OECD hạ dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu xuống còn 3,4%



Mới đây, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã hạ dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu từ 3,6% xuống 3,4% trong năm 2014.

Các nền kinh tế phát triển dẫn dắt quá trình phục hồi
Kinh tế toàn cầu dự kiến tăng 3,4% trong năm nay trước khi đạt tốc độ tăng trưởng 3,9% vào năm 2015. Trong báo cáo đưa ra vào tháng 11/2013, OECD dự báo kinh tế toàn cầu năm 2014 sẽ tăng 3,6%. Các nền kinh tế phát triển tiếp tục dẫn dắt quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu, do tốc độ tăng trưởng cao tại Trung Quốc và một số nước trong nhóm 05 nền kinh tế mới nổi hàng đầu (BRICS) đang giảm dần.
Trong số các nền kinh tế phát triển, kinh tế Mỹ phục hồi vững chắc nhất với tốc độ tăng trưởng dự kiến đạt 2,6% trong năm 2014 (dự báo đưa ra hồi tháng 11/2013 là 2,9%) và 3,5% trong năm 2015. Khu vực đồng euro sẽ đạt mức tăng trưởng dương sau 03 năm suy giảm. Cụ thể là, GDP sẽ tăng 1,2% trong năm 2014 (dự báo tháng 11/2013 là 1,0%) và 1,7% trong năm 2015. Trong đó, OECD nâng triển vọng tăng trưởng GDP của Vương quốc Anh lên 3,2% trong năm nay, tăng 0,8% so với dự báo 2,4% đưa ra hồi tháng 11/2013. Tại Nhật Bản, tăng trưởng sẽ giảm nhẹ do các biện pháp củng cố tài khóa và có thể dao động quanh ngưỡng 1,2% trong hai năm 2014-2015, giảm 0,3% so với dự báo đưa ra hồi tháng 11/2013.
Trong nhóm các nước BRICS (gồm Trung Quốc, Ấn Độ, CHLB Nga, Brazil và Cộng hòa Nam Phi), GDP dự kiến tăng 5,3% trong năm nay và 5,7% trong năm 2015. Trong số này, kinh tế Trung Quốc chỉ tăng dưới 7,5% trong hai năm 2014-2015, giảm mạnh từ dự báo đưa ra hồi tháng 11/2013 là GDP năm 2014 sẽ tăng 8,2%. Kinh tế Nga dự báo chỉ tăng 0,5% trong năm 2014, nguyên nhân là do suy giảm lòng tin và bất ổn tài chính bắt nguồn từ bất đồng quan điểm xung quanh vấn đề Ukraina.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh
Giảm dần các biện pháp thắt chặt tài khóa
Báo cáo của OECD cũng đề cập đến xu hướng phát triển tích cực, mức độ rủi ro giảm dần. Thương mại và đầu tư đều có dấu hiệu khả quan, nhưng chỉ tăng với tốc độ khiêm tốn. Tình hình tài chính được cải thiện tại các nền kinh tế phát triển, song tín dụng tăng thấp và nguồn cung hạn chế sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế tại các nước mới nổi.
Đến cuối năm 2015, tỉ lệ thất nghiệp sẽ giảm về thời kỳ trước khủng hoảng, nhưng trên 44 triệu người tại 34 quốc gia thuộc OECD vẫn không có việc làm, cao hơn 11,5 triệu người so với thời kỳ trước khủng hoảng.
OECD nhấn mạnh: Khu vực euro cần tiếp tục giảm lãi suất trong bối cảnh lạm phát thấp, Nhận Bản cần tiếp tục chương trình mua trái phiếu như kế hoạch đề ra, Chính phủ Mỹ tiếp tục cắt giảm qui mô chương trình nới lỏng định lượng để kết thúc vào cuối năm 2014 và bắt đầu tăng lãi suất chính sách từ năm 2015.
Trung tâm kế toán thực hành Tại hải phòng OECD khuyến nghị, Mỹ và một số nước khu vực euro cần có kế hoạch giảm dần các biện phát thắt chặt tài khóa. Trái lại, Nhật Bản cần thực hiện quyết liệt hơn do nợ công quá cao và có nguy cơ tiếp tục tăng, cần hạn chế chương trình mua trái phiếu nhằm tránh vòng xoáy lạm phát, thu nhập của người lao động và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Do tiếp tục đối mặt với khó khăn tài chính, châu Âu cần nhanh chóng củng cố khu vực ngân hàng, thành lập liên minh ngân hàng và duy trì động lượng để tiếp tục cải cách. Việc đánh giá toàn diện các ngân hàng trong khu vực euro phải đưa ra ước tính tin cậy về nhu cầu vốn và kịp thời tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng, thực hiện biện pháp quyết liệt trong trường hợp cần thiết.
OECD khuyến nghị, các nước phát triển và mới nổi cần có các chương trình cải cách cơ cấu để tạo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng. lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại long biên


Responses

0 Respones to "OECD hạ dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu xuống còn 3,4%"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page