bước phát triển mới, đặc biệt là về mặt quản trị điều hành.

Sacombank cần mở rộng quy mô hoạt động để tăng cạnh tranh. Sacombank sẽ nghiên cứu đề án chi tiết và xem xét các điểm thuận lợi và không thuận lợi nếu sáp nhập thành công. Theo đó, Sacombank đang triển khai kế hoạch sáp nhập Ngân hàng Phương Nam vào Sacombank. Tuy nhiên, nhiều cổ đông lại cho rằng việc sáp nhập Phương Nam vào Sacombank chưa chắc sẽ làm tăng sức cạnh tranh cho Sacombank mà có thể sẽ trở thành gánh nặng cho Sacombank. Tuy nhiên, phương án sáp nhập này vẫn được Đại hội đồng cổ đông thông qua với tỷ lệ tán thành 97,3%.

Cùng với Sacombank, nhiều ngân hàng khác cũng đang lên kế hoạch về các thương vụ M&A. Trong đó có những cái tên như Ngân hàng Hàng hải, Ngân hàng Phát triển Mêkông, Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex, Ngân hàng Quân đội, Ngân hàng Bản Việt… Trước đó, đã có nhiều thương vụ sáp nhập, hợp nhất giữa các ngân hàng được thực hiện thành công.

Như việc sáp nhập Ngân hàng Habubank vào Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB); hợp nhất 3 ngân hàng Sài Gòn (SCB), Việt Nam Tín Nghĩa và Đệ Nhất thành Ngân hàng SCB; sáp nhập Ngân hàng Phương Tây và Tổng Công ty Tài chính CP Dầu khí Việt Nam (PVFC) thành Ngân hàng Đại chúng (PVcombank). Hiện, hai ngân hàng Đại Á và Ngân hàng Phát triển TP.HCM (HDBank) tiến hành những bước đi cuối cùng để hoàn tất thủ tục sáp nhập.

dịch vụ chữ ký số tại nam định Dù vẫn còn tồn tại không ít những vấn đề phát sinh từ trước khi sáp nhập như nợ xấu, những khoản lỗ nặng nề, song hầu hết các ngân hàng sau sáp nhập đều có sự tăng lên về quy mô nguồn vốn và tài sản. Tiêu biểu như Ngân hàng SCB, từ chỗ có nguy cơ mất khả năng thanh khoản vào năm 2011, đến cuối năm 2013, ngân hàng đã nâng tổng mức tài sản lên hơn 181.000 tỷ đồng, nằm trong Top 5 ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam.

Vốn điều lệ cũng tăng lên hơn 12.000 tỷ đồng, gấp gần 3 lần vốn chủ của ngân hàng SCB trước khi hợp nhất. Cùng với sự “biến mất” của thương hiệu Habubank, Ngân hàng SHB sau sáp nhập cũng đứng vào hàng ngũ những ngân hàng có vốn điều lệ lớn với trên 10.000 tỷ đồng tại thời điểm 31-12-2013, tổng tài sản tại thời điểm này cũng đạt hơn 143.000 tỷ đồng, nhờ đó SHB đã trở thành 1 trong 10 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam về quy mô và thị phần. Hiện, SHB cũng đang xem xét phương án nhận sáp nhập một công ty tài chính và tái cấu trúc công ty đó phù hợp với chiến lược, mục tiêu phát triển của SHB để phát triển mạng dịch vụ ngân hàng phục vụ tiêu dùng.

Tương tự, Ngân hàng PVcombank hiện cũng có vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng, tổng tài sản trên 101.000 tỷ đồng Ngân hàng HDbank sau khi sáp nhập cũng dự kiến sẽ nâng mức vốn điều lệ lên 8.100 tỷ đồng và tổng tài sản 85.000 tỷ đồng.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận ba đình Theo Báo Hải Quan


Responses

0 Respones to "Bài 2: “Nóng” với các phương án tái cấu trúc"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page