Như đã biết, quá trình tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới đã được Chính phủ xác định là nhiệm vụ cấp thiết, với ba mục tiêu trọng tâm bao gồm: cải cách đầu tư công; tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) – tập trung vào các tập đoàn và tổng công ty và tái cơ cấu hệ thống tài chính (chủ yếu là các ngân hàng thương mại). Nhìn chung trong ba mục tiêu này dường như việc cải cách hệ thống ngân hàng là mục tiêu khả thi, cấp bách nhất, ít ra là trong ngắn hạn. Nhận định này được đưa ra trong bối cảnh hệ thống ngân hàng non trẻ của Việt Nam bị ảnh hưởng liên tục bởi cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài từ năm 2007 đến nay. Ngoài ra, nó còn phải đối mặt với tình trạng nợ dưới chuẩn rất cao, hậu quả của cuộc đình trệ về kinh tế cũng như cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản.
Cần mạnh tay đại phẫu
Khủng hoảng kéo dài đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn nghiêm trọng, trong đó một thách thức rất lớn là doanh nghiệp không trả được nợ. Điều này buộc các ngân hàng cho vay phải liên tục tiến hành đảo nợ và vốn hóa cả lãi suất thành nợ gốc, hệ quả là tăng trưởng tín dụng trong hệ thống có thời điểm tăng lên tới 17% (vào năm 2012), mặc dù rất ít khoản vay mới được giải ngân. Trong thực tế, NHNN vẫn phải lãnh trọng trách người cho vay cuối cùng cho các ngân hàng yếu. Chính Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến đã phải phát biểu về việc này cách đây không lâu rằng: “Có những ngân hàng trong những giai đoạn nhất định gặp khó khăn cũng là điều khó tránh khỏi. Song, NHNN vẫn có các giải pháp thông thường để hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng gặp khó đó”.
Động thái bơm tiền cứu các ngân hàng thương mại đang bị mất thanh khoản của NHNN thể hiện nỗ lực của Chính phủ là không muốn để xảy ra đổ vỡ trong hệ thống ngân hàng. Việc bơm tiền cứu các ngân hàng thương mại đang bị mất thanh khoản có tác dụng cấp cứu để các ngân hàng này kéo dài thời gian tồn tại mà không bị đổ vỡ trong một thời gian nhất định, tuy nhiên tự nó không thể vực dậy cả hệ thống ngân hàng thương mại vốn đã suy yếu. Muốn cải cách triệt để hệ thống ngân hàng Việt Nam, có lẽ việc đầu tiên cần làm là NHNN và Bộ Tài chính lập ra một tiểu ban đặc biệt, có chức năng thực hiện các cuộc sát hạch đối với tất cả các ngân hàng thương mại của Việt Nam. Động thái này sẽ giống như Chính phủ Mỹ thực hiện hồi đầu năm 2009, dưới sự dẫn dắt của Bộ trưởng Tài chính Mỹ hồi đó, ông Timothy Geithner.
Những cuộc sát hạch này, nếu được thực thi một cách nghiêm túc, sẽ giúp cho ra một bức tranh chính xác và minh bạch về sức khỏe của cả hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Trên cơ sở đó, Chính phủ mới có thể xác định được đối sách, chiến lược cải tổ đối với từng ngân hàng nói riêng và phương pháp cải tổ toàn bộ hệ thống nói chung. Sau khi khoanh vùng được các ngân hàng yếu (việc làm trong tầm tay của NHNN với các công cụ điều tiết của mình), bước đi kế tiếp phải là quyết liệt xử lý, không nương tay với những ngân hàng đó, nhằm cắt bỏ các khối u của hệ thống. Điều này phải được thể hiện thông qua việc NHNN mạnh tay buộc các ngân hàng yếu kém đó bán lại cho các ngân hàng mạnh hơn (trong trường hợp còn có người mua) hoặc cho giải thể, phá sản.
Thông thường tại các nền kinh tế phát triển, việc quốc hữu hóa trong một thời gian ngắn để vực dậy tính thanh khoản, cũng như sự lành mạnh về tài chính của các ngân hàng tư nhân đang trên bờ vực phá sản cũng là một lựa chọn. Nhưng trong trường hợp của Việt Nam, việc làm này có thể khó thực hiện được do năng lực của NHNN và Bộ Tài chính. Một yếu tố nữa, hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước cũng đã phình rất to và vì thế không nên tiếp tục để nó phình to thêm nữa.
Vậy muốn cải cách triệt để hệ thống ngân hàng cần những bước đi nào?
Đầu tiên: sát hạch toàn diện hệ thống
Chỉ cần nhìn số lượng các tít bài trên báo chí có liên quan đến cụm từ “cải cách ngân hàng” đủ thấy việc này được quan tâm đến thế nào. Hiện nay, nhiều ý kiến đề cập việc các ngân hàng nhỏ đang mất thanh khoản, cần được Nhà nước hỗ trợ thanh khoản, NHNN “bơm máu” để cứu. Thế nhưng tại sao lại mất thanh khoản? Bơm bao nhiêu máu vào thì cứu được? Cứu cho không đổ vỡ rồi xử lý về trung và dài hạn ra sao? NHNN với tư cách cơ quan quản lý cao nhất trong lĩnh vực ngân hàng cần trả lời đầy đủ những câu hỏi trên thì kế hoạch tái cơ cấu hệ thống ngân hàng mới trọn vẹn.
Vì vậy cần phải có một cuộc sát hạch quyết liệt và triệt để toàn bộ các ngân hàng thương mại nhằm đo lường sức khỏe của các ngân hàng này. Mỹ cũng từng tiến hành cuộc sát hạch này vào đầu năm 2009 khi hệ thống tài chính nước này lâm vào khủng hoảng. Chẳng hạn, ngân hàng nào đáng phải cứu, ngân hàng nào buộc phải sáp nhập (như Habubank với SHB, Western Bank với PVFC thành ngân hàng mới PVcomBank), ngân hàng nào tự bơi được, ngân hàng nào có thể cho phá sản…?
Việc sát hạch toàn diện còn quan trọng ở chỗ nó cho phép Nhà nước nắm được tình hình sẽ tiến triển trong tương lai thế nào với các kịch bản khác nhau. Giả dụ kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến xấu đi, khủng hoảng nợ châu Âu tiếp tục không có lối thoát, hệ thống doanh nghiệp trong nước tiếp tục có vấn đề làm cho nợ xấu tăng lên… thì khi đó tình trạng của hệ thống ngân hàng sẽ ra sao, cần phải làm gì trong trường hợp đó… Các kịch bản này cần phải được tính đến và các giải pháp tương ứng phải được chuẩn bị thì Việt Nam mới không tiếp tục rơi vào thế bị động.
Thành lập thị trường mua bán nợ
Cải cách hệ thống ngân hàng phải song song với việc thành lập thị trường mua bán nợ. Nếu không mua bán được nợ, các ngân hàng không có cách tự làm sạch các bảng cân đối tài sản và tăng tính thanh khoản. Hoạt động mua bán nợ ở Việt Nam hiện nay trên nguyên tắc là được phép, tuy nhiên cơ chế và thủ tục để thực hiện mua bán nợ còn hết sức lằng nhằng, phức tạp. Vì vậy, thị trường mua bán nợ không khai thông được. Nhà nước cần giảm bớt thủ tục và đưa ra các quy chế mới thích hợp làm cơ sở để khơi thông thị trường này. Thị trường khơi thông rồi thì cần có hàng hóa để giao dịch. Hiện nay Nhà nước cũng chưa tạo đủ sức ép đối với các ngân hàng. Chính phủ đang thể hiện ra là sẽ cứu chứ không để bất kỳ ngân hàng nào sụp đổ. Do vậy, các ngân hàng cũng không có động cơ bán nợ. Nếu ngân hàng để yên các khoản nợ xấu thì không bị mang tiếng là mất tài sản và khi sắp “chết” sẽ được Nhà nước cứu. Nếu bán đi, ngay lập tức ngân hàng phải hạch toán vào thành một khoản lỗ và trở thành một việc tai tiếng. Vì vậy, cơ chế này đang khuyến khích các ngân hàng giấu các khoản nợ xấu, thay vì tham gia vào thị trường mua bán nợ để cải thiện thanh khoản. Sức ép từ phía Nhà nước là cần thiết để tạo động cơ thích đáng cho các ngân hàng tham gia bán nợ.
Giải pháp đồng bộ cho ngân hàng yếu
Nhìn chung, thị trường nhìn nhận các vụ sáp nhập ngân hàng như tín hiệu tích cực. Lý do chủ yếu là nó thể hiện quyết tâm trong hành động của cơ quan quản lý. Tuy vậy, cần lưu ý rằng, tự bản thân các câu chuyện sáp nhập này không có nhiều ý nghĩa lắm nếu việc sáp nhập chỉ đơn thuần là cộng gộp các cơ thể bệnh tật thành một. Về dài hạn, Việt Nam nhiều khả năng sẽ phải sử dụng đồng loạt cả ba giải pháp sau:
Thứ nhất, khuyến khích các ngân hàng lớn và mạnh mua lại hoặc lấy lại các ngân hàng nhỏ và yếu. Trong các trường hợp khẩn cấp đặc biệt, Nhà nước cần phải quyết liệt chỉ định, tạo điều kiện để các giao dịch này xảy ra. Ngay cả Mỹ cũng phải làm việc này hồi năm 2008 và 2009. Khi ấy, dưới sự điều khiển và sức ép của Chính phủ Mỹ, ngân hàng Wells Fargo phải mua lại Wacovia, còn Bank of America phải mua Merrill Lynch. Nhà nước có thể cam kết một số bảo đảm cho các ngân hàng lớn khi đứng ra mua lại. Ví dụ, nếu vì giao dịch mua lại này mà họ gặp vấn đề, Nhà nước có thể sẽ đứng ra ứng cứu. Điểm lợi của cách làm này là làm giảm chi phí mà Nhà nước phải bỏ ra để ứng cứu các ngân hàng.
Thứ hai, quốc hữu hóa một số ngân hàng có chọn lọc, vực dậy một thời gian, sau đó khi thị trường tốt hơn thì bán lại cho tư nhân. Việc quốc hữu hóa này trong nhiều trường hợp là chuyển nhượng miễn phí. Có nghĩa là chủ ngân hàng phải chịu mất trắng vốn chủ sở hữu. Việc này là cần thiết, vì thực tế không ít các ngân hàng kinh doanh không lành mạnh, làm thất thoát vốn của người gửi tiền, tạo gánh nặng cho xã hội nhưng vẫn bán được vốn chủ sở hữu của họ để thu tiền.
Trung tâm kế toán thực hành Tại long biên Thứ ba, Việt Nam có thể phải cho phá sản một vài ngân hàng nhỏ để vừa giảm gánh nặng chi phí ứng cứu của Nhà nước, đồng thời phát đi tín hiệu mạnh cho thị trường: nhà nước không cứu bằng mọi giá. Điều này hết sức quan trọng, bởi hiện nay tâm lý người đi gửi tiền (cả cá nhân và doanh nghiệp ở Việt Nam) là không bao giờ sợ mất tiền. Vì thế nên cứ ngân hàng nào chào lãi suất cao là người ta mang tiền đến gửi, dẫn tới cuộc chạy đua lãi suất quá nguy hiểm cho nền kinh tế như thời gian qua.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh Nếu người gửi tiền biết là có thể mất tiền khi gửi vào một ngân hàng yếu kém, không an toàn, ngay lập tức họ phải cân nhắc xem có nên gửi ở ngân hàng đó nữa hay không. Về dài hạn, việc này sẽ hạn chế cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng, nhưng phải được thực hiện song song với hành động triệt để cam kết bảo vệ tiền gửi của dân chúng. Hiện nay, mức tiền gửi được Nhà nước cam kết bảo vệ là 50 triệu đồng/người. Con số này có thể phải được nâng lên mức cao hơn, ví dụ khoảng 200 triệu đồng/người.
dịch vụ chữ ký số tại quận long biên Tất nhiên, mọi giải pháp sẽ chỉ phát huy tác dụng trong trường hợp ý chí hành động của Nhà nước đủ mạnh để tiến hành những cải cách triệt để, tận gốc đối với hệ thống ngân hàng. DN
Responses
0 Respones to "Làm gì để cải cách hệ thống ngân hàng"
Đăng nhận xét