– Thưa ông có nhiều ý kiến cho rằng, mô hình các Cty tài chính hiện nay không còn phù hợp với nhu cầu thực tế. Nếu để hút dòng vốn đầu tư, theo ông hệ thống các tổ chức Cty tài chính hay hệ thống ngân hàng sẽ chiếm ưu thế hơn?
Những hạn chế của mô hình Cty Tài chính trực thuộc khu vực Nhà nước đang khiến các Cty này đứng trước nguy cơ buộc phải thay đổi để tồn tại. Ngay Nghị quyết của Chính phủ đã nêu rõ “Các tập đoàn kinh tế, TCty nhà nước không đầu tư ngoài ngành, nhất là các lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, bất động sản, chứng khoán. Đối với các tập đoàn, TCty trước đây đã đầu tư vào các lĩnh vực này phải sớm có kế hoạch thoái vốn, tiến tới chấm dứt kinh doanh”.
Hiện có tới 1/3 Cty tài chính trực thuộc các TCty, tập đoàn hiện có vốn chi phối của Nhà nước. Lợi thế lớn nhất, vốn là xuất phát điểm để hình thành các Cty tài chính trực thuộc tập đoàn, TCty nhà nước là việc tận dụng vị thế “người nhà” làm đầu mối giúp thu xếp vốn và tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi giá rẻ ngay trong hệ thống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, những năm gần đây, lợi thế vốn có của mô hình này đang bị thu hẹp. Bởi cơ chế thị trường phát triển mạnh cùng với sự hỗ trợ của TTCK đã giúp các ngân hàng chiếm ưu thế hơn.
Nếu trước năm 2007 chỉ có một vài ngân hàng có quy mô vốn điều lệ khoảng 1.000 tỷ đồng, thì nay đa số ngân hàng đã có vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng trở lên. Bản thân các DN cũng giảm dần mức độ phụ thuộc vào Cty tài chính trong tập đoàn, thay vào đó là mở rộng hợp tác với nhiều NHTM. Ví dụ, các Cty trực thuộc Tập đoàn Dầu khí (PVN) không chỉ huy động vốn thông qua Cty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) – nay là ngân hàng PVCombank, mà còn bằng rất nhiều kênh khác như: phát hành trực tiếp trái phiếu, thông qua NHTM, huy động vốn cổ phần… Tại Tập đoàn Điện lực VN (EVN), dù có Cty Tài chính cổ phần Điện lực (EVN Finance) nhưng trên thực tế, các DN trong ngành vẫn phải tìm đến sự hỗ trợ vốn của các ngân hàng cho các dự án điện.
– Vậy khả năng cạnh tranh của các Cty tài chính so với hệ thống ngân hàng thì sao? Nếu các Cty tài chính hoạt động độc lập, liệu có khả năng bứt phá không thưa ông?
Như tôi đã phân tích ở trên khả năng cạnh tranh của Cty tài chính rất thấp so với mô hình ngân hàng. Dù điều kiện thành lập “nới hơn” so với ngân hàng. Theo quy định các Cty tài chính chỉ được thực hiện một số nghiệp vụ thay vì toàn bộ các nghiệp vụ như các ngân thương mại. Điều này đã hạn chế đáng kể khả năng huy động vốn của các Cty tài chính. Các Cty tài chính đã nghĩ ra hình thức hợp đồng hợp tác đầu tư, ủy thác đầu tư… nhằm huy động tiền nhàn rỗi từ nền kinh tế. Tuy nhiên, hình thức này chỉ khắc phục được một phần sự bất lợi của mô hình Cty tài chính.
Bên cạnh đó, kênh sinh lợi thứ hai của hệ thống tài chính gặp nhiều trắc trở, đó là việc bị giới hạn tỷ lệ đầu tư. Với những Cty tài chính có quy mô nhỏ (tài sản dưới 10.000 tỷ đồng) thì sức ép để duy trì hoạt động không quá lớn, nhưng với những đơn vị có quy mô từ 10.000 -20.000 tỷ đồng trở lên, đây là giai đoạn khó khăn để có thể hoạt động hiệu quả.
Ngoài việc phải chống chọi với các khó khăn tự thân, nếu Nghị quyết của Chính phủ dường như quyết liệt, các tập đoàn, TCty nhà nước sẽ phải thoái vốn đầu tư vào các DN ngoài ngành. Có lẽ áp lực thoái vốn từ chính Cty mẹ sẽ làm mất đi lợi thế lớn nhất và gần như duy nhất của Cty tài chính trực thuộc.
Chính vì vậy, để tìm đất sống, tìm hướng đi mới một số Cty tài chính đang tìm kiếm “chỗ dựa” mới, đó hoặc là một đối tác nước ngoài, hoặc là một tập đoàn tư nhân đủ mạnh. Một hướng đi khác là Cty tài chính sẽ chuyển đổi sang mô hình ngân hàng để tăng khả năng cạnh tranh. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến làn sóng đầu tư vào các Cty tài chính ngày càng dâng cao…
– Xin cảm ơn ông !
Ông Lê Trọng Nhi – Chuyên gia NH cao cấp:
Đón đầu xu thế hay… chắp vá ?!
Cho đến nay, có thể khẳng định, hầu hết các Cty Tài chính và đặc biệt là các Cty tài chính của các Cty hoặc tập đoàn quốc doanh đang hoạt động trong thị trường cho vay tại VN không hiệu quả và thậm chí còn lỗ và mất vốn. Rào cản đầu tiên và hiển nhiên nhất cho nhận định này đó là sai lầm và nhầm lẫn về mục tiêu và mục đích kinh doanh. Hầu hết các Cty Tài chính từ khi thiết kế đến thành lập và đi vào hoạt động là phục vụ cho chính lợi ích và khép kín trong các Cty thành viên của Tổng Cty, tập đoàn hoặc các cổ đông khác.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh
Sáp nhập Cty tài chính vào ngân hàng là xu hướng không thể khác. Thực tế hiện tại một yếu tố khiến Cty tài chính tuy trông “bắt mắt” nhưng lại cũng rất “khó ăn” là vấn đề lãi suất. Cho dù lãi suất cho vay của Cty tài chính tất nhiên hợp lí hay không hợp lí thì tùy thuộc vào người vay tiêu dùng, nhưng nhìn lãi suất cho vay/thuê của lĩnh vực ngân hàng thì có thể biết rằng bên Cty tài chính cao hơn nhiều. Cơ cấu và nguồn vốn của Cty Tài chính cũng khác hơn với ngân hàng và bối cảnh kinh tế của VN cũng đã khiến giá vốn của Cty Tài chính cũng cao hơn.
Trung tâm kế toán thực hành Tại bắc ninh Với tình hình lĩnh vực tài chính ngân hàng như hiện nay, tôi không thấy những ngân hàng mạnh hoặc có nguồn vốn tốt sẽ phát huy thêm giá trị đáng kể nào khi sáp nhập với Cty Tài chính. Cty Tài chính có thị trường ngách (niche) và nếu ngân hàng cần phát huy giá trị thì đó chỉ là một trong điểm chính; tuy nhiên thị trường ngách này của các Cty tài chính đã bị méo mó ngay từ khi thành lập, bên cạnh đó còn là vấn đề nợ xấu… dịch vụ chữ ký số tại quận bình thạnh
Responses
0 Respones to "Có hay không làn sóng đầu tư vào các công ty tài chính?"
Đăng nhận xét