Khó từ thực tế
Thời gian vừa qua, tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) phát sinh tình trạng lợi dụng cư dân biên giới để vận chuyển hàng lậu, số lượng cư dân biên giới XNC tăng đột biến, có trên dưới 1.000 cư dân biên giới đăng ký XNC mỗi ngày để mang vác hàng hóa qua cửa khẩu. Qua nắm tình hình cơ quan Hải quan nhận thấy hầu hết hàng hóa do các cư dân biên giới khai báo qua cửa khẩu sau đó giao lại cho một số đối tượng chủ hàng. Một số lượng hàng hóa trốn thuế này đã được các chủ hàng đưa vào bán tại các chợ trong khu vực cửa khẩu Tân Thanh, một số hợp thức bằng hóa đơn trên khâu lưu thông để đưa vào nội địa. Tại cửa khẩu Cốc Nam, tình hình diễn biến phức tạp, hàng ngày trung bình có trên 500 người dân tụ tập khu vực cổng giáp biên giới tại cửa khẩu chờ để kê khai hàng hóa. Ngoài ra còn có một số người già, trẻ em cũng bị lợi dụng để mang hàng hóa qua cửa khẩu.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng
Theo đại diện Hải quan Tân Thanh, cái khó nhất là việc xác định trị giá bởi hiện nay chưa có văn bản nào quy định về quản lý trị giá đối với hàng cư dân biên giới, trong khi việc khai báo của cư dân luôn thấp hơn so với thực tế. Ông Trần Văn Nghĩa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cốc Nam bày tỏ: “Có hàng nghìn mặt hàng, việc thẩm định trị giá tiền hàng rất khó để xác định lô hàng này có vượt quá 2 triệu đồng hay không, nên cư dân tự khai giá là chính (Theo quy định tại QĐ 254/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cư dân biên giới được miễn thuế lượng hàng hóa trị giá 2 triệu đồng/ngày -PV). Do vậy, Chi cục đã thực hiện áp giá đối với hàng hóa cư dân kê theo giá hàng hóa bán phát mại của UBND huyện sở tại”.
Cơ quan Hải quan lo lắng, nếu không có biện pháp thống nhất trong quản lý hóa đơn chứng từ, thì nạn mang vác hàng thuê sẽ bùng phát.
Chính sách phải đồng bộ
Theo ông Nguyễn Quang Bách, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh, để ngăn chặn có hiệu quả hàng lậu lách Quyết định 254 nên chăng cần có quy định ưu đãi hàng cư dân biên giới trong dự thảo Luật Hải quan sửa đổi nhằm cụ thể hóa tính pháp lý và đồng bộ với các văn bản pháp luật. Ông Nguyễn Quang Bách nhấn mạnh, về lâu dài Chính phủ cần sửa đổi Quyết định 254 theo hướng một gia đình chỉ được cấp một sổ thông hành cho cư dân biên giới và áp dụng tính định lượng hàng hóa cụ thể chứ không tính mức 2 triệu đồng/ngày như hiện nay (giá hàng hóa thay đổi theo ngày nên rất khó thẩm định). Bên cạnh đó, cần phải hạn chế các nhóm mặt hàng, những mặt hàng không thiết yếu thì phải loại khỏi danh mục miễn thuế, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hoàng mai
Ông Nông Văn Vịnh, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn đề xuất, cần sớm sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-BTC-BCT-BGTVT-BNN&PTNT-BYT-NHNN của Bộ Công Thương- Bộ Tài chính- Bộ Giao thông vận tải- Bộ NN&PTNT- Bộ Y tế- Ngân hàng Nhà nước về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới, cho phù hợp với thực tế hiện nay để các cơ quan chức năng thực hiện có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan. Các cơ quan có chức năng được cấp Giấy thông hành biên giới hoặc Chứng minh thư biên giới phải thực hiện cấp đúng đối tượng, đúng quy định. Quản lý chặt chẽ chế độ cấp phát, sử dụng hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa NK lưu thông trên thị trường của cơ sở kinh doanh hàng hóa NK. Tăng cường kiểm tra, xử lý đối với các cơ sở kinh doanh hàng hóa NK vi phạm. Tăng chế tài xử phạt đối với các trường hợp vi phạm nhằm bình ổn giá cả thị trường, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh.
Cục Hải quan Lạng Sơn cũng cho rằng, cấp ủy chính quyền địa phương các cấp cần tăng cường chỉ đạo các lực lượng chức năng tại địa bàn tiếp tục thực hiện quản lý chặt chẽ hàng hóa trao đổi, mua bán của cư dân biên giới theo đúng quy định hiện hành. Các lực lượng chức năng cần ngăn chặn quyết liệt không chỉ trên tuyến biên giới mà còn phải ngăn chặn ở cả khâu lưu thông và nội địa. Có như vậy mới giải quyết triệt để hàng lậu lợi dụng chính sách.
dịch vụ chữ ký số giá rẻ tại hải dương Theo baohaiquan
Responses
0 Respones to "Cần có giải pháp tổng thể khi quản lý hàng hóa cư dân biên giới"
Đăng nhận xét