Tại Điều 72 Luật Hải quan hiện hành đã có quy định về “tổ chức thu thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa XNK” phù hợp với Công ước quốc tế về hệ thống hài hoà, mô tả và mã hoá hàng hoá (Công ước HS) mà Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, nội dung quy định về phân loại hàng hóa chưa đủ bao quát hết các mục đích của việc phân loại hàng hoá (ngoài phân loại hàng hóa nhằm mục đích thu thuế còn nhằm đảm bảo thống nhất phân loại hàng hoá XNK cho các mục đích khác như: xác định xuất xứ và đàm phán thương mại giữa các quốc gia, quản lý hàng hoá cần kiểm soát chuyên ngành).
Chính vì thế, trong thời gian qua, khi thực hiện phân loại hàng hóa, xác định mã số đã phát sinh tranh chấp giữa cơ quan Hải quan và DN do có sự khác biệt về mã số HS giữa Danh mục hàng hóa XNK, Biểu thuế XK, Biểu thuế NK ưu đãi và Danh mục chuyên ngành. Sự khác biệt này còn dẫn đến hàng hóa khi NK sẽ bị điều chỉnh của các văn bản quy phạm liên quan đến chính sách mặt hàng, chính sách hạn chế NK, chính sách miễn thuế đối với máy móc, thiết bị, vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được của các dự án đầu tư...
Nguyên nhân của tình trạng này có thể thấy là do các Bộ chuyên ngành thường chậm công bố danh mục, một số Danh mục khi ban hành chưa tuân thủ đúng về mã HS theo Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam; Chưa phân định rõ trường hợp áp dụng, mục đích áp dụng, của các Danh mục chuyên ngành; Chưa có cơ quan chủ trì giải quyết tranh chấp giữa Hải quan và doanh nghiệp khi áp dụng Danh mục chuyên ngành…
Bên cạnh đó, hiện nay Việt Nam đã phê chuẩn tham gia Công ước quốc tế về hệ thống hài hoà, mô tả và mã hoá hàng hoá (Công ước HS) từ năm 1998. Đây là hệ thống toàn cầu về phân loại hàng hoá. Việc phân loại hàng hóa không chỉ nhằm mục đích thu thuế mà còn nhằm đảm bảo thống nhất phân loại hàng hoá XNK cho các mục đích khác như: xác định xuất xứ và đàm phán thương mại giữa các quốc gia, quản lý hàng hoá cần kiểm soát chuyên ngành…
Hiện nay, theo quy định của các Luật liên quan (Luật Thương mại, Luật Kiểm tra nhà nước về chất lượng...), các bộ, ngành có trách nhiệm ban hành Danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành. Tuy nhiên, cần quy định trách nhiệm mã hóa các Danh mục hàng hóa này theo Công ước HS để bảo đảm thống nhất thực hiện.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nguyễn chính thanh đống đa Vì vậy, theo ban soạn thảo Luật Hải quan sửa đổi, để bao quát mục đích của phân loại hàng hóa nhằm thu thuế, xác định xuất xứ, quản lý hàng hoá cần kiểm soát chuyên ngành… tại Điều 25 Dự thảo Luật Hải quan sửa đổi đã sửa đổi, bổ sung nội dung về phân loại hàng hoá XNK; đồng thời quy định trách nhiệm của Bộ Tài chính ban hành Danh mục mã số hàng hoá XNK thống nhất trong toàn quốc phù hợp với công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Theo đó, tại Điều 25 về Phân loại hàng hoá XNK dự thảo Luật Hải quan sửa đổi quy định như sau:
1. Phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để xác định mã số hàng hóa làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa XNK.
Bộ Tài chính ban hành Danh mục mã số hàng hoá XNK thống nhất trong toàn quốc phù hợp với công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
2. Khi làm thủ tục hải quan, cơ quan Hải quan kiểm tra, xác định mã số hàng hóa căn cứ vào hồ sơ hải quan, kết quả kiểm tra hồ sơ, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc căn cứ kết quả phân tích, phân loại.
dịch vụ chữ ký số tại quận bình thạnh Trong trường hợp không chấp nhận mã số hàng hóa do người khai hải quan khai báo, cơ quan hải quan có quyền yêu cầu người đó cung cấp các tài liệu liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; hoặc lấy mẫu hàng hoá XNK với sự chứng kiến của người khai hải quan để cơ quan Hải quan sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật phân tích, phân loại và quyết định mã số đối với hàng hoá XNK đó; nếu người khai hải quan không đồng ý với kết quả phân tích, phân loại của cơ quan hải quan thì có quyền khiếu nại. Việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Góp ý cho nội dung này, Hiệp hội SMEs Lâm Đồng cho rằng, việc quy định phân loại hàng hoá XNK dự thảo Luật Hải quan sửa đổi là rất cần thiết, Chính phủ/ Bộ Tài chính cần sớm mã hóa lộ trình Danh mục hàng hóa XNK theo công ước HS để DN dễ thực hiện.
Theo ông Trần Nguyên Chẩn (nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải quan- Tổng cục Hải quan), dự thảo Luật cần quy định việc phân loại hàng hóa là hoạt động nghiệp vụ hải quan trên cơ sở 6 quy tắc chung của công ước HS, trong đó 5 quy tắc đầu dùng để tìm ra thuận ngữ mô tả tên mục của chương gắn liền mã 4 chữ số như hình và bóng, trong đó 2 số đầu là số thứ tự của chương, 2 số sau là số thứ tự của mục nằm trong chương đó.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hà đông Theo baohaiquan
Responses
0 Respones to "Mã hóa lộ trình Danh mục hàng hóa XNK theo công ước quốc tế"
Đăng nhận xét