Nâng cao năng lực nền kinh tế để giảm lệ thuộc



Bên hành lang Quốc hội (QH) sáng 24-5, đại biểu Vũ Viết Ngoạn (Khánh Hòa), Ủy viên Uỷ ban Kinh tế của QH, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đã trao đổi với báo chí về việc phải làm gì để tăng nội lực cho nền kinh tế, giảm lệ thuộc kinh tế nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc.

ĐB Vũ Viết Ngoạn: Tái cơ cấu nền kinh tế để giảm nhập siêu.

Theo ông, Việt Nam phải làm gì để đạt mục tiêu này?

Đến thời điểm này, yêu cầu phát huy nội lực để đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của nền kinh tế đã trở thành yêu cầu cấp thiết. Để làm được việc đó, mục tiêu đầu tiên là phải nâng cao được năng suất lao động và hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Trước đây động lực cho phát triển kinh tế là thay đổi quan hệ sản xuất. Sau Đại hội Đảng lần thứ 6 chúng ta trao quyền tự chủ nhiều hơn cho người nông dân trong phát triển nông nghiệp và tạo điều kiện cho phát triển khu vực tư nhân, công nhận 5 thành phần kinh tế… là động lực cho kinh tế phát triển.

Giờ đây, những nhân tố đó không còn nhiều yếu tố để tạo những thay đổi có tính đột phá, mà phải nâng cao chất lượng và năng suất lao động. Chính vì vậy, phải tái cơ cấu, trong đó quan trọng là thể chế, làm thế nào phát huy được tính năng động, sáng tạo của mọi thành phần kinh tế và mọi chủ thể kinh tế, tạo điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển, đồng thời thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Mấy năm gần đây, do khó khăn, tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, suy thoái kinh tế, cộng với yếu tố nội tại của nền kinh tế có nhiều bất cập nên tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu là khu vực nước ngoài. Điều đó cũng phản ánh doanh nghiệp trong nước hiện đang khó khăn, tỷ trọng đóng góp cho nền kinh tế đang ngày càng giảm đi. Thực tế này đang làm mất đi tính tự chủ của chúng ta. Phát triển quá lệ thuộc bên ngoài bằng xuất khẩu mà không dựa vào thị trường trong nước cũng dẫn đến mất cân đối, ổn định.

Đây là lúc chúng ta tạo điều kiện cho toàn bộ nền kinh tế nói chung và mọi chủ thể gồm nhà đầu tư nước ngoài và trong nước có điều kiện phát triển.

Tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc đã diễn ra trong thời gian qua, theo ông cần có giải pháp gì cho vấn đề này?

Để giảm nhập siêu của Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài quá nhiều, cũng như nhập khẩu từ Trung quốc quá lớn, hiện nay quan trọng vẫn là tái cơ cấu nền kinh tế. Nông sản của Việt Nam xuất sang Trung Quốc chiếm tới hơn 30% nhưng đồng thời nhập từ Trung Quốc nhiều máy móc, nguyên liệu phục vụ sản xuất như dệt may, da giày…

Ngoài ra, chúng ta còn nhập khẩu cả những mặt hàng mà trong nước hoàn toàn có khả năng sản xuất được. Vì vậy, phải nghiên cứu phát triển sản xuất trong nước, tập trung vào mặt hàng ta toàn hoàn có thể chủ động được, không nhất thiết phải nhập những mặt hàng đơn giản như tăm tre, đũa…

Ngoài ra, nhập khẩu cho nguyên liệu sản xuất cần cân nhắc, nghiên cứu để đa dạng hóa thị trường. Một điểm quan trọng cần thay đổi là hàng công nghiệp phụ trợ của chúng ta hiện nay kém. Chúng ta sản xuất những mặt hàng mang tính gia công, lắp ghép, nên cứ nhập nguyên liệu, phụ liệu nước ngoài về lắp ráp là hết sức nguy hiểm. Giá trị gia tăng thấp dễ dẫn đến nhập siêu.

Cùng với đó, chúng ta phải đa dạng hóa các nhà đầu tư nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc… cùng với họ phát triển công nghiệp phụ trợ, giúp Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu sẽ góp phần cho chúng ta hạn chế nhập siêu ở một số thị trường.

Trung tâm kế toán thực hành Tại hà đông Hiện hàng hóa Trung Quốc nhập vào Việt Nam chưa có rào cản kỹ thuật nên hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường. Theo ông cần phải làm gì giải quyết vấn đề này?

Chúng ta cần phải nghiên cứu các hàng rào kỹ thuật đảm bảo vệ sinh môi trường, chất lượng hàng hóa… Đồng thời với đó, chúng ta phải thay đổi kết cấu hàng hóa để đảm bảo chuẩn mực.

Theo nhận định của ông, chúng ta mất bao lâu để nền kinh tế có thể tự chủ được?

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà đông Không phải bây giờ chúng ta mới đặt ra vấn đề này mà thời điểm này vấn đề tự chủ nền kinh tế trở nên rõ nét hơn. Về mặt nhận thức chúng ta nhận thức lâu rồi nhưng nó chưa thẩm thấu vào bộ óc của từng cá nhân, tổ chức, người chịu trách nhiệm cụ thể ở từng cấp trong hệ thống chính trị của chúng ta.

Nếu đồng lòng, quyết tâm sẽ đẩy nhanh được tiến độ đó, nếu đặt ra đích thời gian cụ thể thế nào thì khó có thể nói được.

Xin cảm ơn ông!
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại cầu giấy từ liêm Nguồn Báo Hải Quan



Responses

0 Respones to "Nâng cao năng lực nền kinh tế để giảm lệ thuộc"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page